Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Làm rõ việc tuyển dụng điều dưỡng sang nhật bản hiện nay

Hiện nay, dù vẫn chưa được phép đưa điều dưỡng, hộ lý xuất khẩu sang nhật bản nhưng vẫn có một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đàm phán với các nghiệp đoàn nhật bản để tuyển hộ lý, điều dưỡng sang nước này làm việc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolap) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động tuyển chọn, đào tạo, đưa hộ lý, điều dưỡng viên sang Nhật Bản.
“Cầm đèn chạy trước ô tô”
Trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, từ năm 2012, Bộ Y tế - Phúc lợi xã hội Nhật Bản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam hợp tác triển khai chương trình cung ứng điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản thực tập và làm việc. Dolab và Tổ chức Phúc lợi xã hội quốc tế JICWELS - Nhật Bản được giao quản lý chương trình. Ngoài chương trình hợp tác cấp chính phủ này, Nhật Bản không chấp nhận hộ lý, điều dưỡng viên do DN XKLĐ của Việt Nam phái cử.
Tuy vậy, thời gian gần đây, trên cơ sở đàm phán riêng với các nghiệp đoàn Nhật Bản, một số DN “cầm đèn chạy trước ô tô”, công khai tuyển chọn lao động. Thông qua trang tin điện tử, từ ngày 10-9, Công ty CP Tư vấn Đầu tư - Xây dựng và Thương mại TMDS (Hà Nội) rao tuyển điều dưỡng viên sang Nhật với số lượng 90 người. Thông tin này đến nay vẫn còn hiển thị, cho biết đối tượng tuyển từ 20-30 tuổi, thời hạn hợp đồng 3 năm, lương cơ bản 36 triệu đồng/tháng. Công ty CP Quốc tế Nhật Minh - Namico (chi nhánh tại quận Bình Tân, TP HCM) cũng rao tuyển trên mạng, nêu rõ ứng viên xuất cảnh sang Nhật sau khi trúng tuyển từ 4-6 tháng, lương cơ bản 130.000-150.000 yen/tháng (khoảng 23-27 triệu đồng).
Để tránh bị “tuýt còi”, Công ty CP Phát triển Quốc tế Việt Thắng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đưa ra chương trình vừa học vừa làm tại Nhật, tuyển 90 học viên, tổ chức thi vào ngày 29-10. Trong số này, 30 người sẽ được chọn, xuất cảnh vào tháng 4-2016, lương theo hợp đồng trên 30 triệu đồng/tháng; nếu đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được cấp visa vĩnh trú, bảo lãnh người thân sang Nhật. Ngoài ra còn rất nhiều cá nhân dưới danh nghĩa của DN XKLĐ cũng ra sức rao tuyển điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật.
Phải dừng ngay!
Đó là chỉ đạo của Dolab trước việc một số DN lập lờ tuyển dụng, lợi dụng nhu cầu của người lao động để tuyển dụng khi chưa được phép.
Liên quan đến vấn đề này, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết việc mở rộng tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng đang được Chính phủ Nhật Bản đệ trình quốc hội và hạ viện để thảo luận thông qua. Tuy nhiên, hiện kỳ họp đã kết thúc và việc xem xét mở rộng lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh điều dưỡng vẫn chưa được thông qua. Do vậy, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam chưa được phép sang thực tập ngành điều dưỡng ở Nhật Bản, trừ chương trình do Bộ Y tế - Phúc lợi xã hội Nhật Bản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện như nêu trên.
Theo chương trình này, từ năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng 2 nước đã tổ chức 3 khóa đào tạo điều dưỡng viên, hộ lý để cung ứng sang Nhật với tổng số 510 ứng viên tham gia. Vì đây là chương trình phi lợi nhuận, ứng viên tham gia không mất chi phí tuyển chọn, đào tạo, đặc biệt không phải chi trả phí môi giới (1.500 USD) và phí dịch vụ (tương ứng mỗi năm làm việc 1 tháng lương theo hợp đồng).
Để tránh bị ảnh hưởng, Dolab khuyến cáo những người có nguyện vọng sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào ngoài cơ quan này.

Gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu thuyền viên sang nhật bản

Hiện tại vẫn chưa có giấy chứng nhận phù hợp với Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (MLC 2006) nên các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Châu Hưng là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu sang nhật bản.
Ông Hoàng Minh Khánh, Phó giám đốc Trung tâm Thuyền viên VICMAC thuộc Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động ISALCO cho biết, từ tháng 3/2013 đến nay, để có đủ điều kiện tuyển dụng, cung ứng lao động thuyền viên cho chủ tàu nước ngoài, ISALCO phải sử dụng Giấy chứng nhận tuyển dụng và cung ứng thuyền viên do Đăng kiểm Nhật Bản (NK) cấp, trình cho các chủ tàu nước ngoài.
“Song do Việt Nam đã là thành viên MLC 2006 từ tháng 3/2013 và có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 5/2014, nên chủ tàu Nhật Bản và Hàn Quốc dứt khoát yêu cầu chúng tôi phải có Giấy chứng nhận của các cơ quan Việt Nam cấp. Họ yêu cầu rất gắt gao, chúng tôi phải liên tục xin khất”, ông Khánh cho biết.
Theo Cục Hàng hải VN, hiện nay, cả nước có khoảng 10 doanh nghiệp tương tự ISALCO, tuyển dụng và cung ứng thuyền viên làm việc cho các hãng tàu nước ngoài. Có khoảng 2 nghìn thuyền viên được tuyển dụng đang làm việc trên các tàu biển Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... trên tổng số trên 45 nghìn thuyền viên cả nước hiện có.
Theo Phó cục trưởng Cục Hàng Hải VN Bùi Thiên Thu, MLC 2006 là một định ước quốc tế, nhằm bảo hộ những quyền lợi hợp pháp của thuyền viên, những lao động làm việc trên tàu. Công ước này chi phối và liên quan đến tất cả những đối tượng trong ngành Hàng hải và lao động hàng hải. Theo quy định của MLC 2006, để có đủ điều kiện tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, doanh nghiệp cung ứng phải được đánh giá và cấp Giấy chứng nhận phù hợp với MLC 2006. Đồng thời, chủ tàu sử dụng dịch vụ cung ứng thuyền viên cũng chịu sự đánh giá và cấp phép hoạt động ở các lĩnh vực liên quan theo MLC 2006. Trong đó, Giấy chứng nhận dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên của doanh nghiệp cung ứng là hạng mục bắt buộc phải kiểm tra.
Ông Bùi Thiên Thu cho biết thêm, các quy định của MLC 2006 đang được luật hóa đưa vào các nội dung quy định của pháp luật Việt Nam theo lộ trình. Vừa qua, Cục đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp cung ứng lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cục cũng đã tổng hợp ý kiến báo cáo Bộ GTVT, đề xuất Bộ GTVT thống nhất với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong thời gian sớm nhất, ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên theo quy định của MLC 2006, để đáp ứng các quy định của Công ước, kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Làm sao để dân số vàng trở thành nhân lực vàng

Từ một trường kỹ thuật - công nghệ với nhiều khó khăn vào năm 2004, đến nay Trường cao đẳng nghề LILAMA 2 (thuộc Bộ Xây dựng, đóng trên địa bàn huyện Long Thành) đã vươn lên trở thành một trong những cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam.
Châu Hưng là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu sang nhật bản.

Gắn bó và lãnh đạo trường đi suốt chặng đường hơn 10 năm phát triển, Nhà giáo ưu tú, TS. Lê Văn Hiền chia sẻ điều mà ông tâm đắc nhất là tất cả sinh viên của LILAMA 2 ra trường đều là có việc làm theo đúng chuyên môn. Sinh viên có thể đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng khắt khe và tự tin bắt tay ngay vào công việc của doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, châu Âu; hay xuất khẩu lao động ở những thị trường khó tính, như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Lấy áp lực làm động lực phát triển
*  Trong bối cảnh một số trường dạy nghề trong cả nước đào tạo kém hiệu quả, vắng người học; người học ra trường phải làm trái ngành hoặc thất nghiệp, thì mô hình đào tạo của nhà trường được xem là điểm sáng. Ông cho biết vì sao LILAMA 2 làm được điều này?
- Khi mới nhận nhiệm vụ hiệu trưởng vào năm 2004, tôi đã nghiên cứu nhiều mô hình đào tạo của Nhật, Anh, Úc, Mỹ, từ đó chúng tôi quyết định tham gia vào hệ thống đào tạo quốc tế và được Hội đồng nghề Vương quốc Anh chấp nhận là thành viên vào năm 2005. Đến năm 2008, trường đã trở thành thành viên của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ. Năm 2010, qua khảo sát, đoàn công tác của Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Cộng hòa liên bang  Đức (BMZ) và Cơ quan phát triển của Chính phủ Pháp (AFD) nhận thấy trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng nhà trường vẫn tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng, nên họ đã đồng ý hỗ trợ vốn ODA để đầu tư xây dựng nhà trường thành trung tâm đào tạo chất lượng cao quốc tế.
Đầu năm 2015, trường được Chính phủ đồng ý chủ trương cho đào tạo thí điểm hệ kỹ sư thực hành theo tiêu chuẩn level 6 khung 8 bậc của UNESCO-ISCED 2011. Đến thời điểm này, LILAMA 2 là một trong những trường cao đẳng đầu tiên ở Việt Nam đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nói, sự hỗ trợ về chương trình đào tạo cũng như yêu cầu đảm bảo chất lượng để triển khai đào tạo của các tổ chức quốc tế đã tạo áp lực, đồng thời đó là cơ hội tốt nhất để nhà trường phát triển như ngày hôm nay.
*  Ông có thể nói rõ hơn về quan điểm “Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu” của nhà trường?
-  Để đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, chương trình và giáo trình đào tạo phải được xây dựng theo khung quốc tế, như: UNESCO - ISCED 2011, IHK của Đức, City & Guilds (Anh); AWS (Hoa Kỳ)... và các ý kiến đóng góp từ khối doanh nghiệp.
Để chuyển hóa chương trình học đó vào từng sinh viên, nhà trường phải đầu tư đồng bộ với cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp. Theo tôi, đầu tư trang thiết bị hiện đại là cần thiết, nhưng quan trọng hơn thiết bị đó phải gắn với chương trình học và phù hợp với trình độ công nghệ doanh nghiệp đang sản xuất, thì chất lượng đào tạo mới gắn được với yêu cầu thực tế.
Trụ cột tiếp theo là đội ngũ giảng viên, cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Muốn học và hành tốt, tôi cho rằng không thể giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà phải đổi mới phương pháp giảng dạy “Lấy học viên làm trung tâm”. Với 3 trụ cột cứng là: giáo trình, thiết bị và giảng viên như nêu trên, nhà trường đã và đang xây dựng, hoàn thiện để thực hiện triết lý giáo dục chất lượng cao của các nhà trường.
* Nếu có trụ cột “cứng”, chắc hẳn có trụ cột “mềm”, thưa ông?
- Thực tế chứng minh rằng đào tạo nghề công nghiệp thì người học phải biết rõ các tiêu chuẩn công nghiệp. LILAMA 2 đã từng bước xây dựng một môi trường công nghiệp văn minh với các tiêu chí khắt khe ngay tại nhà trường để sinh viên khi ra trường, trở thành công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư thực hành có tác phong công nghiệp, lao động an toàn cao, văn minh, lịch sự và có ý thức bảo vệ môi trường. Ngay tại xưởng học, sinh viên được tập thói quen học xong là dọn dẹp dụng cụ ngăn nắp, không có trường hợp hút thuốc lá, nhai kẹo cao su bừa bãi. Học sinh, sinh viên khi bước vào xưởng thực hành có hệ thống camera giám sát đúng như môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
Ngoài ra nhà trường còn xây dựng trụ cột về hệ thống đảm bảo chất lượng quốc tế do các đơn vị quốc tế mà trường hợp tác đảm nhận. Tất cả các trụ cột trên phải được định hướng và hoạch định bởi người lãnh đạo. Lãnh đạo đề ra tầm nhìn, xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, nhận rõ cơ hội để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như thấy được rủi ro để có chiến lược phát triển bền vững. Đó chính là “trụ cột mềm” của chúng tôi.
* Từ đâu mà ông chú trọng xây dựng kỹ năng mềm và xem đó là trụ cột quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường?
- Xuất phát từ khoảng thời gian 20 năm công tác từ thực tiễn, đảm nhiệm từ chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty lắp máy 45-1 là công ty hàng đầu của ngành lắp máy Việt Nam, từng kiêm nhiệm giám đốc nhiều dự án lớn: đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và Trạm xử lý khí Dinh Cố, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2, Nhà máy đạm Phú Mỹ..., tôi xác định rằng: lực lượng lao động kỹ thuật có vai trò rất quan trọng. Họ đóng góp vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, có kỹ năng nên nâng cao năng suất lao động tạo lợi thế cạnh tranh so với nhân lực các nước và tham gia kiểm soát chất lượng sản phẩm để hạn chế rủi ro về kém chất lượng.
Lực lượng lao động kỹ thuật ngoài giỏi nghề, thạo các kỹ năng, còn cần phải có tác phong công nghiệp. Không thể đào tạo lao động kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập mà thiếu kỹ năng ngoại ngữ, hoặc ngồi phòng máy lạnh đơn thuần được…
Đón đầu nguồn nhân lực chất lượng trong hội nhập
*  Dư luận xã hội hiện nói nhiều về tình trạng “thừa thầy - thiếu thợ” ở Việt Nam. Là người làm công tác giáo dục, nhất là quản lý đào tạo “người thợ”, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Để tránh tình trạng này, các nước tiên tiến đã phân luồng học sinh ngay từ cấp THCS. Vì sao lao động kỹ thuật ở một số nước được trả lương cao, xã hội trọng dụng, tạo môi trường rất tốt cho đào tạo nghề? Thực tế ở các nước đó, doanh nghiệp có trách nhiệm cao với công tác đào tạo nghề. Trường hợp cụ thể là Công ty TNHH Bosch Việt Nam (vốn của Cộng hòa liên bang Đức, đóng chân trên địa bàn huyện Long Thành), mỗi tháng chi hỗ trợ sinh hoạt phí 2 triệu đồng/sinh viên đang học theo chương trình đào tạo kép của Đức giữa Trường cao đẳng nghề LILAMA 2 với Bosch Việt Nam.
* Theo ông, để cán cân thầy - thợ bớt khập khiễng như hiện nay, cần có những giải pháp gì?
- Theo nghiên cứu của tôi về kinh nghiệm của các nước cũng như thực tế tại nhà trường, chúng ta nên thực hiện tất cả và đồng bộ các giải pháp như sau: Thứ nhất, Việt Nam cần có chính sách vĩ mô trong phân luồng học sinh. Không thể nói đơn thuần là giảm áp lực thi cử cho học sinh mà cần phải có công cụ đánh giá khắt khe, chính xác năng lực của người học để phân luồng hợp lý. Thứ hai, các cơ sở giáo dục đại học cần xác định chất lượng đào tạo là mục tiêu chứ không phải tăng quy mô, số lượng đào tạo. Thứ ba, hệ thống đào tạo nghề ngoài việc phải nâng chất lượng đào tạo, còn cần hợp tác sâu với doanh nghiệp, cung cấp cho sinh viên thành thạo các kỹ năng. Và cuối cùng là Nhà nước cần sớm thực hiện tốt cơ chế đặt hàng đào tạo, thay phương thức chi cấp kinh phí cho các cơ sở đào tạo dựa trên cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, có như thế vừa tăng hiệu quả ngân sách chi cho đào tạo, vừa tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các cơ sở đào tạo công lập, cũng như ngoài công lập.

*  Trở lại với thị trường lao động Đồng Nai - địa phương có nền kinh tế phát triển năng động, nhà trường đã có chiến lược phát triển gì để đón đầu hội nhập?

- Việt Nam có lợi thế dân số vàng, và nhất thiết phải phát huy lợi thế đó thành nhân lực vàng trong thời điểm hội nhập. Làm công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhà trường đã có chiến lược đào tạo nhân lực phục vụ cho những dự án quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có Đồng Nai, như: tuyến metro của TP.Hồ Chí Minh, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đẩy mạnh các ngành công nghiệp cao, công nghiệp hỗ trợ - những ngành mà Đồng Nai chủ trương thu hút đầu tư mạnh thời gian hiện nay.

* Xin cảm ơn ông!
Theo báo đồng nai

Thực tập sinh tại Nhật Bản được triển khai thí điểm

Chiều 20/8, Sở LĐ-TB-XH tỉnh và Phòng LĐ-TB-XH huyện Tuy An tổ chức hội nghị triển khai thí điểm chương trình đi thực tập sinh tại Nhật Bản cho hơn 100 người trên địa bàn huyện.
Châu Hưng là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu sang nhật bản.

Đại diện Công ty CP cung ứng nhân lực Việt - Nhật đã phổ biến một số chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động; tiêu chuẩn, ngành nghề; quyền và nghĩa vụ đối với người lao động có nhu cầu khi tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn, đào tạo lao động đi thực tập sinh tại Nhật Bản đợt II/2015.
Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh, tiêu chuẩn lao động được tuyển chọn đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe; trình độ học vấn THPT. Ngành nghề: Tu nghiệp và thực tập tại các nhà máy dệt may, cơ khí, nhựa, chế biến thủy sản, thợ mộc, xây dựng, nông nghiệp... trong 3 năm; thu nhập bình quân khoảng 80.000 yên đến 100.000 yên/tháng (tương đương khoảng 22 triệu đồng đến 28 triệu đồng/tháng).
Theo HOÀNG ANH – báo Phú Yên

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Khánh Hòa hỗ trợ 100 lao động đi xuất khẩu mỗi năm ở nước ngoài

Theo thông tin từ Trang thông tin điện tử Báo Khánh Hòa cho biết thì tỉnh Khánh Hòa mỗi năm sẽ hỗ trợ 100 lao động đi xuất khẩu làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.
Ngày 15-10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị triển khai Đề án hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đề án, trung bình mỗi năm, tỉnh sẽ hỗ trợ cho 100 lao động đi làm việc ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức. Đối tượng được hỗ trợ 100% chi phí là NLĐ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động là thân nhân người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Các đối tượng khác được hỗ trợ vay tối đa 80% chi phí xuất khẩu lao động từ nguồn ngân sách tỉnh ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Về điều kiện vay vốn: NLĐ phải có hộ khẩu thường trú ở Khánh Hòa từ đủ 5 năm trở lên và được cấp có thẩm quyền xác nhận...

Quyết tâm thực hiện xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS tỉnh Ninh Thuận

Huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận, có dân số gần 41.000 người, trong đó có trên 70% là đồng bào dân tộc thiểu số (người Raglai chiếm 63%), đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong 6 xã (32 thôn) toàn huyện, có 3 xã Phước Kháng, Phước Chiến, Bắc Sơn và 2 thôn Ấn Đạt, Suối Đá (Lợi Hải) thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Do đặc điểm trên, để thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21-10-2011 của Tỉnh ủy về “Công tác giảm nghèo đến năm 2015”, Huyện ủy Thuận Bắc đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết (NQ) số 07-NQ/HU về “Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015”.
Trong quá trình triển khai thực hiện NQ trên, với quan điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững là sự nghiệp của toàn dân, kết quả thành công phụ thuộc trước hết vào sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, Huyện ủy Thuận Bắc đã ban hành nhiều NQ liên quan, trong đó có các NQ về phát triển kinh tế-xã hội thôn Xóm Bằng (Bắc Sơn) và phát triển kinh tế-xã hội xã Phước Kháng.
Để đưa NQ vào cuộc sống, trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo. Đa số hộ nghèo đã có nhận thức tự vươn lên thoát nghèo, cố gắng tự học nghề, tự tìm tòi thu thập kinh nghiệm, tích cực sản xuất, tự tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt.
Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm tổ chức 46 lớp đào tạo nghề (chủ yếu là các nghề chăn nuôi, trồng trọt, may công nghiệp, đan lát, thêu tay,...) cho 1.560 học viên, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo lên 30%; đồng thời tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm mới trong và ngoài tỉnh cho 4.018 lao động, xuất khẩu 42 lao động làm việc tại Malaysia và Nhật Bản.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong các giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, đáng chú ý hơn cả là việc tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn về nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất và đầu tư hạ tầng thiết yếu.
Về nhà ở, từ năm 2011 đến nay, Thuận Bắc đã hỗ trợ xây dựng 689 căn nhà, nâng tổng số nhà ở được hỗ trợ xây dựng lên 1.467 căn, góp phần giải quyết nhà ở cho người nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Để tạo điều kiện về đất sản xuất, UBND huyện đã tổ chức khai hoang 25ha đất cấp cho 160 hộ dân sản xuất, nâng tổng số hộ dân được cấp đất sản xuất lên 430 hộ, với diện tích trên 100ha. Đặc biệt các chương trình 134, 135 đã hỗ trợ 41,8ha đất sản xuất cho 230 hộ (17,5ha cho 70 hộ thuộc thôn Xóm Bằng 2, xã Bắc Sơn và 24,3ha cho 160 hộ thuộc 2 xã Lợi Hải, Phước Kháng) và hỗ trợ sản xuất 2,2 tỷ đồng; xây dựng công trình nước sinh hoạt, xây mới, sửa chữa nâng cấp đường giao thông, trường học và các trạm y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu thiết yếu cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn... Qua đó đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ngày càng được cải thiện, văn hóa xã hội có bước phát triển, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên.
Anh Nguyễn Ngọc Định, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thuận Bắc, cho biết: Qua thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội đã tạo được lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; nhất là đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả huyện từ 23,57% (năm 2011) xuống còn 15,72% trong năm nay, bình quân hằng năm giảm 2%.
Đặc biệt các xã miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 50%) đã giảm đáng kể, cụ thể xã Bắc Sơn giảm còn 22,99%, xã Phước Chiến giảm còn 33,37% và xã Phước Kháng giảm còn 30,94%. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho gần 700 lao động (chỉ tiêu cả năm là 900 lao động). Tuy nhiên, dù có nhiều đổi mới, tiến bộ, nhưng nhìn chung đời sống Nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào vùng miền núi, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, hộ nghèo phát sinh vẫn còn; chênh lệnh thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng miền còn lớn.
Trước thực tế trên, hướng đến mục tiêu hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2% và giải quyết việc làm cho 900 lao động theo NQ Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Thuận Bắc tập trung thực hiện tốt các chính sách dân tộc, chương trình nông thôn mới, chương trình tam nông, chương trình 135 giai đoạn III và chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo theo Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trọng tâm là thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm; đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Theo Báo Ninh Thuận

Chưa tìm hiểu được lý do 3 thuyền viên mất tích trên biển Nhật Bản

Chiều 16/10, thông tin với các cơ quan thông tấn báo chí, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết nếu không tìm được ba thuyền viên mất tích ở vùng biển Nhật Bản thì sẽ rất khó biết được nguyên nhân vụ việc.
Thông tin của các công ty cung ứng thuyền viên đều cho biết khả năng bơi của các thuyền viên Việt Nam là rất tốt. Trên tàu này có 21 thuyền viên Việt Nam, trong đó có những thành viên đã làm trên tàu này từ 2013, có những thuyền viên mới sang. Ba trong số các thuyền viên này đã mất tích vào ngày 8/10.
Ông Tống Hải Nam nhấn mạnh vụ 3 thuyền viên Việt Nam mất tích có thể do rủi ro nhưng "nếu nói về lý do vì mức thu nhập, điều kiện sống kém mà bỏ trốn thì chắc không phải, bởi nếu đối xử không tốt thì tất cả các thuyền viên đã bỏ trốn."
Lao động Việt Nam làm việc trên tàu cá nước ngoài đều là những người ở vùng biển, có kinh nghiệm đi biển. Ngoài việc đủ điều kiện về sức khỏe, tay nghề, các thuyền viên đều được doanh nghiệp cung ứng thông tin đầy đủ về pháp luật, mức lương, chế độ đãi ngộ. Vì vậy, hiện nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân mất tích của ba thuyền viên này.
Ông Tống Hải Nam cho biết thêm, có hai loại tàu cá gồm tàu cá biển gần (đi biển trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng) và tàu cá xa bờ (thường đi biển 6-10 tháng đánh bắt ở vùng biển sâu, biển xa). Hàng năm, Việt Nam đưa người lao động đi làm thuyền viên tàu cá chiếm không nhiều trong tỷ trọng chung của xuất khẩu lao động.
Năm 2014, Việt Nam đã đưa khoảng 100.000 lao động đi làm thuyền viên nghề cá. Đối với thị trường Hàn Quốc đưa được khoảng hơn 1.200 lao động Việt Nam đi làm thuyền viên tàu cá biển gần. Đối với thuyền viên biển xa, chủ yếu Việt Nam đưa lao động đi làm việc cho các tàu cá của Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản với số lượng hàng năm 1.500-2.000 người.
Trong hai năm (2014-2015) Đài Loan đã dừng nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực thuyền viên tàu cá biển gần và lao động giúp việc gia đình. Sau hội nghị Bộ trưởng Lao động Việt Nam và Đài Loan tháng 4/2015, Đài Loan mới mở cửa trở lại, chính thức tiếp nhận trở lại lao động thuyền viên tàu cá gần bờ đối với lao động Việt Nam,.
Hiện nay, Việt Nam và Đài Loan đang bàn quy trình và thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp được cung ứng thuyền viên tàu cá biển gần cho Đài Loan. Như vậy, hiện nay, Việt Nam đưa lao động thuyền viên tàu cá đi làm việc tại ba thị trường chính gồm Hàn Quốc (cả thuyền viên tàu cá biển xa và thuyền viên tàu cá biển gần) Nhật Bản, Đài Loan (chủ yếu là thuyền viên tàu cá biển xa).
Ông Tống Hải Nam cho biết mức lương của lao động thuyền viên tàu cá gần bờ bằng với lao động làm trên bờ. Ví dụ như tại Hàn Quốc, mức lương của lao động trên bờ tính theo tiền won, quy đổi ra được khoảng 1.000 USD/tháng, lao động thuyền viên tàu cá gần bờ cũng có mức lương như vậy.
Mức lương đối với thuyền viên tàu cá xa bờ sẽ thấp hơn vì đi ra khơi không phải mất bất cứ chi phí nào nhưng bù lại, ngoài mức lương đó sẽ được thưởng nhiều.
Cách đây 5-7 năm, mức lương đối với thuyền viên tàu cá xa bờ chỉ dao động từ 180-210 USD/tháng đối với thuyền viên không có kinh nghiệm (lần đầu tiên đi theo các tàu cá nước ngoài).
Đối với các lao động có kinh nghiệm sẽ có mức lương cao hơn, khoảng 270-280 USD. Nhưng gần đây, do nhu cầu đối với thuyền viên tàu cá là tương đối cao nên mức lương đàm phán được tăng lên.
Hiện, lao động đi làm việc trên các tàu cá xa bờ đối với lao động không có kinh nghiệm ở cả ba thị trường trên xấp xỉ 450 USD. Đối với thuyền viên đã có kinh nghiệm, mức lương từ 900-1.000 USD/tháng.
Đối với chế độ tái hòa nhập của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trở về, ông Tống Hải Nam thông tin hiện nay, Việt Nam chưa có chính sách cụ thể đối với việc tái hòa nhập đối với các lao động xuất khẩu lao động, trong đó có lao động thuyền viên tàu cá.
Tuy nhiên, hầu hết các thuyền viên tàu cá khi rời tàu về quê với đồng vốn tích lũy được để sắm tàu to hơn; cũng có những thuyền viên coi chuyện làm việc trên các tàu cá nước ngoài như một nghề truyền thống, nếu còn đủ sức khỏe, về quê hương một thời gian người lao động lại đăng ký đi làm việc tại các tàu nước ngoài…
Nguồn VietnamPlus

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Mọi người chờ mong tin tức từ thuyền viên mất tích trên biển nhật bản

Nhận tin con trai Thiều Đình Thưởng (28 tuổi) là một trong ba người Việt Nam mất tích trên tàu cá ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Hokkaido, bà Hương đứng ngồi không yên, mắt luôn dõi thông tin trên tivi rồi cầu nguyện.
Ba thuyền viên Việt Nam mất tích ngoài khơi biển Nhật Bản
Trưa 12/10, trong căn nhà cấp bốn ở xã Kỳ Khang (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), bà Hồ Thị Hương (52 tuổi, mẹ thuyền viên Thiều Đình Thưởng) ngồi lặng bên góc giường. Tối hôm trước xem tivi, thấy thông báo một số người Việt Nam nhảy khỏi tàu cá Đài Loan rồi mất tích trên biển Nhật Bản, linh tính mách bảo, bà chợt nghĩ tới con trai thứ hai đang đi xuất khẩu lao động gặp chuyện chẳng lành.

"Tôi thấp thỏm, đứng ngồi không yên. Sáng nay nhà môi giới lao động ở thị xã Kỳ Anh tới thông báo Thưởng cùng hai người nữa mất tích ở ngoài biển, hiện chưa rõ tình tình. Chân tay tôi bủn rủn, gục bên vai chồng rồi khóc", bà Hương kể.
Theo bà Hương, 4 tháng trước gia đình đã vay 21 triệu đồng để anh Thưởng đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan với mức lương khoảng 8,5 triệu đồng mỗi tháng. Theo quy định sau 4 tháng, chủ lao động sẽ thanh toán tiền một lần, nhưng nay khi gần đến thời hạn nhận tiền thì anh Thưởng gặp nạn.
"Đã 4 ngày rồi, tôi đang tắt dần hy vọng. Có một số trường hợp trước đây nhảy tàu, may mắn sống sót. Hy vọng con trai tôi có thể nhảy được ra xa, bơi vào bờ", ông Thiều Hữu Kỳ (56 tuổi, bố Thưởng) nói.
Là con thứ hai trong gia đình có sáu anh chị em, anh Thưởng học hết cấp một thì bôn ba đi làm đủ nghề kiếm sống. Trước đó nam thanh niên từng đi xuất khẩu lao động, tích cóp được ít vốn giúp bố mẹ và trả nợ. Năm nay, anh tiếp tục đăng ký đi với hy vọng có thể kiếm tiền về xây nhà, lập gia đình.
Cách nhà ông Kỳ khoảng một km là nhà thuyền viên Nguyễn Đình Ngà (25 tuổi, trú xã Kỳ Khang). Ngà và Thưởng là đôi bạn thân, đi xuất khẩu lao động cùng thời điểm và đều mất tích vào đêm 8/10. Ngà mới lập gia đình, có con gái một tuổi. Do chưa có nhà ở nên anh sống cùng bố mẹ, nuôi giấc mơ xuất khẩu lao động để lấy tiền ra riêng.
Bà Phạm Thị Hương (51 tuổi, mẹ Ngà) buồn rầu cho biết, thời gian qua gia đình liên tục nhận tin buồn. Một năm trước, chồng bà là ông Nguyễn Đình Triển (56 tuổi) đi xuất khẩu lao động ở Angola theo dạng tự do, tới nay chủ lao động không trả tiền, vẫn chưa thể về nước. Ngà nối bước bố ra nước ngoài làm ăn, nhưng rồi tiền mất, tính mạng thì đang lành ít dữ nhiều.
"Khi đi gia đình vay 30 triệu đồng tiền tín dụng. Hồi mới sang, Ngà bảo công việc vất vả, nhiều khi thức trắng đêm, những bữa ăn đều vội vàng. Tôi không hiểu rõ tính chất công việc của con, nhưng nghe nói thì lòng quặn thắt, nghĩ thương cho nó phải vất vả từ bé tới giờ", bà Hương nói.
Đứng dỗ dành con trai một tuổi, chị Nguyễn Thị Tâm (25 tuổi, vợ Ngà) kể, mấy đêm nay không ngủ được, lỡ chồng có mệnh hệ gì thì ai sẽ chăm sóc gia đình. "Khi đi, cả nhà đã dặn dò, khuyên anh nên chịu khó làm ăn, đừng bao giờ nhảy tàu, tiền mất tật mang, nếu khó khăn quá thì xin về. Giờ không biết nói gì hơn ngoài việc mong anh tai qua nạn khỏi", chị tâm sự.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Đình Tương, Phó phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Anh cho biết, trên địa bàn hiện có hơn 8.000 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…, trong đó hơn 4.000 lao động là đi theo dạng không giấy phép.
"Trước đó có nhiều trường hợp sau khi sang nước bạn rồi bỏ trốn, đơn vị đã phối hợp với công ty môi giới, làm công văn gửi về cho gia đình, kết hợp xử phạt những người vi phạm", ông Tương nói và cho hay cái khó trong việc quản lý là có một số người khi đi xuất khẩu lao động không qua làm việc với phòng để hướng dẫn. Họ trực tiếp làm việc với một số công ty ngoài miền Bắc rồi tự đi. Do vậy khi xảy ra trục trặc gì, rất khó tiếp cận thông tin để xử lý.
Trước đó theo TTXVN, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết vào 23h30 (21h30 giờ Hà Nội) ngày 8/10, ba thuyền viên Việt Nam là Thiều Đình Thưởng (28 tuổi), Nguyễn Đình Ngà (25 tuổi, cùng trú xã Kỳ Sang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Lê Văn Thực (22 tuổi trú xã Thăng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình), đang làm việc trên tàu cá Đài Loan đã nhảy xuống biển Nhật Bản, ở vị trí cách cảng Shiraoi, tỉnh Hokkaido khoảng 12 km.
Tàu Tomakaze của JCG tìm kiếm và phát hiện một phao cứu sinh có một túi nylon chứa tư trang gồm một áo khoác, một quần bò, một quần đùi, một khẩu trang gần khu vực thuyền viên nhảy xuống.

Điều dưỡng sang nhật làm việc chưa được bộ LĐ-TB&XH cho phép

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thông báo ngày 13-10 thì thực tập sinh kỹ năng Việt Nam vẫn chưa được phép sang thực tập ngành điều dưỡng ở Nhật Bản.
Cơ quan này cho rằng thời gian gần đây một số nghiệp đoàn Nhật Bản đã sang Việt Nam gặp gỡ các công ty xuất khẩu lao động đề nghị hợp tác đưa thực tập sinh ngành điều dưỡng sang thực tập tại Nhật Bản.

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Qua đó Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông tin việc mở rộng tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng đang được đệ trình Quốc hội và Hạ viện Nhật Bản để thảo luận thông qua. Tuy nhiên, hiện nay kỳ họp đã kết thúc và việc xem xét mở rộng lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh điều dưỡng vẫn chưa được hai cơ quan nói trên của Nhật Bản thông qua. Do vậy, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam chưa được phép sang thực tập ngành điều dưỡng ở Nhật Bản.
Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa gửi văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không được thực hiện tuyển chọn thực tập kỹ năng đi thực tập tại Nhật Bản ngành nghề điều dưỡng.
Được biết, thời gian qua Cục Quản lý lao động ngoài nước được Bộ LĐ-TB&XH chỉ định nơi làm đầu mối tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật làm việc.  Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.

Những người được lựa chọn sẽ được sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa ba năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần) và tối đa bốn năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần). Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ tư. Nếu đỗ các ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn.

Vụ công ty Việt Nhật Vinh Ron bị tố lừa hàng nghìn USD giờ ra sao

Tiếp tục cập nhật thông tin từ vụ công ty Vinh Ron bị tố lừa hàng nghìn USD của người lao động: Tuy sai phạm nhưng vẫn thách thức pháp luật. Trên báo Lao động có bài viết làm rõ hơn về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé.

Cty TNHH Tư vấn quản lý phát triển Việt Nhật Vinh Ron (Cty Vinh Ron, địa chỉ số 28/1/21 Phan Đình Giót, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM) không được cấp phép xuất khẩu lao động (XKLĐ) vẫn tổ chức tuyển dụng, thu hàng chục ngàn USD, thu bằng gốc của người lao động (NLĐ). Cho rằng bị lừa, hơn 2 tháng qua, NLĐ kêu cứu khắp nơi nhưng đến nay, dù sai phạm rất rõ, phía Cty vẫn ung dung, thách thức pháp luật, trong khi NLĐ lâm cảnh khốn đốn!
“Bố em quá lo lắng nên đã không qua khỏi”
Như Báo Lao Động nhiều lần thông tin, dù không được cấp phép, Cty Vinh Ron vẫn tổ chức tuyển dụng, đào tạo thu tiền 1.500-3.000 USD/người của gần 100 NLĐ, thu bằng gốc, giấy tờ tùy thân gốc của NLĐ và hứa hẹn đưa sang Nhật Bản làm việc. Quá thời hạn cam kết nhưng không đi được sang Nhật, NLĐ nghi ngờ bị lừa nên đề nghị Cty trả lại tiền, hồ sơ nhưng Cty không thực hiện. Bức xúc, NLĐ làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng, Công an Q.Tân Bình, Cục An ninh chính trị nội bộ (A83), sau hơn 2 tháng, vụ việc vẫn giậm chân tại chỗ.
Sáng 10.10, sau 4 lần hẹn gặp trả tiền nhưng không được, NLĐ tập trung về trụ sở Cty Vinh Ron để nhận tiền, giấy tờ gốc, thế nhưng một lần nữa việc thỏa thuận lại bất thành.
Chị Phạm Thị Ngọc Em - người được Cty hứa hẹn đưa sang Nhật làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn - cho biết, chị nộp cho Cty tổng cộng 2.500 USD và Cty thu bằng tốt nghiệp THPT gốc, bằng trung cấp điều dưỡng gốc của chị. Hiện tại, không còn bằng cấp để xin việc, chị phải xin đi làm thời vụ bưng bê ở các nhà hàng tiệc cưới, cuộc sống rất khó khăn.
“Không ai tìm được việc làm hết vì giấy tờ tùy thân, bằng cấp không còn. Anh Nguyễn Thanh Hải còn nộp cả giấy khai sinh gốc cho Cty, anh Nguyễn Thanh Nhàn nộp cả bằng gốc đại học, cao đẳng, chứng chỉ nghề cho Cty. Số tiền chúng tôi nộp cho Cty là tiền gia đình phải cầm đất vay mượn. Ba của em Đỗ Thị Thùy vì quá lo lắng mà lâm bệnh, mới mất 1 tuần nay” - chị Nguyễn Thị Thanh nói.
Chị Thùy rưng rưng: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ phải vay nóng để có tiền cho em đi Nhật, giờ mọi chuyện vỡ lở, bố em quá lo lắng nên đã không qua khỏi”.
17 người có mặt sáng 10.10 là những người đứng đơn tố cáo Cty Vinh Ron với cơ quan chức năng. Những NLĐ này cho biết, những ngày gần đây, các học viên khác của Cty cũng gọi điện hỏi cách gửi đơn lên báo chí, cơ quan chức năng tố cáo Cty. Những LĐ này sẽ gửi đơn ra tới Hà Nội, Công an TPHCM để kêu cứu!
Những yêu cầu vô lối
Cho biết lý do khiến thỏa thuận trả tiền sáng 10.10 không thành, NLĐ cho biết, do Cty tiếp tục lùi thời hạn trả tiền đến ngày 30.11 và ngang ngược đặt ra những yêu cầu vô lối. Theo đó, Cty sẽ trừ 150 USD chi phí tư vấn và giới thiệu việc làm tại Nhật Bản, chi phí làm hồ sơ. Đặc biệt, NLĐ phải “Đính chính lại thông tin rằng bên A (Cty) không lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bên B (NLĐ), bằng hình thức đăng bài viết trên mặt báo, trước ngày 30.11”.
Trước yêu cầu này của Cty, NLĐ bức xúc cho rằng: Việc Cty không có chức năng XKLĐ nhưng lập lờ tuyển dụng, thu tiền NLĐ là sai. Pháp luật quy định Cty không được thu bằng gốc, giấy tờ gốc của NLĐ mà Cty vẫn thu là sai, quá thời hạn thỏa thuận ban đầu nhưng Cty không chịu giải quyết cho NLĐ là Cty cũng sai…
“Vậy chúng tôi sẽ đính chính như thế nào? Chúng tôi đề nghị, ngày Cty trả lại tiền, bằng gốc cho chúng tôi, chúng tôi sẽ mời nhà báo, cơ quan chức năng tới nhưng phía Cty vẫn không chấp nhận” - chị Nguyễn Thị Thanh nói.
Ngày 10.10, Cty không hẹn ngày trả lại bằng cấp và chứng chỉ gốc cho NLĐ, phía Cty cho rằng, toàn bộ giấy tờ gốc của NLĐ đã được Cty chuyển sang Nhật, nếu bây giờ muốn lấy lại, Giám đốc Cty là bà Nguyễn Thị Đoan Phương phải sang Nhật để lấy, nhưng vì vướng các bài báo nói về Cty Vinh Ron nên bà Phương không xuất cảnh được. “Cty lùi thời hạn rồi đề nghị chúng tôi phải “đăng bài lên báo” nói Cty không lừa đảo để giám đốc qua Nhật và ở luôn bên đó, hoặc ở 1 vài năm thì chúng tôi đòi tiền ở đâu?” - chị Ngoãn nghi ngờ.
NLĐ cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị trực tiếp đến cơ quan Công an Q.Tân Bình, Cục An ninh chính trị nội bộ (A83) và Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH).
Trong khi đó, nguồn tin của PV Báo Lao Động cho biết, làm việc với cơ quan công an, bà Nguyễn Thị Đoan Phương thừa nhận việc thu tiền, thu bằng gốc của NLĐ là sai và hứa sẽ khắc phục.

3 thuyền viên Việt Nam mất tích trên biển NB đã xác định được danh tính

Theo thông tin từ bái Việt Nam Plus thì 3 thuyền viên mất tích trên biển nhật bản được xác định là: Lê Văn Thực (22 tuổi), Thiều Đình Cường (28 tuổi) và Nguyễn Đình Ngà (25 tuổi).
Chiều 11/10, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết đã xác định được danh tính 3 thuyền viên Việt Nam trên tàu tàu Hsiang Fur Far của Đài Loan (Trung Quốc) đã nhảy xuống biển tại khu vực gần cảng Shiraoi, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản.
Ba thuyền viên ​này do Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động, thương mại và du lịch (TTLC) và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1) đưa đi, gồm: Lê Văn Thực (22 tuổi), Thiều Đình Cường (28 tuổi) và Nguyễn Đình Ngà (25 tuổi).
Ngay sau khi 3 thuyền viên nhảy xuống biển, một số thuyền viên trên tàu Hsiang Fur Far đã tổ chức tìm kiếm những thuyền viên này nhưng không thấy.
Tàu Hsiang Fur Far có 61 thuyền viên, trong đó có 21 thuyền viên là người Việt Nam. Phía Nhật Bản đã cử ngay 6 tàu và 1 máy bay ra tìm kiếm nhưng hiện vẫn chưa tìm thấy 3 thuyền viên mất tích. Do ảnh hưởng của cơn bão số 23, khu vực tìm kiếm đang có gió mạnh, sóng lớn nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu hai công ty đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khẩn trương xác minh, báo cáo nguyên nhân thuyền viên rơi xuống biển, phối hợp với chủ tàu Hsiang Fur Far và cơ quan chức năng của Nhật Bản để tìm kiếm, cứu hộ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thuyền viên. Hai công ty phải cử cán bộ trực tiếp thông báo, động viên thân nhân của 3 thuyền viên ổn định tâm lý.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đang nỗ lực làm việc với các cơ quan chức năng Nhật Bản để phối hợp tìm kiếm 3 thuyền viên mất tích này. Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cũng đang liên hệ với chủ tàu ở Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) đề nghị cho biết tình hình vụ việc để có các biện pháp bảo hộ công dân kịp thời.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Theo tình hình thực tế, kịp thời tham mưu các chính sách xã hội cho UBND huyện Diên Khánh

Theo ông chủ tịch UBND huyện Diên Khánh thì trong những năm qua, cán bộ huyện đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện triển khai đồng bộ các chính sách xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển, nâng cao mức sống người dân. Qua đó, toàn huyện có hơn 80% người học nghề tốt nghiệp có việc làm ổn định, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện lên 59,7%; tạo việc làm mới cho hơn 15.000 người và hướng dẫn hơn 200 người tham gia xuất khẩu lao đông nhật bản, hàn quốc,….
Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, phòng kịp thời tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai các chính sách an sinh xã hội cụ thể để hỗ trợ người lao động, giải quyết việc làm, hỗ trợ các đối tượng yếu thế và giảm nghèo. Từ năm 2010 đến nay, phòng đã tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ học nghề cho hơn 10.000 người; mở các lớp đào tạo nghề cho hơn 2.200 lao động nông thôn. Qua đó, hơn 80% người học nghề tốt nghiệp có việc làm ổn định, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện lên 59,7%; tạo việc làm mới cho hơn 15.000 người và hướng dẫn hơn 200 người tham gia xuất khẩu lao động ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc. Phòng còn phối hợp với các cấp, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động; thường xuyên kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Phòng luôn chủ động tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền huyện thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách; đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là những nội dung mới ban hành liên quan đến người có công; thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời, chính xác các chế độ hàng tháng cho 711 người có công với tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng/năm. Nhờ đó, hầu hết người có công trên địa bàn huyện luôn có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân nơi cư trú. Phòng còn lên danh sách, trình UBND huyện phê duyệt cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho hơn 800 người có công và hơn 800 cựu chiến binh. Mặt khác, mỗi năm, phòng vận động các cấp, ngành, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp hơn 340 triệu đồng vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Từ số tiền này, phòng đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 162 căn nhà tình nghĩa cho gia đình người có công cách mạng với tổng kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng...
Ông Võ Văn Nhu, Trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện Diên Khánh cho biết, từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã giảm hơn 2.700 hộ nghèo, vượt 21,7% so với kế hoạch đề ra. Để có được kết quả này, phòng đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện triển khai đồng bộ những biện pháp giảm nghèo chủ yếu như: Thực hiện chính sách, dự án tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; mở các lớp đào tạo nghề phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi; xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững... Phòng cũng tham mưu hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho 439 hộ nghèo với số tiền hơn 11 tỷ đồng; thực hiện cấp hơn 19.000 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, vận động hơn 90% hộ cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế...
Bên cạnh đó, phòng còn triển khai đồng bộ công tác bảo trợ xã hội cho các đối tượng người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em mồ côi, người bị bệnh tâm thần... Hiện nay, toàn huyện có 4.096 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng năm có hơn 3.400 người được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đối với người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phòng đã lập hồ sơ đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Từ năm 2011 đến nay, phòng cấp 9 đợt gạo cứu trợ với hơn 741,7 tấn gạo cho hơn 9.000 hộ, chủ yếu là hộ nghèo và người dân tộc thiểu số.
Mặt khác, phòng đã tham mưu, phối hợp xây dựng 100% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em. Đặc biệt, những năm qua, phòng đã thực hiện 4 đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Các đề tài đã được công nhận và ứng dụng vào thực tiễn, đem lại hiệu quả cao... Với những nỗ lực trên, Chi bộ Phòng 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh, trong đó năm 2011 đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu, được UBND tỉnh, Huyện ủy tặng bằng khen. Công đoàn Phòng 5 năm liên tục đạt vững mạnh xuất sắc.

Thái độ của doanh nghiệp chế biến gỗ trước xu thế hội nhập

Công nhận từ nhiều năm qua, doanh nghiệp chế biến gỗ có nhiều cơ hội để làm quan với các quy chế, quy định, luật lệ xuất nhập khẩu quốc tế. Sau khi hiệp định TPP được ký kết thì ngành chế biến gỗ VN đứng trước nhiều cơ hội, song cũng không ít thách thức.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam.
PV: Hiện nay có một số DN chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam chưa muốn ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU. Theo ông, tâm lý như vậy xuất phát từ nguyên nhân nào? Và ông có thể giải thích rõ lý do ký kết Hiệp định này?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Chúng ta đang có khoảng 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, nhưng chỉ có khoảng 1.000 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu. Hiện doanh nghiệp của chúng ta đang thực hiện khá nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hồ sơ pháp lý của các đối tác nước ngoài như EU, Mỹ, Nhật, Australia… mọi hoạt động xuất khẩu hiện vẫn khá suôn sẻ, bình thường.
Khi ký kết Hiệp định thì đương nhiên sẽ thêm thủ tục hành chính cho DN là cấp phép; rồi DN sẽ phải mất thời gian, tăng thêm chi phí. Đó là những điều mà không DN nào muốn, cho nên có tâm lý chưa muốn ký kết mà họ muốn yên ổn làm ăn như hiện nay. Tuy nhiên, xét về bình diện lợi ích quốc gia, lợi ích phát triển lâu dài của cộng đồng DN chế biến xuất khẩu gỗ thì chúng ta đàm phán để ký VPA/FLEGT với EU có 3 lý do chính:
Thứ nhất: Xu thế của thế giới hiện nay hướng tới bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, sử dụng gỗ hợp pháp, sử dụng gỗ bền vững. Đó là xu thế tất yếu không thể khác được. Mình không đi theo xu thế này sẽ lạc hậu, và đây là sáng kiến của EU là một sáng kiến tốt. Đó là xu thế tất yếu mình phải theo, DN dù không muốn cũng phải làm. 
Thứ hai: Chúng tôi có nhiều kỳ vọng, nói xuất khẩu sang thị trường EU, nhưng hầu hết chỉ có 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italy từ đó bán đi các nước khác cho nên giá trị kim ngạch còn thấp, chỉ bằng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Năm 2014 xuất khẩu gỗ đạt 6,3 tỉ USD, vào EU chỉ 600 triệu USD. Chúng tôi kỳ vọng, nếu ký được hiệp định này, thị trường mở rộng với 28 nước, kim ngạch sẽ lên hàng tỉ USD mỗi năm. 
Thứ ba: Việt Nam vừa là nước xuất khẩu vừa nhập khẩu, đã xuất khẩu, nhập khẩu thì có thể rủi ro rất lớn. Nhiều DN ở các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ chưa có chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững), chưa có hiệp định đối tác tự nguyện (VPA), chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU thì rủi ro rất lớn. Cho nên nếu tham gia VPA/FLEGT, Việt Nam có quyền lựa chọn những quốc gia nào có thể đáp ứng được, có thể bán hàng, mua hàng, lựa chọn thiết bị. Quan trọng hơn nữa, phía EU giúp mình về kỹ thuật để tìm kiếm các đối tác tốt hơn, có điều kiện phát triển tốt hơn, có luật lệ minh bạch hơn… Nhưng kỳ vọng quan trọng nữa là giá cả sản phẩm sẽ tăng lên, làm tăng doanh số cho DN.
PV: Có ý kiến cho rằng, hầu hết các DN chế biến gỗ Việt Nam đến nay đã đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo cam kết trong VPA/FLEGT khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường EU?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: DN của ta đã “thuộc bài”, đã làm quen nhiều với các quy chế, quy định, luật lệ quốc tế trong thời gian qua. Từ quy chế gỗ năm 2013 của EU, từ Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ đến các yêu cầu khắt khe về chất lượng của Nhật Bản, của Australia. Nghĩa là đã “thạo” với luật lệ thị trường quốc tế. Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài họ cũng thích làm việc với tác phong thạo việc như vậy.
Ví dụ ở Bỉ, họ cũng yêu cầu không cần giấy tờ nhiều, miễn là gỗ hợp pháp và các đối tác đã quen cách làm việc, đã tin cậy nhau. Lâu nay lâu nay chúng ta vẫn đang đang thực hiện và đến nay vẫn chưa có một lô hàng gỗ nào bị đối tác trả về. Hiện nay mỗi năm thế giới có nhu cầu khoảng 230 tỉ USD đồ gỗ (có con số nói khoảng 300 tỉ). Riêng thị trường 28 nước EU là 85 tỉ USD nhưng Việt Nam mới chỉ xuất sang EU 600 triệu USD là con số chưa đáng kể. Nhu cầu của Mỹ 22 tỉ USD nhưng ta mới đạt 2 tỉ USD (10%) chưa thấm vào đâu. Với dung lượng tiêu thụ đồ gỗ thế giới còn rất lớn, chúng tôi kỳ vọng năm 2020 sẽ đạt con số xuất khẩu đồ gỗ 12 tỉ USD. DN Việt Nam chắc chắn sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn của Hiệp định này.
PV: Bên cạnh Hiệp định đối tác tự nguyện đối với đồ gỗ, Việt Nam và EU còn ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Vậy các DN ngành gỗ sẽ được hưởng những lợi ích nào từ Hiệp định này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU chắc chắn sẽ có lợi rất nhiều đối với các doanh nghiệp. Thứ nhất, trước đây doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là bán sản phẩm, ít mua gỗ của nước ngoài, nhưng su khi kí Hiệp định FTA, doanh nghiệp trong nước sẽ có nhu cầu mua nhiều gỗ của nước ngoài, vì gỗ của họ rất tốt như gỗ của Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…khi đã miễn thuế thì DN được lợi ít nhất 10%. Thứ hai là doanh nghiệp sẽ không phải mất tiền chi phí cho khảo sát, đánh giá cho việc cấp chứng chỉ về nguồn gốc gỗ. Thứ ba là thiết bị chế biến gỗ. Trước đây mình nghèo, mua thiết bị chế biến gỗ của EU giá cao mà thuế tới 20-30%. Sắp tới được miễn thuế mà lại được trả chậm. Ví dụ, thiết bị Trung Quốc khoảng 1 triệu USD một dây chuyền sản xuất, 5 năm phải thay đổi, nhưng thiết bị của EU là 5 triệu USD, sản xuất khoảng 30 năm mới phải thay đổi. Cái nữa quan trọng hơn đối với DN chế biến xuất khẩu gỗ là nâng cao trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của các chủ DN. Khi đối tác mua sản phẩm của mình, đối tác sẽ đưa chuyên gia vào hướng dẫn kỹ thuật tại chỗ cho nên các ngành nói chung, ngành gỗ nói riêng sẽ có nhiều lợi ích từ FTA với EU.
PV: Đó là những thuận lợi lớn, nhưng các DN ngành gỗ cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay, thưa ông?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Trước hết là sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường nội địa của Việt Nam, vì Việt Nam ký kết FTA với EU và TPP trong tương lai, cuối năm nay cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, rồi sẽ ký kết VPA/FLEGT với EU. Các Hiệp định này với những cam kết đưa ra là doanh nghiệp bình đẳng, thuế suất bằng không, chất lượng hàng hóa phải đủ tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… Trong khi thị trường nội địa hiện nay vẫn yếu ớt, các sản phẩm gỗ của nước ngoài vào Việt Nam chất lượng tốt, giá thành lại rẻ, có tính pháp lý rất cao. Do đó, lo ngại nhất hiện nay là sự cạnh tranh quyết liệt giữa DN gỗ Việt Nam với DN gỗ nước ngoài. Các DN gỗ của Việt Nam cũng thấy điều đó, vì hiện nay các DN của ta manh mún, nhỏ lẻ và phân tán, mà nhà nước chưa có chính sách nào hỗ trợ cho vấn đề này. Người ta vẫn nói thị trường gỗ Việt Nam thua ngay trên sân nhà là như vậy. Thứ hai là khi càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu bao nhiêu thì thách thức của ngành gỗ càng lớn bấy nhiêu, mặc dù cơ hội cũng rất lớn. Đó là trình độ của các chủ DN của chúng ta chưa theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, đặc biệt trong chính sách thương mại quốc tế và trình độ ngoại ngữ của DN gỗ ta rất yếu. Phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới hiểu được thương mại quốc tế là như thế nào. Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu được thị trường EU ưa chuộng. Thứ ba là năng suất lao động trong ngành gỗ của Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Theo tổng kết, cả DN lớn, nhỏ, bình quân 1 năm một lao động trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam làm ra chỉ 12.000 - 13.000 USD. Trong khi đó Trung Quốc là 24.000 USD, EU là 36.000 USD. Nguyên nhân là do tay nghề, do quy trình sản xuất còn lạc hậu nên năng suất lao động thấp. Thứ tư là đội ngũ công nhân kỹ thuật trong ngành gỗ hiện nay vô cùng èo uột. Trước đây, có nhiều trường đào tạo công nhân nghề gỗ tại các địa phương và khu vực, nhưng bây giờ các trường đều nâng lên thành Cao đẳng, Đại học hết rồi nên việc đào tạo công nhân lành nghề ít được chú ý. Đó là những thách thức lớn mà mình phải vượt qua.
PV: Theo ông những giải pháp cơ bản nào để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Để phát triển ngành gỗ nói chung trước hội nhập, trước hết Nhà nước cần có chính sách đối với thị trường nội địa. Tôi lấy ví dụ, 20 năm nay phát triển xuất khẩu rất tốt với nhiều chính sách ưu ái cho ngành gỗ, nhưng nội địa thì không có chính sách nào cả, chưa thấy có văn bản nào cho chính sách phát triển gỗ nội địa, thậm chí kênh phân phối gỗ nội địa không có, sản xuất thì manh mún, chất lượng thì chưa thật tốt. Cần có khoản vay ưu đãi để nhập thiết bị, công nghệ hiện đại, vì của ta hiện nay hầu hết là máy móc thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan. Vay ưu đãi chứ không phải là vay thương mại. Rồi nữa, bản thân DN ngành gỗ chúng tôi phải tự vươn lên. Dứt khoát phải có chính sách đào tạo dài hạn, ngắn hạn để từng bước vươn lên. Đào tạo chủ DN, đào tạo văn phòng DN, đào tạo công nhân kỹ thuật. Tiếp nữa là làm ăn có chứng chỉ, làm ăn chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Hiện nay cái này còn hạn chế. Cũng rất may đến nay nhiều chủ DN gỗ Việt Nam rất tỉnh táo, họ liên tục cập nhật thông tin, họ đã yêu cầu chúng tôi biên soạn tài liệu kỹ thuật, giới thiệu đối tác để tiếp cận. Hiện nhiều DN chế biến gỗ đã liên kết với nhau. Ngoài ra các DN cũng cử nhiều đoàn đi nước ngoài tìm kiếm thị trường mới… đó là những điều tốt, nhưng dẫu sao vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Nguồn nhân lực lãng phí được giải quyết trong hội chợ việc làm phía bắc 2015

Ngày 27-8, tại Trường Cao Đẳng Nghề tỉnh Yên Bái, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH đã tổ chức Hội chợ việc làm phía Bắc năm 2015. Hội chợ thu hút 1.000 sinh viên theo học tại các trường dạy nghề phía Bắc cùng hơn 20 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển dụng lao động tham dự.
Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao gồm: công nghệ ô tô, công nghệ hàn, cắt gọt kim loại, công nghệ thông tin, điện công nghiệp. Hội chợ là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Tăng cường kỹ năng nghề do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ nhằm đưa DN đến gần hơn với trường nghề và các học viên.
Ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho rằng học viên, cơ sở đào tạo nghề và DN là 3 phần không thể thiếu trong sự phát triển, là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng hệ thống dạy nghề có chất lượng và hiệu quả, gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. Hội chợ việc làm 2015 được tổ chức sẽ là cầu nối giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học viên học nghề và DN để đáp ứng yêu cầu của các bên về lao động, việc làm và đào tạo nghề. Trần Xuân Dũng, sinh viên năm thứ 2, Khoa Công nghệ hàn, trường CĐ nghề Yên Bái cho biết tham dự hội chợ và tìm hiểu một số DN có nhu cầu tuyển dụng lao động, thấy ngành hàn mà mình đang theo học hiện có khá nhiều DN có nhu cầu tuyển dụng, thậm chí là tuyển lao động xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản nên rất mừng. “Em cũng đã đăng ký lưu thông tin ở 3 DN để khi có nhu cầu thì người ta gọi xét tuyển và phỏng vấn. Mong muốn của em sau này là tìm một công việc đúng với ngành hàn công nghiệp mà mình đang theo học, nếu may mắn được đi lao động ở nước ngoài thì đó cũng là một điều tốt để mình có thu nhập cao hơn cũng như nâng cao tay nghề”-Dũng nói.
Tại Hội chợ việc làm, đại diện nhà trường cũng đã lần lượt ký kết "Hợp tác cung ững nguồn nhân lực" cho các doanh nghiệp tham gia. Đại diện các DN, ông Nguyễn Ngọc Hưng, Giám đốc Công ty CP Xây dựng nhân lực GIAVI cho biết: Các DN cần tuyển dụng lao động rất hoan nghênh những sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp. Đối với công ty ông, đang hoạt động trong lĩnh vực cung ứng nhân lực thì những sinh viên tốt nghiệp từ các trường dạy nghề đáp ứng rất tốt các yêu cầu về kỹ năng nghề. Tuy nhiên, nhiều DN cũng muốn trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng nghề, để từ đó "nuôi" được nguồn nhân lực có triển vọng để đầu quân cho DN mình. Điều đó không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp trường nghề mà còn là yếu tố căn bản để DN ngày một phát triển và thành công hơn nữa".

Khảo sát từ dự án Tăng cường kỹ năng nghề do ADB tài trợ tại 223 DN cho thấy trên 50% DN cho biết sẵn sàng hợp tác với các cơ sở dạy nghề để đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực.

Từng bước hội nhập quốc tế với chiến lược xuất khẩu lao động

Hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là một chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập đối với nhiều cá nhân người lao động và gia đình họ, mà hàng năm những lao động này đã gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể, đưa XKLĐ nước ta trở thành một trong các ngành gia nhập “câu lạc bộ” 1 tỷ USD (bình quân từ năm 1999 đến nay, số ngoại tệ các lao động gửi về đạt trên 1,8 - 2 tỷ USD/năm) cũng như từng bước bổ sung và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực VN với tay nghề và tác phong công nghiệp dần hội nhập quốc tế, góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội nước nhà.
Xem thêm: xuất khẩu lao đông nhật bản tại Châu Hưng
Đổi đời nhờ XKLĐ
Nhìn bộ mặt làng quê xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) ngày nay sầm uất với những ngôi nhà, biệt thự xây dựng khang trang mọc lên, khó ai có thể hình dung ra nơi đây vốn là vùng đất nghèo khó. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Khó khăn là vậy nhưng người dân cũng không biết làm gì để thoát nghèo, thoát khổ. Ngoài làm ruộng, họ không có một nghề phụ nào ổn định để làm trong thời gian nông nhàn. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi, vào những năm cuối thập kỷ 1980 - 1990, một số lao động ở xã Đô Thành tìm đường đi XKLĐ để mong có thu nhập ổn định hơn. Chính nhờ hướng đi này mà đời sống của người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt.
Theo trưởng xóm Phú Vinh, xã Đô Thành, cả làng hiện nay có hơn 300 hộ với gần 1.000 lao động, trong đó có gần 1/3 đi XKLĐ. Nhờ nguồn lao động này mà xóm trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt.“Ở làng này nhà có hai, ba thậm chí bốn, năm người đi XKLĐ là chuyện bình thường”, một người dân nơi đây cho biết.
Anh Đặng Bá Hiếu (ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) là một điển hình của lao động xuất khẩu. Đăng ký đi XKLĐ ở Đài Loan xóa nghèo, thời gian đầu làm việc tại xứ người, anh Hiếu gặp không ít khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp với người bản xứ và việc tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp. Nhưng nghĩ đến cuộc sống khó khăn ở nhà, anh học hỏi bằng nhiều cách, thông qua bạn bè, tích cực tiếp xúc với quản lý người nước ngoài… Dần dần anh trở nên quen thuộc với môi trường mới, giao tiếp dễ dàng, thành thạo với người bản xứ bằng tiếng Hoa. Sau 3 năm hết hạn hợp đồng từ Đài Loan trở về, anh tích lũy được 400 triệu đồng. Xác định mình không có việc làm ổn định nên anh bàn với gia đình đi  XKLĐ tiếp và lần này là sang Hàn Quốc. Sau  4 năm 10 tháng làm việc chăm chỉ, anh tiếp tục tích lũy được số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. Từ chỗ hai bàn tay trắng, nhờ xuất XKLĐ mà giờ ở tuổi 34, anh đã có trong tay số tiền gần 2 tỷ đồng. Tháng 7 vừa qua, anh lại tiếp tục đăng ký đi XKLĐ nước thứ ba là Nhật Bản và sẽ xuất cảnh vào cuối tháng 11 tới. Anh Hiếu tâm sự, lần đi này, ngoài việc tiếp tục làm việc để có thêm thu nhập tích lũy, anh còn mơ ước sẽ học hỏi, nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng tác phong công nghiệp và quản lý của người Nhật để sau này về nước có thể tự lập Cty.
Khảo sát của Bộ LĐTBXH cho thấy, có đến 88,9% số người được hỏi khẳng định có tích lũy từ XKLĐ. Trong đó, mức tích lũy cao và ổn định nhất thuộc về thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thấp nhất là Malaysia. Mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, Hàn Quốc 243 triệu đồng/người, Đài Loan 145 triệu đồng/người và Malaysia 51 triệu đồng/người. Phần lớn số tiền người lao động tích lũy được sử dụng để giải quyết các nhu cầu cấp bách của gia đình: trả nợ phát sinh từ  trước hoặc trong quá trình đi XKLĐ (chiếm 34,37% tổng số tiền tích lũy); xây dựng, sửa chữa nhà cửa (28,49%) và mua sắm đồ đạc trong gia đình (10,59%). Việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho việc học hành còn rất hạn chế, chỉ chiếm tương ứng khoảng 8,79% và 3,67% tổng tiền tích lũy.
Phát triển nguồn lao động có trình độ kỹ thuật
Theo đánh giá của các chuyên gia lao động của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, hoạt động XKLĐ ngoài việc đã giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho một bộ phận không nhỏ trong tổng số 1,5-1,7 triệu thanh niên VN bước vào độ tuổi lao động hàng năm, chúng  ta còn được lợi từ việc NLĐ sẽ có thêm nhiều kiến thức từ điều kiện làm việc mới. Được làm việc trong môi trường đa quốc gia, hiện đại, NLĐ trưởng thành rất nhanh. Họ được rèn luyện về tác phong công nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp lẫn ý thức kỷ luật. Phần đông lao động đi tu nghiệp, làm việc ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… đều được chủ sử dụng đánh giá cao về khả năng tiếp thu tay nghề, kỹ thuật mới nhanh. Chính vì vậy, sau một số năm lao động làm việc ở nước ngoài trở về, ngoài tích lũy được tiền bạc, kinh nghiệm sống, nhiều lao động còn mang về nước hành trang vốn tay nghề kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành công nghiệp như cơ khí, chế tạo, điện tử, sản xuất ô tô… Đây chính là những ngành đang và sẽ rất phát triển ở VN và cần đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ tinh xảo, thành thục.

Hoạt động XKLĐ đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần bổ sung đội ngũ lao động có chất lượng tay nghề cao, có ý thức tác phong công nghiệp tốt cung cấp cho các DN đang hoạt động tại địa phương.
Hoạt động XKLĐ không chỉ đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn góp phần bổ sung nguồn đội ngũ lao động có chất lượng tay nghề cao, có ý thức tác phong công nghiệp tốt cung cấp cho các DN đang hoạt động tại địa phương. Đơn cử, tại Hà Nội, từ năm 2012, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm Hà Nội cùng Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức các khóa đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và khởi nghiệp miễn phí cho NLĐ đã hoàn thành hợp đồng tại Hàn Quốc trở về nước đúng hạn. NLĐ ngoài việc được đào tạo nâng cao miễn phí tay nghề, còn được học tiếng Hàn Quốc, kỹ năng sử dụng máy tính và đặc biệt là kỹ năng quản lý... Qua các lớp học, NLĐ có cơ hội được giới thiệu vào làm trong các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam với những vị trí như quản lý sản xuất, phiên dịch, nhân viên văn phòng… Đến nay chương trình đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho hơn 1.000 lao động.

“Cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng. Trước mắt, trong năm có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Vì vậy, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo sẽ có sự gia tăng đáng kể thời gian tới”, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH nhận định.