Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Có nên học Ấn Độ xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ không

Việt Nam ta có nên học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, tiến sĩ ra nước ngoài? Hãy cùng phân tích lợi và hại của việc này qua bài viết sau đây nhé.
Nên lựa chọn lực lượng lao động có bằng cấp, thậm chí trình độ cao để khẳng định vị thế, chất lượng lao động của VN khi ra thị trường nước ngoài.
xklđ nhật bản tại Châu Hưng thế nào?
Việt Nam hãy học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, Tiến sĩ?
“Nên xuất khẩu lao động có bằng cấp, thậm chí trình độ trên ĐH”
Một số chuyên gia nhận định, VN nên học hỏi Ấn Độ, đưa ra nước ngoài những người cán bộ về khoa học, tin học, cán bộ Ths, TS, nghĩa là chất lượng cao.
Trao đổi với Đất Việt, về vấn đề này, ngày 7/9, PGS.TS Hà Huy Thành - Viện hàn lâm khoa học Xã hội VN (KHXH ) cho hay: “Chúng ta nên đi theo cách làm của Ấn Độ, thứ nhất, chất lượng lao động đã qua đào tạo thất nghiệp ở VN quá nhiều, đặc biệt, trong khi muốn đi làm đến những vùng nước phát triển, cũng yêu cầu lao động có trình độ, ít nhất cũng phải ĐH trở lên.
Hơn nữa, nhận thức về xã hội của những người từ nông thôn ra cũng khác với người có bằng cấp.
Việt Nam hãy học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, Tiến sĩ?
Thứ hai, những người có trình độ khả năng tiếp thu tốt hơn, nhanh hơn, ý thức của người đã có học vấn cao hơn rất nhiều so với lao động khác. Chính vì thế, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm phải xuất khẩu cả những người đã có bằng cấp, thậm chí trình độ cao trên ĐH”.
Theo ông Thành, chúng ta không nên nghĩ rằng đó là sự lãng phí chất xám, bởi nếu như họ ở lại VN nhưng lại không có việc làm, thì điều đó còn lãng phí hơn, gây ra tâm lý tiêu cực, rượu chè, cờ bạc.
Mặt khác, khi xuất khẩu lao động trình độ cao mới thể hiện được vị thể của lao động Việt. Trong khi, lao động Việt sẽ đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, tuy không phải tất cả.
Ông cho biết thêm: “Tôi đã từng ở Nhật Bản rất lâu, người lao động của họ có ý thức, trách nhiệm XH cao, nề nếp, kỷ luật rất nghiêm. Nhưng tất cả các yêu cầu này liên quan đến ý thức cá nhân, mà ý thức của lực lượng có bằng cấp là điều dễ làm.

 Ngay cả những người đã qua đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sang Nhật Bản cũng sẽ trưởng thành lên rất nhiều. Tuy điều kiện đáp ứng của chúng ta cũng mất một thời gian dài bỡ ngỡ ban đầu, nhưng sau đó sự khéo léo, trình độ tay nghề của người Việt cũng tốt nên không đáng lo”.
GS.TS Phạm Xuân Nam - Viện hàn lâm khoa học Xã hội VN cũng cho rằng, đây chính là xu hướng của các nước tiên tiến khi chuyển sang mô hình phát triển kinh tế tri thức, các nguồn lực lao động, tài nguyên, đều sử dụng yếu tố tri thức để tạo ra những giá trị gia tăng cao nhất.
Tất cả các nước trên thế giới, đi theo nền kinh tế thị trường hiện đại, đều xác định phát triển theo chiều sâu, lấy nguồn lực con người có tri thức cao là nền tảng.
Hơn nữa, theo ông Nam, một số lao động trình độ cao của VN cũng không tìm được việc làm trong nước, thất nghiệp nhiều, họ cũng tự tìm cách xuất khẩu, mà nhà nước cũng không ngăn cản việc này.
Tranh cãi việc xuất khẩu lao động trình độ cao
“Tôi nghĩ đấy là xu hướng của cả nhân loại, VN cũng phải đi theo xu hướng đó, nói phát triển ngay kinh tế tri thức thì chắc chắn chúng ta chưa đủ khả năng, bởi đội ngũ lao động chân tay quá đông, nên phải lựa chọn phương án, phát triển kết hợp giữa cả chiều rộng và chiều sâu, tận dụng nguồn lao động dồi dào của mình”, ông Nam nhận định.
Bổ sung thêm kiến thức cho lao động Việt
Nhìn nhận ở góc độ khác, PGS.TS Hà Huy Thành cho rằng, cái được lớn nhất của việc xuất khẩu lao động trình độ cao là tạo được khối lượng công ăn việc làm mà chúng ta đang thiếu. Bên cạnh đó, sau một thời gian 5 năm, hay lâu hơn nữa làm việc bên các nước phát triển, trình độ tay nghề của cán bộ VN sẽ tăng lên rất nhiều. Nhìn trước mắt, họ sẽ có thu nhập để sống.
Ông Thành cho hay: “Đối với các cán bộ tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội để ra nước ngoài làm việc cũng không phải ai cũng được mời. Số lượng được mời rất ít. Còn số người ra nước ngoài để học tập thì rất nhiều.
Giả sử, người ta chỉ mời một cơ quan nghiên cứu nào đó hợp tác, tìm đối tác VN sang bên đó cùng giải quyết các vấn đề mà người Nhật quan tâm đối với VN như vấn đề đạo đức XH, tâm lý giáo dục, những lĩnh vực khác. Nhưng không phải cán bộ nào của VN được ở bên đó hoàn toàn, bình thường thì 1 năm mời sang 3 tháng, sau đó trở về nước”.
Theo ông Thành, thì trước đây, các cán bộ Việt sang Liên Xô nhiều nhất, sau đó là Đức, còn bây giờ thì có Úc, Hàn Quốc là chủ yếu. Nhật Bản thì ít hơn vì yêu cầu trình độ của Nhật rất cao, trong khi, tiếng Nhật không hề dễ, rất khó, cho nên lao động của VN sang Nhật ít hơn so với các nước khác. Hiện nay, Thạc sĩ VN học ở Mỹ là nhiều nhất vì tiếng Anh là phổ biến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét