Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Cơ hội từ thị trường xuất khẩu lao động nhật bản đang mở rộng

Từ sau khi chịu thảm họa về động đất và sóng thần, nền kinh tế Nhật Bản hiện đang hồi phục nhanh chóng. Và đây cũng là cơ hội cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu sang Nhật bản làm việc. Trong năm 2012 này hứa hẹn Nhật bản sẽ là thị trường tiếp nhận được số lượng lớn lao động Việt Nam đi sang làm việc.
Nhiều cơ hội làm việc hơn
Theo tổ chức Hợp tác Đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), Nhật Bản đang có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, nhất là ngành nông nghiệp. Sau thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật năm 2011, tỷ lệ lao động nông nghiệp của Nhật Bản bị giảm mạnh. Theo đánh giá của JITCO, đây là ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam. Số lượng lao động được tuyển sẽ không bị giới hạn mà tùy vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp phái cử lao động.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) cho biết, kết quả đàm phán với Nhật Bản về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) mới đây đã cho kết quả đáng mừng. Hai bên đã thống nhất được các vấn đề liên quan đến cơ chế đào tạo và phái cử ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

Theo đó, nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật, điều dưỡng viên sẽ được sang làm việc tại Nhật Bản trong 3 năm, còn với hộ lý là 4 năm. Bên cạnh đó, phía Nhật Bản đồng ý tiếp nhận ứng viên hộ lý là học sinh tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng (hệ 2 năm) với điều kiện được học bổ sung một số môn học về điều dưỡng, chăm sóc người già tương đương với chương trình của Nhật Bản.

Theo ông Đàm Trung Bắc, Tổng giám đốc Công ty Nhân lực Toàn Cầu (GMAS), thị trường cung ứng và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản năm 2012 đang ổn định và phát triển theo xu thế tăng về số lượng, ngành nghề. Đặc biệt, nhu cầu tiếp nhận lao động thực tập sinh nước ngoài của Nhật tăng sau thảm họa động đất, sóng thần nhu cầu nhân lực cho kiến thiết, phát triển tăng.

Bên cạnh đó, chính sách nhập cư sửa đổi của Nhật bắt đầu phát huy hiệu quả, bỏ chế độ cư trú của tu nghiệp sinh và áp dụng chế độ cư trú thực tập sinh kỹ năng, tiền lương thu nhập bình đẳng nên tăng tính hấp dẫn của thị trường này.

 Hiện GMAS đang có nhu cầu tuyển khoảng 150 người có độ tuổi 18-28, trình độ THPT trở lên, sang Nhật làm việc. Tổng chi phí của người lao động bao gồm tiền môi giới, học phí, khám sức khỏe, ăn nghỉ trong thời gian đào tạo 6 tháng, khoảng 3.000 USD. Công việc gồm công nghiệp cơ khí (hàn, sơn, lắp ráp bảng điện, sản xuất linh kiện điện tử); nông nghiệp (vắt sữa bò, trồng rau, trồng hoa); xây dựng (ghép cốp pha, đan sắt xây dựng, đổ bê tông). Tiền lương tối thiểu 8,4 - 10,8 USD/giờ (tùy vùng)…

Nhiều ngành nghề để lựa chọn

Theo TS Lê Văn Thanh, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có hơn 100 doanh nghiệp có chức năng đưa lao động trong nước đi tu nghiệp tại Nhật. Nhật Bản đang có rất nhiều đơn hàng tuyển dụng trên các lĩnh vực: nông nghiệp, cơ khí, lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất... Điều đặc biệt là nhiều đơn hàng và vị trí công việc được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam. Lao động có trình độ THPT trở lên, có đủ sức khỏe, không bệnh tật, không tiền án tiền sự, không bị cấm xuất cảnh trong nước và cấm nhập cảnh Nhật Bản.

Điều dưỡng đạt trình độ cao đẳng, đại học có chứng chỉ hành nghề theo luật khám bệnh, chữa bệnh, có kinh nghiệm làm việc thực tế hai năm, có trình độ tiếng Nhật N3 có thể được tuyển sang Nhật thực tập theo ngành điều dưỡng. Khi làm việc tại Nhật phải tham gia kỳ thi quốc gia về điều dưỡng. Nếu đạt sẽ được cấp giấy phép hành nghề và làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Mức thu nhập trong lĩnh vực này có thể đạt 2.000-3.000 USD/tháng/người trở lên.

Mức lương mà thực tập sinh được hưởng khi làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng vùng và từng hợp đồng cụ thể. Nhưng thông thường, thu nhập còn lại sau khi trừ thuế và các chi phí là khoảng 80.000 yên Nhật, tương đương khoảng 1.000 USD. Còn việc làm thêm giờ tùy thuộc vào công việc của mỗi công ty.

Ông Tống Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Châu Hưng, cho biết chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản dao động trong khoảng 1.500-2.000 USD, tùy theo từng đơn hàng cụ thể. Khi trúng tuyển, lương khoảng 148.000 yên/tháng (trên 1.800 USD/tháng), chưa kể làm thêm giờ. Chủ sử dụng sẽ cung cấp nhà và các vật dụng cần thiết. Các chế độ làm thêm, tăng ca và bảo hiểm theo Luật Lao động Nhật Bản.

Ngoài ra, công ty cũng tuyển dụng du học sinh sang Nhật vừa học vừa làm. Nếu đi theo chương trình này, học viên ngoài việc học tiếng Nhật sẽ được phép làm thêm 28 giờ/tuần với mức thu nhập có thể đạt 9-12 USD/giờ (tương đương 1.200 USD/tháng). Về chi phí, hiện nay các ngân hàng hiện nay đều cho vay để trang trải chi phí đi làm việc nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét