Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Tìm biện pháp giúp cho các lao động đi xuất khẩu hết hạn về nước

Đầu tháng 4 vừa qua, tại Hà Nội bộ LĐTBXH đã tổ chức hội nghị nhằm triển khai các biện pháp nhằm trợ giúp các lao động xuất khẩu ở nước ngoài đã hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc năm 2014 về nước.
Xem thêm xuất khẩu lao động nhật bản 2015 chuyên nghiệp
giai-phap-giup-lao-dong-het-han-ve-nuoc
Nguyên nhân khiến lao động không chịu về nước
Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lương Đức Long cho biết hạn ngạch cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2014 sẽ không nhiều. Theo yêu cầu của phía Hàn Quốc, cuối tháng 11/2014, trước khi Bản Ghi nhớ đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS hết hiệu lực, căn cứ tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, 2 bên sẽ xem xét tiếp tục hay không việc ký Bản Ghi nhớ bình thường.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, vận động các gia đình có người thân đi làm việc tại Hàn Quốc không về nước.
Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu như: Do chế tài xử phạt chưa cao, vấn đề liên quan đến kinh tế gia đình của người lao động nên việc vận động cũng không thuận lợi, nhất là với chính người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc nên kết quả chưa cao.
Ngoài ra, kết quả việc vận động gia đình người thân ký cam kết về lao động làm việc tại Hàn Quốc về đúng thời hạn cũng không có hiệu quả cao, nguyên nhân là do người lao động chuyển nhà ở, không còn địa chỉ nên không có danh sách chính xác.
Chế tài phải từ hai phía
Các đại biểu cũng đề nghị Bộ LĐTBXH cần phối hợp với Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc để kiến nghị phía bạn cũng có biện pháp và chế tài xử phạt đối với lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc bất hợp pháp. Việc thúc đẩy và tìm ra giải pháp để tác động từ hai phía thì chắc chắn sẽ làm kéo giảm được tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc không về đúng thời hạn với kết quả cao.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa khẳng định, trong năm 2013, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động, tạo hành lang pháp lý làm cơ sở xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Đặc biệt, là trong năm 2013, đã ban hành được văn bản ký quỹ, văn bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động; thành lập được Văn phòng Quản lý lao động ngoài nước và Văn phòng đại diện của Trung tâm lao động ngoài nước…
Thứ trưởng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt trong năm 2014 với các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục thông tin, tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người lao động và chính quyền địa phương nắm rõ các chủ trương, chính sách về lĩnh vực xuất khẩu lao động và các chế tài xử phạt đối với người vi phạm để triên khai có hiệu quả. Đồng thời, các địa phương phải phối hợp tốt với Trung tâm Lao động ngoài nước và Cục quản lý Lao động ngoài nước về xem xét lại vấn đề ký quỹ cho người lao động và cần thiết bổ sung, điều chỉnh các vấn đề gì cần thiết cho phù hợp với thực tiễn.
Đặc biệt, thời gian tới địa phương nào nếu không có biện pháp khắc phục và còn để xảy ra việc lao động bỏ trốn bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì tiếp tục dừng đăng ký. Phía Hàn Quốc nên xem xét việc chi trả trợ cấp cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc ở Việt Nam để khi lao động về nước đúng hạn mới được hưởng, còn nếu không về, sẽ lấy khoản trợ cấp này đưa vào quỹ xuất khẩu lao động. Đồng thời, kiến nghị phía bạn tăng cường việc xử phạt và quản lý lao động nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét