Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Tuyển hộ lý sang Nhật Bản làm việc

Mới đây, bộ LDDTB&XH ra thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý từ VN xuất khẩu lao động sang nhật bản (xkld japan) khóa IV năm 2015 làm việc. Người trúng tuyển sẽ được đưa đi đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng, cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác xuất khẩu lao động trong lĩnh vực điều dưỡng viên và hộ lý giữa Việt Nam – Nhật Bản, nhằm giúp cho những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản có cơ hội tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia tại Nhật Bản.
Người đăng ký đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được tuyển chọn đưa vào đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức.
Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản giới thiệu những người đạt được cấp độ N3 kỳ thi năng lực tiếng Nhật cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản đang có nhu cầu tuyển dụng ứng viên điều dưỡng và hộ lý để lựa chọn.

Thị trường chứng khoán châu Á đã hồi phục sau phiên bán tháo

Mới đây, tính đến hết ngày 30.09.2015, chứng khoán châu Á đã hồi phục sau phiên bán tháo, dẫn đầu đà tăng điểm là thị trường NB, nhờ các dự đoán về các biện pháp kích thích nền kinh tế bổ sung.
Hoạt động mua vào mạnh hơn trong phiên 30/9, ngày cuối cùng của một quý III, quý đã chứng kiến giá trị thị trường toàn cầu bị bốc hơi hàng nghìn tỷ USD.
xkld nhat ban là lựa chọn tốt nhất hiện nay cho người lao động muốn thay đổi cuộc sống của mình
Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 30/9, sau khi chứng kiến tình trạng bán tháo ồ ạt trong phiên trước. Dẫn đầu đà tăng điểm là thị trường Nhật Bản, nhờ các dự đoán về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)

Thị trường Thượng Hải tăng 0,48%, chốt phiên ở mức 3.052,78 điểm. Thị trường Hong Kong, sau khi mất gần 3% trong phiên trước, tăng 1,41%, hay 289,7 điểm, lên 20.846,3 điểm trong phiên này. Thị trường Tokyo tăng hơn 3% trước khi chốt phiên tăng 2,7%, hay 457,31 điểm, lên 17.388,15 điểm. Thị trường Sydney tăng 2,1%, hay 103,2 điểm, lên 5021,6 điểm, và thị trường Seoul, sau khi đóng cửa trong hai ngày 28 và 29/9, tăng 1,03%, hay 19,96 điểm, lên 1.962,81 điểm. Các thị trường chứng khoán Trung Quốc nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 1/10.

Các thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro của khu vực đảo chiều mạnh trong phiên 29/9, theo sau đà sụt giảm tại New York và châu Âu, khi số liệu gây thất vọng về kinh tế Trung Quốc lại gây lo ngại về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, hoạt động mua vào mạnh hơn trong phiên 30/9, ngày cuối cùng của quý III, quý đã chứng kiến giá trị thị trường toàn cầu bị bốc hơi hàng nghìn tỷ USD, xuất phát từ quyết định bất ngờ của Trung Quốc về tỷ giá vào tháng trước. Các nhà giao dịch đã nhận được sự khích lệ từ phố Wall, khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 đi lên.

Thị trường Tokyo lên điểm khi có dự đoán về các biện pháp kích thích bổ sung sau các số liệu yếu kém gần đây. Nhu cầu trong nước yếu ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nhật Bản. Khảo sát lòng tin kinh doanh Tankan hàng quý với kết quả được công bố ngày 1/10 sẽ cho thấy các doanh nghiệp nhận định ra sao về tương lai, có thể đưa đến hành động của các nhà hoạch định chính sách.

Trong phiên, đáng chú ý là giá cổ phiếu được niêm yết tại Hong Kong của tập đoàn khai mỏ Glencore sau khi giảm gần 30% trong phiên trước đã tăng ấn tượng 16,95% khi chốt phiên này. Trước tin đồn tập đoàn này có thể sớm hủy niêm yết do lao đao vì giá hàng hóa thấp và kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tập đoàn này đã tái khẳng định với nhà đầu tư rằng hoạt động kinh doanh vẫn tốt.

Tâm điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư là bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen trong ngày 30/9, với hy vọng bà sẽ làm rõ thêm kế hoạch nâng lãi suất của Fed. Vào ngày 2/10, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố số liệu việc làm tháng Chín mà qua số liệu này có thể có đánh giá rõ ràng hơn về tình hình kinh tế Mỹ và dự đoán về thời điểm Fed nâng lãi suất. Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã nói có khả năng sẽ nâng lãi suất trước cuối năm.

Tin từ Bộ LĐTB&XH - làm việc bên nhật bản ngành điều dưỡng với lương hơn 24 triệu đồng

Theo báo Pháp luật Online mới cập nhật thì mới đây, bộ LĐTB&XH đang tuyển chọn ứng viên cho ngành điều dưỡng, hộ lý VN khóa IV-2015 sang NB làm việc. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hợp tác xuất khẩu lao động trong lĩnh vực điều dưỡng viên và hộ lý giữa VN – NB.
Chương trình giúp những người tốt nghiệp CĐ, ĐH chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản và có cơ hội tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia tại Nhật.
xkld nhat 2015 có gì mới?
Theo đó, người đăng ký đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được tuyển chọn đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng tại cơ sở đào tạo do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức. Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí ăn, ở và được hỗ trợ tiền sinh hoạt. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.

Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản giới thiệu những người đạt cấp độ N3 cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng ứng viên điều dưỡng và hộ lý để lựa chọn.
Mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản giao động từ hơn 24-26 triệu đồng/tháng đối với ứng viên điều dưỡng và hơn 26-28 triệu đồng/tháng đối với ứng viên hộ lý. Ngoài mức lương trên, thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Nên làm thế nào để đưa hàng xuất khẩu từ trong nước vào siêu thị nước ngoài

Theo thời báo kinh tế Sài Gòn Online, vào hồi đầu tháng 9 này, Nhà nước đã phê duyệt về đề án thúc đẩy DN VN tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài trong giai đoạn đến năm 2020. Trong đó có mục tiêu hàng đầu là phấn đấu để hàng hóa VN được xuât khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại các quốc gia có ký kết hiệp định thương mại tự do với VN ở châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
xkld nhat ban 1 nam cần những điều kiện gì?
DN cần hỗ trợ gì?
Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành bắt đầu bán hàng cho Lotte Mart từ khi hệ thống siêu thị Hàn Quốc này vào thị trường VN. Công ty mẹ của Lotte tại Hàn Quốc sau đó đã liên hệ với Đức Thành để đưa hàng vào bán ở hệ thống siêu thị của Lotte tại Hàn Quốc và Nhật Bản, đến nay đã được ba năm.
Theo ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc Công ty Gỗ Đức Thành, sản phẩm bán cho siêu thị Lotte Mart tại VN mang thương hiệu Gỗ Đức Thành, nhưng khi bán cho Lotte tại Hàn Quốc thì mang thương hiệu nhãn hàng riêng của hệ thống siêu thị này. Mỗi năm, lượng hàng Lotte tại Hàn Quốc đặt mua đều tăng lên và có mức giá tốt hơn so với bán hàng cho công ty thương mại.
Ông Thắng cho biết lâu nay, các hệ thống siêu thị ở nước ngoài thường làm việc với các công ty thương mại vì các công ty này chuyên nghiệp và tìm được các đầu mối giá rẻ. Ngoài ra, các siêu thị cũng muốn chia sẻ một lượng công việc cũng như một phần trách nhiệm về chất lượng sản phẩm với các công ty này. Tuy nhiên, thời gian sau này, do áp lực cạnh tranh tăng lên, các nhà bán lẻ đã tìm kiếm thêm kênh cung cấp hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để giảm chi phí.
Trong trường hợp của Gỗ Đức Thành, Lotte tại Hàn Quốc đã biết về chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như uy tín của công ty qua hệ thống siêu thị Lotte tại VN. Nhưng để tìm thêm kênh bán hàng ở những hệ thống siêu thị khác ở nước ngoài vốn chưa biết nhiều đến DN VN thì sự tin tưởng lẫn nhau là điều cần thiết.
Theo ông Thắng, đối với hàng VN, các siêu thị tại nước ngoài thường đòi được trả chậm trong một thời gian dài, trong khi DN phải xuất khẩu một lượng hàng lớn, và như vậy, DN sẽ bị chôn vốn lớn, chôn lâu. Trong những trường hợp như vậy, ông Thắng cho rằng điều mà DN cần cơ quan nhà nước hỗ trợ là đứng ra tạo sự kết nối, thậm chí thay mặt DN để “nói chuyện” với các siêu thị như một sự bảo chứng về uy tín, và cho biết DN VN sẵn sàng đền bù nếu có khiếu nại về hàng hóa.
Còn theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Á Châu (VITACO), các hệ thống phân phối, bán lẻ tại các nước như ở châu Âu đều có người phụ trách thu mua đối với từng nhóm hàng cụ thể. Do đó, để đưa hàng hóa vào các siêu thị này, DN cần phải tiếp cận đúng người phụ trách, tuy nhiên trên thực tế, DN thường không có thông tin.
Một vấn đề nữa, theo ông Thịnh, để có thể làm việc trực tiếp với các hệ thống phân phối nước ngoài, thường thì DN phải có những thương hiệu riêng, có tiếng tăm. Trong khi đó, hầu hết DN VN, đặc biệt trong những ngành như da giày, vẫn chủ yếu là xuất khẩu hàng theo hình thức gia công cho các thương hiệu lớn. VITACO đã xuất khẩu giày dép đi Nhật Bản, châu Âu, nhưng cũng theo hình thức gia công.
Ông Thịnh đánh giá việc DN VN trực tiếp đưa hàng mang thương hiệu của mình vào các siêu thị ở nước ngoài là rất khó.
Chủ yếu phụ thuộc vào DN
Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Sài Gòn (Garmex Saigon), hiện có những DN đang cung cấp hàng cho siêu thị nước ngoài, như Walmart, nhưng không phải dễ dàng. Và điều này phụ thuộc chủ yếu vào hai bên đối tác chứ không phải vào ý muốn của cơ quan chức năng.

Cụ thể là DN và siêu thị phải đồng ý được với nhau về giá. Siêu thị sẽ trực tiếp đến nhà xưởng để đánh giá xem nhà cung cấp có đáp ứng được các tiêu chí về hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội, lao động (như không sử dụng lao động trẻ em)...

Ngoài ra, theo ông Hùng, cách thức đưa hàng vào các siêu thị ở nước ngoài thông qua kênh siêu thị của họ tại VN thường thích hợp cho các mặt hàng như thủy sản, nông sản VN. Ngành may mặc VN có những đặc thù khác. Ông Hùng cho biết ông cũng từng tìm hiểu về các hệ thống siêu thị nhưng chưa “gặp nhau” về vấn đề giá cả. Bởi lẽ, các siêu thị lớn như Target, Walmart, Costco thường đặt hàng với số lượng rất lớn, hàng triệu sản phẩm cho mỗi mẫu mã, theo đó, giá cả cũng phải rẻ, mà những yêu cầu này lại là ưu thế cạnh tranh của DN Trung Quốc.

Trong khi đó, những DN lớn trong ngành may mặc VN có năng lực sản xuất số lượng lớn lại đang tập trung vào một hướng khác, đó là sản xuất trực tiếp cho các thương hiệu thời trang lớn có hệ thống cửa hàng bán lẻ riêng. Việc này giúp đảm bảo được lợi nhuận cũng như đem lại sự linh hoạt cho DN.

Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động đã vượt mục tiêu

Theo thời báo kinh tế Sài Gòn Online thì trong 9 tháng đầu năm 2015, số người đi xuất khẩu lao động đã vượt mức đề ra của bộ LĐTB&XH. Cụ thể là bộ có đặt ra mục tiêu là 90000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, nhưng đến tháng 9.2015 thì con số này đã lên tới 90.558 người
Theo số liệu vừa mới công bố của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), chỉ tiêu đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài đã được hoàn thành sớm ba tháng; đạt 100,62% kế hoạch năm 2015 và tăng 8,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng trong tháng 9, theo báo cáo của các doanh nghiệp, số lao động đã đi làm việc ở nước ngoài là 10.780 lao động.

Trong số 90.558 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng có 28.894 lao động nữ.
Đài Loan tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong tháng 9 với 5.805 người, tiếp theo là Nhật Bản với 2.464 người, Malaysia 920 người, Ả-rập Xê út 798 người, Hàn Quốc 472 người, và Macau 30 người.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, kết quả hoàn thành sớm chỉ tiêu xuất khẩu lao động là do thị trường Đài Loan tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn và đang thí điểm tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam ở hai nghề thuyền viên tàu cá xa bờ và giúp việc gia đình.

Bên cạnh đó, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 9 tháng, nhiều hiệp định hợp tác lao động cũng được ký kết, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. Đối với thị trường lao động có trình độ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam cũng đã ký kết Ý định thư hợp tác đưa lao động sang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già tại Đức. Đây là cơ hội để tăng số lượng lao động có trình độ sang làm việc ở Đức lên 500-700 người/năm.

Bộ LĐTBXH đã đàm phán ký kết và triển khai thực hiện Bản ghi nhớ đặc biệt (MOU) với Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, ký kết thỏa thuận song phương hợp tác lao động với Thái Lan và Malaysia.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Arab Saudi, Qatar, đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản đối với lao động trong lĩnh vực xây dựng và đóng tàu từ tháng Tư, hướng dẫn về nội dung, chương trình đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại Đài Loan…

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Tính đến tháng 9.2015, mức tăng trưởng thủ đô cao nhất của 4 năm trở lại đây

Theo thông tin mới cập nhật từ báo Hà Nội mới thì tính đến tháng 9 năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội tăng 8,3% - mức cao nhất của 4 năm trở lại đây; an sinh xã hội được đảm bảo, vấn đề an ninh chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường,... Đây là những kết quả nổi bật được phản ánh tại cuộc họp tập thể UBND TP Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo chủ trì sáng 23-9.
Kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực
xkld japan, bạn biết không?
Theo Giám đốc Sở KH-ĐT Ngô Văn Quý, kinh tế Thủ đô trong quý III tiếp tục có chuyển biến tích cực, GRDP ước tăng 9,2%, cao hơn các quý trước và cùng kỳ năm 2014. Lũy kế 9 tháng năm 2015, GRDP tăng 8,3%. Đây là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá. Ngành Công nghiệp quý III ước tăng 8,2%, tính chung 9 tháng tăng 7,2%. Một số ngành có mức tăng cao như sản xuất giường, tủ, bàn ghế (50%); xe có động cơ (37%); thuốc, hóa dược và dược liệu (29,2%); trang phục (23,2%)... Ngành Xây dựng tiếp tục chuỗi đà phục hồi và tăng trưởng, quý III ước tăng 11,9%, lũy kế 9 tháng tăng 11%, cao hơn mức cùng kỳ của 2 năm trước (lần lượt là 8% và 9%).
Cùng với đó, ngành dịch vụ tăng 8,8%, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội ước đạt 1,6 triệu lượt, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Ngành Nông nghiệp ước tăng 2%, công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực. Trong quý III-2015, đã có thêm 18 xã đề nghị thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới của thành phố lên 127. Ngoài ra, có 141 xã đạt và cơ bản đạt 15-18 tiêu chí; 118 xã đạt và cơ bản đạt 10-14 tiêu chí.
Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 105.886 tỷ đồng, bằng 74,7% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 0,71% - mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Cùng với kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, thành phố cũng thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh như rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính... Thành phố đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, công bố nhóm danh mục dự án kêu gọi đầu tư. Đặc biệt, thành phố đã tổ chức hội nghị gặp gỡ đối thoại với đại diện của 37 dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư; xúc tiến đầu tư các dự án xã hội hóa y tế...; đồng thời phân bổ kinh phí 65 tỷ đồng cho chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường. Thành phố cũng đã xem xét hỗ trợ lãi suất với tổng kinh phí là 35,3 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 12 doanh nghiệp với số tiền 11 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất vốn vay sản xuất kinh doanh cho 14 doanh nghiệp số tiền 24,3 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại cam kết cho vay ưu đãi 65.200 tỷ đồng, đã giải ngân 49.538 tỷ đồng cho 2.890 doanh nghiệp... Những giải pháp đồng bộ này đã thúc đẩy kinh tế Thủ đô chuyển biến tích cực.
Tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường
Bên cạnh kết quả hết sức khả quan vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần có những giải pháp kịp thời tháo gỡ. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố đạt thấp, dù quý III đã tăng trở lại với mức tăng là 2,9% (quý II giảm 5,8%), tính chung 9 tháng ước tăng 0,2%. Đây là chỉ tiêu thấp so với kế hoạch là 8-9% (cùng kỳ năm 2014 tăng 10,5%). Số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng là 14.142 (tăng 37,6%) nhưng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lên tới 10.523 doanh nghiệp, tăng 27,5% so với cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu đạt thấp, Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng cho rằng, những biến động tỷ giá USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác như euro hay đồng yên của Nhật Bản đã tác động đến tình hình xuất khẩu. Trong khi đó, giá một số nguyên liệu đầu vào như điện, nước, lương tối thiểu tăng và năm 2015 các doanh nghiệp không được hưởng mức giảm trừ 50% tiền thuê đất... dẫn đến giá thành sản xuất cao. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống như gạo giảm 6,6%, cà phê giảm 21%; xuất khẩu đến thị trường Nga giảm 13%, thị trường Mỹ giảm 23%... đã tác động đến chỉ số kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Về số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, ông Lê Hồng Thăng cho rằng, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ lẻ, còn doanh nghiệp hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn ổn định. Cũng theo Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng, để đạt mục tiêu tăng 11,2% trong quý IV, các sở, ngành thành phố cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, xem xét điều chỉnh giảm giá thuê đất sản xuất công nghiệp cho doanh nghiệp; tích cực triển khai Luật Đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư mới và mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ngành Giao thông cũng điều chỉnh giờ giao thông hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phía Nam vận chuyển hàng hóa vào nội đô. Cùng với đó, trong quá trình triển khai quy hoạch chi tiết, cần vận dụng linh hoạt để tạo quỹ đất phát triển sản xuất công nghiệp.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh: 3 tháng cuối năm sẽ là thời điểm quan trọng, mang tính quyết định không chỉ cho riêng năm 2015 mà là cho cả một thời kỳ 5 năm, làm tiền đề cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể trong giai đoạn 10 năm 2010-2020. Vì vậy, các sở, ngành phải quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tăng cường các giải pháp để kiềm chế số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải quyết vấn đề nợ xây dựng cơ bản... Để đạt mức tăng trưởng 9-9,5% cả năm 2015 theo chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thành phố giao, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về vốn và thị trường; duy trì và đẩy mạnh chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp; chú trọng các giải pháp kích cầu tiêu dùng để tăng mức bán lẻ và lưu chuyển hàng hóa.

Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho rằng khó đạt chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm, song cần tiếp tục bám sát các thị trường xuất khẩu truyền thống kết hợp với xúc tiến thị trường mới. Cùng với đó là đẩy mạnh đầu tư, huy động nguồn lực xã hội hóa cho hạ tầng kỹ thuật đô thị gắn với sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách. Các cấp, ngành cần tập trung hoàn thành các chỉ tiêu thu chi ngân sách, nhất là kế hoạch đấu giá đất năm 2015, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển. Về nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo: Cần làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động; tập trung mọi giải pháp để giảm 1,5% hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới của thành phố trong năm 2015. Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu các cấp, ngành tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức với nhân dân, doanh nghiệp. Đây là chìa khóa nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công.
Việt Tuấn

Tại Hà Nam, khánh thành một nhà máy 100% vốn của Nhật Bản

Theo thời báo nhân dân điện tử thì vào ngày 28/09/2015, công ty với 100 số vốn nước ngoài là công ty TNHH Nittoku Việt Nam đã khánh thành nhà máy sản xuất giấy nguyên liệu chuyên dùng cho các sản phẩm khăn giấy chỉ dùng một lần tại Cụm công nghiệp Thi Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Nhà máy Nittoku Việt Nam là dự án đầu tư 100% vốn của Nhật Bản. Nhà máy có tổng diện tích gần 40.000m2 được khởi công xây dựng vào tháng 10-2014, với tổng mức đầu tư 17 triệu USD. Nhà máy Nittoku Việt Nam được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất thiết kế gần 15.000 tấn thành phẩm/năm. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sẽ trở thành mắt xích then chốt trong chuỗi cung ứng của Công ty Nittoku Nhật Bản. Sản phẩm sản xuất tại nhà máy chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang các thị trường châu Á, phần còn lại phục vụ thị trường Việt Nam.
xkld qua nhat ban 2015 có gì thay đổi không?
Cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo tỉnh, và các sở, ban ngành của tỉnh Hà Nam trong quá trình doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư, Nittoku Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực sản xuất và kinh doanh hiệu quả, quân tâm giữ gìn môi trường trong quá trình hoạt động, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.
Biểu dương những nỗ lực của Công ty Nittoku Việt Nam trong triển khai dự án đầu tư đúng cam kết với tỉnh Hà Nam, ông Mai Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị Nittoku Việt Nam duy trì thực hiện tốt các cam kết đầu tư, bảo đảm chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về thuế và an sinh cho người lao động. Đồng thời quan tâm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần quảng bá môi trường đầu tư của Hà nam tới các doanh nghiệp Nhật Bản trong tương lai.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Từ năm 2016, các doanh nghiệp thâm dụng lao động khó phát triển

Theo thời báo kinh tế Sài Gòn Online thì với việc lương tối thiểu năm 2016 tăng 12,4% và việc áp dụng tính bảo hiểm xã hội (BHXH) dựa theo tổng thu nhập từ đầu năm 2018 thì các Doanh nghiệp (DN) trong những ngành thâm dụng lao động khó có thể trụ vững và phát triển được trong thời gian sắp tới.
Tại Hội nghị “Một số vấn đề cải cách thể chế, hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong bối cảnh mới – Giao ban hiệp hội và DN khu vực phía Nam” do VCCI tổ chức hôm 23-9 tại TPHCM, ông Vũ Tiến Lộc cho biết Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng 12,4% cho lương tối thiểu vào năm 2016. Tiền lương tăng sẽ kéo theo các khoản phải đóng khác như bảo hiểm y tế, BHXH tăng lên.
Tình hình xklđ nhật bản 2015 hiện nay ra sao?
Ông Lộc cho biết hiện nay Thủ tướng chưa quyết định về mức 12,4% này, do đó DN vẫn có thể nêu ý kiến vì mức tăng này là quá cao. Nếu Thủ tướng Chính phủ quyết định mức 12,4% như đề xuất thì nên giãn lộ trình thực hiện quy định tính BHXH trên tổng mức thu nhập của người lao động vì nếu tính ngay vào năm 2018, DN sẽ không thể chịu được, đặc biệt đối với những DN dệt may, da giày vốn thâm dụng lao động.

Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần sản xuất thương mại May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn JS), tiền lương của Garmex Sài Gòn để đóng những khoản như BHXH, bảo hiểm y tế, và phí công đoàn hiện là 36 tỉ đồng/năm. Nếu lương tối thiểu tăng 12,4%, công ty sẽ đóng thêm gần 5 tỉ đồng. Trong khi đó, DN hiện chưa thể tăng giá sản phẩm bán ra do các thị trường như Châu Âu, Nhật Bản vẫn đang khó khăn.

“Đó là chưa kể đến giá điện có tăng hay không. Những điều này buộc chúng tôi phải tính toán làm thế nào để phát triển….,” ông Hùng nói, và cho biết thêm hiện công ty đang thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ bên cạnh những thị trường Nhật Bản, châu Âu vốn vẫn đang khó khăn về kinh tế.

Ngoài mức tăng lương, một số đại diện DN, hiệp hội cũng phản ánh những vấn đề, như thủ tục hành chính, đang gây khó khăn, trở ngại cho việc kinh doanh trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.

Theo ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA), vấn đề cải cách hành chính suy cho cùng là nằm ở con người. Do đó, dù đề án chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính tốt thế nào đi nữa, nhưng vẫn khó cải cách vì con người nhũng nhiễu.

Theo một đại diện của Hiệp hội DN khu chế xuất – khu công nghiệp TPHCM, DN không sợ thử thách trong hội nhập, nhưng Việt Nam yếu là do tự mình làm yếu, tự biến cơ hội thành thách thức. Chẳng hạn như nhiều luật mới được ban hành, nhưng nghị định, thông tư hướng dẫn ban hành không kịp thời để thực hiện luật.

“Chính chúng ta làm yếu chúng ta. Chẳng hạn như, tất cả máy móc chúng tôi nhập về, đổi mới công nghệ đều phải có bôi trơn, chi ngoài. Có trường hợp DN nhập máy móc mới 100%, nhưng cơ quan hải quan nói phải có kiểm định. Kiểm định thì thêm thời gian chờ đợi, DN không biết hải quan nói có đúng luật hay không, nhưng cứ bôi trơn cho nhanh. Cái làm chúng tôi kiệt quệ là những khâu giữa DN và công chức, tức các khâu hậu kiểm, thanh tra, thanh kiểm, chứ không phải do cơ chế chính sách. Quyết tâm đến từ cấp Chính phủ, tỉnh thành, nhưng đến cấp cơ sở làm việc trực tiếp giữa công chức và DN chắc chắn có vấn đề,” vị này cho biết.

Ngoài ra, theo ông Vũ Tiến Lộc, cải cách thể chế là quan trọng, nhưng cải cách tư duy cũng quan trọng không kém. Các cơ quan nhà nước phải có suy nghĩ chính quyền là hậu phương cho DN.

Biến động của tỷ giá không ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu

Qua trao đổi với phóng viên thì ông Trần Tuấn Anh cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD hiện nay không có ảnh hưởng nhiều tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (ảnh) cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD không tác động nhiều đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đồng thời, để gia tăng giá trị xuất khẩu, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Bạn có muốn cân nhắc xklđ sang nhật ?
Thưa ông, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tháng 8 vừa qua điều chỉnh hạ tỷ giá tiền đồng Việt Nam so với USD lần thứ ba (kể từ đầu năm 2015) sẽ ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu trong nước?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Việc NHNN có những động thái điều chỉnh tỷ giá tiền đồng so với USD, cũng như nới biên độ tỷ giá là những phản ứng kịp thời đối với các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng ta thấy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã chịu nhiều tác động từ việc Trung Quốc liên tục điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ. Điều này gây tác động không có lợi cho các nước xuất khẩu tại các thị trường EU, Nhật Bản... trong đó có Việt Nam và ngay cả trong mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc cũng theo hướng có lợi hơn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
NHNN điều chỉnh tỷ giá tiền đồng giúp giảm bớt tác động bất lợi đến các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta. Doanh nghiệp (DN) được tháo gỡ một phần khó khăn, đảm bảo năng lực cạnh tranh tại các thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Nhật. Việc điều chỉnh tỷ giá cũng giúp chúng ta trong quan hệ trực tiếp với Trung Quốc về thương mại và các mặt hợp tác khác theo hướng giảm bớt bất lợi. Theo quan sát của chúng tôi, trong các tháng 8 và 9, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước đã có nhiều cải thiện, trong đó có tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN.
Về lý thuyết, việc đồng Việt Nam rẻ hơn sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng lúc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá thì nhiều nước khác cũng điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm. Vậy hàng xuất khẩu Việt Nam có còn lợi thế so sánh theo tỷ giá không, thưa ông?
Việc Trung Quốc liên tục điều chỉnh tỷ giá đã khiến hàng loạt nước, kể cả nước phát triển cũng thay đổi tỷ giá đồng tiền của mình. Các quốc gia xuất khẩu cùng điều chỉnh tỷ giá chứng tỏ họ cũng đang tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của họ, trong đó có những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với chúng ta tại cùng một thị trường.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, các nước xuất khẩu có phân khúc sản phẩm, phân khúc thị trường khác nhau. Một số quốc gia đã định vị được sản phẩm của mình tại từng thị trường, sản phẩm của họ khẳng định được vị thế thông qua giá trị thương hiệu, lợi thế so sánh. Nhiều sản phẩm dệt may của chúng ta đã định vị được tại thị trường Mỹ, Nhật, EU mà các quốc gia khác không có lợi thế so sánh như chúng ta không làm được. Chẳng hạn, lợi thế so sánh của Việt Nam không chỉ là lao động giá rẻ, cần cù... mà còn là môi trường đầu tư ổn định. Nhờ đó, chúng ta đã vươn lên thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Như vậy, cùng một câu chuyện tỷ giá thay đổi nhưng tại các thị trường khác nhau thì các nhà xuất khẩu sẽ gặp các khó khăn khác nhau, phụ thuộc vào lợi thế so sánh của mỗi nước.
Lợi thế so sánh của Việt Nam là tuy đi sau nhưng mở cửa nhanh, bắt kịp xu thế chung của thế giới về hội nhập, tự do hóa thương mại (đã kí kết 10 FTA và còn một loạt FTA khác đang đàm phán); tiếp cận xu thế phát triển nhanh của công nghệ thế giới; có địa chính trị thuận lợi tại khu vực châu Á Thái Bình Dương - nơi dịch chuyển của các dòng đầu tư thế giới. Đó là những điều kiện rất thuận lợi mà nhiều nước khác không có.
Mặt khác, tỷ giá chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Một phần lớn khác là các yếu tố chi phí sản xuất (liên quan đến giá trị thương hiệu, chất lượng sản phẩm)... Chính sách của nhà nước liên quan đến tỷ giá chỉ giúp cho DN một phần. Quan trọng vẫn là năng lực và chiến lược dài hạn của DN trong việc xây dựng thương hiệu dựa trên giá thành sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường...
Thưa ông, nhiều nhà xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Nhật và EU than gặp khó khăn do tiền các nước này mất giá. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Ngay sau khi có sự điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ của một số nước so với USD, chúng tôi thấy có một số khó khăn cho DN xuất khẩu thủy sản, thực phẩm chế biến vào EU, Nhật... Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng chưa thực sự rõ nét, chưa có tính hệ thống. Cụ thể, qua thống kê của hải quan, xuất khẩu của ta sang EU tháng 8 tăng 15%, sang Nhật lại giảm hơn 5%. Tất nhiên, nói như vậy không phải là phủ nhận khó khăn. Nhưng so với các yếu tố khác đang thực sự trở thành nguy cơ đe dọa khả năng cạnh tranh của hàng hóa chúng ta (chất lượng sản phẩm, giá thành, hàm lượng công nghệ, hiệu suất lao động...) thì tỷ giá đồng tiền mang tính thứ yếu hơn, chưa phải nguy cơ lâu dài.
Với những động thái kịp thời của NHNN, khó khăn của các nhà xuất khẩu về cơ bản đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, các DN cần lưu ý, sự chủ động của DN trong nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường chiếm vai trò quan trọng hàng đầu. DN phải định vị lại năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm, xây dựng chiến lược thị trường hài hòa dựa trên năng lực sản xuất, kinh doanh của mình. Lưu ý, chiến lược thị trường phải thường xuyên được cập nhật kịp thời, đón đầu các cơ hội do hiệp định thương mại mang lại. Cuối cùng, khẳng định vị thế trong cạnh tranh quốc tế thông qua chất lượng sản phẩm.
Xin ông cho biết triển vọng xuất nhập khẩu từ nay đến hết năm?
Theo số liệu thống kê, 8 tháng qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 9,3%. So với kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu 10% thì chúng ta chưa đạt nhưng nhập siêu vẫn giữ ở mức 3,2% (dưới mục tiêu 5%). Xuất khẩu 8 tháng gặp một số khó khăn như: giá dầu biến động phức tạp và dao động ở mức thấp; nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã giảm tốc như gạo, cao su, cà phê, thủy sản; nhiều nước hạn chế nhập khẩu để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu...
Tuy nhiên, nếu so sánh trên bản đồ xuất khẩu thế giới thì thấy hàng loạt quốc gia, kể cả Trung Quốc, Indonesia đều có sự sụt giảm mạnh về xuất khẩu. Vì vậy, đánh giá chung xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm, đó là sự nỗ lực rất lớn của nhà nước và các DN. Bốn tháng cuối năm sẽ có sự tăng tốc nhanh hơn của xuất khẩu do theo quy luật của thị trường quốc tế, những tháng cuối năm là cao điểm thực hiện hợp đồng thương mại của dệt may, da giày, nông sản... Cuối năm cũng là dịp DN chuẩn bị những hợp đồng “gối đầu” cho năm mới. Đồng thời, hàng loạt chính sách của Chính phủ về thủ tục, tín dụng, lãi suất, đào tạo nhân lực... sẽ giúp DN ổn định trong sản xuất, kinh doanh. Do vậy, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10% cũng như duy trì nhập siêu dưới mức 5% là có thể đạt được.
Xin cảm ơn ông!

Giai đoạn 2 của chương trình kích thích kinh tế Abenomics đầy tham vọng

Sau khi tái đắc cử vào cương vị Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công bố giai đoạn hai của chương trình kích thích kinh tế Abenomics với những mục tiêu được đánh giá là “đầy tham vọng”.
Hệ thống nhà dưỡng lão ở Nhật Bản đang trong tình trạng quá tải.
Abenomics giai đoạn hai gồm có ba mũi tên mới với kinh tế tăng trưởng mạnh, hỗ trợ nuôi dạy trẻ em và cải thiện an sinh xã hội. Ba mũi tên của giai đoạn hai tập trung nhiều vào an sinh xã hội, khác hẳn về chất so với ba mũi tên của giai đoạn một tập trung vào tài chính – tiền tệ gồm nới lỏng chính sách tiền tệ, hoàn thiện các chính sách tài chính và chiến lược tăng trưởng.
Mục tiêu tham vọng
Tại cuộc họp báo được tổ chức sau khi Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền chính thức công nhận ông Abe tái cử chức Chủ tịch đảng, Thủ tướng Abe đã đặt mục tiêu tăng 20% GDP, lên mức 600 nghìn tỷ yen (khoảng 5.040 tỷ USD), với lời nhấn mạnh chính sách kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thường được xem là một mục tiêu của các chính sách kinh tế song ông Abe lần này lại hướng mục tiêu vào tăng GDP. Một cố vấn của ông Abe nhận định nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở nên có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên, có vẻ như đây là mục tiêu này quá tham vọng.
Trước hết, trong ba mũi tên của Abenomics giai đoạn một, hai mũi tên nới lỏng chính sách tiền tệ, hoàn thiện các chính sách tài chính được đánh giá đã đem đến những kết quả khả quan như điều chỉnh thành công việc đồng yen tăng giá mạnh và làm tăng giá cổ phiếu, giúp thị trường chứng khoán khởi sắc. Tuy nhiên, mũi tên chiến lược tăng trưởng cho đến nay vẫn chưa đem lại kết quả rõ ràng nào hay nói chính xác hơn là vẫn chưa trúng đích.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP âm trong quý II/2015 so với quý trước cho thấy quá trình phục hồi kinh tế Nhật Bản vẫn đang rất khó khăn. Mặc dù các công ty lớn vẫn công bố những chỉ số kinh doanh khả quan song tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn rất trì trệ.
Thậm chí, số liệu kinh tế mới nhất của tháng 8/2015 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,1%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2013. Sức mua trong nước yếu và giá dầu mỏ giảm đã gây ra những tác động tiêu cực đến biện pháp kích thích tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). CPI giảm đồng nghĩa với việc giá cả giảm, phản ánh tâm lý người tiêu dùng giảm bớt mua sắm. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp, khiến cho các công ty giảm đầu tư và cuối cùng sẽ dẫn đến giảm lương của lao động.
CPI của tháng Tám thực sự làm gia tăng thách thức đối với nỗ lực của chính phủ nhằm giải thoát kinh tế khỏi tình trạng giảm phát. Thậm chí, sau khi công bố CPI giảm, chính phủ ngay lập tức thay đổi những đánh giá lạc quan về nền kinh tế sang những đánh giá thận trọng hơn như “nền kinh tế đang trên đà phục hồi ở mức vừa phải” và thừa nhận “tình trạng trì trệ” ở một lĩnh vực như tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu. Tất nhiên, rất hiếm khi chính phủ buộc phải đưa ra đánh giá khá mơ hồ về nền kinh tế như trên, song trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi vừa công bố mục tiêu “kinh tế tăng trưởng mạnh” với GDP lên tới 6.000 tỷ yen, việc tránh đưa ra quan điểm rõ ràng là nhằm tránh “dội một gáo nước lạnh” vào những hy vọng về khả năng phục hồi và phát triển của nền kinh tế. 
Thứ hai, GDP của Nhật Bản trong tài khoá 2014 chỉ được khoảng 490 nghìn tỷ yen, tức là còn khá xa so với con số 600 nghìn tỷ của ông Abe. Kể cả khi nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng 2%, thậm chí 3% hoặc hơn, đã là một tỷ lệ tăng trưởng khá cao nếu so với những năm gần đây, thì GDP của Nhật Bản cũng chỉ mới đạt 554 nghìn tỷ yên trong tài khoá 2018, thời điểm nhiệm kỳ Chủ tịch LDP của ông Abe kết thúc. Căn cứ vào số liệu trên, mức 600 nghìn tỷ yen chỉ có thể đạt được vào tài khoá 2021. Đã có những tiếng phàn nàn trong nội bộ LDP rằng con số 600 nghìn tỷ yen là không thực tế.
Gánh nặng an sinh xã hội
Điều khác biệt lớn giữa Abenomics giai đoạn một với Abenomics giai đoạn hai chính là việc Thủ tướng Abe tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chính sách an sinh xã hội. Điều này có thể lý giải được do gánh nặng mà cơ cấu dân số già đang đặt lên vai nền kinh tế.
Theo số liệu điều tra của Bộ Thông tin và các vấn đề đối nội, tình trạng thiếu hụt nhà dưỡng lão đã làm tăng mạnh số người già cần chăm sóc, khoảng 150.000 người, hầu hết ở cấp độ 3 (trong hệ thống 5 cấp độ) hoặc cao hơn, tức là không tự chăm sóc được bản thân, cần sự hỗ trợ đặc biệt. Tình trạng này kéo theo thực tế hàng năm có khoảng 100.000 người trong độ tuổi lao động bỏ việc để chăm sóc cha mẹ già. Hầu hết những người bỏ việc ở độ tuổi 40 và 50, được coi là độ tuổi lao động tốt nhất. Tình trạng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có vài nhân công.
Từ thực trạng này, Thủ tướng Abe đã cam kết tăng thêm số nhà dưỡng lão với mục tiêu đến năm 2020 sẽ không còn người già phải xếp hàng chờ. Điều này sẽ giúp giảm số người trong độ tuổi lao động phải bỏ việc để chăm sóc cha mẹ già, giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, một yếu tố quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, tính đến năm 2025, Nhật Bản phải cần tới 2,53 triệu lao động làm việc trong các nhà dưỡng lão. Nếu như tỷ lệ lao động tham gia và rời bỏ công việc điều dưỡng tiếp tục diễn biến như tốc độ hiện nay thì Nhật Bản sẽ thiếu khoảng 377.000 lao động trong lĩnh vực này. Như vậy việc tăng số nhà dưỡng lão theo mục tiêu của ông Abe thậm chí có thể làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt lao động.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và vận hành các nhà dưỡng lão đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Số người làm việc cho các nhà dưỡng lão tăng thì chi phí để thuê những lao động này sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với chăm sóc người già tại nhà. Chi phí bảo hiểm điều dưỡng tăng sẽ làm gia tăng gánh nặng kinh tế đối với người dân. Rõ ràng, việc tăng số nhà dưỡng lão cần được xem xét kết hợp với việc phát triển dịch vụ chăm sóc người già tại nhà, điều này có thể giúp giảm chi phí an sinh xã hội.
Từ tài khoá 2016, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội tăng trợ cấp cho các công ty nhằm hỗ trợ nhân viên cân đối giữa công việc với trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già. Ngoài ra, hiện nay, Bộ này đang cân nhắc trình dự luật sửa đổi, theo đó, tăng thêm số lần cho lao động được tạm nghỉ để chăm sóc cha mẹ già, so với mức một lao động được tạm nghỉ một lần như hiện nay.
Với những thách thức lớn về tăng trưởng và an sinh xã hội như hiện nay, khả năng chính phủ đương nhiệm hoàn thành được những mục tiêu này đang là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe vẫn tỏ ra rất tự tin. Trong một động thái mới nhất, ông Abe đã thảo luận với Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda, một cuộc gặp được đồn đoán là bàn về việc bổ sung những biện pháp kích thích mới nhằm hỗ trợ sức mua của nền kinh tế.

Hiện nay, tình trạng thực tế về xuất khẩu lao động tại Việt Nam ra sao

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều lao động phổ thông ra nước ngoài làm việc bởi chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ việc đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Nhưng thực tế, hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Việt Nam là một nước có nguồn lao động phổ thông dồi dào, tuy nhiên do khó kiếm được việc làm trong nước cũng như với những hứa hẹn về lao động xuất khẩu; nên nhiếu lao động phổ thông sẵn sàng kiếm đủ tiền để ra nước ngoài làm việc. Vậy thực tế về hoạt động này ra sao?
Xuất khẩu ở nhật bản có tốt không?
Lý do xuất khẩu
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 1,1 triệu lao động phổ thông được bổ sung vào lực lượng này. Tuy nhiên để tìm được một công việc ở quê nhà vừa ổn định lại vừa có thu nhập tương xứng với công sức lao động mình bỏ ra không phải dễ dàng gì. Từ đó nhiều lao động phổ thông đã chấp nhận bán đất, vay ngân hàng để được đi xuất khẩu lao động.
Theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 4 tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.709 lao động, đạt 37,58% kế hoạch năm 2015 và bằng 103,93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ riêng trong tháng 4, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 9.943 lao động. Trong đó, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) vẫn dẫn đầu về tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam với 6.631 lao động, tiếp đến là Nhật Bản (2.059), Malaysia (556), Arậpxêút (350), Hàn Quốc (187)…
Khi được hỏi lý do chọn đi xuất khẩu lao động thì các công nhân đều nói do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở nhà không kiếm được việc làm nên các công nhân đi xuất khẩu lao động để phụ giúp gia đình.
Chị Đinh Thị Trúc một người thuộc vùng quê nghèo của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình sang làm Ô sin ở Ảrậpxêút cho biết:
“Ở quê nhà mình không có việc làm nên mình phải đi nước ngoài để kiếm thu nhập về cho gia đình và nuôi con cái.”
Chị Nguyễn Thị Hồng làm việc ở Đài Loan cũng cùng lý do:
“Trong hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mình phải qua Đài Loan làm việc.”
Và tương tự như anh Nguyễn Quang Nhật hiện làm việc ở Malaysia:
“Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên qua Malaysia làm việc kiếm ít tiền để giúp đỡ gia đình.”
Ngoài số lao động Việt Nam sau khi hết hạn hộ chiếu làm việc ở lại lao động chui; lâu nay có tình trạng nhiều lao động Việt lấy danh nghĩa đi du lịch cùng sang nước khác để làm việc chui.
Anh Lâm Khánh Xình quê ở Nghệ An, anh đi du lịch sang Nga nhưng sau đó anh ở lại lao động chui và không về nước nữa, anh chia sẻ lý do phải làm như thế:
“Ở Việt Nam mình nó khó khăn, khổ sở, nghèo nàn, thiếu thốn nhiều cái và nhiều cái thật sự rất là bất mãn, vì bất mãn nên mình phải đi mà sang lần này chưa biết khi nào anh mới về lại.”
Chi phí cho chuyến đi
Việc đi xuất khẩu lao động đối với những lao động phổ thông Việt Nam nó là nguyện vọng của họ để mong sao họ có thể được đổi đời, cuộc sống của họ có thể sẽ khá giả hơn. Với mong muốn như vậy nhiều gia đình đã bán đất, bán nhà, vay ngân hàng cầm sổ đỏ.....để đủ chi phí cho chuyến đi mà so với thu nhập của gia đình là khá cao.
Đối với các lao động đi làm việc tại một số nước nghèo như Angola, Ảrậpxêút…dưới dạng cò mồi thì chi phí đi của họ nhiều hơn so với mức đi bình thường còn các lao động đi làm tại Ảrậpxêút thì đi lao động dưới dạng buôn bán nô lệ mới thì các lao động lại không mất tiền.
Anh Hoàng Hiệp một người lao động đang làm việc ở Angola cho biết:
“Có một số người đi hết 6.000USD theo dịch vụ sang bên có người đón, còn mình chỗ quen làm thắng là hết 4.000USD. Những người đi theo dịch vụ môi giới thì sang bên đó họ gửi đi khắp nơi đi lung tung.”
Tuy vậy theo chị Hoàng Ngọc Diễm Thủy một lao động giúp việc tại Ảrậpxêút thì những người đi giúp việc này chi phí lại không mất do công ty môi giới họ bảo lãnh:
“Chi phí đi không mất tiền, những người giúp việc đi không mất tiền, đi theo hợp đồng công ty Thăng Long.”
Chị Hồng làm việc tại Đài Loan cho biết:
“Chi phí 6.000 USD, chưa tính phí đi lại, ăn uống và học hành.”
Thay vì đi xuất khẩu lao động thì chi phí nhiều, thì nhiều người lại chọn con đường đi du lịch, rồi sau khi hết hạn Visa thì họ chọn cách ở lại làm chui. Cách làm này được tính toán có rẻ hơn, anh Lâm Khánh Xình cho biết:
“Đi du lịch khoảng 1.400 USD với Visa 3 tháng.”
Hợp đồng lao động
Đối với các trường hợp đi làm giúp việc nhà tại Ảrậpxêút thì họ là những người nghèo, ở những vùng xa xôi hẻo lánh được những tay cò mồi tìm về tận nơi với những lời hứa ngon ngọt như: Làm việc lương cao, chi phí đi không mất tiền….và những người phụ nữ này họ là những người ít nắm bắt được thông tin, hơn nữa những bản hợp đồng mà họ ký cũng không được minh bạch.
Chị Trúc cho biết:
“Họ tìm đến mình rồi mình đi, chứ mình chả biết tin tức gì hết, sau đó khoảng tầm 2 tuần là mình đi.”
Chị Vũ Thị Khương cho biết thêm:
“Có công ty môi giới ở trên Hà Nội mà có kí hợp đồng, hợp đồng có tất cả là 6 bản, đồng thời khi kí xong thì nó chỉ đưa ra cho mình 2 bản thôi. Những bản hợp đồng ở VN mà tiền ở bên này nó tính bằng USD. Bên VN thì tiền USD được đến sau đó 1 tháng. Tuy nhiên, ở bên này tờ giấy hợp đồng thì tiền ở bên này thì 60 ngàn rứa thì đổi sang không được tính tiền đô đâu. Hợp đồng ở VN thì 1 ngày làm có 8 tiếng còn làm thêm thì tính tiền thêm giờ. Sang hợp đồng ở bên này thì một ngay chỉ được nghỉ 8 tiếng còn mười mấy tiếng thi phải làm hết. Nhiều lúc mình nghỉ ko được 8 tiếng đâu có lúc chỉ được nghỉ 6 - 7tiếng thôi. Đó là những giờ mình được nghỉ đấy, chỉ được như vậy thôi.”
Còn chị Hồng ở Đài Loan cho biết:
“Mặc dù hợp đồng có ghi rất rõ ràng sang Đài Loan sẽ được chủ lo ăn uống, nhưng lại thấy cuộc sống khó khăn.”
Không những là giờ làm việc không đúng với hợp đồng mà tiền lương họ cũng không trả đúng với hợp đồng, khi gọi về công ty môi giới thì không ai giải quyết cho cả.
Theo như chị Khương kể lại, thì việc sang lao động tại Ảrậpxêút đây không phải là đi xuất khẩu lao động mà đây giống như là cuộc mua bán nô lệ mới.
“Khi sang đây người ta nói, mua chúng mày mất 6 nghìn đô thì chúng mày phải làm tao chỉ cho chúng mày nghỉ ít nhất là 8 tiếng 1 ngày thôi.”
Với nguồn lao động trẻ và dồi dào đó là cơ hội để đất nước phát triển kinh tế xã hội, nhưng thực trạng thiếu việc làm đang khiến nhiều lao động trẻ phải rời bỏ quê hương.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Một tu nghiệp sinh nhật bản tử vong khi đang làm việc

Theo thông tin mới cập nhật từ báo điện tử Dân Trí thì mới đây, một tu nghiệp sinh Việt Nam (theo hình thức xkld nhat ban) là anh Trương Công Quân được xác định đã tử vong, và đang chờ người nhà sang nhận thi thể.
(Dân trí) - Đại diện chính quyền xã Diễn Phú (Diễn Châu, Nghệ An) xác nhận, đến thời điểm hiện tại, thi thể anh Quân vẫn chưa được đưa về nước sau 4 ngày tử vong. Anh Quân là tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp tại Nhật Bản.
Được biết anh Trương Công Quân (SN 1988, trú tại xóm 16, Diễn Phú, Diễn Châu, Nghệ An sang Nhật từ tháng 6/2014 theo diện tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp tại Hokota, - Bbaraki (Nhật Bản). Ngày 20/9, anh Quân bị xuất huyết não và được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Thi thể anh Trương Công Quân được bảo quản chờ người nhà sang.
“Hoàn cảnh của Quân hết sức khó khăn. Bố Quân đang bị suy tim độ 4, bà nội bị tai biến nằm một chỗ, mẹ vừa đi mổ u về. Quân đã có một con trai năm nay 4 tuổi. Vợ chồng Quân li thân đã lâu, vợ hiện đang đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, cháu bé ở với ông bà.
Để Quân có thể sang Nhật theo diện tu nghiệp sinh, gia đình phải vay mượn gần 300 triệu đồng, hiện vẫn chưa trả hết. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương cũng đã đến thăm hỏi và hỗ trợ một phần nhỏ gọi là động viên gia đình”, chị Hà Thị Hương – Bí thư Đoàn xã Diễn Phú cho biết.
Sáng ngày 24/9, em gái của Trương Công Quân đã ra Hà Nội, cùng đại diện công ty sang Nhật sang làm thủ tục hỏa thiêu để đưa nạn nhân về nước.
Hoàng Lam – Dân trí

Thị trường xuất khẩu trứng, thịt đang gặp rắc rối

Trao đổi với nhiều doanh nghiệp thì họ cho biết sẵn sàng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang nước ngoài nhưng hiện nay vẫn còn gặp phải khá nhiều vướng mắc trong những khâu xuất khẩu này.
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp bàn về việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức  vào chiều 24-9 ở TP HCM.
“Tắc” vì dính… vắc-xin
Theo ông Muneyuki Todaka, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Koyu & Unitek (Nhật Bản), doanh nghiệp (DN) mong muốn xuất khẩu gà thịt đi Nhật nhưng chưa được vì Việt Nam vẫn còn cúm gia cầm, áp dụng tiêm vắc-xin. Do vậy, rất khó trong việc xuất khẩu gà tươi.
xklđ tại nhật bản có khả quan không?
Sơ chế trứng vịt muối tại một doanh nghiệp ở TP HCM
Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Bel Gà, ông Nguyễn Minh Khanh, cho biết công ty mẹ (ở Bỉ) đã xuất khẩu trứng ấp sang nhiều nước trên thế giới trong khi công ty tại Việt Nam chỉ mới bán được ở thị trường nội địa và xuất sang Campuchia vì 2 thị trường đang hướng đến là Myanmar và Indonesia không chấp nhận gà bố mẹ tiêm vắc-xin. Indonesia là nước Hồi giáo, dân số đông, không ăn thịt heo nên nhu cầu về thịt gà rất lớn, còn Myanmar giá gà đang ở mức cao so với Việt Nam. “Việc tiêm vắc-xin nhằm tạo kháng thể cho gia cầm khi tiếp xúc với virus cúm nhưng hầu hết các thị trường trên thế giới không chấp nhận”- ông Khanh nói.
Cũng vì lý do này mà trong kế hoạch 5 năm tới, “đại gia” chăn nuôi gà công nghiệp là Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chỉ đưa ra kế hoạch xuất khẩu thịt heo, chưa tính đến chuyện xuất khẩu gà thịt.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, chia sẻ thực tế các DN gặp khó rất nhiều nhưng vì nhiều lý do “nhạy cảm”, “tế nhị” nên không trình bày trực tiếp mà gửi gắm hiệp hội lên tiếng giúp. Theo ông, cần có nhiều cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Lãng phí
Ông Nguyễn Thanh Phi Long, đại diện Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình, nêu thực trạng hiện nay, các DN nội còn yếu trên thương trường, không “đấu lại” các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì vậy, cơ quan nhà nước cần tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để giúp DN.
“Phần ức gà trong nước không chuộng nhưng nước ngoài rất thích. Thời gian qua với sức ép của thịt gà nhập, các DN bị tồn thịt ức rất nhiều nhưng không biết bán cho ai. Giá bán phi-lê gà (lóc từ thịt ức) chỉ khoảng 35.000 đồng/kg trong khi ở nước ngoài đây là phần thịt cao cấp nhất, chỉ cần bán phần này đã đủ thu hồi vốn nguyên con gà” - ông Long phân tích.
Ông Nguyễn Minh Khanh đề nghị các lãnh đạo ngành nông nghiệp khi sang công tác nước ngoài cũng nên tranh thủ quảng bá sản phẩm, như bộ trưởng nông nghiệp các nước Nga, Pháp, Ba Lan mỗi lần sang Việt Nam đều có chương trình giới thiệu sản phẩm cho các nhà xuất khẩu của họ.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, nhiều DN chưa xuất khẩu là do bán trong nước giá tốt hơn. Đối với gà thịt, ông ủng hộ việc xuất khẩu phần ức trước tiên vì có lợi thế cạnh tranh hơn xuất khẩu nguyên con.
Trước vướng mắc của các DN, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết sẽ thành lập tổ công tác đến làm việc với từng DN để tháo gỡ khó khăn ngay trong tháng 10 tới. Thứ trưởng nêu rõ quan điểm sẽ tạo điều kiện tối đa cho các DN, kể cả đưa ra các quy định “đặc cách”, “đặc thù” để DN thuận lợi trong xuất khẩu.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Niềm tâm huyết của anh Phôi với lớp dạy tiếng nhật miễn phí

Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh Trần Vi Phôi đã sớm ấp ủ cho bản thân về một ước mơ một lớp học tiếng Nhật miễn phí cho các thanh thiếu niên tại quê nhà của mình. Bên cạnh đó, anh đã giúp đỡ được rất nhiều bạn có cơ hội để đi du học và xuất khẩu sang nhật bản với chi phí rất thấp
Mở rộng kiến thức cho bạn trẻ

Anh Phôi chia sẻ: “Từ khi học cấp 3, tôi có ấn tượng mạnh mẽ về nước Nhật qua phim ảnh, cảnh đẹp và con người thân thiện. Niềm mơ ước đó cứ lớn dần theo năm tháng. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi theo học đại học tại TP. Hồ Chí Minh và dành thời gian buổi tối để đi học tiếng Nhật. Tốt nghiệp đại học xong, tháng 4-2012, tôi đặt chân đến Nhật, lúc đó tôi như lạc vào khung cảnh trong phim, có mùa Thu lá vàng, có mùa Đông tuyết trắng và mùa Xuân thì có hoa anh đào tuyệt đẹp. Mỗi ngày, tôi học 1 buổi sáng từ 9 -13 giờ. Thời gian còn lại tôi làm bồi bàn tại một quán ăn của người Việt tại Nhật”. Và cứ thế, anh Phôi dần quen với cách làm, cách học của người dân bản xứ. Anh dần quen hơn với việc chạy bộ khi sợ lỡ chuyến và giấc ngủ gật trên tàu.

Về Bến Tre vào tháng 4-2015, anh Phôi gặp lại những người bạn cùng quê hương than phiền về việc chi phí học tiếng Nhật để du học và xuất khẩu lao động sang Nhật khá cao. Một số bạn muốn học và tiếp xúc với Nhật ngữ phải theo học tận TP. Hồ Chí Minh. Và rồi trong những chuyến đi từ thiện cho bà con nghèo ở quê, anh Phôi chợt nghĩ đến việc mình sẽ truyền đạt miễn phí những kiến thức đã học được tại Nhật cho thanh thiếu niên. Ban đầu, anh chỉ muốn tạo ra một sân chơi và cho các bạn trẻ làm quen với tiếng Nhật. Sau đó, nắm bắt được ý muốn của các bạn là đi du học và xuất khẩu lao động để thoát nghèo, anh Phôi đã giúp ước mơ của các bạn trở thành hiện thực với chi phí khá thấp.

Tính đến nay, lớp học của anh đã có hơn 60 bạn đến tham gia (phường Phú Khương, TP. Bến Tre). Trong đó có 4 bạn đạt trình độ sơ cấp 1. Một số theo học nhưng không đủ điều kiện đi lại nên đã nghỉ. Một số bạn nuôi ước mơ về một môi trường học tập và làm việc tại Nhật nên chuyên tâm trau dồi Nhật ngữ. Bạn Phạm Thị Ngọc Trinh, 20 tuổi, ngụ tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành chia sẻ: “Em biết lớp học của thầy Phôi qua một người thân trong gia đình đã tham gia học. Tuy chỉ mới học 1 tháng nhưng em rất tự tin trong những câu giao tiếp. Nhờ sự dạy bảo tận tình và vui vẻ của thầy nên lớp tụi em lúc nào cũng vui và học tập nghiêm túc. Em học tiếng Nhật để trau dồi và làm phong phú kiến thức, đồng thời tìm hiểu thêm về nét văn hóa Nhật Bản”. Bạn Bùi Ngọc Linh, 18 tuổi, ngụ tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri thì lại có một mục tiêu khác. Ngọc Linh vừa tốt nghiệp lớp 12, lên TP. Bến Tre sống với bà ngoại để theo học lớp tiếng Nhật của thầy Phôi. Gia đình tại quê khá khó khăn nên Ngọc Linh có ước mơ được du học tại Nhật và mang kiến thức về giúp đỡ cho gia đình và quê hương. Linh theo học được hơn 2 tháng và bạn đang chuẩn bị thi chứng chỉ sơ cấp tiếng Nhật để hoàn thành thủ tục du học. Ngọc Linh cho biết: “Thầy Phôi giúp em có cơ hội đi du học với mức chi phí thấp, còn dạy cho em tiếng Nhật miễn phí nữa. Em sẽ cố gắng học tập tốt để không phụ công lao của thầy”.

Dạy học gắn với giao lưu văn hóa

Anh Phôi chia sẻ thêm: “Tôi ấn tượng ở người Nhật nhất là phong cách “Không ồn - No noise”. Ví dụ như tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách. Các bạn học tại lớp ban đầu đôi khi mất tập trung và lơ đễnh, nhưng khi tiếp xúc được đức tính này của người Nhật, các bạn đến lớp rất đúng giờ và ngồi học nghiêm túc”. Được biết, anh Phôi còn là Trưởng Phòng Đào tạo tại Bến Tre thuộc chi nhánh của Công ty ZENCO - SAIGON, có nhiệm vụ đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực tại Bến Tre góp phần giải quyết việc làm cho lao động tỉnh nhà.

Thầy Phạm Văn Luân - Trưởng Nhóm Sáng tạo Trẻ, Trường Cao đẳng Bến Tre cho biết: Nhóm Sáng tạo trẻ đang thực hiện dự án “Thúc đẩy giao lưu văn hóa - giáo dục thông qua dạy tiếng Nhật cộng đồng cho học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên Bến Tre” với Trường Ngoại ngữ NICHIA-Okinawa của Nhật. Dự án có mục tiêu nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng cơ bản về văn hóa - giáo dục Nhật Bản thông qua các lớp dạy tiếng Nhật cho cộng đồng; sử dụng tiếng Nhật trong giao tiếp và tiếp cận công việc; thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Thầy Luân chia sẻ thêm: “Hiện tại, Bến Tre chưa có tổ chức nào thực hiện dự án này và dạy tiếng Nhật miễn phí gắn kết thúc đẩy giao lưu, hợp tác nghiên cứu, thực hiện các dự án cộng đồng. Lớp học của anh Phôi đã thực nghiệm thành công 2 lớp tiếng Nhật miễn phí. Ngoài ra, thông qua Công ty ZENCO có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và có quan hệ rộng với nhiều giáo viên giỏi và có kinh nghiệm sư phạm đến từ Học viện Ngoại ngữ NICHIA- Okinawa và các chuyên gia ngoài nước nên khả năng thành công của dự án là rất cao”.