Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Thất bại việc xuất khẩu nông dân sang châu Phi, vì sao

Theo giáo sư, tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết thì trước đây, đã từng có chương trình xuất khẩu nông dân sang châu Phi, tuy nhiên chỉ đưa được 1,2 người rồi dừng lại. Lý do gì khiến cho chương trình này bị dừng lại. Nguyên nhân do đâu, cùng tìm hiểu trong buổi phỏng vấn dưới đây nhé.
xkld o nhat ban tốt hơn so với bên châu Phi
PV: - Nông sản Việt những năm qua có rất nhiều "người khổng lồ", từ gạo, cà phê đến điều, cao su, hồ tiêu... với số lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bi kịch của hầu hết những "người khổng lồ" này là đều đứng trên một đôi chân quá yếu: phụ thuộc thị trường xuất khẩu, lợi nhuận thấp... Một vị chuyên gia trong ngành đã chỉ thẳng, Việt Nam nhập khẩu hầu hết, trừ đất và.... nông dân. Ông bình luận như thế nào về thực trạng này, đặc biệt đối với một đất nước luôn coi nông nghiệp là mũi nhọn trong nền kinh tế?
GS.TS Võ Tòng Xuân: - Có những thứ Việt Nam không thể không nhập vì công nghiệp cơ bản yếu. Đối với cây lúa, một "người khổng lồ" về xuất khẩu, hãy xem những gì phục vụ cho cây lúa có thể sản xuất trong nước? Thứ nhất, về giống, chỉ có miền Nam chủ động được, còn ngoài Bắc chủ yếu mua giống của Trung Quốc. Cái nãy là lỗi của nhà nước. Nhà quản lý không thiết tha chỉ đạo nghiên cứu, lơi lỏng trong quản lý tiền đầu tư cho nghiên cứu khiến nó bị xà xẻo thế nào cũng không biết. Đó là chưa kể một bộ phận nhà quản lý thích nhúng tay vào mấy công ty để kiếm lời.
Thứ hai, Việt Nam chưa làm ra được cái máy cày, máy xới nào cho ra hồn do nền công nghiệp quá yếu kém nên phải nhập của Trung Quốc, Nhật Bản...
Thứ ba, về phân bón, Việt Nam mới tự chủ được phân nửa lượng phân u rê, kali phải nhập hoàn toàn, phân lân cũng phải nhập dù có quặng apatit nhưng sản phẩm chế biến ra dùng không hữu hiệu nên đành phải mua phân DAP.
Thứ tư, về thuốc trừ sâu, Việt Nam cũng không có nhà máy nào chế biến được mà phải nhập nguyên liệu về để pha chế.
Đến khi thu hoạch, lao động làm biếng thì thuê người gặt cũng phải tốn 200 nghìn đồng/ngày. Nếu mướn máy gặt của Trung Quốc hay Nhật Bản thì chỉ gặt trong nháy mắt là xong, mất chừng 2 triệu đồng.
Một vấn đề lớn của Việt Nam là lãnh đạo không chú ý một cách căn cơ, hữu hiệu về giáo dục. Giáo dục cứ hô hào đổi mới nhưng không có người đứng ra làm những thứ vẫn nói suốt. Hệ quả là không có người thực sự tài giỏi để làm, đã vậy còn cho vào guồng máy của nhà nước bằng cấp thật nhưng học giả thì nhiều. Vì thế làm sao nông sản Việt có thể đứng trên đôi chân của mình được.
PV: - Hệ quả của những "người khổng lồ chân đất sét" là sự bấp bênh của cả nền nông nghiệp cũng như số phận bấp bênh của người nông dân với điệp khúc được mùa rớt giá, trồng chặt-chặt trồng. Nhiều chuyên gia nói một cách chua chát về phận bạc của nông dân Việt Nam vì xét về năng lực: họ cải tạo vùng đất đói nghèo hoang dại Camargue thành vựa thóc trù phú chuyên cung cấp gạo sạch cho nước Pháp, sang Lào, Israel... trồng lúa.  Ông chia sẻ ở mức độ nào với nhận định trên? Có ý kiến đề xuất đẩy mạnh "xuất khẩu" nông dân Việt để người nông dân có thu nhập và làm giàu được bằng nghề nông, ông bình luận như thế nào về tính khả thi của đề xuất trên?
GS.TS Võ Tòng Xuân: - Sự phát triển không bền vững của ngành nông nghiệp kéo theo sự bấp bênh của cả đất nước. Nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý không cần biết số phận nông dân ra sao, chỉ miễn sao đầy túi của họ.
Nông dân Việt rất giỏi, đã đi hơn 80 nước trên thế giới. Những người làm nông nghiệp chúng tôi thường nói với nhau: nông dân làm lợi cho người khác ăn. Người nông dân làm ra được hạt lúa thì các thương lái từ địa phương đến tỉnh, đến ông thương lái to nhất là Vinafood đã ăn mất rồi. Nhà nước che chắn cho hệ thống buôn bán lúa gạo từ Vinafood trở xuống mấy thương lái ở tỉnh, huyện, còn nông dân không có tiếng nói nào hết.
Về đề xuất "xuất khẩu" nông dân, tôi đã tính từ trước nhưng không làm được. Từ năm 2006, tôi đã xây dựng chương trình đưa nông dân qua châu Phi. Vào thời điểm đó, tôi hợp tác với  Sierra Leone để giúp họ sản xuất lúa. Khi qua Sierre Leone khảo sát tình hình, tôi nhận thấy người dân ở Sierra Leone rất ít kinh nghiệm trồng lúa cao sản, hệ thống thuỷ lợi gần như không có gì và phương tiện làm đất như máy cày, máy xới lại càng không có nên mùa vụ lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Vì vậy cần phải dạy họ theo kiểu cầm tay chỉ việc và để làm cách này thì nông dân mình có thể làm tốt bởi Sierra Leone đất rộng, điều kiện khí hậu khá giống với Việt Nam sẽ có thể áp dụng kỹ thuật canh tác ĐBSCL.
Tháng 8/2006, 3 kỹ sư nông học sang thử nghiệm 60 giống lúa cao sản dưới 100 ngày, chọn được 8 giống có năng suất 4,5 đến 5,2 tấn/ha (so địa phương chỉ đạt dưới 2 tấn/ha), và nhân ra được 3 tấn lúa giống. Hai kỹ sư thuỷ lợi cũng sang thiết kế hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh. Xong đâu đấy, tôi dự tính đưa nông dân Việt Nam sang để cùng nông dân Sierra Leone lo sản xuất, theo tỉ lệ 1 nông dân Việt Nam dạy nghề cho 4 nông dân Sierra Leone.
Kế hoạch là như vậy nhưng cuối cùng chỉ 1, 2 người đi được vì nhà nước không lo được.
Tương tự, vừa rồi ở ĐBSCL cũng lên kế hoạch đưa nông dân sang Lào trồng lúa sạch nhưng cũng chỉ làm lõm bõm vì không tổ chức được, chỉ có một số công ty tham gia. Nhà nước cứ để dân tự phát làm thì rất khó có thể làm được.
Ở Brazil có làng Nhật Bản, nông dân Nhật Bản sang đó trồng lúa. Để được như thế, chính phủ Nhật phải qua dàn xếp với chính phủ Brazil rằng đất của họ quá  rộng, dân lại thưa, làm sao có thể sản xuất đầy đủ được và đề nghị đưa nông dân Nhật sang giúp. Sau khi Brazil đồng ý, hợp tác xã nào của Nhật muốn đi thì nhà nước cho phép, tuy nhiên cũng phải đăng ký. Theo đó, những người có tuổi ở lại để lo an toàn lương thực cho Nhật Bản, còn người trẻ sau khi học hỏi xong kinh nghiệm của cha ông sẽ lên tàu sang Brazil, đem theo hạt giống, nông cụ. Họ định cư ở Brazil, giúp đỡ nông dân Brazil và giàu lên nhanh chóng.
Phải học tập mô hình của Nhật Bản xuất khẩu như thế, còn như Việt Nam, đi qua làm mướn, gặt thuê hay xúc đất thì không thể làm giàu được. Muốn xuất khẩu được nông dân, nhà nước phải đi trước, dàn xếp với chính phủ nước bạn rồi mới đưa nông dân qua. Nói xuất khẩu thì dễ nhưng làm sao có thể làm được khi không có tổ chức, không có kế hoạch. Ở Việt Nam chỉ có một cái "hay": nói là nói vậy thôi còn không ai làm.
PV: - Nhìn ở chiều ngược lại, nhiều nhà đầu Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan... sang Việt Nam để phát triển nông nghiệp, tận dụng đất đai và nhân công giá rẻ. Điều này đã chứng minh điểm yếu cốt tử của nền nông nghiệp Việt Nam là vấn đề quy trình sản xuất nông nghiệp, từ giống tới công nghệ, thu hoạch, công nghệ sau thu hoạch và phát triển thị trường. Vậy lỗi này là do ai? Chúng ta đã nhận thấy hạn chế này từ khi nào và quá trình thay đổi đã diễn ra thế nào đến mức ngày càng bị phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc?
GS.TS Võ Tòng Xuân: - Lỗi này là do quản lý điều hành vĩ mô. Nhiều người cứ đổ cho doanh nghiệp, có những doanh nghiệp rất giỏi nhưng họ lại bị kẹt bởi cơ chế, chính sách nên cũng đành chịu chết.
Ví dụ đơn giản nhất là lúa gạo, cứ nói doanh nghiệp làm không ra gì vì quản lý tồi. Nhưng có những doanh nghiệp quản lý rất tốt, họ liên kết với nông dân sản xuất gạo chất lượng cao hoặc mua gạo của nông dân với giá cao. Tuy nhiên, như trường hợp của Công ty CP TM&SX Viễn Phú vừa rồi làm rất tốt nhưng lại vướng chính sách, phải xuất ủy thác qua mấy doanh nghiệp của Vinafood thành ra không làm được gì cả.
Tất cả những nhà quản lý đều nhìn thấy hết những điểm yếu của nền nông nghiệp Việt Nam nhưng người ta không chịu bỏ đi lợi ích nhóm của mình, thành ra nói nhiều, nói mãi cũng vẫn vậy.
Bây giờ Việt Nam không thể nào thoát lệ thuộc vì nếu không lệ thuộc sẽ chẳng có gì để sản xuất, không máy móc, không phân bón, không thuốc trừ sâu...
PV: - Tới thời điểm này, việc gia cố đôi chân của "người khổng lồ" nông sản cho vững chắc đã cần kíp đến mức nào? Là một chuyên gia nông nghiệp, ông có đề xuất gì để "người khổng lồ" nông sản Việt phát triển thật sự vững mạnh và người nông dân không còn cảnh phải chán nản rời bỏ ruộng đồng?
GS.TS Võ Tòng Xuân: Cái này người ta đã nói nhiều rồi nhưng cái chính thì chưa thấy động đậy gì. Đầu tiên là công nghiệp cơ bản của Việt Nam chưa được chú ý, không có chương trình đầu tư phát triển nào. Thứ nữa là về giáo dục đào tạo người tài, Việt Nam chưa làm được. Cứ hô hào đổi mới nhưng giờ chỉ chăm chăm lo thi cử, làm sách giáo khoa trong khi cái cơ bản là phải thay đổi chương trình dạy thì không đả động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét