Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Khởi kiện 2 bị cáo đưa người đi xuất khẩu lao động chui sang CH Síp

Nhận được thư tố cáo của người dân xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, lực lượng chức năng đã vào cuộc làm rõ và khởi tố 2 bị cáo là Trần Thị Thắng và Nguyễn Mạnh Cường về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Hiện nay chỉ có một số nước chính thức được chính phủ công nhận là được đưa lao động đi xuất khẩu như: xuất khẩu lao động nhật bản, đài loan,….
Vụ việc tiếp tục được cập nhật.
Báo Lao Động & Đời sống từng đăng loạt bài điều tra: “Lật tẩy đường dây đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp”. Mới đây, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tống đạt lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Trần Thị Thắng (SN 1960), cùng con trai là Nguyễn Mạnh Cường (hiện Cường vẫn đang ở Cộng hòa Síp), có hộ khẩu thường trú tại khu 1, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Bài học cảnh giác
Hành vi của mẹ con bà Trần Thị Thắng bị người dân xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ làm đơn tố cáo: “Đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp thu lợi bất chính hàng tỉ đồng”. Sau đó, phóng viên đã vào cuộc tìm hiểu, đồng thời vạch trần thủ đoạn của mẹ con bà Thắng cùng những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tổ chức người đi lao động nước ngoài khi không có chức năng.

Hàng chục gia đình bị mẹ con bà Thắng lừa bằng lời hứa ngon ngọt sang lao động tại Cộng hòa Síp với mức lương hấp dẫn, nhưng thực tế hoàn toàn không như những gì mẹ con bà Thắng đã hứa hẹn. Hầu hết trong số họ đều là người thân tín, anh em họ hàng trong gia đình và nhất là bà Thắng - người có thời gian 10 năm làm Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn - nên các nạn nhân đã tin tưởng giao nộp tiền.

Chính vì nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật nên mặc dù không có hợp đồng lao động, hộ chiếu cũng chỉ là hộ chiếu du lịch, nhưng những lao động vẫn làm thủ tục bay sang Cộng hòa Síp theo sự sắp xếp của mẹ con bà Thắng. Trong thời gian này, bà Thắng cùng con trai đã đưa trót lọt 11 người lao động sang Cộng hòa Síp.

Chị Vũ Thị Hồng Hạnh (SN 1982, một trong những nạn nhân) cho biết: “Thu nhập và điều kiện làm việc tại Cộng hòa Sip không như những gì mà bà Thắng và Cường từng nói, người lao động không được ký hợp đồng lao động, không được trả lương. Nhiều trường hợp đã phải ra trình diện với cơ quan công an nước sở tại hoặc tìm cách liên hệ với gia đình, người thân ở trong nước nhờ can thiệp bằng con đường ngoại giao để được trở về nước”. Sau khi báo chí vào cuộc, màn kịch “lừa đảo” của mẹ con bà Thắng mới bắt đầu lộ tẩy. Ông Nguyễn Công Lộc (50 tuổi, bố của anh Nguyễn Văn Thuận, ở khu I) cho biết: “Nhà tôi và nhà bà Thắng có họ hàng với nhau, hơn nữa, bà ấy lại có 10 năm làm chủ tịch xã, chính vì thế tôi đã yên tâm vay mượn đủ 120 triệu đồng để bà ấy lo cho con tôi đi lao động ở Síp”.

Sau loạt bài “Lật tẩy đường dây đưa người đi lao động chui tại Cộng hòa Síp”, ngày 6.4, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1101/UBND-VX3 về việc tiếp tục chỉ đạo xử lý vụ việc người lao động bị lừa đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo một số nội dung như sau:

Công an tỉnh cung cấp chính xác danh sách số người bị hại trong vụ việc nói trên cho Sở LĐTBXH. Phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các cá nhân, tổ chức trong việc tổ chức đưa người lao động đi lao động bất hợp pháp ở Cộng hòa Síp, đồng thời thu hồi kinh phí trả lại cho người bị hại.

Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nắm chắc danh sách các công dân hiện còn đang lao động tại Cộng hòa Síp, nếu họ gặp khó khăn và có nhu cầu trở về nước thì đề nghị với Bộ Ngoại giao có biện pháp giúp đỡ đưa họ trở về nước an toàn.

Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trực tiếp phối hợp với UBND huyện Lâm Thao để chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn và các cơ quan liên quan. Tổ chức hội nghị trực tiếp tư vấn cho các lao động trong vụ việc bị lừa đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp của xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao và các lao động ngoài xã Thạch Sơn nhưng cũng bị bà Trần Thị Thắng nhận tiền để đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp.

Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề huyện Lâm Thao chủ trì, phối hợp với Phòng LĐTBXH, UBND xã Thạch Sơn trực tiếp làm việc với các lao động để tư vấn học nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Lưới thưa nhưng khó lọt

Ngày 8.5, sau khi vào cuộc điều tra, xác minh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với mẹ con bà Trần Thị Thắng và con trai Nguyễn Mạnh Cường (hiện Cường vẫn đang ở Cộng hòa Síp) về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Theo tài liệu của cơ quan công an, trong khoảng thời gian từ tháng 4.2014 đến tháng 10.2014, bà Trần Thị Thắng đã nhận số tiền khoảng 2,6 tỉ đồng của 29 người với lời hứa đưa họ sang Cộng hòa Síp lao động, trong đó có 11 trường hợp đã xuất cảnh. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Cộng hòa Síp, họ mới biết mình bị lừa không phải đi XKLĐ mà thực chất là lao động khổ sai. Thế nhưng, những lần trước đó, khi được cơ quan chức năng triệu tập, bà Thắng vẫn một mực cho rằng, trong sự việc này mẹ con bà chỉ là muốn giúp đỡ mọi người!?

Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục mở rộng điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan. Ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng Công an xã Thạch Sơn - trao đổi với chúng tôi: “Trước những chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã chính thức khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Qua vụ việc này, chúng tôi cũng khuyến cáo người dân, nếu có ý định đi xuất khẩu lao động cần tìm đến đơn bị, tổ chức có chức năng để được tư vấn”.

Ngay sau khi biết tin bà Thắng bị khởi tố, bắt tạm giam, những nạn nhân ở xã Thạch Sơn đã bày tỏ sự vui mừng, gửi lời cảm ơn Báo Lao Động và Đời sống đã đồng hành cùng người lao động, phản ánh kịp thời, khách quan vụ việc. Mọi người cũng mong rằng, đối tượng phải được xử lý nghiêm trước pháp luật và khắc phục hậu quả bằng việc trả lại số tiền để cuộc sống người bị hại không rơi vào cảnh nợ nần.

Theo luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, hành vi này của mẹ con bà Thắng có dấu hiệu của “Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự, theo quy định của điều luật này thì: “Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”.

Cướp ở Angola bắn chết 1 lao động Việt Nam

Theo thông tin mà chúng tôi mới cập nhật được thì có một lao động tại Angola đã thiệt mạng sau khi bị cướp dùng súng tấn công. Cũng theo thông tin xác thực là anh Tuân thuộc hình thức lao động chui để xuất khẩu sang Angola làm việc. Do đó, việc điều tra vụ việc gây khó khăn cho cả 2 nước Việt Nam và Angola.
Anh Phạm Văn Tuân, một lao động Việt Nam ở Angola đã thiệt mạng sau khi bị cướp dùng súng tấn công.
Theo Hội người Việt tại Angola, nạn nhân là Phạm Văn Tuân, sinh năm 1982, quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Theo thông báo của những lao động quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh đang làm việc ở Angola báo về, sáng 8/6, anh Tuân từ nơi ở đến công trường xây dựng để làm việc tại Camama (Angola). Trên đường đi thì anh Tuân gặp cướp dùng súng tấn công khiến bị thương nặng rồi tử vong. Các lao động người Việt Nam đã báo sự việc lên cơ quan chức năng ở Angola.
Được biết để sang được Angola làm việc tại các công trình, gia đình anh Tuân đã vay mượn hàng trăm triệu đồng đưa cho công ty môi giới.
Ông Nguyễn Văn Trọng – Chủ tịch xã Diễn Thái cho biết, anh Tuân sang Angola làm việc đã 2 năm. Gia đình anh Tuân hoàn cảnh khó khăn, vợ của Tuân đi làm công nhân ở miền nam. Anh Tuân đã có một đứa con nhỏ, đang ở nhà với ông nội.
Anh Phạm Văn Tuân đã bị cướp bắn chết khi đang trên đường đi làm tại Camama, Luanda, Angola.
Hiện tại, thi thể của anh Tuân đã được đưa về nhà quản xác Camama. Đại sứ quán Việt Nam và Hội người Việt Nam tại Angola đang kêu gọi các tấm lòng hảo tâm, quyên góp tiền để làm kinh phí đưa thi thể của anh Tuân về quê.
Theo ông Đặng Cao Thắng – Phó giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An, hiện chưa có giấy phép tuyển dụng lao động xuất khẩu đi Angola.
“Một số lao động ở đây bị lừa đảo, rủi ro do họ không hiểu biết. Họ sang Angola làm việc chủ yếu qua đường du lịch, thăm thân hoặc qua “cò” – ông Thắng, nói.
Trước đó, ngày 16/9/2014, khi 5 lao động quê tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đang ở trong một lán xây dựng công trình ở Cacuaco (Luanda, Angola) thì một toán cướp xông vào.
Sau khi đánh trọng thương anh Nguyễn Văn Thế (quê xã Công Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) và bốn lao động khác, chúng đã cướp hết tiền bạc, tư trang, điện thoại… Các nạn nhân sau đó được đưa đến bệnh viện ở Angola cấp cứu nhưng do bị thương quá nặng nên anh Thế đã tử vong.
Yên Yên (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Lĩnh án lừa đảo XKLĐ vì giả danh cán bộ thanh tra chính phủ

Giả danh cán bộ thanh tra chính phủ đi lừa đảo xuất khẩu lao động của người dân, Ngô Thu Lý và Giáp Văn Trung đã phải nhận cái kết thích đáng cho tội danh của mình.
Ngoài hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động Lý, Trung và Lâm còn lừa đảo đi xin việc làm, du học tại Mỹ để chiếm đoạt tiền. Tổng cộng Lý, Trung đã chiếm đoạt của những người bị hại 317.400 USD và hơn 1,3 tỉ đồng.
Tham khảo thêm dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản của chúng tôi
Sau 13 ngày nghị án, sáng 7/7, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Ngô Thu Lý 18 năm tù và Giáp Văn Trung 15 năm tù đều trú Tân Yên, Bắc Giang về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, tháng 6/2013, Ngô Thu Lý (32 tuổi) và Giáp Văn Trung (37 tuổi) về huyện Yên Thành mượn hội trường của UBND xã Tiến Thành để tuyển người đi lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc, Canada…
Khi làm việc với chính quyền địa phương Lý tự xưng là “cán bộ Thanh tra Chính phủ”, còn Trung xưng là “cán bộ của Bộ Ngoại giao” và đã trình các loại giấy tờ, hồ sơ và đóng dấu giả của Việt Nam, Hàn Quốc, Canada…
Để giúp việc cho hành vi lừa đảo Lý và Trung đã tuyển Chu Ngọc Lâm (33 tuổi, trú xã Tiến Thành, huyện Yên Thành) vào đường dây để đi vận động, tuyên truyền và nhận tiền của những người muốn đi xuất khẩu lao động.
Khi làm thủ tục Lý và Trung yêu cầu người lao động làm hồ sơ như, phô tô giấy chứng minh nhân dân, làm phiếu tư pháp, hộ chiếu và nộp 100 ảnh chân dung, sau ba tháng sẽ bay đi làm việc.
Đồng thời Lý và Trung bắt buộc người đi xuất khẩu lao động phải đặt cọc số tiền ban đầu là  7.000 USD và 3.000 USD tiền chống bỏ trốn khi sang nước ngoài làm việc.
Trong một số người bị lừa có ông Đặng Xuân Ty, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Thành và ông Trần Đình Cẩm, Phó Trưởng Công an xã Tiến Thành đã đưa cho các đối tượng trên với số tiền hơn 20.000 USD để cho con đi xuất khẩu lao động.
Sau khi đã hoàn thành thủ tục và đóng tiền đầy đủ, người dân không thấy được đi nước ngoài đúng như thời hẹn. Có hỏi Lý và Trung thì được trả lời “Do máy bay MH 370 của Malaysia mất tích, bị khủng bố nên các chuyến bay tiếp tục vẫn bị trì hoãn, cứ yên tâm chờ”.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu người dân mới biết đã bị lừa nên đã tố cáo Lý, Trung và Lâm lên cơ quan công an. Ngày 27/3/2014, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành đã khởi tố, bắt tạm giam Lý và Trung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua điều tra kết luận của các cơ quan pháp luật Nghệ An, đã có hơn 40 người ở Nghệ An, Nam Định, Bắc Cạn, Bắc Giang bị lừa đảo đi lao động tại Hàn Quốc, du học Canada và đã nộp cho Lâm 309.700 USD và 805 triệu đồng.
Sau khi Lâm thu số tiền trên đã chuyển cho Trung 292.000 USD và 119 triệu đồng. Ngoài ra, Trung còn trực tiếp lừa, tuyển 6 lao động để chiếm đoạt 19.500 USD và 372 triệu đồng. Trung có chuyển cho Lý 281.000 USD và 119 triệu đồng, còn lại Trung thu lợi bất chính 30.500 USD và 372 triệu đồng
Ngoài hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động Lý, Trung và Lâm còn lừa đảo đi xin việc làm, du học tại Mỹ để chiếm đoạt tiền. Tổng cộng Lý, Trung đã chiếm đoạt của những người bị hại 317.400 USD và hơn 1,3 tỉ đồng.
Tại phiên tòa xét xử, một số người bị hại cho rằng, Tòa không truy tố Lâm là chưa thỏa đáng vì Lâm cũng là đối tượng trong đường dây của Lý và Trung và đã trực tiếp thu tiền của người lao động…

Nhưng đại diện VKSND tỉnh Nghệ An cho rằng, do anh Lâm không biết Lý và Trung lừa đảo nên hành vi giúp sức trên chưa đủ cơ sở kết luận anh Lâm đồng phạm với Lý và Trung, chính anh Lâm cũng bị lừa.

Do đó, anh Lâm đã đi thông báo tuyển lao động, thuyết phục người lao động ký hợp đồng và thu tiền cho Trung và Lý để hưởng hoa hồng. Sau khi xảy ra sự việc, anh Lâm cũng đã trả lại số tiền mình thu được cho người lao động. Em trai anh Lâm cũng đã bị hại trong vụ việc này.

Qua xét xử, Tòa án cho rằng, với các tài liệu chứng cứ cho thấy Lý là người cầm đầu lôi kéo người khác vào đường dây để chiếm đoạt tiền người lao động đi xuất khẩu.

Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm có tổ chức, lừa đảo trong thời gian dài, chiếm đoạt tiền của nhiều người với số lượng lớn nên cần xử phạt nghiêm minh.

Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo đã thành khẩn khai báo, thể hiện ăn năn hối cải nên được xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt. Tòa đã tuyên phạt bị cáo Lý 18 năm tù giam và bị cáo Trung 15 năm tù giam.

Chia sẻ một vài thực trạng qua bài viết Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật bản

Gần đây, tôi có đọc một bài báo mạng viết về “Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật bản”. Bài báo đặt ra câu hỏi mà có lẽ nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền đều cân nhắc.
Tuy nhiên, việc tồn tại sự cân nhắc này cũng thể hiện một thực trang xã hội không mấy tốt đẹp, mà ở bài viết này tôi muốn phản ánh ít nhiều, cũng như gửi thông điệp đến những bạn trẻ muốn sang Nhật lập nghiệp.
  1. Không nên nhầm lẫn giữa việc đi du học và việc xuất khẩu lao động
Có khá nhiều bạn liên hệ với tôi, hỏi xem mình nên sang Nhật theo diện du học hay diện tu nghiệp sinh? Nếu du học là đi học tập thuần tuý thì câu hỏi này rất lạ. Bởi đi học là việc bỏ tiền đầu tư cho bản thân mình để học, còn đi xuất khẩu lao động là đi làm việc.Hai lựa chọn này ít liên quan đến nhau. Tuy nhiên, thực tế vài năm gần đây nói lên một điều khác. Khoảng 5 năm gần đây, khi chính phủ Nhật thắt chặt quan hệ với Viêt Nam, đồng thời tích cực hơn trong việc tiếp nhận lao động từ Việt Nam để bù đắp lượng lao động thiếu hụt trong nước thi một dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới - hay du học kiểu mới” xuất hiện ở Việt Nam. Trước đây, đi xuất khẩu lao động là hình thức sang lao động nước ngoài ở một công ty cùng hoặc gần ngành nghề công ty người lao động đó ở Việt Nam, nhằm để cho người lao động đó học hỏi, tu nghiệp tại nước ngoài trong khoảng 3 năm. Xuất khẩu lao động theo hình thức tu nghiệp này đòi hỏi nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải về nước. Tuy nhiên, dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới” đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay là: Sang Nhật dưới dạng du học sinh (xin visa du học, có đăng ký lớp tại một trường tiếng Nhật để có visa) nhưng thực tế khi sang Nhật rồi du học sinh này sẽ không đi học mà chủ yêu là đi làm kiếm tiền. Vì thế cũng có thu nhập như đi lao động và có khi còn có thu nhập nhiều hơn tu nghiệp sinh. Nhiều người muốn sang Nhật kiếm tiền, mới có sự phân vân như ở trên. Số liệu thực tế cho thấy số lương du học sinh Việt Nam theo thống kê của IFSA ở Nhật năm 2013 là khoang 15.000 người, gấp 4 lần năm 2012, và gấp 18 lần tổng số du học sinh năm 2009. Nếu đi du học thuần tuý thì lượng sinh viên không thể tăng một cách chóng mặt - đến 18 lần - như vậy trong vòng 4 năm từ 2009-2013. Hiện nay, ước tính ở Nhật có ít nhất khoảng 6.000 du học sinh sang Nhật chỉ với mục đích lao động như ở trên.
  1. Cuộc sống của những du học sinh sang Nhật lao động
Luật pháp Nhật chỉ cho phép người có visa du học được lao động tối đa 28 tiếng một tuần. Tuy nhiên, những du học sinh sang Nhật lao động thường lao động quá thời gian pháp luật cho phép. Có khi làm thâu đêm, ngủ ngày (ngủ trong lớp học tiếng Nhật, hoặc bỏ học để ngủ lấy sức) để dùng thời gian còn lại làm việc. Nhiều bạn kể với tôi rằng, các em làm việc một ngày gần 20 tiếng, cũng kiếm được khá nhiều tiền nếu may mắn làm được việc liên tục. (Nếu tính một tiếng 800 yen thì một ngày người làm việc gần 20 tiếng sẽ có 16.000 yen, một tháng nếu công việc đều đều sẽ kiếm được hơn 60-70 triệu đồng. Một thu nhập đáng kể từ việc làm thêm). Nhưng cần lưu ý là điều kiện để có khoản thu nhâp trên là phải may mắn. Nếu may mắn kiếm được công việc làm thêm thâu đêm, suốt sáng, nếu may mắn trốn học được mà không bị trường tiếng Nhật quản chặt và nếu tiếp tục may mắn không bị cảnh sát phát hiện làm quá giờ, may mắn nữa là có sức khoẻ để chịu được vất vả thì khoản thu nhập hơn 60 triệu đồng một tháng là điều có thể. Nhưng không phải ai cũng may mắn như thế. Rất nhiều bạn sang du học với mục đích đi làm liên hệ với tôi rằng em được hứa khi sang Nhật sẽ đựơc công ty tư vấn du học giới thiệu việc làm nhưng em không tìm được việc, hay công việc quá ít không đủ tiền trả học phí, hay công việc quá vất vả lại xa trường học… Hơn nữa, dù có việc làm như may mắn ở trên, các em không có thời gian đi học và vì thế, dù ở Nhật 2-3 năm vẫn không giao tiếp trôi chảy được bằng tiếng Nhật, bởi phải làm việc vất vả các em quá mệt để học tiếng Nhật ở trường mà mình đăng ký. Quan trọng hơn, các em có thể bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ, hoặc không được gia hạn visa do học quá lâu mà không lên được trình độ. Sinh viên sang Nhật dưới dạng visa du học được làm việc tối đa 28 tiếng/tuần. Ảnh minh họa. Trải lòng của 9X cô đơn về nghề tổ chức đám cưới Lặng thầm đứng sau thành công của một bữa tiệc cưới là các wedding planner. Song ít ai biết rằng, người vun đắp cho hạnh phúc lứa đôi lại chính là những kẻ cô đơn. Hai năm trước, tôi chứng kiến nhiều vụ việc du học sinh Việt nam kiểu này bị bắt vì tội ăn cắp và cư trú bất hợp pháp tại Nhật, có em trả lời cảnh sát rất ngây thơ và thật thà về dự định trong tương lai của mình ở Nhật nếu cư trú bất hợp pháp trót lọt như sau: “Em làm visa du học một năm, sau đó lao động kiếm tiền, đủ tiền thì đón vợ sang. Vợ em sẽ sang Nhật kiểu đi du lịch, em đón vợ em ở sân bay rồi chúng em sống với nhau, lập nghiệp ở Nhật". Sang Nhật hiện nay khá dễ dàng. Chính phủ Nhật còn cân nhắc bỏ thủ tuc xin visa cho người Việt Nam sang du lịch ngắn ngày. Cảnh sát Nhật tôi gặp nói với tôi, thực tế, chính phủ Nhật không phải không biết chuyện du học sinh sang lao động. Tuy nhiên, chính phủ có ý nới lỏng việc này để bù đáp tình trang thiếu lao động nên cũng làm ngơ nhiều. Chỉ khi nào ai đó ăn trộm ăn cắp, làm hại người khác, cảnh sát mới nghiêm khắc sờ đến. Quả thật, nếu cư trú bất hợp pháp mà không ăn trộm, ăn cắp, hoặc lao động kiểu trồng thuốc phiện thì cũng không phải là quá xấu xa. Tuy nhiên, những người sang du học và cư trú bất hợp pháp này thường chỉ học hết cấp 2, cấp 3 ở Việt Nam nên trình độ nhận thức hạn chế, rất dễ bị cộng đồng đã và đang cư trú bất hợp pháp rủ rê làm việc xấu. Kết quả là cái nhìn về du học sinh Viêt Nam (trong đó gồm cả những người du học thuần tuý) cũng trở nên xấu đi nhiều trong mắt người Nhật những năm gần đây. Thống kê của cảnh sát Nhật năm 2014 cho thấy, người Việt Nam đứng thứ hai trong số các vụ tội phạm ở Nhật, chỉ sau Trung Quốc. Phần lớn người Việt Nam phạm tội trong vài năm gần đây là du học sinh lao động và tu nghiệp sinh bỏ trốn khỏi nghiệp đoàn.
  1. Đâu là con đường khôn ngoan, đúng đắn
Cá nhân tôi không nghĩ cứ phải du học thuần tuý - chỉ học thôi mới là đúng. Bởi thiết nghĩ, dù du học thuần tuý, học cao đẳng, đại học ở Nhật 4 năm rồi sau đó cũng là để đi làm, cũng đi lao động kiếm tiền ở Nhât. Kiếm tiền sau khi tốt nghiệp hay kiếm tiền trong khi còn mang danh đi học thì mục đích cũng không quá khác nhau. Sự khác nhau ở đây là cách thức thực hiện mục đích kiếm tiền mà thôi. Vì thế, hình thức du học lao động nếu đã tồn tại thì cũng khó thay đổi được, tôi chỉ mong muốn thay đổi ít nhiều được suy nghĩ của mỗi chúng ta về việc du học lao động này. Đối với các bạn đã sang Nhật theo hình thức du học, dù rất muốn kiếm tiền, tôi nghĩ, các bạn nên suy nghĩ lại về cơ hôi của cuộc đời mình. Sang Nhật là cơ hội học tập lớn. Kiếm tiền cũng quan trọng nhưng việc trau dồi tiếng Nhật, quyết tâm đạt được một trình độ nhất định để sau này có thể về nước dùng vốn tiếng Nhật đó làm những công việc tốt hơn là cơ hội lớn để đầu tư cho bản thân. Dù có làm việc quá giờ đôi chút, nhưng cũng nên có mức độ vừa phải để quan tâm đến học tâp. Và đặc biệt không phạm pháp kiểu ăn cắp, ăn trộm. Đối với các bạn đang phân vân như bài báo nọ nói: đi du học lao động kiểu mới nay hay đi xuất khẩu lao động, tôi rất hy vọng, bài viết này cung cấp cho các bạn một cái nhìn khách quan hơn về lựa chọn của mình. Du học nên chỉ là du học - như cái nghĩa vốn có của nó - và như pháp luật cho phép. Nếu đã tính đi sang Nhật theo visa du học thì việc chính vẫn nên là học. Bởi nếu không, bạn sẽ luôn bị rủi ro pháp lý đeo đẳng, sẽ có thể đánh mất cơ hội phát triển và làm việc tốt hơn trong tương lai. Du học lao động không phải là phương pháp tối ưu để kiếm tiền như nhiều công ty tư vấn du học quảng bá. Hãy luôn tỉnh táo, để biết mình sẽ làm gì, sẽ phải đánh đổi cái gì. Hãy thực hiện ước mơ của mình bằng cách khôn ngoan và an toàn nhất nhé. Nhớ đừng sang Nhật theo trào lưu.

Nguồn Zing News

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Xót xa cho những người lao động chui bên Thái Lan

Lao động chui ở các nước, nhất là ở những nước láng giềng đặc biệt là Thái Lan hiện nay tuy mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người lao động, nhưng lại không đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy vậy, dù biết là trái phép nhưng vẫn có nhiều lao động cố gắng sang Thái lan với hi vọng đổi đời.
Trong những năm gần đây, việc người dân đổ xô sang thị trường lao động Thái Lan làm ăn bằng con đường bất hợp pháp đang gây ra những khó khăn trong việc quản lý con số người lao động tại địa phương.
Lý do mà lao động phổ thông chọn Thái Lan là điểm đến dù nước này chưa chính thức tuyển dụng lao động Việt Nam là dễ đi, tốn ít kinh phí, dễ tìm việc và quan trọng là thu nhập khá cao.
‘Hầu hết lao động làm thủ tục theo hình thức đi du lịch. Chỉ cần có chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và nộp 250 nghìn đồng là có thể làm được giấy tờ để đi’, anh Cao Văn Dinh (39 tuổi) trú xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết.
Vì cuộc sống khó khăn, năm 2013, anh Dinh quyết định sang Thái Lan làm việc. Được một người quen biết dẫn mối, không qua bất kỳ một công ty nào, anh Dinh tự sang bươn chải tìm kiếm việc làm. Với công việc phục vụ tại một quán ăn. Tại đây, một ngày của anh bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc vào lúc 10h tối.
Anh Dinh cho biết, mỗi lần thấy công an Thái Lan là người lao động phải chạy đi trốn
Đến Thái Lan, người lao động làm đủ các nghề như bưng bê, dọn dẹp, giữ xe ở các nhà hàng, thợ xây, sửa chữa cơ khí, giúp việc gia đình hay buôn bán hàng rong. Vất vả đủ bề nhưng vì miếng cơm, manh áo, mọi người vẫn tìm cách để bám trụ lại Thái Lan tiếp tục làm việc.
Về phần anh Dinh, sau 2 năm ở nơi đất khách, chán cảnh phải trốn chui trốn lủi khi thấy công an nên anh quyết định về quê hương, làm lại từ đầu.
Theo anh Dinh, hầu hết lao động nghe theo môi giới cá nhân, đưa sang bằng đường đi du lịch rồi trốn ra ở lại đi làm thuê. Do vậy, họ đều vi phạm pháp luật Thái Lan và có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào nếu bị phát hiện.
Chị Trương Thị Lợi (38 tuổi), trú xã Diễn Lộc, Diễn Châu (Nghệ An) lắc đầu cho biết: ‘Làm việc bên ấy khổ lắm, chồng tôi đã 3 lần bị bắt và trục xuất về nước. Mỗi lần như vậy bị phạt gần 15 triệu đồng, bị giam 48 ngày và bị buộc phải về Việt Nam bằng máy bay. Còn những người khác nếu không bị bắt, sau khi hết 28 ngày (thời gian quy định dành cho visa với mục đích du lịch) thì lại tiếp tục xin gia hạn để ở lại làm việc’.
Chưa kể đến việc có không ít người đi theo hình thức này đã bị lạm dụng thân thể, bị ngược đãi, không được bố trí công việc theo như thỏa thuận ban đầu, không được hưởng các quyền lợi dành cho người lao động.
Khổ cực là thế, nhưng không thể phủ nhận, làmviệc trên đất khách đưa lại nguồn thu nhập khá, từ 7 - 15 triệu đồng/người/tháng. Vì thế rất nhiều người vẫn đổ xô sang Thái Lan dù con đường sang đây là bất hợp pháp. Hơn nữa, mỗi lao động chỉ cần mất 2 - 3 triệu đồng cho 'cò' hoặc đi theo người thân, bạn bè là có thể 'xuất ngoại'. Trong khi đó, nếu đi thep con đường chính thống, người lao động phải bỏ ra một khoản tiền trên dưới 100 triệu đồng nếu muốn đi các nước như Malaysia, Angola…
Ông Trương Công Sửu, Trưởng phòng LĐ-TB-XH Diễn Châu (Nghệ An) cho biết: ‘Hiện nay không thể thống kê được có bao nhiêu người sang Thái Lan để tìm việc. Bởi tất cả đều đang làm việc bất hợp pháp. Đây là một thực trạng nhức nhối diễn ra lâu nay, người lao động chỉ thấy được cái lợi trước mắt, chưa ý thức được hậu quả, đặc biệt là khi xảy ra tai nạn, người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi nào khi không có giấy tờ’.
Ông Sửu cho biết thêm, huyện luôn chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền để người dân thấy được những hệ lụy này, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp lớn đưa lao động sang các nước có môi trường an toàn để làm việc. Còn những lao động muốn sang Thái Lan, theo thông tin, Việt Nam và Thái Lan đang tiến hành đàm phán liên ngành để sớm ký kết Bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về hợp tác lao động.
Theo đó, lao động Việt Nam đăng ký làm việc hợp pháp tại Thái sẽ được bảo đảm quyền lợi chính đáng về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, chế độ nghỉ phép và bảo hiểm y tế...Trong tương lai không xa, Bản ghi nhớ này sẽ giúp những người lao động có nguyện vọng làm việc ở Thái Lan đi theo con đường hợp pháp, nâng cao mức thu nhập và đảm bảo các quyền lợi khác cho bản thân.

Đài Loan sẽ tiếp nhận lao động xuất khẩu từ Việt Nam sau 10 năm

Theo thông tin mới nhận được, phòng lao động Đài Loan dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng gần 10000 người xuất khẩu lao động từ Việt Nam tới hòn đảo này trong vòng 3 tháng tới, tin nhận được sau khi lệnh cấm bị dỡ bỏ và có hiệu lực từ hôm 15.07.2015. Đây là một tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
Đài Loan có nhu cầu lớn đối với lao động trong các ngành chăm sóc người già, giúp việc.
"Lao động Việt Nam một lần nữa được chào đón" là tiêu đề bài viết đăng trên Taipei Times hôm nay, sau khi lệnh cấm tiếp nhận lao động Việt kéo dài một thập kỷ được dỡ bỏ. Bộ Lao động Đài Loan (MoL) dự kiến sẽ đón 10.000 lao động Việt trong ba tháng tới.
Trước đó, lao động Việt trong các ngành ngư nghiệp, chăm sóc người già và giúp việc bị áp đặt lệnh cấm từ năm 2004 và 2005, do tỷ lệ vi phạm hợp đồng lao động cao. Người Việt vẫn được làm trong các ngành công nghiệp khác ở Đài Loan, như công nhân nhà máy.
Hồi tháng 4, chính quyền Đài Loan tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm lao động Việt, sau khi Indonesia tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu lao động ra nước ngoài năm 2017, làm dấy lên mối lo ngại thiếu lao động.
Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng lao động, giảm từ 10,2% năm 2004 xuống 5,8% năm 2014, MoL cho biết. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn các nước như Indonesia (2,9%), Philippines (0,56%) và Thái Lan (0,48%).
Lưu Giai Quân, quan chức MoL, cho biết chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp giảm chi phí xuất khẩu lao động sang Đài Loan từ 5.000 USD/người năm 2004 xuống 4.000 USD/người năm 2014. Việt Nam cũng thiết lập một hệ thống tuyển dụng trực tiếp, không qua môi giới.
Theo Lưu, những biện pháp cắt giảm chi phí gián tiếp đã làm tăng thu nhập cho người lao động Việt ở Đài Loan, giảm khả năng bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, MoL vẫn không loại trừ khả năng tái ban hành lệnh cấm, nếu tỷ lệ vi phạm tăng.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Lừa đảo xuất khẩu lao động đi Saudi Arabia

Mới đây, Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc bộ lao động thương binh và xã hội đã có công điện gửi các địa phương, đặc biệt là ở Tây Ninh, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh về tình trạng lừa đảo đi xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia.
Xuất khẩu lao động nhật bản: http://tuyendungnhatban.net/xuat-khau-lao-dong
VTV.vn - Nhiều lao động ở Tây Ninh, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh được môi giới sang làm giúp việc gia đình tại Saudi Arabia nhưng lại bị lừa.
Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, thời gian vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được nhiều đơn thư của gia đình người lao động sinh sống tại khu vực Tây Ninh, Tuyên Quang, Nghệ An và Hà Tĩnh phản ánh người thân bị một số cá nhân, tổ chức không có chức năng xuất khẩu lao động môi giới và đưa sang làm giúp việc gia đình tại Saudi Arabia.
Cá biệt, một số trường hợp giả mạo hợp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đưa người lao động ký trước khi bay và thông tin đến người lao động giám đốc công ty đi vắng, sẽ ký hợp đồng sau.
Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động có nguyện vọng đi làm giúp việc gia đình ở Saudi Arabia cần tìm hiểu kỹ thông tin về các điều kiện làm việc, sinh hoạt, khí hậu, phong tục tập quán đạo Hồi của Saudi Arabia và phải có sức khỏe phù hợp trước khi quyết định đi làm việc.
Người lao động chỉ đi làm giúp việc gia đình tại Saudi Arabia thông qua doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động và có hợp đồng cung ứng được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận.