Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Có nhiều cơ hội cho các lao động trẻ tại sàn giao dịch việc làm thanh niên ngày 26.09

Hơn 1000 cơ hội việc làm cho ứng viên tại “Sàn giao dịch việc làm thanh niên” do trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên TP.HCM tổ chức vào sáng 26.09.2015.
Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên TPHCM sẽ tổ chức “Sàn giao dịch việc làm thanh niên” tại số 1A Nguyễn Văn Lượng, phường 6, Q.Gò Vấp, TPHCM vào sáng 26.9.2015.
Dự kiến, sàn giao dịch thu hút khoảng 1.000 LĐ đến tìm việc. Hơn 50 nhà tuyển dụng đến phỏng vấn trực tiếp với hơn 1.300 cơ hội việc làm cho ứng viên. Các ngành nghề được tuyển dụng nhiều gồm: LĐ phổ thông, kỹ thuật viên điện tử, kỹ thuật cơ khí, kế toán, bán hàng, nhân viên kinh doanh.
Xem các tin tức xuất khẩu ở nhật bản ở đây
Ngoài phỏng vấn tuyển dụng, ban tổ chức còn triển khai các hoạt động nghề nghiệp bổ ích như: Giới thiệu ngành nghề đào tạo tại trung tâm; tư vấn việc làm cho thanh niên có nhu cầu đi xuất khẩu LĐ tại Nhật Bản.
Bình Phước: 31.300 người dân tộc thiểu số được giải quyết việc làm
Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Phước làm việc với Sở LĐTBXH nhằm giám sát, khảo sát về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Theo báo cáo tại buổi giám sát, giai đoạn 2011 - 2015 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 161.000 LĐ trong đó có 31.300 LĐ là người dân tộc thiểu số. Đào tạo nghề cho hơn 34.600 LĐ trong đó có hơn 9.600 người đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó nâng tỉ lệ LĐ đã qua đào tạo từ 28% năm 2010 lên 40% vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay kinh phí cho việc giải quyết việc làm cho người đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay còn gặp khó khăn do ngân sách trung ương và địa phương không được phân bổ về.
Ông Điểu Hơn - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh - cho rằng, trên thực tế chưa có bất cứ DN nào trên địa bàn tỉnh sử dụng trên 30% người LĐ dân tộc thiểu số để được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐ là người dân tộc thiểu số là vấn đề quan trọng, còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần bổ sung thêm một số thông tin đánh giá thực tế về chất lượng và hoạt động của các trung tâm đào tạo nghề; Vấn đề ngân sách trung ương cấp cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu tuyển LĐ của DN cũng như nhu cầu tìm việc làm của người dân tộc thiểu số và vấn đề đào tạo nghề cử tuyển cho học sinh dân tộc thiểu số…B.P
Trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa 5 lần lương tối thiểu
Từ ngày 15.9.2015, người LĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng LĐ quyết định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa 5 lần lương tối thiểu. Đây là quy định mới, thể hiện tại Thông tư 28/2015 của Bộ LĐTBXH. Vân Hà
Hướng dẫn thu thập thông tin về thị trường lao động
Từ ngày 10.9.2015, việc thu thập về cung và cầu của thị trường LĐ sẽ được thực hiện dựa trên NLĐ và NSDLĐ. Nội dung này được quy định cụ thể tại Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường LĐ. Theo đó thời điểm tiến hành thu thập thông tin sẽ bắt đầu vào ngày 1.7 hằng năm và kéo dài trong 30 ngày. Nội dung thu thập bao gồm:
- Đối với NLĐ: Nhân khẩu học; trình độ giáo dục phổ thông; chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục - đào tạo; thông tin về vị thế việc làm, công việc đang làm, nơi làm việc, loại hình kinh tế…
- Đối với người SDLĐ: Thông tin định danh; ngành, nghề kinh doanh chính; tiền lương; số lượng LĐ đang làm việc theo giới tính, loại LĐ…
Ngoài ra, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định cách thức thu thập thông tin đối với NLĐ là người nước ngoài hoặc trường hợp người Việt Nam ra nước ngoài LĐ.
Thông tư này thay thế Thông tư 25/2009/TT-BLĐTBXH.
Mạnh Cường/Nguồn LĐO

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Chủ đề buổi giao lưu tuần này là chọn học nghề để xuất khẩu lao động

Mới đây, vào hồi 14h30 ngày 02.10, báo điện tử Thanh Niên Online đã phối hợp với ban điều hành đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015(Đề án 103) tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: Chọn học nghề để xuất khẩu lao động
xklđ đi nhật bản có là lựa chọn đúng đắn?
Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH);
- Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA;
- Anh Ngọ Văn Khuyến, Phó trưởng ban Thanh niên Công nhân và đô thị (T.Ư Đoàn);
- Ông Lê Ngọc Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn T.Ư Đoàn và Ông Hồ Thanh Vân, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ thanh niên Quảng Bình.
Trong chương trình giao lưu, các vị khách mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị T.Ư Đoàn, doanh nghiệp sẽ tư vấn cung cấp thông tin về cơ hội học nghề để đi lao động xuất khẩu, thông tin về nhu cầu thị trường lao động xuất khẩu hiện nay cũng như các chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ lao động xuất khẩu. Ngoài ra, các chuyên gia sẽ tư vấn, định hướng quá trình chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động, kỹ năng bảo vệ bản thân trong các trường hợp bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp khi lao động ở nước ngoài.

VN đang trở lên hấp dẫn các DN nhật bản hơn, ông trưởng đại diện tổ chức JETRO cho biết

Trong buổi trao đổi với phóng viên mới đây, trưởng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM ông Hirotaka Yasuzumi cho biết: VN đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật bản.
Có nên đi xklđ nhật bản trong thời điểm này?
Phóng viên: Thưa ông, Nhật Bản đang là một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Việt Nam, sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, làn sóng đầu tư sẽ càng gia tăng?
- Ông Hirotaka Yasuzumi:
Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 15 đến 18-9 theo lời mời của Thủ tướng Sinzo Abe, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một số lĩnh vực mà Việt Nam muốn các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tăng cường đầu tư, như các ngành kỹ thuật cao, quản trị DN tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực...
Liên quan đến mảng quản trị DN, phía Việt Nam mong muốn Nhật chuyển giao phương thức quản trị DN hiện đại để giúp DN Việt có được tầm nhìn dài hạn, tập trung vào lợi ích và xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài thay vì cách kinh doanh ngắn hạn như trước.
Nông nghiệp đang là lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư Nhật và phía Việt Nam cũng rất muốn thu hút đầu tư?
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh và đề cập nhiều lần về việc kêu gọi nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào ngành nông nghiệp, mang theo kỹ thuật tiên tiến để chuyển giao cho DN và nông dân Việt Nam. Tổng Bí thư cũng tuyên bố trước mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm táo của Nhật thâm nhập thị trường Việt Nam và ngược lại, xuất khẩu nhiều hơn xoài của Việt Nam sang Nhật. Nói cách khác, 2 bên sẽ mở rộng cửa hơn nữa cho các sản phẩm nông nghiệp.

Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đang được Việt Nam chú trọng kêu gọi đầu tư, ông có thể chia sẻ cách thức DN Nhật đầu tư vào lĩnh vực này?

- Đầu tư vào nông nghiệp có 2 dạng: đầu tư trực tiếp như trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và mảng liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật nhà kính, phân bón, thức ăn gia súc và các kỹ thuật chế biến sau thu hoạch. Hiện nay, đầu tư nông nghiệp trực tiếp như thuê đất để trồng trọt gặp nhiều rủi ro bởi DN Nhật chưa quen đất, quen cách canh tác… Một số DN trồng xà lách cho biết chỉ khoảng 30% sản lượng thu hoạch được, số còn lại bị hư nên rủi ro rất cao.

Theo tôi biết, hiện đã có khoảng 20 DN Nhật đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó trên địa bàn TP Đà Lạt (Lâm Đồng) có khoảng 10 DN. Vốn đầu tư vào lĩnh vực này trước mắt không lớn nhưng sẽ tăng từ từ trong tương lai.

Dường như xu hướng đầu tư của các DN Nhật vào Việt Nam đã thay đổi. Nếu trước đây họ chủ yếu quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nay chuyển sang bán lẻ, nông nghiệp, thậm chí cả công nghiệp chăm sóc sắc đẹp?

- Không hẳn vậy, đầu tư của DN Nhật Bản đang hướng theo mức độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam. Trước đây, khi thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, chi phí lao động thấp nên DN đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất rồi xuất khẩu sang các nước khác. Gần đây, khi thu nhập của người dân tăng lên, họ bắt đầu quan tâm đến những sản phẩm cao hơn. Như Vina Acecook, trước đây chỉ sản xuất gói mì 4.000 đồng để bất cứ người tiêu dùng nào cũng mua được, nay thì khác. Sau này, thêm nhiều DN Nhật đầu tư vào lĩnh vực mỹ phẩm, thức ăn dinh dưỡng, vitamin hoặc các sản phẩm dịch vụ y tế có giá trị cao.

Điều này không có nghĩa đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ giảm đi để chuyển sang mảng mới mà đơn giản do thị trường Việt Nam đang dần hình thành nhiều phân khúc hấp dẫn hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật tới khai thác.

Và lĩnh vực bán lẻ cũng đang hấp dẫn nhà đầu tư Nhật?

- Đúng vậy, tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên gần đây, cơ quan quản lý Việt Nam có áp dụng quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) nhưng lại khá mơ hồ. Nhiều tập đoàn trong lĩnh vực bán lẻ của Nhật muốn vào Việt Nam làm ăn nhưng vướng phải rào cản này. DN Nhật Bản khá cẩn trọng, khi cảm thấy thật sự an toàn họ mới bỏ tiền ra đầu tư.

Trong chuỗi siêu thị Aeon tại Việt Nam (Tập đoàn Aeon của Nhật) đều quy định một tỉ lệ nhất định sản phẩm bán ra là hàng Nhật và sẽ tăng dần tỉ lệ này. Nếu vậy sẽ rất ít cơ hội cho hàng Việt chen chân vào siêu thị, trung tâm thương mại của Nhật?

- Tôi nghĩ không nên đặt nặng vấn đề thắng thua khi để 2 sản phẩm của DN Việt Nam và Nhật Bản cạnh nhau bởi nếu DN Việt biết cải tiến và tạo ra những sản phẩm tốt hơn vẫn có cơ hội chiếm được tình cảm khách hàng. Hơn nữa, thị trường sẽ sôi động, đa dạng hơn và người tiêu dùng được lợi khi các DN cạnh tranh nhau.

Tôi quan sát thấy hàng Việt khá đơn giản và không thay đổi nhiều. Còn hàng Nhật khá phong phú nên khi bán ở thị trường Việt Nam sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hơn cho người tiêu dùng. Từ đó, DN Việt có thể nhìn vào để sáng tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh.

Nhật Bản sẽ sớm cho nhập khẩu xoài tươi từ Việt Nam

Trong chuyến thăm chính thức mới đây của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang đất nước nhật bản, trong buổi trao đổi liên quan đến vấn đề nông sản thì bên phía NB có hứa hẹn sẽ sớm mở cửa thị trường cho xoài tươi VN theo yêu cầu của VN, còn VN sẽ sớm mở cửa thị trường táo tươi NB theo yêu cầu của NB.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 15 - 18/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có buổi gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Yoichi Miyazawa vào ngày 16/9 tại trụ sở METI.
Tại buổi gặp, hai Bộ trưởng đã cùng nhau trao đổi các vấn đề liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai Bên trong thời gian tới.
xklđ nhật bản 2015 có những gì cần phải lưu ý?
Đối với thương mại hàng nông sản, hai Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng trước việc Việt Nam sẽ sớm mở cửa thị trường cho táo tươi Nhật Bản theo yêu cầu của Nhật Bản và Nhật Bản sẽ sớm mở cửa thị trường cho xoài tươi Việt Nam theo yêu cầu của Việt Nam; đồng thời khẳng định việc này sẽ giúp tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước một cách tích cực.
Bộ trưởng METI cho biết sẽ trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản về đề nghị của Việt Nam nhằm thúc đẩy mặt hàng nông sản và cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ của Việt Nam trong thời gian tới.
Hai bên cùng trao đổi và thống nhất tiếp tục phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại hai khu công nghiệp chuyên sâu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hải Phòng; hợp tác trong lĩnh vực đất hiếm; hợp tác trong lĩnh vực năng lượng như: thương mại than, hợp tác triển khai dự án khí đốt Tây Nam Bộ để cung cấp nhiên liệu cho dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn....
Vấn đề hợp tác xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 cũng được hai Bộ trưởng đề cập và tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đúng theo tinh thần Lãnh đạo cấp cao hai nước đã tuyên bố.
Kết thúc buổi gặp, hai bên thống nhất sẽ tiến hành Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ nhất về hợp tác trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng trong thời gian sớm nhất để thúc đẩy nội dung hợp tác giữa hai bên.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã tham dự các buổi tiếp các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản; tham dự Hội thảo hợp tác đầu tư, thương mại, lao động tại tỉnh Kanagawa vào ngày 18/9/2015.

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây. Năm 2014, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc). Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì xuất siêu sang Nhật Bản. Năm 2014 kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 27,6 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2013, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật với giá trị 14,7 tỷ USD, nhập khẩu từ Nhật Bản với giá trị 12,9 tỷ USD. Ước tính 9 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 21,3 tỷ USD.
Hoàng Dương

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Nhiều thực tập sinh tụ tập tại Công ty Cung ứng nhân lực N.B để đòi tiền

Theo thông tin từ báo Dân trí, mới đây đã xảy ra một sự việc đó là các thực tập sinh của trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực N.B cho rằng công ty không chịu thực hiện đúng cam kết khi đã nhận tiền của họ đưa sang NB làm việc, nhưng khi quá thời hạn đặt ra mà trung tâm vẫn chưa thực hiện nên họ đã kéo đến nhằm gây áp lực để yêu cầu giải quyết.
xkld o nhat ban liệu có là lựa chọn chính xác?
Đến chiều 30/9, Công an, Bảo vệ dân phố, chính quyền địa phương phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM vẫn đang tăng cường lực lượng túc trực tại Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực N.B, cơ sở 2 (thuộc Công ty Cung ứng nhân lực và thương mại V.), đường số 17, phường Linh Chiểu để giữ trật tự và tạo điều kiện cho Ban giám đốc Trung tâm nói trên thương lượng , thoả thuận với nhiều thực tập sinh.
Rất đông thực tập sinh kéo đến Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực N.B, cơ sở 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức để yêu cầu BGĐ Trung tâm giải quyết việc chi phí đã đóng nhưng chưa được xuất khẩu lao động.
Theo thông tin ban đầu từ các thực tập sinh, khoảng tháng 11/2014 họ theo học nghề tại Trung tâm này và sau đó đóng mỗi người số tiền hơn 70 triệu đồng với cam kết của Trung tâm trong khoảng thời gian cao nhất là 6 tháng sẽ đưa họ sang Nhật Bản làm việc.
Tuy nhiên đến tháng 5/2015 vừa qua, phía Trung tâm vẫn chưa thực hiện được đúng cam kết và nhiều người đã yêu cầu nhận lại tiền nhưng chưa được giải quyết. Sau đó, đại diện Trung tâm đã hẹn “lần cuối” đến cuối tháng 9 sẽ giải quyết dứt điểm chuyện tiền bạc đã thu nếu không đưa được thực tập sinh sang lao động ở Nhật Bản.
Sáng nay 30/9, hơn 70 thực tập sinh đã kéo đến văn phòng Trung tâm ở phường Linh Chiểu để yêu cầu giải quyết khiến tình hình khá lộn xộn, phức tạp và lực lượng Công an, bảo vệ dân phố… địa phương phải có mặt vãn hồi trật tự. Ban giám đốc Trung tâm đã có mặt mời các thực tập sinh vào làm việc trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương để đưa ra hướng giải quyết cuối cùng. Tuy nhiên, trao đổi qua điện thoại, một thực tập sinh tên B. cho biết Trung tâm xin thêm thời hạn 4 tháng nhưng đa số đều không chấp nhận và vụ việc vẫn chưa ngã ngũ.
Trao đổi với PV Dân trí, đại diện Công ty Cung ứng nhân lực và thương mại V. (đơn vị chủ quản Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực N.B có trụ sở chính tại Hà Nội) xác nhận đúng là tại cơ sở 2 Trung tâm ở TPHCM đang xảy ra vụ việc như trên và đã chỉ đạo Ban giám đốc Trung tâm giải quyết.

Theo đại diện Công ty thì hiện kết quả giải quyết Công ty vẫn chưa nhận được và phải chờ Trung tâm báo cáo.

Nữ đại gia công ty trà Ô Long Hà Linh đột tử ở TQ, bà là ai

Sự ra đi đột ngột của doanh nhân Hà Thúy Linh – người đã dẫn dắt công ty trà Ô Long Hà Linh phát triển trong và ngoài nước khiến cho dư luận vô cùng xôn xao. Bởi trước đó, bà Linh vẫn xuất hiện và rất khỏe mạnh trong hội nghị các quan chức cao cấp về phát triển y tế lần thứ X của ASEAN.
Xem thêm: xkld qua nhat ban từ trung tâm Châu Hưng
Doanh nhân Hà Thúy Linh đã dẫn dắt công ty trà Ô Long Hà Linh phát triển trong và ngoài nước. Sự ra đi đột ngột của bà khiến dư luận xôn xao.
Vào ngày 23/9, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng đã xác nhận về việc bà Hà Thúy Linh tử vong không rõ nguyên nhân trong chuyến đi công tác tại Trung Quốc. Thông tin trên cũng đã được Sở Ngoại vụ tỉnh Lâm Đồng xác nhận, và cho biết, hiện chưa có thông tin chính thức từ cơ quan ngoại giao nhưng Sở đã được gia đình bà Linh thông báo về cái chết đột ngột này.
Trước đó, vào ngày 14/9, tại hội nghị các quan chức cao cấp về phát triển y tế lần thứ X của ASEAN và các hội nghị liên qua, do Bộ Y tế đăng cai tổ chức tại Đà Lạt, bà Hà Thúy Linh vẫn xuất hiện và rất khỏe mạnh. Do đó, sự ra đi bất ngờ này của bà đã gây xôn xao dư luận.
Hiện tại, Công ty trà Ô Long Hà Linh đang gấp rút làm thủ tục để đại diện công ty và gia đình sang Trung Quốc đưa thi thể bà Linh về nước.
Khi còn sống, bà Hà Thúy Linh là Giám đốc Công ty trà Ô Long Hà Linh, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng. Trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất trà Ô Long tại tỉnh này, nữ đại gia Hà Thúy Linh là một trong những doanh nhân có tiếng nhất.
Bà Hà Thúy Linh sinh năm 1970, là Giám đốc Công ty TNHH trà Ô Long Hà Linh. Ảnh: Internet
Bà Hà Thúy Linh sinh năm 1970, quê gốc tại tỉnh Đồng Tháp. Chồng bà là một doanh nhân người Đài Loan. Vào năm 2002, chồng bà thành lập Công ty TNHH Hai Yih có 100% vốn nước ngoài (Đài Loan và Trung Quốc). Trụ sở công ty được đặt tại thôn Phát Chi, xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt. Bà Hà Linh giữ chức vụ Phó giám đốc Công ty.
Dưới sự dẫn dắt của bà, Công ty Haiyih đã nâng diện tích chè lên 200ha và giải quyết việc làm cho gần 500 lao động.
Mỗi ngày, công ty sản xuất ra 12 tấn chè thành phầm, đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Đức, Ý.
Năm 2008, sau khi ly hôn chồng, bà Hà Linh tách ra và thành lập riêng Công ty TNHH Hà Linh. Công ty của bà là một doanh nghiệp có tiếng tại tỉnh Lâm Đồng và cả nước trong lĩnh vực xuất khẩu trà Ô Long sang các nước Đài Loan, Trung Quốc.
Hiện tại, công ty Hà Linh sở hữu khoảng 200ha chè ô long tại xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt. Công việc chính là chuyên trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm trà ô long theo quy trình trà sạch (ogranic tea).
Không chỉ điều hành doanh nghiệp sản xuất chè ô long, bà Hà Linh còn kinh doanh thêm nhiều ngành nghề khác. Điển hình là kinh doanh nhà hàng cà phê và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Bà đã nhiều lần được trao tặng cúp và bằng khen vì những đóng góp to lớn của bà đối với nền kinh tế nước nhà.
Bà còn để lại dấu ấn cho Công ty TNHH Hà Linh khi lần đầu tiên đứng ra tổ chức đêm tiệc trà lớn nhất Việt Nam. Đó là sự kiện vào năm 2014, “Đại tiệc trà kỷ lục Việt Nam” đã được diễn ra tại quảng trường Lâm Viên (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Đến dự có hơn 5.000 quan khách.
Hoài An (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin

Bạn nghĩ gì nếu lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh xuất khẩu đạn

Nhìn nhận lại vấn đề đồng nhân dân tệ sụt giảm trong thời gian vừa qua. Chúng ta nếu cứ hiểu sự sụt giảm đó là do vấn đề về kinh tế và chính trị gây nên thì không sao, nhưng nếu đó là chính sách có tổ chức của lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh thì sao? Để hiểu rõ vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài phỏng vấn sau.
xklđ đi nhật thời điểm này có thích hợp không?
Từ hai tháng qua, các thị trường tài chính quốc tế đều chứng kiến hiện tượng là khối dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm sút nặng và tính đến Tháng Bảy vừa rồi thì chỉ còn khoảng ba ngàn 560 tỷ đô la. So với đỉnh cao vào Tháng Sáu năm ngoái thì sụt chừng 440 tỷ đô la. Một trong các nguyên nhân của sự kiện ấy là nạn tẩu tán tư bản, hay chuyển tài sản từ dạng nội tệ là đồng Nguyên qua ngoại tệ là đồng đô la Mỹ. Nhưng nếu lãnh đạo Bắc Kinh lại nhân trào lưu ấy mà có chủ đích tung dự trữ để đầu tư ra ngoài thì sao? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu mặt trái của sự việc này qua phần trao đổi do Nguyên Lam thực hiện sau đây với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, trong chương trình phát thanh vào mùng hai vừa qua, ông nói đến sự kiện khối dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, được ước lượng là tương đương với bốn ngàn tỷ đô la vào năm ngoái nay đã hao hụt và chỉ còn chừng ba ngàn 560 tỷ tính đến Tháng Bảy. Ông gọi đó là “kho đạn của Bắc Kinh đang cạn dần” trên trận tuyến kinh tế đối ngoại. Kỳ này, chúng tôi xin hỏi ngược rằng nếu Bắc Kinh cố tình tung ngoại tệ ra ngoài trong mục tiêu đầu tư và bành trướng ảnh hưởng thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là câu hỏi này rất hay vì cho ta thấy một kịch bản khác về kho dự trữ ngoại tệ như một kho đạn. Có thể gọi kịch bản ấy là “Bắc Kinh xuất khẩu đạn” để sẽ có ngày sử dụng sau này. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về những mục tiêu giả định và khả năng thực hiện kế hoạch này.
- Trước hết, ta nhớ là Trung Quốc học các nước Đông Á khi cải cách kinh tế, lấy đầu tư và xuất khẩu làm lực đẩy, rồi nhà nước thu về một lượng ngoại tệ rất lớn nhờ đạt xuất siêu, là xuất nhiều hơn nhập. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 15 năm trước, quả nhiên Bắc Kinh gom về một khối dự trữ rất cao, tính đến Tháng Sáu năm ngoái là lên tới gần bốn ngàn tỷ đô la. Trong số này, họ dùng gần một phần ba, khoảng một ngàn bốn trăm tỷ, để mua tài sản Mỹ, chủ yếu là Công khố phiếu Hoa Kỳ, là cho Mỹ vay tiền. Mà việc cho vay tiền có giảm phân lời đi vay và lãi suất tại Hoa Kỳ nên giúp Trung Quốc dễ xuất khẩu hơn. Một mục tiêu kia của việc cho vay tiền là yêu cầu về an toàn vì thị trường tín dụng Mỹ có đặc tính sâu và rộng hơn năm thị trường lớn nhất đi sau và có tính lưu hoạt cao, là dễ đổi ra tiền mặt đem về.
- Xin nói thêm về bối cảnh hay tương quan trao đổi thì thị trường tiêu thụ Mỹ chỉ có  12% là nhập khẩu mà nhập khẩu từ Trung Quốc chưa bằng gần 1% của Tổng sản lượng Hoa Kỳ trong khi lại là thị trường sinh tử cho kinh tế Trung Quốc. Thứ nữa, thế giới khi đó cứ nói đến việc Trung Quốc là chủ nợ số một của Mỹ mà quên rằng chủ nợ số hai với gần một ngàn ba trăm tỷ là Nhật Bản và nước Nhật không coi Hoa Kỳ là một đối thủ về chính trị. Bây giờ, ta mới bước qua chuyện chính trị ấy.
Nguyên Lam: Trước khi nói đến tương quan chính trị như ông vừa nhắc thì chúng ta thấy một tương quan kinh tế khá bất ngờ. Đó là kinh tế Trung Quốc lại cần thị trường Hoa Kỳ hơn là ngược lại, và sau khi đạt xuất siêu thì cũng đẩy tiền qua cho Mỹ vay thì để dễ bán hàng vào Mỹ! Thưa ông có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là đúng vậy nhưng tình trạng ấy đã hết sau vụ khủng hoảng tài chính và Tổng suy trầm 2008-2009. Hoa Kỳ giảm nhập khẩu và xuất siêu của Trung Quốc hết tăng. Trong khi ấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ lại cắt lãi suất tới gần số không rồi ban hành biện pháp bơm tiền gọi là “tăng mức lưu hoạt có định lượng” hay “quantitative easing” khiến tiền rẻ và nhiều mới tràn ngập các thị trường. Trước sự kiện xuất khẩu vào Mỹ thì giảm mà đô la Mỹ lại rẻ, doanh nghiệp Trung Quốc bèn đi vay bằng đô la. Thực tế thì nhiều quốc gia cũng có động thái tương tự nên tổng cộng các nước đã mắc nợ thêm khoảng chín ngàn tỷ đô la, là một con số không nhỏ.
- Nhưng kinh tế Mỹ đã tạm phục hồi dù chưa mạnh nên từ năm kia, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ thông báo là giảm dần và chấm dứt việc bơm tiền rồi sẽ có lúc tăng lãi suất để trở về trạng thái bình thường nên từ năm ngoái, đồng Mỹ kim vọt lên giá. Khi đô la lên giá, và sẽ còn lên nếu lãi suất ngắn hạn được nâng khỏi số không, thì các quốc gia hay doanh nghiệp mà vay vào bằng đô la bị gánh nợ cao và đắt hơn. Vì vậy, yêu cầu trả nợ khiến các doanh nghiệp Trung Quốc cần nhiều đô la hơn. Đã thế, vì đoán trước là đô la còn lên giá so với các đồng bạc khác, kể cả đồng Nguyên, giới đầu tư hay các doanh nghiệp và đại gia có tiền bèn nghĩ đến việc bán ra đồng Nguyên để mua vào đô la trước khi tiền Mỹ lên giá.
- Ngần ấy yếu tố mới dẫn đến chuyện đồng Nguyên bị sức ép khiến Bắc Kinh phá giá vào tháng trước rồi dùng khối dự trữ bán ra đồng Nguyên để mua vào đô la nhằm thanh toán nợ nần. Dự trữ ngoại tệ vì vậy bị hao hụt cả trăm tỷ trong có một tháng. Đó là chuyện kho đạn của Bắc Kinh bị bào mỏng.
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, cho dù Bắc Kinh đã mất vài trăm tỷ và sẽ mất thêm thì phần còn lại của khối dự trữ đó cũng có thể là các khoản đầu tư ra ngoài. Huống hồ, như ông vừa phân tích, giới đầu tư hay các doanh nghiệp và đại gia có tiền của họ đều đã đoán trước rằng tiền Mỹ sẽ tăng nên mới bán ra đồng Nguyên để mua trước đô la. Như vậy thì mình có thể nói rằng việc tẩu tán tài sản ấy cũng mang ý nghĩa tích cực là đầu tư ra ngoài được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là chẳng những lãnh đạo Bắc Kinh có mơ điều ấy mà còn nhắm vào nhiều mục tiêu sâu xa hơn. Nhưng họ có thành công hay không lại là chuyện khác.
- Trong trung hạn, theo quy ước chung là từ hai đến năm năm, thì các dự án xây dựng Con Đường Tơ Lụa trên đất liền và ngoài biển hoặc việc thành lập định chế tài chính như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu AIIB hay Tân Ngân hàng Phát triển của nhóm BRICS đều là loại đầu tư để bành trướng ảnh hưởng kinh tế và chiến lược của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể đã dự trù 900 tỷ đô la cho giấc mơ đầu tư ấy và tin là kế hoạch lớn lao này sẽ nâng mức xuất khẩu của các tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốc về thiết bị hay công nghệ, mà lại còn có lời lớn nếu đầu tư bằng đô la. Lý do là tiền Mỹ càng lên giá thì đồng bạc của các nước đối tác kia càng mất giá và chủ đầu tư là Trung Quốc sẽ thêm lợi.
- Trong dài hạn thì mối lợi ấy còn tăng gấp bội nếu Trung Quốc yêu cầu các nước đối tác thanh toán việc đầu tư hay đi vay bằng đồng Nguyên. Đấy là một cách đưa đồng bạc của họ vào thị trường quốc tế để sẽ thành một ngoại tệ giao hoán phổ biến trong toàn vùng Châu Á. Từ đó, Bắc Kinh tin rằng các nước kia sẽ dùng đồng Nguyên như một ngoại tệ dự trữ.
Nguyên Lam: Tức là Bắc Kinh vẫn có giấc mộng đưa đồng bạc của mình vào hàng ngoại tệ dự trữ sau này? Phải chăng là để cạnh tranh rồi sẽ có ngày thay thế đồng đô la Mỹ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh thường có tham vọng lớn và có cái nhìn trường kỳ như vậy.
- Chúng ta nên trở lại chuyện vừa nói ở trên là quan hệ kinh tế Mỹ-Hoa chỉ là sự lệ thuộc của toa tấu Trung Quốc vào đầu máy Hoa Kỳ nên họ có nỗ lực ta nên gọi là “thoát Mỹ” chứ không thể tiếp tục cho đối thủ vay tiền để dễ mua hàng của mình. Thứ hai, họ tung tiền đầu tư ra ngoài mà lại đầu tư bằng Mỹ kim để chiếm lợi thế khi đô la lên giá. Thứ ba, họ có thể đòi các nước thanh toán bằng đồng Nguyên để xứ nào cũng ghim sẵn đồng bạc Trung Quốc trong kho. Nếu sau này, hay vào năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF mà cho phép đồng Nguyên là một ngoại tệ trong cái giỏ dự trữ có đồng Mỹ kim, đồng Euro, đồng Bảng của Anh và đồng Yen của Nhât, thì sẽ càng củng cố tư thế quốc tế của đồng bạc Trung Quốc.
Nguyên Lam: Đấy có thể là giấc mơ của Bắc Kinh, nhưng thưa ông liệu họ có thành công được chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là ai chẳng mơ chuyện cung trăng, huống hồ lãnh đạo Bắc Kinh! Họ muốn quốc tế hóa đồng Nguyên và kiểm soát được lưu lượng đầu tư ra ngoài lẫn cả luồng đầu tư của nước ngoài vào Hoa lục. Nhưng thực tế thì họ gặp nhiều rủi ro lắm.
- Trước hết trong cái đà họ gọi là chủ động đầu tư ra ngoài thì vẫn có hiện tượng tẩu tán tài sản, chuyển ngân lậu và cả cái nạn rửa tiền cho các đại gia. Chẳng vậy mà nhiều ngân hàng ma bị Bộ Công an đóng cửa vì tội đã rửa hơn 60 tỷ đô la ở nước ngoài chứ không ít. Ta không quên trường hợp tương tự là khi Liên Xô cho đảng viên cán bộ đem tiền ra ngoài để bành trướng ảnh hưởng thì đồng tiền ấy không trở lại sau khi chế độ tan rã.
- Thứ hai, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể mơ ngày đánh bạt ảnh hưởng của đống Mỹ kim bằng một đồng Nguyên được quốc tế hóa, nhưng việc một đồng bạc mà trở thành ngoại tệ giao hoán và dự trữ đòi hỏi nhiều biện pháp cải cách không dễ thực hiện. Một cách cụ thể, khi đồng bạc được thả nổi theo quy luật cung cầu thì cũng có nhiều thành phần bị thiệt hại. Họ không thiết tha với giấc mơ tốn kém của Tập Cận Bình nên tìm cách ngăn cản. Cho nên bên trong hệ thống lãnh đạo chìm và nổi đã có tranh luận và cả thanh trừng dưới danh nghĩa đả hổ diệt ruồi để trừ tham nhũng.
Nguyên Lam: Trong khi ấy, dường như kinh tế Trung Quốc lại bị suy trầm và khi cải cách để chuyển hướng thì càng khó giữ được đà tăng trưởng ngày xưa. Thưa ông, đấy có phải là một rủi ro phụ trội không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nhớ đến lời phát biểu của tỷ phú Warren Buffet, một nhà đầu tư xuất chúng của Hoa Kỳ, đại để là khi thủy triều rút trên bãi biển thì mình mới biết là ai không bận quần! Khi kinh tế suy trầm thì việc chuyển từ chiến lược lỗi thời sang một hướng khác mới làm các vấn đề tiềm ẩn bên dưới bùng phát lên trên.
- Mà lãnh đạo Trung Quốc lại đang ở vào thời điểm rất nhạy cảm về chính trị. Sau chuyến thăm viếng Hoa Kỳ tuần này, qua tháng 10, Chủ tịch Tập Cận Bình phải chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ 5 của khóa 18 để thông qua Kế hoạch Năm năm thứ 13, từ 2016 tới 2020. Chẳng những Trung Quốc đang đi vào bước ngoặt mà bản thân và uy tín của họ Tập cũng gặp vấn đề, và thậm chí bị thách đố, sau mấy tháng lụp chụp về chính sách trên thị trường cổ phiếu rồi thị trường ngoại hối.
- Tuần qua, khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ chưa tăng lãi suất vào ngày Thứ Năm 17 thì Bắc Kinh đỡ bị sức ép trên đồng Nguyên nhưng chẳng vì vậy mà đã ra khỏi những khó khăn triền miên. Vì thế, cả kế hoạch gọi là dùng kho đạn là ngoại tệ dự trữ để chủ động đầu tư ra ngoài như một hình thái xuất khẩu đạn trong thế đối đầu với Hoa Kỳ có khi chỉ là ảo vọng.
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn kỳ này