Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu thuyền viên sang nhật bản

Hiện tại vẫn chưa có giấy chứng nhận phù hợp với Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (MLC 2006) nên các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Châu Hưng là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu sang nhật bản.
Ông Hoàng Minh Khánh, Phó giám đốc Trung tâm Thuyền viên VICMAC thuộc Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động ISALCO cho biết, từ tháng 3/2013 đến nay, để có đủ điều kiện tuyển dụng, cung ứng lao động thuyền viên cho chủ tàu nước ngoài, ISALCO phải sử dụng Giấy chứng nhận tuyển dụng và cung ứng thuyền viên do Đăng kiểm Nhật Bản (NK) cấp, trình cho các chủ tàu nước ngoài.
“Song do Việt Nam đã là thành viên MLC 2006 từ tháng 3/2013 và có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 5/2014, nên chủ tàu Nhật Bản và Hàn Quốc dứt khoát yêu cầu chúng tôi phải có Giấy chứng nhận của các cơ quan Việt Nam cấp. Họ yêu cầu rất gắt gao, chúng tôi phải liên tục xin khất”, ông Khánh cho biết.
Theo Cục Hàng hải VN, hiện nay, cả nước có khoảng 10 doanh nghiệp tương tự ISALCO, tuyển dụng và cung ứng thuyền viên làm việc cho các hãng tàu nước ngoài. Có khoảng 2 nghìn thuyền viên được tuyển dụng đang làm việc trên các tàu biển Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... trên tổng số trên 45 nghìn thuyền viên cả nước hiện có.
Theo Phó cục trưởng Cục Hàng Hải VN Bùi Thiên Thu, MLC 2006 là một định ước quốc tế, nhằm bảo hộ những quyền lợi hợp pháp của thuyền viên, những lao động làm việc trên tàu. Công ước này chi phối và liên quan đến tất cả những đối tượng trong ngành Hàng hải và lao động hàng hải. Theo quy định của MLC 2006, để có đủ điều kiện tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, doanh nghiệp cung ứng phải được đánh giá và cấp Giấy chứng nhận phù hợp với MLC 2006. Đồng thời, chủ tàu sử dụng dịch vụ cung ứng thuyền viên cũng chịu sự đánh giá và cấp phép hoạt động ở các lĩnh vực liên quan theo MLC 2006. Trong đó, Giấy chứng nhận dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên của doanh nghiệp cung ứng là hạng mục bắt buộc phải kiểm tra.
Ông Bùi Thiên Thu cho biết thêm, các quy định của MLC 2006 đang được luật hóa đưa vào các nội dung quy định của pháp luật Việt Nam theo lộ trình. Vừa qua, Cục đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp cung ứng lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cục cũng đã tổng hợp ý kiến báo cáo Bộ GTVT, đề xuất Bộ GTVT thống nhất với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong thời gian sớm nhất, ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên theo quy định của MLC 2006, để đáp ứng các quy định của Công ước, kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét