Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Làm rõ việc tuyển dụng điều dưỡng sang nhật bản hiện nay

Hiện nay, dù vẫn chưa được phép đưa điều dưỡng, hộ lý xuất khẩu sang nhật bản nhưng vẫn có một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đàm phán với các nghiệp đoàn nhật bản để tuyển hộ lý, điều dưỡng sang nước này làm việc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolap) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động tuyển chọn, đào tạo, đưa hộ lý, điều dưỡng viên sang Nhật Bản.
“Cầm đèn chạy trước ô tô”
Trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, từ năm 2012, Bộ Y tế - Phúc lợi xã hội Nhật Bản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam hợp tác triển khai chương trình cung ứng điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản thực tập và làm việc. Dolab và Tổ chức Phúc lợi xã hội quốc tế JICWELS - Nhật Bản được giao quản lý chương trình. Ngoài chương trình hợp tác cấp chính phủ này, Nhật Bản không chấp nhận hộ lý, điều dưỡng viên do DN XKLĐ của Việt Nam phái cử.
Tuy vậy, thời gian gần đây, trên cơ sở đàm phán riêng với các nghiệp đoàn Nhật Bản, một số DN “cầm đèn chạy trước ô tô”, công khai tuyển chọn lao động. Thông qua trang tin điện tử, từ ngày 10-9, Công ty CP Tư vấn Đầu tư - Xây dựng và Thương mại TMDS (Hà Nội) rao tuyển điều dưỡng viên sang Nhật với số lượng 90 người. Thông tin này đến nay vẫn còn hiển thị, cho biết đối tượng tuyển từ 20-30 tuổi, thời hạn hợp đồng 3 năm, lương cơ bản 36 triệu đồng/tháng. Công ty CP Quốc tế Nhật Minh - Namico (chi nhánh tại quận Bình Tân, TP HCM) cũng rao tuyển trên mạng, nêu rõ ứng viên xuất cảnh sang Nhật sau khi trúng tuyển từ 4-6 tháng, lương cơ bản 130.000-150.000 yen/tháng (khoảng 23-27 triệu đồng).
Để tránh bị “tuýt còi”, Công ty CP Phát triển Quốc tế Việt Thắng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đưa ra chương trình vừa học vừa làm tại Nhật, tuyển 90 học viên, tổ chức thi vào ngày 29-10. Trong số này, 30 người sẽ được chọn, xuất cảnh vào tháng 4-2016, lương theo hợp đồng trên 30 triệu đồng/tháng; nếu đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được cấp visa vĩnh trú, bảo lãnh người thân sang Nhật. Ngoài ra còn rất nhiều cá nhân dưới danh nghĩa của DN XKLĐ cũng ra sức rao tuyển điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật.
Phải dừng ngay!
Đó là chỉ đạo của Dolab trước việc một số DN lập lờ tuyển dụng, lợi dụng nhu cầu của người lao động để tuyển dụng khi chưa được phép.
Liên quan đến vấn đề này, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết việc mở rộng tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng đang được Chính phủ Nhật Bản đệ trình quốc hội và hạ viện để thảo luận thông qua. Tuy nhiên, hiện kỳ họp đã kết thúc và việc xem xét mở rộng lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh điều dưỡng vẫn chưa được thông qua. Do vậy, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam chưa được phép sang thực tập ngành điều dưỡng ở Nhật Bản, trừ chương trình do Bộ Y tế - Phúc lợi xã hội Nhật Bản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện như nêu trên.
Theo chương trình này, từ năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng 2 nước đã tổ chức 3 khóa đào tạo điều dưỡng viên, hộ lý để cung ứng sang Nhật với tổng số 510 ứng viên tham gia. Vì đây là chương trình phi lợi nhuận, ứng viên tham gia không mất chi phí tuyển chọn, đào tạo, đặc biệt không phải chi trả phí môi giới (1.500 USD) và phí dịch vụ (tương ứng mỗi năm làm việc 1 tháng lương theo hợp đồng).
Để tránh bị ảnh hưởng, Dolab khuyến cáo những người có nguyện vọng sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào ngoài cơ quan này.

Gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu thuyền viên sang nhật bản

Hiện tại vẫn chưa có giấy chứng nhận phù hợp với Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (MLC 2006) nên các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Châu Hưng là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu sang nhật bản.
Ông Hoàng Minh Khánh, Phó giám đốc Trung tâm Thuyền viên VICMAC thuộc Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động ISALCO cho biết, từ tháng 3/2013 đến nay, để có đủ điều kiện tuyển dụng, cung ứng lao động thuyền viên cho chủ tàu nước ngoài, ISALCO phải sử dụng Giấy chứng nhận tuyển dụng và cung ứng thuyền viên do Đăng kiểm Nhật Bản (NK) cấp, trình cho các chủ tàu nước ngoài.
“Song do Việt Nam đã là thành viên MLC 2006 từ tháng 3/2013 và có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 5/2014, nên chủ tàu Nhật Bản và Hàn Quốc dứt khoát yêu cầu chúng tôi phải có Giấy chứng nhận của các cơ quan Việt Nam cấp. Họ yêu cầu rất gắt gao, chúng tôi phải liên tục xin khất”, ông Khánh cho biết.
Theo Cục Hàng hải VN, hiện nay, cả nước có khoảng 10 doanh nghiệp tương tự ISALCO, tuyển dụng và cung ứng thuyền viên làm việc cho các hãng tàu nước ngoài. Có khoảng 2 nghìn thuyền viên được tuyển dụng đang làm việc trên các tàu biển Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... trên tổng số trên 45 nghìn thuyền viên cả nước hiện có.
Theo Phó cục trưởng Cục Hàng Hải VN Bùi Thiên Thu, MLC 2006 là một định ước quốc tế, nhằm bảo hộ những quyền lợi hợp pháp của thuyền viên, những lao động làm việc trên tàu. Công ước này chi phối và liên quan đến tất cả những đối tượng trong ngành Hàng hải và lao động hàng hải. Theo quy định của MLC 2006, để có đủ điều kiện tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, doanh nghiệp cung ứng phải được đánh giá và cấp Giấy chứng nhận phù hợp với MLC 2006. Đồng thời, chủ tàu sử dụng dịch vụ cung ứng thuyền viên cũng chịu sự đánh giá và cấp phép hoạt động ở các lĩnh vực liên quan theo MLC 2006. Trong đó, Giấy chứng nhận dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên của doanh nghiệp cung ứng là hạng mục bắt buộc phải kiểm tra.
Ông Bùi Thiên Thu cho biết thêm, các quy định của MLC 2006 đang được luật hóa đưa vào các nội dung quy định của pháp luật Việt Nam theo lộ trình. Vừa qua, Cục đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp cung ứng lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cục cũng đã tổng hợp ý kiến báo cáo Bộ GTVT, đề xuất Bộ GTVT thống nhất với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong thời gian sớm nhất, ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên theo quy định của MLC 2006, để đáp ứng các quy định của Công ước, kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Làm sao để dân số vàng trở thành nhân lực vàng

Từ một trường kỹ thuật - công nghệ với nhiều khó khăn vào năm 2004, đến nay Trường cao đẳng nghề LILAMA 2 (thuộc Bộ Xây dựng, đóng trên địa bàn huyện Long Thành) đã vươn lên trở thành một trong những cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam.
Châu Hưng là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu sang nhật bản.

Gắn bó và lãnh đạo trường đi suốt chặng đường hơn 10 năm phát triển, Nhà giáo ưu tú, TS. Lê Văn Hiền chia sẻ điều mà ông tâm đắc nhất là tất cả sinh viên của LILAMA 2 ra trường đều là có việc làm theo đúng chuyên môn. Sinh viên có thể đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng khắt khe và tự tin bắt tay ngay vào công việc của doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, châu Âu; hay xuất khẩu lao động ở những thị trường khó tính, như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Lấy áp lực làm động lực phát triển
*  Trong bối cảnh một số trường dạy nghề trong cả nước đào tạo kém hiệu quả, vắng người học; người học ra trường phải làm trái ngành hoặc thất nghiệp, thì mô hình đào tạo của nhà trường được xem là điểm sáng. Ông cho biết vì sao LILAMA 2 làm được điều này?
- Khi mới nhận nhiệm vụ hiệu trưởng vào năm 2004, tôi đã nghiên cứu nhiều mô hình đào tạo của Nhật, Anh, Úc, Mỹ, từ đó chúng tôi quyết định tham gia vào hệ thống đào tạo quốc tế và được Hội đồng nghề Vương quốc Anh chấp nhận là thành viên vào năm 2005. Đến năm 2008, trường đã trở thành thành viên của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ. Năm 2010, qua khảo sát, đoàn công tác của Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Cộng hòa liên bang  Đức (BMZ) và Cơ quan phát triển của Chính phủ Pháp (AFD) nhận thấy trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng nhà trường vẫn tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng, nên họ đã đồng ý hỗ trợ vốn ODA để đầu tư xây dựng nhà trường thành trung tâm đào tạo chất lượng cao quốc tế.
Đầu năm 2015, trường được Chính phủ đồng ý chủ trương cho đào tạo thí điểm hệ kỹ sư thực hành theo tiêu chuẩn level 6 khung 8 bậc của UNESCO-ISCED 2011. Đến thời điểm này, LILAMA 2 là một trong những trường cao đẳng đầu tiên ở Việt Nam đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nói, sự hỗ trợ về chương trình đào tạo cũng như yêu cầu đảm bảo chất lượng để triển khai đào tạo của các tổ chức quốc tế đã tạo áp lực, đồng thời đó là cơ hội tốt nhất để nhà trường phát triển như ngày hôm nay.
*  Ông có thể nói rõ hơn về quan điểm “Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu” của nhà trường?
-  Để đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, chương trình và giáo trình đào tạo phải được xây dựng theo khung quốc tế, như: UNESCO - ISCED 2011, IHK của Đức, City & Guilds (Anh); AWS (Hoa Kỳ)... và các ý kiến đóng góp từ khối doanh nghiệp.
Để chuyển hóa chương trình học đó vào từng sinh viên, nhà trường phải đầu tư đồng bộ với cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp. Theo tôi, đầu tư trang thiết bị hiện đại là cần thiết, nhưng quan trọng hơn thiết bị đó phải gắn với chương trình học và phù hợp với trình độ công nghệ doanh nghiệp đang sản xuất, thì chất lượng đào tạo mới gắn được với yêu cầu thực tế.
Trụ cột tiếp theo là đội ngũ giảng viên, cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Muốn học và hành tốt, tôi cho rằng không thể giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà phải đổi mới phương pháp giảng dạy “Lấy học viên làm trung tâm”. Với 3 trụ cột cứng là: giáo trình, thiết bị và giảng viên như nêu trên, nhà trường đã và đang xây dựng, hoàn thiện để thực hiện triết lý giáo dục chất lượng cao của các nhà trường.
* Nếu có trụ cột “cứng”, chắc hẳn có trụ cột “mềm”, thưa ông?
- Thực tế chứng minh rằng đào tạo nghề công nghiệp thì người học phải biết rõ các tiêu chuẩn công nghiệp. LILAMA 2 đã từng bước xây dựng một môi trường công nghiệp văn minh với các tiêu chí khắt khe ngay tại nhà trường để sinh viên khi ra trường, trở thành công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư thực hành có tác phong công nghiệp, lao động an toàn cao, văn minh, lịch sự và có ý thức bảo vệ môi trường. Ngay tại xưởng học, sinh viên được tập thói quen học xong là dọn dẹp dụng cụ ngăn nắp, không có trường hợp hút thuốc lá, nhai kẹo cao su bừa bãi. Học sinh, sinh viên khi bước vào xưởng thực hành có hệ thống camera giám sát đúng như môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
Ngoài ra nhà trường còn xây dựng trụ cột về hệ thống đảm bảo chất lượng quốc tế do các đơn vị quốc tế mà trường hợp tác đảm nhận. Tất cả các trụ cột trên phải được định hướng và hoạch định bởi người lãnh đạo. Lãnh đạo đề ra tầm nhìn, xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, nhận rõ cơ hội để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như thấy được rủi ro để có chiến lược phát triển bền vững. Đó chính là “trụ cột mềm” của chúng tôi.
* Từ đâu mà ông chú trọng xây dựng kỹ năng mềm và xem đó là trụ cột quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường?
- Xuất phát từ khoảng thời gian 20 năm công tác từ thực tiễn, đảm nhiệm từ chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty lắp máy 45-1 là công ty hàng đầu của ngành lắp máy Việt Nam, từng kiêm nhiệm giám đốc nhiều dự án lớn: đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và Trạm xử lý khí Dinh Cố, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2, Nhà máy đạm Phú Mỹ..., tôi xác định rằng: lực lượng lao động kỹ thuật có vai trò rất quan trọng. Họ đóng góp vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, có kỹ năng nên nâng cao năng suất lao động tạo lợi thế cạnh tranh so với nhân lực các nước và tham gia kiểm soát chất lượng sản phẩm để hạn chế rủi ro về kém chất lượng.
Lực lượng lao động kỹ thuật ngoài giỏi nghề, thạo các kỹ năng, còn cần phải có tác phong công nghiệp. Không thể đào tạo lao động kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập mà thiếu kỹ năng ngoại ngữ, hoặc ngồi phòng máy lạnh đơn thuần được…
Đón đầu nguồn nhân lực chất lượng trong hội nhập
*  Dư luận xã hội hiện nói nhiều về tình trạng “thừa thầy - thiếu thợ” ở Việt Nam. Là người làm công tác giáo dục, nhất là quản lý đào tạo “người thợ”, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Để tránh tình trạng này, các nước tiên tiến đã phân luồng học sinh ngay từ cấp THCS. Vì sao lao động kỹ thuật ở một số nước được trả lương cao, xã hội trọng dụng, tạo môi trường rất tốt cho đào tạo nghề? Thực tế ở các nước đó, doanh nghiệp có trách nhiệm cao với công tác đào tạo nghề. Trường hợp cụ thể là Công ty TNHH Bosch Việt Nam (vốn của Cộng hòa liên bang Đức, đóng chân trên địa bàn huyện Long Thành), mỗi tháng chi hỗ trợ sinh hoạt phí 2 triệu đồng/sinh viên đang học theo chương trình đào tạo kép của Đức giữa Trường cao đẳng nghề LILAMA 2 với Bosch Việt Nam.
* Theo ông, để cán cân thầy - thợ bớt khập khiễng như hiện nay, cần có những giải pháp gì?
- Theo nghiên cứu của tôi về kinh nghiệm của các nước cũng như thực tế tại nhà trường, chúng ta nên thực hiện tất cả và đồng bộ các giải pháp như sau: Thứ nhất, Việt Nam cần có chính sách vĩ mô trong phân luồng học sinh. Không thể nói đơn thuần là giảm áp lực thi cử cho học sinh mà cần phải có công cụ đánh giá khắt khe, chính xác năng lực của người học để phân luồng hợp lý. Thứ hai, các cơ sở giáo dục đại học cần xác định chất lượng đào tạo là mục tiêu chứ không phải tăng quy mô, số lượng đào tạo. Thứ ba, hệ thống đào tạo nghề ngoài việc phải nâng chất lượng đào tạo, còn cần hợp tác sâu với doanh nghiệp, cung cấp cho sinh viên thành thạo các kỹ năng. Và cuối cùng là Nhà nước cần sớm thực hiện tốt cơ chế đặt hàng đào tạo, thay phương thức chi cấp kinh phí cho các cơ sở đào tạo dựa trên cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, có như thế vừa tăng hiệu quả ngân sách chi cho đào tạo, vừa tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các cơ sở đào tạo công lập, cũng như ngoài công lập.

*  Trở lại với thị trường lao động Đồng Nai - địa phương có nền kinh tế phát triển năng động, nhà trường đã có chiến lược phát triển gì để đón đầu hội nhập?

- Việt Nam có lợi thế dân số vàng, và nhất thiết phải phát huy lợi thế đó thành nhân lực vàng trong thời điểm hội nhập. Làm công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhà trường đã có chiến lược đào tạo nhân lực phục vụ cho những dự án quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có Đồng Nai, như: tuyến metro của TP.Hồ Chí Minh, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đẩy mạnh các ngành công nghiệp cao, công nghiệp hỗ trợ - những ngành mà Đồng Nai chủ trương thu hút đầu tư mạnh thời gian hiện nay.

* Xin cảm ơn ông!
Theo báo đồng nai

Thực tập sinh tại Nhật Bản được triển khai thí điểm

Chiều 20/8, Sở LĐ-TB-XH tỉnh và Phòng LĐ-TB-XH huyện Tuy An tổ chức hội nghị triển khai thí điểm chương trình đi thực tập sinh tại Nhật Bản cho hơn 100 người trên địa bàn huyện.
Châu Hưng là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu sang nhật bản.

Đại diện Công ty CP cung ứng nhân lực Việt - Nhật đã phổ biến một số chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động; tiêu chuẩn, ngành nghề; quyền và nghĩa vụ đối với người lao động có nhu cầu khi tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn, đào tạo lao động đi thực tập sinh tại Nhật Bản đợt II/2015.
Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh, tiêu chuẩn lao động được tuyển chọn đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe; trình độ học vấn THPT. Ngành nghề: Tu nghiệp và thực tập tại các nhà máy dệt may, cơ khí, nhựa, chế biến thủy sản, thợ mộc, xây dựng, nông nghiệp... trong 3 năm; thu nhập bình quân khoảng 80.000 yên đến 100.000 yên/tháng (tương đương khoảng 22 triệu đồng đến 28 triệu đồng/tháng).
Theo HOÀNG ANH – báo Phú Yên

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Khánh Hòa hỗ trợ 100 lao động đi xuất khẩu mỗi năm ở nước ngoài

Theo thông tin từ Trang thông tin điện tử Báo Khánh Hòa cho biết thì tỉnh Khánh Hòa mỗi năm sẽ hỗ trợ 100 lao động đi xuất khẩu làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.
Ngày 15-10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị triển khai Đề án hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đề án, trung bình mỗi năm, tỉnh sẽ hỗ trợ cho 100 lao động đi làm việc ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức. Đối tượng được hỗ trợ 100% chi phí là NLĐ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động là thân nhân người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Các đối tượng khác được hỗ trợ vay tối đa 80% chi phí xuất khẩu lao động từ nguồn ngân sách tỉnh ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Về điều kiện vay vốn: NLĐ phải có hộ khẩu thường trú ở Khánh Hòa từ đủ 5 năm trở lên và được cấp có thẩm quyền xác nhận...

Quyết tâm thực hiện xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS tỉnh Ninh Thuận

Huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận, có dân số gần 41.000 người, trong đó có trên 70% là đồng bào dân tộc thiểu số (người Raglai chiếm 63%), đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong 6 xã (32 thôn) toàn huyện, có 3 xã Phước Kháng, Phước Chiến, Bắc Sơn và 2 thôn Ấn Đạt, Suối Đá (Lợi Hải) thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Do đặc điểm trên, để thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21-10-2011 của Tỉnh ủy về “Công tác giảm nghèo đến năm 2015”, Huyện ủy Thuận Bắc đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết (NQ) số 07-NQ/HU về “Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015”.
Trong quá trình triển khai thực hiện NQ trên, với quan điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững là sự nghiệp của toàn dân, kết quả thành công phụ thuộc trước hết vào sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, Huyện ủy Thuận Bắc đã ban hành nhiều NQ liên quan, trong đó có các NQ về phát triển kinh tế-xã hội thôn Xóm Bằng (Bắc Sơn) và phát triển kinh tế-xã hội xã Phước Kháng.
Để đưa NQ vào cuộc sống, trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo. Đa số hộ nghèo đã có nhận thức tự vươn lên thoát nghèo, cố gắng tự học nghề, tự tìm tòi thu thập kinh nghiệm, tích cực sản xuất, tự tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt.
Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm tổ chức 46 lớp đào tạo nghề (chủ yếu là các nghề chăn nuôi, trồng trọt, may công nghiệp, đan lát, thêu tay,...) cho 1.560 học viên, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo lên 30%; đồng thời tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm mới trong và ngoài tỉnh cho 4.018 lao động, xuất khẩu 42 lao động làm việc tại Malaysia và Nhật Bản.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong các giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, đáng chú ý hơn cả là việc tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn về nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất và đầu tư hạ tầng thiết yếu.
Về nhà ở, từ năm 2011 đến nay, Thuận Bắc đã hỗ trợ xây dựng 689 căn nhà, nâng tổng số nhà ở được hỗ trợ xây dựng lên 1.467 căn, góp phần giải quyết nhà ở cho người nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Để tạo điều kiện về đất sản xuất, UBND huyện đã tổ chức khai hoang 25ha đất cấp cho 160 hộ dân sản xuất, nâng tổng số hộ dân được cấp đất sản xuất lên 430 hộ, với diện tích trên 100ha. Đặc biệt các chương trình 134, 135 đã hỗ trợ 41,8ha đất sản xuất cho 230 hộ (17,5ha cho 70 hộ thuộc thôn Xóm Bằng 2, xã Bắc Sơn và 24,3ha cho 160 hộ thuộc 2 xã Lợi Hải, Phước Kháng) và hỗ trợ sản xuất 2,2 tỷ đồng; xây dựng công trình nước sinh hoạt, xây mới, sửa chữa nâng cấp đường giao thông, trường học và các trạm y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu thiết yếu cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn... Qua đó đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ngày càng được cải thiện, văn hóa xã hội có bước phát triển, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên.
Anh Nguyễn Ngọc Định, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thuận Bắc, cho biết: Qua thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội đã tạo được lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; nhất là đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả huyện từ 23,57% (năm 2011) xuống còn 15,72% trong năm nay, bình quân hằng năm giảm 2%.
Đặc biệt các xã miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 50%) đã giảm đáng kể, cụ thể xã Bắc Sơn giảm còn 22,99%, xã Phước Chiến giảm còn 33,37% và xã Phước Kháng giảm còn 30,94%. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho gần 700 lao động (chỉ tiêu cả năm là 900 lao động). Tuy nhiên, dù có nhiều đổi mới, tiến bộ, nhưng nhìn chung đời sống Nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào vùng miền núi, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, hộ nghèo phát sinh vẫn còn; chênh lệnh thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng miền còn lớn.
Trước thực tế trên, hướng đến mục tiêu hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2% và giải quyết việc làm cho 900 lao động theo NQ Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Thuận Bắc tập trung thực hiện tốt các chính sách dân tộc, chương trình nông thôn mới, chương trình tam nông, chương trình 135 giai đoạn III và chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo theo Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trọng tâm là thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm; đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Theo Báo Ninh Thuận

Chưa tìm hiểu được lý do 3 thuyền viên mất tích trên biển Nhật Bản

Chiều 16/10, thông tin với các cơ quan thông tấn báo chí, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết nếu không tìm được ba thuyền viên mất tích ở vùng biển Nhật Bản thì sẽ rất khó biết được nguyên nhân vụ việc.
Thông tin của các công ty cung ứng thuyền viên đều cho biết khả năng bơi của các thuyền viên Việt Nam là rất tốt. Trên tàu này có 21 thuyền viên Việt Nam, trong đó có những thành viên đã làm trên tàu này từ 2013, có những thuyền viên mới sang. Ba trong số các thuyền viên này đã mất tích vào ngày 8/10.
Ông Tống Hải Nam nhấn mạnh vụ 3 thuyền viên Việt Nam mất tích có thể do rủi ro nhưng "nếu nói về lý do vì mức thu nhập, điều kiện sống kém mà bỏ trốn thì chắc không phải, bởi nếu đối xử không tốt thì tất cả các thuyền viên đã bỏ trốn."
Lao động Việt Nam làm việc trên tàu cá nước ngoài đều là những người ở vùng biển, có kinh nghiệm đi biển. Ngoài việc đủ điều kiện về sức khỏe, tay nghề, các thuyền viên đều được doanh nghiệp cung ứng thông tin đầy đủ về pháp luật, mức lương, chế độ đãi ngộ. Vì vậy, hiện nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân mất tích của ba thuyền viên này.
Ông Tống Hải Nam cho biết thêm, có hai loại tàu cá gồm tàu cá biển gần (đi biển trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng) và tàu cá xa bờ (thường đi biển 6-10 tháng đánh bắt ở vùng biển sâu, biển xa). Hàng năm, Việt Nam đưa người lao động đi làm thuyền viên tàu cá chiếm không nhiều trong tỷ trọng chung của xuất khẩu lao động.
Năm 2014, Việt Nam đã đưa khoảng 100.000 lao động đi làm thuyền viên nghề cá. Đối với thị trường Hàn Quốc đưa được khoảng hơn 1.200 lao động Việt Nam đi làm thuyền viên tàu cá biển gần. Đối với thuyền viên biển xa, chủ yếu Việt Nam đưa lao động đi làm việc cho các tàu cá của Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản với số lượng hàng năm 1.500-2.000 người.
Trong hai năm (2014-2015) Đài Loan đã dừng nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực thuyền viên tàu cá biển gần và lao động giúp việc gia đình. Sau hội nghị Bộ trưởng Lao động Việt Nam và Đài Loan tháng 4/2015, Đài Loan mới mở cửa trở lại, chính thức tiếp nhận trở lại lao động thuyền viên tàu cá gần bờ đối với lao động Việt Nam,.
Hiện nay, Việt Nam và Đài Loan đang bàn quy trình và thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp được cung ứng thuyền viên tàu cá biển gần cho Đài Loan. Như vậy, hiện nay, Việt Nam đưa lao động thuyền viên tàu cá đi làm việc tại ba thị trường chính gồm Hàn Quốc (cả thuyền viên tàu cá biển xa và thuyền viên tàu cá biển gần) Nhật Bản, Đài Loan (chủ yếu là thuyền viên tàu cá biển xa).
Ông Tống Hải Nam cho biết mức lương của lao động thuyền viên tàu cá gần bờ bằng với lao động làm trên bờ. Ví dụ như tại Hàn Quốc, mức lương của lao động trên bờ tính theo tiền won, quy đổi ra được khoảng 1.000 USD/tháng, lao động thuyền viên tàu cá gần bờ cũng có mức lương như vậy.
Mức lương đối với thuyền viên tàu cá xa bờ sẽ thấp hơn vì đi ra khơi không phải mất bất cứ chi phí nào nhưng bù lại, ngoài mức lương đó sẽ được thưởng nhiều.
Cách đây 5-7 năm, mức lương đối với thuyền viên tàu cá xa bờ chỉ dao động từ 180-210 USD/tháng đối với thuyền viên không có kinh nghiệm (lần đầu tiên đi theo các tàu cá nước ngoài).
Đối với các lao động có kinh nghiệm sẽ có mức lương cao hơn, khoảng 270-280 USD. Nhưng gần đây, do nhu cầu đối với thuyền viên tàu cá là tương đối cao nên mức lương đàm phán được tăng lên.
Hiện, lao động đi làm việc trên các tàu cá xa bờ đối với lao động không có kinh nghiệm ở cả ba thị trường trên xấp xỉ 450 USD. Đối với thuyền viên đã có kinh nghiệm, mức lương từ 900-1.000 USD/tháng.
Đối với chế độ tái hòa nhập của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trở về, ông Tống Hải Nam thông tin hiện nay, Việt Nam chưa có chính sách cụ thể đối với việc tái hòa nhập đối với các lao động xuất khẩu lao động, trong đó có lao động thuyền viên tàu cá.
Tuy nhiên, hầu hết các thuyền viên tàu cá khi rời tàu về quê với đồng vốn tích lũy được để sắm tàu to hơn; cũng có những thuyền viên coi chuyện làm việc trên các tàu cá nước ngoài như một nghề truyền thống, nếu còn đủ sức khỏe, về quê hương một thời gian người lao động lại đăng ký đi làm việc tại các tàu nước ngoài…
Nguồn VietnamPlus