Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Trao đổi với sinh viên trong buổi hội thảo công nghệ xây dựng nhật bản

Theo báo điện tử của bộ xây dựng thì vừa qua, tại trường cao đẳng xây dựng số 2 có tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “công nghệ xây dựng nhật bản và cơ hội nghề nghiệp”. Nội dung của buổi hội thảo nhằm giới thiệu chương trình đào tạo quốc tế của trường hợp tác với nhật bản nhằm đón đầu việc xuất khẩu lao đông nhật bản cũng như việc làm tại thị trường VN.
Buổi hội thảo đã thu hút được 200 sinh viên đến từ Trường Cao đẳng xây dựng số 2, Trường Cao đẳng Giao thông và Trường Trung cấp Xây dựng. Tại buổi hội thảo các em được các chuyên gia đến từ Nhật Bản tư vấn, giải đáp thắc mắc chi tiết về chương trình học cũng như những cơ hội việc làm tại thị trường Nhật Bản.
Nhân dịp khai giảng khóa đầu tiên Công ty Earth Construction Consultants đã cam kết cho 20 sinh viên mượn số tiền 500USD/người để hoàn thành học kỳ 1 và tham gia phỏng vấn khi đi Nhật. Số tiền này sẽ được các em hoàn trả khi được các công ty Nhật Bản chọn. Hiện chương trình đã có 5 em đăng ký vay theo hình thức này.

Việc người lao động nước ta ta đang làm giúp nước ngoài nhanh giàu hơn

Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hình ảnh người công nhân vẫn phải gò lưng đạp máy may hay cầm cây cọ quệt quệt, dán dán,…thì làm sao mà có thể thay đổi hình ảnh nền kinh tế của đất nước mình được.
Tổng Bí thư lên đường thăm chính thức Nhật Bản
Trước đó, trả lời báo chí Nhật Bản về chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển rất tốt đẹp. Với chuyến thăm này, Việt Nam muốn khẳng định chủ trương nhất quán coi Nhật Bản là một trong những đối tác phát triển quan trọng hàng đầu và lâu dài, thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
"Với ba điểm nhấn là thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, tăng cường tin cậy chính trị và đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế, tôi hy vọng rằng, kết quả chuyến thăm sẽ tạo động lực mạnh mẽ, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Hai phương án tăng lương hưu từ năm 2016
Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra 2 phương án tăng lương hưu từ năm 2016, theo đó có thể tăng lương với từng nhóm đối tượng, hoặc tăng đồng loạt với tất cả những người đang hưởng lương hưu.
Về phương án 2, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH phân tích, sẽ khắc phục được han chế của phương án 1, lương người nghỉ hưu trước và sau tháng 4/1993 đều được điều chỉnh tăng thêm. Tuy nhiên, hạn chế là không đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, làm mất đi sự tương quan về mức lương hưu của người nghỉ hưu (người đóng cao và thấp, người có thời gian công tác dài và ngắn). Việc điều chỉnh đồng loạt mức lương hưu thấp sẽ tạo ra mặt bằng lương hưu tối thiểu mới với đối tượng có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trở lên...
Quốc gia 1.000 đồng mua được 100 lít xăng
Là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, việc có quyền tiếp cận không hạn chế và miễn phí đối với xăng dầu từ lâu dường như đã trở thành quyền của mọi công dân nước này từ khi ra đời.
Nằm trong bảng xếp hạng của Bloomberg, song Venezuela là quốc gia có giá xăng 0 đồng. Để đổ đầy bình xăng 140 lít chỉ mất khoảng 0,13 cent, trong khi đó tại Mỹ là 106,86 USD và 300,69 USD tại Na uy.
Lần gần nhất Venezuela tăng giá xăng do nhà nước niêm yết là từ 2 thập niên trước, và kể từ đó đến nay trong khi giá cả các hàng hóa khác leo thang, đồng nội tệ mất giá mạnh so với USD, giá xăng vẫn án binh bất động.
Ta đang nai lưng làm cho nước ngoài nó hưởng!
Bữa ghé thăm công ty của anh bạn chuyên gia công may mặc cho nước ngoài, thấy băng rôn giăng rợp trời "Thi đua tăng năng suất, chất lượng sản phẩm...", tôi hỏi: "Thi đua vậy mà có tăng năng suất lao động được không?". Anh bạn gật đầu: "Có chứ. Chẳng hạn hồi trước công nhân may 45 phút 1 cái áo, bây giờ kéo xuống 40 phút". Tôi lại hỏi: "Nguyên nhân của việc kéo giảm thời gian, tăng năng suất lao động là do đâu?".

Suy nghĩ một chút, anh bạn xòe tay ra: "Công nhân đi làm sớm hơn; sắp xếp, chuẩn bị nguyên phụ liệu một cách khoa học hơn, tập trung làm việc, không nói chuyện phiếm, không đi vệ sinh hay uống nước, ăn vặt...". Tôi lại hỏi cắc cớ: "Vậy chớ theo anh thì 50 năm nữa năng suất lao động của công nhân mình có đuổi kịp Singapore hay Thái Lan không? Là tôi nghe mấy ông dự hội thảo nói vậy". Anh bạn tôi nhăn mặt: "Hoang đường! Bộ người ta đứng yên một chỗ chờ mình đuổi bắt hay sao?".
Chuối Việt Nam: Đối thủ đáng gờm của Philippines
Vị trí nước xuất khẩu chuối lớn thứ nhì thế giới của Philippines đang bị đe dọa bởi các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Việt Nam. Đó chính là nhận định từ Hiệp hội Xuất khẩu và Trồng chuối Philippines (PBGEA).
Mặc dù chuối vẫn là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của Philippines, tuy nhiên các doanh nghiệp nước này lo ngại sẽ mất thị phần tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản nếu chính phủ không tích cực hơn trong việc đàm phán giảm thuế với các nước nhập khẩu.
Trong một lá đơn gửi đến Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines, PBGEA cho biết có một điều hiển nhiên là các nhà nhập khẩu trái cây từ Nhật Bản thường tìm đến các nước không đánh thuế xuất khẩu trái cây nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh
Việt Nam, “học trò ngoan” hay trung bình khá trong WTO?
Chưa hội nhập sâu rộng xong WTO, Việt Nam đã “nhảy” vào 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, câu hỏi đặt ra Việt Nam có quá liều khi tham gia hàng loạt các FTA như vậy. Tham gia nhiều FTA đặt ra những thách thức, cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tại cuộc toạ đàm “Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu đón bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do” diễn ra chiều 14/9, đại diện Bộ Công Thương, các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế đã bàn luận quanh những vấn đề nêu trên.
MẠNH NGUYỄN

Trong nội dung điểm báo kinh tế hôm 14.09 có nhiều niềm vui cho thị trường xuất khẩu

Một vài nội dung đáng chú ý trong điểm báo kinh tế hôm 14.09 vừa qua như: Tôm VN được Mỹ giảm thuế chống bán phá giá, xòa Cát Chu có cơ hội vào thị trường Nhật Bản,…và nhiều thông tin đáng chú ý trong nước nữa. Các bạn cùng theo dõi nhé.
xuất khẩu lao đông nhật bản cần những thủ tục gì
Theo báo Công Thương, Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố giảm thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam còn 0,91%. Điều này được sự báo sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường Mỹ bởi hiện các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái Lan… đều phải chịu thuế cao hơn.
Còn theo tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, trước đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã bị giảm mạnh, lượng tôm bị dôi ra, có xu hướng dồn vào các thị trường còn lại là Nhật Bản và EU, gây ra những tác động không tốt về giá. Giờ thuế giảm, thế cân bằng cũ được kỳ vọng sẽ quay trở lại.
Một thông tin tích cực khác cho thị trường xuất khẩu cũng được đăng tải trên tờ Tuổi trẻ. Đó là Nhật Bản sẽ chính thức mở cửa cho xoài Cát chu của Việt Nam kể từ ngày 17/9/2015. Đây là loại trái cây thứ hai của Việt Nam được xuất sang thị trường này kể từ năm 2009.
Bên cạnh những tin tức về xuất khẩu, tình trạng thất thoát nước sạch trên địa bàn TP.HCM và cảnh báo gà tẩm hóa chất trên thị trường trên một số báo ra ngày 14/9.
Theo phản ánh trên tờ Lao động, TP.HCM thất thoát gần 1.000 tỷ đồng nước sạch mỗi năm. Hệ thống đường ống cấp nước được đầu tư xây dựng cách đây hàng chục năm đã cũ mục, dẫn đến đường ống bị xì, rò rỉ gây thất thoát lớn.
Trong khi đó, báo Người lao động cảnh báo nếu người tiêu dùng nên cẩn thận trước những món ăn có thịt gà màu vàng, óng đẹp bất thường bởi rất có thể đó là gà tẩm hóa chất. Bài viết trên báo này cho biết các đối tượng đã nhúng gà ôi vào hóa chất, để cho da thịt gà trở nên vàng tươi, bắt mắt, sau đó chuyển đi tiêu thụ tại các quán cơm, thậm chí là các nhà hàng tổ chức tiệc cưới.

Mối quan hệ tốt đẹp của hai nước Việt Nam – Nhật Bản

Từ khi hiệp định quan hệ ngoại giao được ký kết vào ngày 21.09.1973 thì cả VN và NB đều cố gắng vun đắp để mối quan hệ này được phát triển sâu rộng hơn. Kể từ đó đến nay thì có hàng loạt các chuyến thăm cấp cao giữa 2 nước, nhất là trong một vài năm trở lại đây thì càng thường xuyên hơn, điều này chứng tỏ sự hợp tác của song phương ngày một chặt chẽ hơn
Hợp tác Việt - Nhật khởi đầu từ lĩnh vực kinh tế với hàng loạt dự án Viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Từ khi mở lại ODA cho Việt Nam, Nhật Bản luôn đặt Việt Nam là một trong những nước ưu tiên. Kể cả khi Nhật Bản thông báo cắt giảm ngân sách dành cho ODA, nhưng riêng vốn dành cho Việt Nam vẫn tăng liên tục. Trong hơn 20 năm qua, quốc gia Đông Bắc Á này luôn là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Sự khởi đầu thuận lợi của ODA đã mở đường cho sự hợp tác kinh tế mạnh mẽ giữa hai nước. Đánh giá cao vị thế cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới, Nhật Bản đã không ngừng xúc tiến đầu tư vào thị trường nước ta. Tính đến hết tháng 5/2015, các nhà đầu tư Nhật Bản có 2.638 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 37,65 tỷ USD (chiếm 14,3% tổng số dự án và 14,6% tổng vốn đầu tư của Việt Nam), đứng thứ hai trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, trong các năm qua, Nhật Bản luôn giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định và luôn là một trong hai quốc gia dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá hoạt động có hiệu quả, công nghệ tốt.
Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam là một điểm đến đầu tư hiệu quả và hấp dẫn. Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, ông Kawada Atsusuke, khẳng định đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, với nền tảng chính trị và xã hội ổn định cùng với năng lực phát triển tiềm tàng, Việt Nam là một thị trường đáng tin cậy.
Một trong những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp nước ngoài khác là các doanh nghiệp Nhật Bản đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Tháng 7/2013, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trong đó ưu tiên phát triển sáu ngành công nghiệp mũi nhọn bao gồm: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, với mục tiêu đưa sáu ngành này thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.
Về phía Nhật Bản, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đang đặt Việt Nam là đối tác quan trọng và gần như duy nhất hiện nay trong quá trình cải cách nâng cao sức cạnh tranh nông nghiệp. Đây được coi là cơ hội lớn của Việt Nam vì đầu tư trong nông nghiệp sẽ mang theo công nghệ mới trong nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, gia công chế biến, đặc biệt là đảm bảo thị trường tiêu thụ, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng nông sản của Việt Nam và chuyển dịch phương thức sản xuất theo hướng hiện đại.
Một phân khúc quan trọng trong hợp tác kinh tế Việt - Nhật là xuất khẩu nhật bản. Chỉ riêng trong giai đoạn từ 2010 đến 2014, Việt Nam đã đưa sang Nhật Bản gần 42.000 thực tập sinh. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Trong khoảng ba năm gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề bao gồm cả xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, những ngành đang có nhu cầu tăng mạnh.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế, sau khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Taro Aso ký Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, nhất trí đưa quan hệ lên tầm đối tác chiến lược, hai nước đã mở rộng hợp tác sang lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh. Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, Việt Nam và Nhật Bản đã hợp tác chặt chẽ để đưa ra quan điểm chung đối với các thách thức và vấn đề lớn. Hai nước nhất trí sẽ phối hợp chặt hẽ trong các liên kết kinh tế quốc tế như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thúc đẩy để sớm chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trải qua bề dày hơn 40 năm xây dựng và phát triển, sự kết nối chặt chẽ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực đã chứng tỏ mối quan hệ song phương nồng ấm và trên hết là sự tin cậy lẫn nhau ngày càng lớn giữa hai đối tác.
Nguyễn Tuyến (P/v TTXVN tại Nhật Bản)

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Nhật bản hiện đang có nhu cầu tuyển dụng cao trong 23 năm qua

Theo thông tin thu nhận được từ bộ LĐ, Y tế và phúc lợi xã hội Nhật Bản thì nhu cầu tuyển dụng lao động tại Nhật Bản trong tháng 8 vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong 23 năm. Chủ yếu là do tình trạng già hóa dân số đã khiến cho số lượng thanh niên Nhật Bản giảm đi qua từng năm và những ngành nghề có thu nhập thấp tương đối so với mặt bằng chung.

Theo Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng lao động trong tháng 8 ở nước này đặt mức 1,23 (cứ 100 người đi tìm việc lại có 123 vị trí cần tuyển lao động). Tuy nhiên sự phân bổ nhu cầu lao động không đều, mà tập trung nhiều nhất ở các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, y tế, chăm sóc người già, giáo dục và xây dựng. Trong đó nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn tăng tới 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực giáo dục tăng 8,3% và y tế, phúc lợi tăng 7,9%.
Tình trạng già hóa dân số đã khiến số lượng thanh niên Nhật Bản giảm đi qua từng năm và những ngành nghề có thu nhập thấp tương đối so với mặt bằng chung là lĩnh vực chịu tác động đầu tiên với sự thiếu hụt nhân lực ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Sự thiếu hụt nhân lực được xem là bài toán nan giải cho Nhật Bản và sẽ không thể giải quyết được trong ngắn hạn khi dân số nước này vẫn đang liên tục sụt giảm. Chính phủ Nhật Bản đang phải nới lỏng chính sách cấp phép cho lao động nước ngoài nhằm giảm bớt sức ép trong nước, đặc biệt vào thời điểm Nhật Bản đang chạy đua xây dựng các công trình phục vụ Olympic 2020.
Thị trường xklđ sang nhật bản tăng trưởng 96,1% trong năm 2014, hứa hẹn sẽ trở thành "thị trường vàng" trong thời gian tới.

Bộ LĐTB&XH tuyển ứng viên hộ lý sang Nhật làm việc từ đầu tháng 10

Vào ngày mồng 02 tháng 10 mới đây, bộ lao động thương binh và xã hội mới có thông báo tuyển chọn ứng viên ngành điều dưỡng, hộ lý VN xklđ nhật bản làm việc.
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác xuất khẩu lao động trong lĩnh vực điều dưỡng viên và hộ lý giữa VN - Nhật Bản. 
Ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết điều kiện và tiêu chuẩn của ứng viên phải tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng bậc CĐ (3 năm) hoặc ĐH (4 năm); độ tuổi không quá 35, đủ điều kiện về sức khỏe không có tiền án tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Riêng với điều dưỡng, ngoài những điều kiện trên cần có thêm chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh; chứng nhận 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng...
Chi tiết về chương trình đăng tải trên website của Bộ LĐ-TB-XH: www.molisa.gov.vn.

Nhật bản có nhu cầu tiếp nhận ứng viên hộ lý VN ngày một tăng cao

Theo thông tin mới nhận được từ VOV.VN thì nhu cầu tiếp nhận các ứng viên làm điều dưỡng và hộ lý trong lĩnh vực chăm sóc người già của Nhật Bản đối với Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng. Do độ tuổi ngoài lao động tại Nhật Bản đang gia tăng nên nhu cầu tuyển dụng xklđ nhật bản của nước này ngày một tăng cao.
VOV.VN - Dự báo, nhu cầu tiếp nhận điều dưỡng và hộ lý trong lĩnh vực chăm sóc người già của Nhật Bản đối với Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Trong khuôn khổ Hiệp định cấp Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2012, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tuyển chọn 3 khóa điều dưỡng và hộ lý, với tổng số 510 ứng viên để đưa vào đào tạo trước khi đưa sang Nhật Bản làm việc.
Dự báo, nhu cầu tiếp nhận điều dưỡng và hộ lý trong lĩnh vực chăm sóc người già của Nhật Bản đối với Việt Nam tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để lao động Việt Nam muốn đi làm việc tại thị trường chất lượng cao. Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nội dung này.
PV: Thưa ông, sau 3 khóa tuyển chọn và đào tạo đưa hộ lý và điều dưỡng Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản, đến nay, những kết quả đạt được cụ thể ra sao?
Ông Tống Hải Nam: Đến nay, chúng ta đã triển khai được khóa thứ 3 của Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi học tập và làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Khóa thứ nhất, chúng ta đã triển khai từ năm 2012, có 150 ứng viên điều dưỡng, hộ lý đã được tuyển chọn để đưa vào đào tạo tiếng Nhật 1 năm tại Việt Nam. Khóa thứ 2 và khóa thứ 3, chúng tôi cũng đã tuyển chọn được mỗi khóa 180 em đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam trong 1 năm.
Sau 1 năm học tập tại Việt Nam, các em phải tham dự một kỳ thi tiếng Nhật và nếu đạt trình độ tiếng Nhật N3 trở lên sẽ đủ điều kiện để được tham gia lựa chọn sang học tập và làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực điều dưỡng, hộ lý chăm sóc người già.
Kết quả, khóa 1, có 150 em được tuyển chọn và đào tạo thì đã có 138 em đủ điều kiện sang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Những em này đã được sang Nhật Bản từ ngày 5/6/2014 và vừa qua, 151 em của khóa 2 đã vượt qua được kỳ thi năng lực tiếng Nhật trong nước và đủ điều kiện sang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Ngày 26/5 vừa qua, 151 em này đã xuất cảnh. Còn hiện nay, 180 em của khóa 3 đang được đào tạo tiếng Nhật và sẽ tham gia vào kỳ kiểm tra năng lực tiếng Nhật vào tháng 12/2015 để sang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
PV: Hiện nay, những ứng viên điều dưỡng và hộ lý đã sang Nhật Bản được bạn tiếp nhận, đánh giá về trình độ chuyên môn cũng như khả năng như thế nào, thưa ông?
Ông Tống Hải Nam: Phải khẳng định là 138 em đầu tiên trước khi sang Nhật Bản chúng tôi rất lo, bởi trước khi đưa các em đi, chúng tôi đã khảo sát tình hình và được biết việc học tập và làm việc bên Nhật tương đối khó. Yêu cầu về chuyên môn của Nhật cũng cao, rồi tiếng Nhật cũng khó.
Số ứng viên của Philippines, Indonesia mà chúng tôi đã gặp đang học tập và làm việc tại Nhật Bản cho biết, để lấy được chứng chỉ hành nghề quốc gia của Nhật Bản rất khó. Có những ứng viên tham dự để thi lấy chứng chỉ quốc gia hành nghề tại Nhật Bản đến 2-3 lần mà vẫn chưa được.
Việc này chúng tôi rất lo lắng, tuy nhiên sau một thời gian các em khóa 1 sang Nhật Bản và chúng tôi nhận được phản hồi rất tích cực từ các cơ sở tiếp nhận của Nhật. Cụ thể, phía bạn đánh giá rất cao các em ở ý thức, thái độ, kỹ thuật chuyên môn và khả năng tiếp thu tiếng Nhật để hòa nhập với môi trường và cuộc sống tại Nhật.
Có một tin rất vui là sau khoảng 9 tháng sang Nhật Bản, từ tháng 6/2014 đến cuối tháng 3/2015 có một kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, (Tôi phải giới thiệu là điều dưỡng thì hàng năm các em được thi 1 lần để lấy chứng chỉ của Nhật. Còn riêng hộ lý thì sau 4 năm mới được thi) thì đã có 1 em của Việt Nam lấy được chứng chỉ quốc gia và 3 em khác lấy được chứng chỉ hành nghề của địa phương ở Nhật Bản.
Tất nhiên, các em muốn ở lại lâu dài tại Nhật Bản thì phải lấy được chứng chỉ quốc gia của bạn. Có thể nói đây là tin rất vui, chứng tỏ sự nỗ lực của các em. Tôi hy vọng, khóa 2, khóa 3 và các khóa tiếp theo, các em sẽ phấn đấu để đạt được kết quả đã đạt được như khóa 1 đã đạt được vừa qua.
PV: Ông có thể cho biết nhu cầu về điều dưỡng và hộ lý của Nhật Bản đối với ứng viên Việt Nam trong thời gian tới như thế nào?
Ông Tống Hải Nam: Không chỉ ở chương trình này, mà rất nhiều cương trình hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với các cơ quan, địa phương của Nhật Bản, trong thời gian vừa qua, chúng tôi nhận được thông tin cụ thể là Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc người già. Nhật Bản là nước dân số đông, hơn 120 triệu dân trong khi tỷ lệ sinh lại thấp, có nghĩa là dân số của bạn là già hóa, nên nhu cầu lao động trong dịch vụ y tế chăm sóc người già là rất lớn.
Rất nhiều địa phương, nghiệp đoàn đã đặt vấn đề với chúng tôi về việc tiếp nhận ứng viên điều dưỡng, hộ lý. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam và Nhật Bản mới chỉ triển khai chương trình theo Hiệp định đối tác kinh tế. Cho nên, trước mắt chỉ có số ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi theo chương trình này được sang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Thông tin chúng tôi nhận được thì hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét có thể mở rộng ngành nghề hộ lý trong lĩnh vực chăm sóc người già sẽ sang làm việc tại Nhật Bản theo kênh Chương trình thực tập sinh kỹ năng, mà như hiện nay chúng ta đang triển khai với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét mở rộng thêm ngành nghề hộ lý - là thực tập sinh kỹ năng nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản.