Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Lao động ra nước ngoài làm việc trong tháng 7 vừa qua đạt số lượng ra sao

Theo con số thống kê không chính thức thì tổng số lao động nước ta đi làm việc ở nước ngoài trong 7 tháng đầu năm vừa qua là 68.523 lao động, đã đạt được 72,13% kế hoạch của năm 2015
Riêng số lượng người xuất khẩu lao động nhật bản là 3.407 lao động, đài loan là 5.717 lao động, hàn quốc là 1.071 lao động, malaysia là 1.045 lao động, saudi arabia là 202 lao động,…
Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7 năm 2015 là 12.350 lao động (trong đó 4.117 lao động nữ).
Cụ thể gồm các thị trường: Đài Loan (Trung Quốc): 5.717 lao động (1.501 lao động nữ), Nhật Bản: 3.407 lao động (1.397 lao động nữ), Hàn Quốc: 1.071 lao động (111 lao động nữ), Malaysia: 1.045 lao động (828 lao động nữ), Saudi Arabia: 202 lao động (198 lao động nữ), Macao: 85 lao động (82 lao động nữ) và các thị trường khác.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 68.523 lao động (21.059 lao động nữ) đạt 72,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 106,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian qua, cùng với tăng trưởng về số lượng, thị trường tiếp nhận lao động cũng không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản.  
Các thị trường khác cũng đã được khai thác để tăng số lượng người lao động Việt Nam sang làm việc: Saudi Arabia (năm 2014: 4.000 người, 6 tháng đầu năm 2015: 2.000 người); Algeria (năm 2014: 547 người; 6 tháng đầu năm 2015: 381 người).
Cùng với kết quả tăng lên của công tác xuất khẩu lao động, có thêm nhiều doanh nghiệp mới đề nghị cấp giấy phép hoạt động XKLĐ. Trong năm 2014, số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép là 26 và con số này tính đến hết tháng 6/2015 là 25 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp phép lên 228.
Tuy nhiên, theo đánh giá, cùng với việc tăng trưởng về số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, vẫn tồn tại những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này.
Theo đó, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp và có biện pháp đối với những doanh nghiệp không đủ năng lực.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, tuyển chọn, đào tạo và quản lý, bảo vệ lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài cũng rất được Bộ trưởng quan tâm và chỉ đạo thực hiện nghiêm trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét