Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Đi làm việc bên xứ người cũng không phải an toàn

Chắc chúng ta ít nhiều có nghe về các vụ lao động làm việc chui không được bảo vệ, nhưng cũng có nhiều người lao động đi xuất khẩu qua kênh hợp pháp những lại chậm được can thiệp khi bị nợ lương, ngược đãi liệu chúng ta có biết không? Vậy biện pháp nào là tốt nhất cho người lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài.
Ngày 8-10, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang tiếp tục chỉ đạo Công ty Simco Sông Đà làm việc với chủ sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động (NLĐ) bị đánh đập, bỏ đói ở Algeria. Cùng ngày, lãnh đạo công ty này cũng sang Algeria giải quyết tình hình, dự kiến vài ngày tới sẽ có kết quả.
xkld nhat nên chọn doanh nghiệp tư vấn xuất khẩu như Châu Hưng
Chậm can thiệp
Trước đó, tối 6-10, Dolab có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đề nghị phối hợp giải quyết việc 55 lao động Việt Nam, do Công ty Simco Sông Đà đưa sang tỉnh Khenchela - Algeria làm việc, kêu cứu vì bị chủ sử dụng lao động là Công ty TNHH Xây dựng Công trình Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) đánh đập, bỏ đói.
Hợp đồng cung ứng lao động sang Algeria của Simco Sông Đà được Dolab thẩm định từ tháng 6-2015. Theo đó, công ty này được cung ứng 81 lao động cho Công ty Đông Nhất Giang Tô, trong đó có 60 thợ xây, 20 thợ mộc và 1 phiên dịch. NLĐ được hưởng lương cơ bản 450 USD/tháng.
Các lao động nói trên xuất cảnh sang Algeria từ tháng 7. Trong tháng đầu tiên, họ không được nhận lương đầy đủ. Thêm vào đó, Công ty Đông Nhất Giang Tô thay đổi hình thức trả lương, từ công nhật sang khoán theo năng suất nhưng do đưa ra định mức thấp nên NLĐ phản ứng. Vì lý do này,  giữa tháng 9, một phiên dịch, cũng là người đại diện quản lý lao động của Simco Sông Đà, bị đánh đập dã man. Simco Sông Đà cử cán bộ sang giải quyết vụ việc nhưng không thành, thậm chí sau đó, NLĐ còn bị giới chủ Trung Quốc tìm cách cô lập, bỏ đói. Quá bức xúc, ngày 5-10, gia đình của NLĐ từ Hà Nội, Hưng Yên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh tụ tập tại trụ sở Simco Sông Đà yêu cầu đưa con em họ về nước.
Đến giờ, phía Simco Sông Đà chỉ còn cách cam kết cố gắng không để xảy ra tình trạng NLĐ bị đánh đập, bỏ đói, đồng thời giải quyết hồi hương cho họ trước ngày 30-11. Những bất đồng, tranh chấp về tiền lương, quan hệ lao động gần như ngoài tầm với của công ty này.
Trong khi đó, tại Angola, Đại sứ quán Việt Nam đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để đưa thi thể lao động Lê Văn Quế (32 tuổi; trú xã Xuân Liên, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) về nước, dự kiến vào ngày 12-10. Anh Quế sang Angola theo diện cá nhân, làm nghề xây dựng từ năm 2013. Ngày 4-10, anh bị nhóm cướp có vũ trang bắn chết khi trên đường đi làm về.
Trước đó, rạng sáng 17-9, một băng cướp tấn công lán xây dựng của người Việt tại TP Luanda  - Angola. Trong số 5 lao động bị chém trọng thương, anh Nguyễn Văn Thế (SN 1977; ngụ huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) qua đời tại bệnh viện. Tính từ đầu tháng 3-2013 đến nay, có gần 40 lao động Việt tử vong tại Angola, chủ yếu do bị sốt rét, tai nạn lao động và sát hại.
“Đem con bỏ chợ”
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang gia tăng, trong đó có cả kênh không chính thức. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết hiện có khoảng 18.000 lao động bất hợp pháp từ Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh châu Âu thông qua các đường dây trái phép. Tại khu vực Bắc Phi, NLĐ di cư bất hợp pháp tập trung nhiều nhất ở Angola với trên 1.300 người. Do đi qua kênh không chính thức nên khi gặp rủi ro như ốm đau, bị nợ lương, ngược đãi…, gần như NLĐ không được can thiệp, bảo vệ quyền lợi.
Vấn đề đặt ra là ngay cả những người đi qua kênh chính thức thông qua hợp đồng phái cử của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động, trong nhiều trường hợp cũng không được bảo vệ quyền lợi kịp thời. Điển hình tại Ả Rập Saudi, thời gian qua, Dolab tiếp nhận nhiều đơn thư khiếu nại, cầu cứu của lao động nữ làm việc ở lĩnh vực giúp việc gia đình do bị “đem con bỏ chợ” hoặc giới chủ bóc lột, xúc phạm nhân phẩm. Với vụ việc cụ thể xảy ra tại Algeria, một cán bộ của Dolab cho rằng Simco Sông Đà chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ NLĐ.
Đến cuối tháng 9, có 2.400 lao động được 15 DN đưa sang Algeria, chủ yếu làm việc cho các nhà thầu Trung Quốc. Theo ông Phạm Việt Hương, Cục phó Dolab, do chưa thành lập ban quản lý lao động nên hiện nay, khi xảy ra sự cố đều phải nhờ sự hỗ trợ từ cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Quảng Ngãi tổ chức phiên giao dịch việc làm lần thứ 16

Theo báo kinh tế nông thôn, vào sáng 11.09, Trung tâm DV việc làm tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với UBND huyện Bình Sơn tổ chức Sàn giao dịch việc làm phiên thứ 16, và là phiên thứ 2 năm 2015 tại huyện Bình Sơn.
Sàn giao dịch việc làm lần này có 49 đơn vị, doanh nghiệp, trường dạy nghề tham gia tuyển dụng, với nhu cầu tuyển dụng trên 2.690 chỉ tiêu,  trong đó có lao động phổ thông và lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật; tuyển sinh đào tạo nghề 1.000 chỉ tiêu; 800 chỉ tiêu xuất khẩu lao động sang Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Các vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Tìm hiểu xklđ nhật của công ty Châu Hưng
Theo công bố tại sàn, công của người lao động được các doanh nghiệp chi trả từ 3,5 đến 5 triệu đồng/tháng. Đối với lao động xuất khẩu, mức lương khởi điểm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng. Sàn giao dịch việc làm lần này thu hút khá đông bạn trẻ của huyện Bình Sơn đến tham dự và có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm.
Ông Võ Duy Yên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Theo kế hoạch, năm 2015, Trung tâm phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm. Phấn đấu năm 2015, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho từ 3.500- 4.000 lao động tìm việc, trong đó xuất khẩu lao động cho 500 người.

Bộ đội tỉnh Hòa Bình xuất ngũ được đào tạo nghề

Theo tin tức từ báo hòa bình điện tử, mới đây, Thượng tá Tạ Ngọc Vũ, Giám đốc Trung tâm DNVL - Bộ CHQS tỉnh cho biết: xác định công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ (BĐXN) là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh quan tâm.
Hàng năm, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với tình hình thực tế và nhu cầu học nghề của BĐXN. Đồng thời, nghiên cứu nắm bắt nhu cầu học nghề, khả năng đào tạo các ngành nghề của các trường nghề trong và ngoài quân đội để thực hiện liên kết, nâng cao chất lượng đào tạo.
xklđ đi nhật cần có thủ tục gì?
Thực hiện nhiệm vụ được giao, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp nghề tại trung tâm, liên kết đào tạo ở 3 cấp trình độ nghề được 3.712 học viên. Trong đó, BĐXN có 3.419 học viên, lao động nông thôn và đối tượng chính sách xã hội 293 học viên. Trung tâm đã tổ chức đào tạo được 62 lớp cho 1.539 học viên  gồm các ngành nghề: hàn điện, may công nghiệp, sửa chữa xe máy, tin học văn phòng. Trong đó, BĐXN có 1.246 học viên, lao động nông thôn 293 học viên. Trung tâm còn liên kết với các trường Cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong và ngoài quân đội mở 129 lớp đào tạo nghề cho 1.880 học viên gồm các ngành nghề: công nghệ xe ô tô, lái xe ô tô, vận hành máy công trình, vận hành máy xúc, hàn điện, hàn công nghệ cao, trong đó, BĐXN có 1.807 học viên. Ngoài ra, thực hiện Đề án số 1956/ĐA-CP của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tính từ năm 2010 đến nay, Trung tâm cũng đã tổ chức mở các lớp dạy nghề cho 285 học viên tại 10 xã của 5 huyện gồm Kỳ Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi và Mai Châu. Ngành nghề đào tạo gồm hàn điện, sửa chữa xe máy và khôi phục nghề rèn. Tại thành phố Hòa Bình đã tổ chức dạy nghề sửa chữa xe máy và tin học văn phòng cho 81 lao động nông thôn là con thương binh, liệt sỹ, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số. Trong quá trình tổ chức đào tạo nghề, Trung tâm đã gắn kết với tư vấn, giới thiệu việc làm cho các học viên sau khi hoàn thành khóa học. Trong đó, đã ký hợp đồng với các Công ty Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam, Công ty Sông Đà 6, Công ty Sông Đà 11.1, Công ty CP Sông Đà Someco, Công ty taxi Hòa Bình... để giới thiệu cho các học viên sau đào tạo nghề. Theo đó, 5 năm qua (2010 - 2015), Trung tâm đã giới thiệu việc làm cho 2.992/3.419 học viên là BĐXN, đạt tỷ lệ 87,5%; đối với lao động nông thôn và đối tượng chính sách xã hội 541/659 học viên, đạt tỷ lệ 82,1% số học viên sau đào tạo nghề với mức thu nhập ổn định từ 4,5 - 9 triệu đồng/tháng đối với lao động trong nước và mức lương từ 9,5 - 14 triệu đồng/tháng đối với các lao động làm việc tại các công trình xây dựng thủy điện trên nước bạn Lào.
Trung tâm cũng đã thực hiện nghiêm quy chế phối hợp tuyển sinh BĐXN học nghề với các cơ quan thuộc Bộ CHQS tỉnh và Ban CHQS 11 huyện, thành phố. Từ 2010 đến nay, Trung tâm đã tổ chức tư vấn, tuyển sinh cho 16.066 lượt BĐXN, quân nhân tại ngũ và tân binh nhập ngũ. Từ thực hiện tốt công tác tư vấn - giới thiệu việc làm gắn kết chặt chẽ với đào tạo nghề đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy việc học nghề, tạo điều kiện trực tiếp cho người lao động có cơ hội đi làm việc, có thu nhập đảm bảo cuộc sống góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH. Kết quả, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã tư vấn cho 31.443 lượt lao động trên địa bàn tỉnh có nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Trong đó đã giới thiệu việc làm với mức thu nhập ổn định từ 4,2 - 5 triệu đồng/tháng cho 1.978 lao động. Trung tâm cũng chủ động liên kết với các Công ty tuyển dụng lao động đi xuất khẩu tại các nước UAE, Nhật Bản, Turkmenistan, Belarus, Liên bang Nga, Arab Saudi, Malaysia... Kết quả, Trung tâm đã tổ chức tư vấn cho 1.870 lượt lao động trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài, trong đó đã có 526 người trúng tuyển với mức lương từ 15 - 35 triệu đồng/tháng...
Có được những kết quả đó, theo thượng tá Tạ Ngọc Vũ, do Trung tâm đã đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới công tác tư vấn, tuyển sinh, tuyển lao động. Đồng thời, chú trọng kiện toàn đội ngũ CB,NV, giáo viên đủ số lượng, có chất lượng; liên kết với các trường, trung tâm trong và ngoài quân đội để tổ chức dạy nghề một cách hiệu quả.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Còn nhiều khó khăn trong hoạt động XKLĐ tại tỉnh Đắk Lắk cần tháo gỡ

Theo thông tin từ báo điện tử Đắk Lắk thì trong những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
>>>> hoạt động xklđ nhật bản 2015 tại các doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
Chững thị trường XKLĐ
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 doanh nghiệp được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu về các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh để phối hợp tư vấn, tuyển lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ đã tư vấn cho 770 lượt người có nhu cầu đi XKLĐ. Riêng Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn cho 150 lượt người và giới thiệu 90 người có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài cho các doanh nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 250 lao động đã xuất cảnh; ngoài ra, có gần 20 lao động đang chờ bay, gần 30 lao động đang chờ visa. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra của năm 2015 là đưa 700 lao động đi làm việc tại nước ngoài thì những con số này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn – mới chỉ đạt 35,71% kế hoạch năm.
Theo đánh giá của giới chuyên môn tại Hội nghị chuyên đề về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vừa tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua, có nhiều nguyên nhân khiến thị trường LĐXK bị chững lại. Có thể kể đến như: Việc khám sức khỏe cho người lao động còn chưa đảm bảo chất lượng; việc chuyển form khám sức khỏe cho người lao động còn phức tạp, rườm rà. Có trường hợp người lao động đợi làm hộ chiếu quá muộn nên bỏ, không đăng ký đi XKLĐ nữa. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc phân bổ vốn, đối tượng cho vay, thực hiện cho vay và thu hồi nợ dẫn đến tình trạng hết vốn cho vay XKLĐ, nợ xấu, hoặc vốn đã giải ngân nhưng các doanh nghiệp không đưa được người lao động xuất cảnh. Cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin về người lao động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động XKLĐ, e ngại người lao động gặp rủi ro nên chưa đẩy mạnh việc tuyên truyền hoặc có tuyên truyền nhưng còn mang tính hình thức...
Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp có chức năng XKLĐ cũng còn gặp nhiều khó khăn: Địa bàn rộng, người lao động hạn chế về trình độ, năng lực, yếu về tay nghề nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong tư vấn, tuyển chọn. Một số doanh nghiệp chưa chủ động đổi mới phương thức, nội dung, thời lượng đào tạo ngoại ngữ trong giao tiếp, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục tập quán, pháp luật của các nước sở tại cũng như việc nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng trước khi đi XKLĐ. Mặt khác, tâm lý của người lao động vẫn muốn tham gia các thị trường có mức thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản… trong khi đó về trình độ tay nghề, kinh phí để trang trải các chi phí ban đầu không đáp ứng được. Đặc biệt trong thời gian qua tỷ giá đồng Ringgit của Malaysia (thị trường XKLĐ chính của tỉnh trong những năm qua) hiện quy đổi ra tiền Việt Nam không cao, ảnh hưởng đến người lao động đang làm thủ tục chuẩn bị XKLĐ sang Malaysia...
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Tại Hội nghị chuyên đề về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhiều ý kiến đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách cụ thể, thiết thực như: Đối với các sở, ban ngành và đơn vị liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động trong việc làm hộ chiếu, phiếu lý lịch tư pháp và khám sức khỏe cho người lao động, thực hiện việc cho vay đúng quy trình, thủ tục, đúng đối tượng; chủ động trong việc điều tiết nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động được giải ngân sớm, kịp tiến độ xuất cảnh... Đối với doanh nghiệp, không nên chạy theo số lượng, tuyển lao động một cách ồ ạt, mời gọi, tư vấn “tô hồng” các đơn hàng và thị trường đi XKLĐ; chỉ tuyển người lao động thực sự có nhu cầu và đủ các điều kiện; khi thực hiện tư vấn phải tư vấn “2 chiều” (cả thuận lợi và khó khăn), đặc biệt là mức lương và công việc cụ thể, điều kiện làm việc của người lao động ở nước ngoài nhằm hạn chế tối đa tình trạng người lao động phải về nước trước hạn; phối hợp với các Trung tâm Dạy nghề của địa phương để tư vấn, tuyển lao động đã qua đào tạo nghề, tránh lãng phí nguồn lao động có tay nghề và có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nhưng không có thông tin về XKLĐ...
Từ những giải pháp tháo gỡ khó khăn được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề, các sở, ngành, đơn vị liên quan cũng như các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ đã tích cực triển khai nhiều hoạt động. Trong đó tập trung tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách về XKLĐ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; liên kết, giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín xuống địa phương để tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức hội thảo, gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa người lao động có nhu cầu đi XKLĐ với những người đã đi XKLĐ trở về; thường xuyên tiến hành các cuộc khảo sát, kiểm tra, giám sát tình hình tư vấn, tuyển lao động của các doanh nghiệp; tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc phân bổ vốn, đối tượng cho vay...
Báo Đắk Lắk điện tử

Giữa Việt Nam – Nhật Bản nên thúc đẩy kết nối càng chặt hơn

Trong buổi thăm chính thức đất nước Nhật Bản từ 15.09-18.09 vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong thời gian thăm chính thức tại đây, tổng bí thư luôn luôn nhấn mạnh cần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy kết nối Việt Nam – Nhật Bản.
Trong đó hoạt động xklđ nhật bản càng nên đẩy mạnh hơn nữa.
Nhận lời mời của Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 15/9 đến ngày 18/9.
Chuyến thăm là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong năm 2015 nhằm chủ động triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và đưa các mối quan hệ với các đối tác lớn đi vào chiều sâu.
Nhật Bản có nền kinh tế thị trường phát triển, tính đến quý 1 năm 2015, quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 4.210 tỷ USD, đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc; GDP bình quân đầu người đạt 33.223 USD. Nhật Bản có ưu thế về công nghệ tiên tiến, nguồn vốn dồi dào, kỹ năng quản lý và lực lượng lao động tay nghề cao, đội ngũ trí thức đông đảo. Trong các ngành kinh tế, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm tới hơn 71%, công nghiệp chiếm 27,5% và nông nghiệp ở mức 1,2%.
Tháng 12/2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã triển khai chính sách kinh tế Abenomics với ba mũi tên gồm: nới lỏng tín dụng, tăng chi tiêu công và tái cấu trúc nền kinh tế. Đáng chú ý, vào tháng 6/2014, nhằm duy trì đầu tư và tăng trưởng khu vực tư nhân, Chính phủ Nhật bản đã thông qua Chiến lược tăng trưởng kinh tế mới trên cơ sở mũi tên thứ ba thông qua một loạt cải cách cơ cấu, bao gồm: Giảm thiểu các quy định, cải cách thị trường lao động và tiến hành các biện pháp khôi phục kinh tế địa phương.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 9/1973. Năm 2002, hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ "Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài" nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Năm 2006, hai nước nhất trí "hướng tới xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược" nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Năm 2009, hai nước nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần thứ hai của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Vào tháng 3/2014, hai nước nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Trong những năm qua, quan hệ tin cậy chính trị giữa hai nước được củng cố và tăng cường, ngày càng đi vào thực chất, trên cơ sở lợi ích chiến lược tương đồng. Hai bên duy trì thường xuyên và hiệu quả các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp, ngành, địa phương… dưới nhiều hình thức phong phú và linh hoạt.
Thủ tướng Abe chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức vào tháng 1/2013. Hai bên duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai nước gồm: Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch; Đối thoại Đối tác chiến lược Việt-Nhật cấp Thứ trưởng Ngoại giao; Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Nhật cấp Thứ trưởng; Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng.
Về hợp tác kinh tế, thương mại, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số hai, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Nhật Bản xác định quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam là trọng tâm trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước.
Năm 2014, Nhật Bản là bạn hàng thương mại lớn thứ tư của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 27,612 tỷ USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,704 tỷ USD, nhập khẩu đạt 12,908 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều sáu tháng đầu năm 2015 đạt 13,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,67 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,25 tỷ USD.
Trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng Bảy vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng hai nước nhất trí cơ bản kết thúc đàm phán song phương trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Về đầu tư, lũy kế đến hết tháng 6/2015, Nhật Bản xếp thứ hai (sau Hàn Quốc) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt mức 37,7 tỷ USD, xếp thứ hai về số dự án (sau Hàn Quốc) với 2.661 dự án và xếp thứ nhất về tổng vốn thực hiện, đạt mức 12,1% tỷ USD.
Có thể nói Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2013, Nhật Bản đã cam kết khoảng 26,1 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam.
Trong tài khóa 2014, ODA Nhật Bản cam kết cho Việt Nam đạt khoảng 112,414 tỷ Yên (khoảng 0,95 tỷ USD); giải ngân ODA của Việt Nam (không kể các khoản vay chương trình hỗ trợ ngân sách) đạt 22%, tương đương 147 tỷ Yên, đứng thứ 2 (sau Ấn Độ) trong số các nước sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Bảy vừa qua, Nhật Bản cam kết xem xét tích cực việc cung cấp 3 tỷ USD ODA cho năm tài khóa 2015 đối với 9 dự án hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, đào tạo, phát triển nhân lực, ứng phó biến đổi khí hậu…
Hợp tác nông nghiệp có bước đột phá với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ký biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác với Bộ Nông Lâm Thủy sản của Nhật Bản và tỉnh Ibaraki (3/2014). Hai bên đang xây dựng “Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Nhật Bản” nhằm phát triển hơn nữa ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua hợp tác trong các lĩnh vực: Nâng cao năng suất, giá trị gia tăng; Chế biến thực phẩm, phát triển sản phẩm; Xem xét cân nhắc tới biến đổi khí hậu và Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hiện nay, khoảng 35.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập nâng cao tay nghề tại Nhật Bản trong các lĩnh vực. Số lượng thực tập sinh Việt Nam không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực với các đối tác Nhật Bản, bao gồm nâng cấp các trường đại học Việt Nam, đào tạo nhân lực, hợp tác xây dựng Đại học Việt-Nhật.
Tổng số lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản hiện có hơn 14.700 người. Đại học Việt-Nhật được thành lập từ tháng 7/2014, xây dựng tại Hòa Lạc, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản.
Số lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng đều trong những năm qua. Năm 2014, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 647.956 lượt, đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc); khách du lịch Việt Nam sang Nhật Bản đạt 120.000 lượt khách.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến nay đã có nhiều tỉnh của Nhật Bản và Việt Nam ký văn bản hợp tác (Thành phố Hồ Chí Minh-Osaka; Đà Nẵng-Sakai; Hà Nội-Fukuoka; Nam Định-Ibaraki...).
Hà Nội đã thiết lập quan hệ với Thủ đô Tokyo, tỉnh Fukuoka, tỉnh Saitama. Tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung hợp tác với Nhật Bản, từng bước tiến đến hợp tác với tỉnh Kanagawa hoặc một tỉnh khác có điều kiện tương đồng.
Hiện có 85.000 người Việt Nam tại Nhật Bản và 11.200 người Nhật Bản tại Việt Nam. Giao lưu nhân dân, văn hóa... giữa hai nước được tiến hành sôi nổi, nhất là trong Năm Hữu nghị Việt-Nhật 2013. Hội Hữu nghị Việt-Nhật tiếp tục mở rộng hoạt động.
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ "Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á" với trọng tâm là tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy kết nối và hợp tác kinh tế, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Vì sao bạn nên đi du học NB mà không phải lựa chọn khác

Hiện nay, lựa chọn du học nhật bản của các bạn trẻ ngày càng nhiều. Vậy đi du học nhật bản có những ưu điểm gì mà các bạn trẻ lại càng nhiều lựa chọn đến vậy? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây bạn sẽ hiểu hơn về điều này nhé.
Những năm gần đây Thí sinh tốt nghiệp THPT và các trường TC-CĐ-ĐH đăng ký đi du học tại Nhật ngày càng lớn, cho mục đích tương lai vừa có bằng cấp cao hơn, vừa có cơ hội làm thêm, vừa đủ trang trải học tập và sau này xin việc ngay tại Nhật hoặc về Việt Nam với đồng lương khá hơn.

Nhiều phụ huynh có con vừa thi đại học năm nay tuy đỗ nhưng cũng đang ngần ngại nhập học vì ra thành thị học hành chi tiêu tốn kém mà về sau đầu ra xin việc là cả một vấn đề?….Vậy nếu không đi học thì làm gì? Học nghề, đi nghĩa vụ quân sự, đi làm kinh tế, ở nhà phụ giúp bố mẹ, làm ruộng, làm lương,  xây dựng gia đình, làm thợ,  xin làm công nhân, đi xuất khẩu lao động hay đi du học vv….Một bài toán trước ngưỡng cửa bước vào đời của nhiều Thí sinh hoặc Cựu sinh viên?
LỰA CHỌN DU HỌC NHẬT BẢN  (có những đặc điểm gì ?)
  1. Cơ hội có những ưu điểm gì :
Được đến một đất nước có nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật công nghệ cao và nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới;
Giao lưu, học hỏi, tiếp cận học ngoại ngữ nhanh, khi về nước vừa giỏi ngoại ngữ vừa có bằng quốc tế;
Khác với đi XNK lao động là: Nếu đi lao động thì đúng kỳ hợp đồng là về nước, còn nếu đi du học thì cơ hội sẽ học tiếp hoặc xin việc làm tại Nhật để có thời gian ở  lại lâu dài hơn với mức thu nhập cũng cao hơn;
Đang là sinh viên được phép đi làm thêm, đủ trang trải sinh hoạt cuộc sống và học tập: Thông thường sinh viên bay sang trong vòng 1 tháng đều được nhà trường cấp giấy sinh hoạt ngoại khóa và giới thiệu việc làm 4h/1 ngày có mức thu nhập bình quân từ 25 đến 35 triệu đồng/1 tháng, riêng ngày nghỉ thứ 7+CN và kỳ nghỉ hè kéo dài 4 tháng được đi làm thêm 100% thời gian đủ 8h hoặc hơn tùy vào khả năng…Các công việc có thể lựa chọn làm thêm như :Bán hàng siêu thị, nhà hàng ăn uống, bán hàng cà phê, chạy bàn, vận chuyển hàng hóa, giao báo, dán bưu phẩm bưu điện, chỉ dẫn giao thông trên phố (tựa như sv tình nguyện),  làm dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm, đóng cơm hộp, đồ hộp, các món ăn nhanh …làm nơi sản xuất công nghiệp, cơ khí điện tử, chế tạo máy….
Sinh viên có thể nhận được học bổng của trường, tổ chức xã hội, doanh nghiệp: 48.000 yên (590 USD /tháng ) hoặc 50 .000 yên (620 USD /tháng;
Sau khi kết thúc khóa học tiếng Nhật (từ 1,5 đến 2 năm) thì Du học sinh được tiến cử  (xét tuyển) vào thẳng các trường Đại học (150 trường ), Cao đẳng  và Trung cấp (2600 trường);
Sau 2 năm, khi chính thức học tiếp tại Nhật thì sinh viên có thể cho phép vợ (hoặc chồng) của mình sang chung sống cùng nhau theo diện chăm sóc nếu có gia đình,  thủ tục làm thuận tiện và không tốn kém;
Ngoài ra có thể bảo lãnh bố mẹ, vợ chồng, con cái sang nhật tham quan (bình quân 3 tháng/1 lần/năm);
Sau khi kết thúc khóa học (TC-CĐ-ĐH hoặc nghiên cứu sinh) mà xin việc tại Nhật thì sinh viên được chuyển đổi tư cách lưu trú DU HỌC sang tư cách lưu trú VIỆC LÀM;
Sau khi kết thúc du học tại Nhật mà về nước thì cơ hội việc làm xin vào đâu ?
- Xin vào các công ty liên doanh, tập đoàn, khu công nghiệp… có người Nhật làm việc;
- Xin vào làm; Nhân viên, Quản lý, Điều hành, Trợ lý, Thư ký, Lễ tân, Phiên Biên dịch, Điều phối, Giám sát viên, hoặc làm đúng chuyên ngành, chuyên môn của mình đã học…tại các công ty có giao thương với các đối tác Nhật Bản hoặc đối tác có sử dụng ngôn ngữ Nhật Bản;
- Xin dạy học tại các trường đào tạo tiếng Nhật, các công ty về du học hoặc xuất nhập khẩu lao động;
- Mức thu nhập hiện nay của người biết sử dụng tiếng Nhật bình quân từ 10-15 triệu đồng/1 tháng, kể cả sinh viên mới tốt nghiệp khoa tiếng Nhật 1 số trường trong nước khi đi xin việc rất dễ và thu nhập cao. Đây là ngành đang (hot) vì tương lai vẫn cần nhiều hơn nguồn nhân lực cho sự hợp tác hai nước đang ngày càng phát triển và ổn định.
  1. Đối tượng đăng ký du học:
Nam, Nữ tuổi từ 18 đến 26 (không tiền án, tiền sự, có đủ sức khỏe học tập làm việc );
Tốt nghiệp THPT/THBT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học  (hoặc đang là sinh viên);
Thí sinh đăng ký học thử tiếng Nhật từ 1-2 tuần, nếu cảm thấy học được thì sẽ tiến hành làm thủ tục hồ sơ để kịp nộp sang Nhật cho các đợt đi hàng năm;
Hoàn toàn đăng ký học tiếng Nhật miến phí cho mục đích thi năng lực tiếng Nhật tại Việt Nam để lấy chứng chỉ như: Nas-test, J-test, Top-J vv..
III. Chi phí như thế nào ?
Chi phí trước khi bay: Không quá từ 180-200 triệu đã bao gồm: Học phí 1 năm đầu + Chứng minh tài chính của phụ huynh bảo lãnh + Vé máy bay + Visa +  Xác nhận bằng cấp + Dịch thuật + Lệ phí thi chứng chỉ vv..(Chưa bao gồm chi phí ăn ở sinh hoạt tự túc khi học ngoại ngữ để chuẩn bị thi năng lực tiếng Nhật);
* Ghi chú: Học phí các trường tại Nhật bình quân từ 115-135 triệu / 1 năm (không phải nửa năm);
Chi phí trên đã bao gồm được nộp lần thứ nhất là: 15.640.00 cho các dịch vụ phí ban đầu;
Không thu tiền đặt cọc, mà đến khi bên Trường tại Nhật thông báo trúng tuyển lúc đó sẽ nộp tiếp để kịp làm thủ tục visa chuẩn bị bay;
Chi phí khi mới bay sang sang Nhật:
-Phụ huynh chu cấp thêm tiền ăn ở sinh hoạt khi sang Nhật từ 1-3 tháng đầu tiên;
-Bình quân mang đi từ 25-30 triệu trở lên tùy theo điều kiện từng gia đình;
Đời sống sinh hoạt chi phí tại Nhật như thế nào?
-Chi phí ăn ở bên nhật khoảng 300USD / tháng  (giao động từ 5-7 triệu đồng/ tháng);
-Trường hợp thuê tìm nhà trọ thì sẽ giảm giá thành hơn là ở ký túc xá.
>>>> xklđ sang nhật bản có thể là một lựa chọn hay đối với bạn

Bạn có tin rằng Việt Nam sẽ xuất khẩu tiến sĩ ra nước ngoài không

Bạn có tin rằng sắp tới, Việt Nam ta sẽ xuất khẩu tiến sĩ, thạc sĩ,… ra nước ngoài không? Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là đề nghị đang được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề dư thừa bằng cấp ở đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay.
Báo Lao Động ghi lời PGS.TS Hà Huy Thành - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - so sánh với Ấn Độ, nước này đã xuất khẩu chuyên gia qua các nước. Đây không chỉ là giải quyết “tiến sĩ tồn đọng”, mà còn nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế... bởi vì VN có khoảng 24.000 tiến sĩ, một nửa trong số này làm công tác nghiên cứu khoa học, số còn lại làm quan chức hoặc chưa biết làm gì.
Vậy thì rất nên đẩy mạnh xuất khẩu lao động chất lượng cao. Báo Lao Động cũng ghi lời TS Lương Hoài Nam - Tổng Giám đốc Hãng hàng không Hải Âu - cho rằng: “Nói thật chứ, họ mà tìm được việc ở nước ngoài thì đã đi lâu rồi, chả chờ bác xuất khẩu...” Có vẻ như cũng sắp xuất khẩu nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ra thế giới?
Xem thêm hoạt động xklđ tại nhật bản của doanh nghiệp Châu Hưng.