Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Cơ hội làm điều dưỡng viên tại nhật bản ngày càng nhiều

Trong một vài năm gần đây, khi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển thị trường có việc làm và thu nhập ổn định của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngày càng khó khăn
Tuy nhiên, một số thị trường truyền thống, ổn định vẫn được các doanh nghiệp và người lao động hướng tới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), từ trước đến nay, Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động đi tu nghiệp sinh tại đất nước này. Song trong khuôn khổ Hiệp định cấp Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2012, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức tuyển chọn 3 khóa điều dưỡng và hộ lý, với tổng số 510 để đưa vào đào tạo trước khi đưa sang Nhật Bản làm việc. Dự báo, nhu cầu tiếp nhận điều dưỡng và hộ lý trong lĩnh vực chăm sóc người già của Nhật Bản đối với Việt Nam tiếp tục giá tăng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để lao động Việt Nam được làm việc tại thị trường chất lượng cao này.
Tình hình xuất khẩu lao đông nhật bản năm nay ra sao?
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng viên, hộ lý của Nhật Bản rất lớn đòi hỏi nước này phải tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực y tế. Lao động Việt Nam có cơ hội sang làm việc tại Nhật Bản với mức thu nhập khá hấp dẫn, khoảng 40 triệu đồng/ tháng. Không chỉ có cơ hội làm việc có thu nhập cao, lao động Việ Nam còn được học tập, nâng cao tay nghề về chuyên ngành điều dưỡng, hộ lý với tiêu chuẩn của Nhật Bản. Tuy nhiên, trình độ lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của việc tuyển dụng lao động có trình độ cao của các nước. Vì vậy, những cơ hội việc làm hấp dẫn tại Nhật Bản cho điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam cũng kèm theo những thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của các ứng viên để đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận.

Nhằm tuyển chọn được những lao động có chất lượng cao cũng như đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động ngành điều đưỡng, mới đây ông Kanemaru, Chủ tịch Nghiệp đoàn Kansai Nhật Bản đã có chuyến thăm Việt Nam và làm việc với một số đơn vị cung ứng xuất khẩu lao động của Việt Nam. Theo ông Kanemaru, trong khi Nhật Bản đang thiếu trầm trọng điều dưỡng viên thì tỉ lệ thất nghiệp đối với ngành điều dưỡng Việt Nam luôn cao. Sinh viên tốt nghiệp không thể tìm được việc đúng ngành hoặc công việc chuyên ngành thu thập quá thấp, không đủ chi tiêu. Chỉ tính trên địa bàn TP HCM có tới 27 cơ sở đào tạo khối ngành Y dược với quy mô đào tạo lên đến gần 14 nghìn học viên. Trong đó, ngành điều dưỡng đa khoa có đến gần 3.530 học sinh. Theo khảo sát của các trường ngoài công lập có đào tạo ngành Sức khỏe thì có khoảng 40 - 50% học sinh tốt nghiệp không xin được việc làm, làm trái ngành nghề đào tạo. Chính vì vậy, Kansai rất mong muốn được tiếp nhận những điều dưỡng viên giỏi của Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.

Ông Kanemaru cũng cho biết, trước đó, Nghiệp đoàn Kansai là nghiệp đoàn chuyên lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, cung cấp thông tin và đào tạo phổ cấp kiến thức liên quan đến việc nâng cao cải thiện công tác kinh doanh, kỹ thuật và công tác của nghiệp đoàn, công việc liên quan đến phú lợi y tế. Là một nghiệp đoàn có hơn 10 năm kinh nghiệm và thành tích về Chương trình Tu nghiệp sinh., Kansai đã thành công xây dựng chỗ đứng vững chắc trong kinh doanh. Tính đến nay, Nghiệp đoàn Kansai tiếp nhận 3.078 tu nghiệp sinh Việt Nam và Trung Quốc và được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về thành tích này.

Cũng theo ông Kanemaru, hiện nay Nghiệp đoàn Kansai đã có sự hợp tác với Công ty CPTM Tam Quy và là đối tác tin cậy của người lao động trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay Công ty Tam Quy đề đang phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng lao động và góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao lưu đa phương diện giữa hai guốc gia, Nhật Bản và Việt Nam. Cũng nhân chuyến công tác tại Việt Nam, ông Kanemaru cũng đã tới thăm, tặng quà người già, người neo đơn tại Trung tâm Chăm người cao tuổi OriHome. Phần quà gồm tủ lạnh, lò vi song, ti vi với tổng giá trị hơn 23 triệu đồng. Nghiệp đoàn thăm quan cơ sở vật chất và thăm hỏi các bệnh nhân đang được điều trị tại trung tâm.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Rõ ràng sai phạm, công ty vẫn ung dung thách thức pháp luật

Như đã hẹn, sáng 10.10, người lao đã tập trung về trụ sở Cty TNHH tư vấn quản lý phát triển Việt Nhật Vinh Ron (Cty Vinh Ron, ĐC: 28/1/21 Phan Đình Giót, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM ) để nhận tiền, giấy tờ gốc mà Cty với lời hứa sẽ đưa đi xuất khẩu lao động (KXLĐ) Nhật Bản. Tuy nhiên, phía Cty Vinh Ron lại tiếp tục lùi thời hạn trả tiền và ngang ngược đặt ra những yêu cầu khiến người lao động bức xúc.
Như báo Lao Động đã nhiều lần thông tin, dù không được cấp phép hoạt động trong lĩnh XKLĐ nhưng Cty Vinh Ron đã tổ chức tuyển dụng, đào tạo thu tiền (với mức thu từ 1.500-3.000 USD), thu bằng gốc, giấy tờ tùy thân gốc của người lao động, và hứa hẹn đậu phỏng vấn, được cấp visa sang Nhật làm việc. Tuy nhiên quá thời hạn cam kết nhưng không đi được sang Nhật, người lao động nghi ngờ bị lừa nên đã đề nghị Cty trả lại tiền, hồ sơ nhưng Cty không thực hiện. Người lao động đã làm làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng, công an quận Tân Bình, Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83), sau hơn 2 tháng, vụ việc vẫn giậm chân tại chỗ, khiến người lao động rơi vào hoàn cảnh khốn đốn.
Chị Phạm Thị Ngọc Em, người được Cty hứa hẹn sẽ được sang Nhật làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, cho biết, chị đã nộp cho Cty tổng cộng 2.500 USD, Cty đã thu bằng tốt nghiệp THPT gốc, bằng trung cấp điều dưỡng gốc của chị. Hiện tại, không còn bằng cấp để xin việc, chị phải xin đi làm thời vụ bưng bê ở các nhà hàng tiệc cưới nên cuộc sống rất khó khăn.
Trong buổi làm việc sáng ngày 10.10, Cty đưa ra một bản thoản thuận về việc Cty sẽ trả tiền cho người lao động vào ngày 30.11. Tuy nhiên, Cty sẽ trừ 150 USD chi phí tư vấn và giới thiệu việc làm tại Nhật Bản, chi phí làm hồ sơ. Đặc biệt, người lao động phải “Đính chính lại thông tin rằng bên A (Cty) không lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Bên B (người lao động), bằng hình thức đăng bài viết trên mặt báo, trước ngày 30.11”.
 Người lao động tập trung về Cty vào ngày 20.7
Trước yêu cầu này của Cty, người lao động bức xúc cho rằng: Việc Cty không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng đã lập lờ tuyển dụng, thu tiền của người lao động là sai. Pháp luật quy định Cty không được thu bằng gốc, giấy tờ gốc của người lao động mà Cty vẫn thu là sai, đã quá thời hạn thỏa thuận ban đầu nhưng Cty không chịu giải quyết cho người lao động là Cty cũng sai… “Vậy chúng tôi sẽ đính chính như thế nào? Chúng tôi đề nghị, ngày Cty trả lại tiền, bằng gốc cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ mời nhà báo, cơ quan chức năng tới nhưng phía Cty vẫn không chấp nhận” – Chị Nguyễn Thị Thanh nói.
Xem thêm xuất khẩu lao đông nhật bản 2015 tại Châu Hưng
“Có sao thì chúng tôi trình bày với nhà báo như vậy, còn việc Cty thấy đúng sai như thế nào thì Cty làm việc với các báo, không thể lấy lý do đó bắt ép chúng tôi” – Chị Nguyễn Thị Bé nói.
Trước những sai phạm rõ ràng như vậy nhưng Cty Vinh Ron vẫn ngang ngược nên việc thỏa thuận trả tiền, bằng gốc giữa Cty và người lao động không thành. Người lao động cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị trực tiếp đến cơ quan công an quận Tân Bình, Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) và Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH).

Đi xuất khẩu lao động mới biết mình sắp được làm cha

Cháu đang chờ đi xuất khẩu lao động bên Nhật thì bạn gái hơn 7 tuổi thông báo đã có thai. Cháu không muốn bạn gái và con cháu phải gánh chịu mọi thứ một mình. Cháu không biết phải làm như thế nào cho đúng nữa.
Cháu chào cô/chú, anh/chị trong diễn đàn tamsugiadinh.vn
Cháu là nam, sinh năm 1993, quê ở Bến Tre nhưng sống với gia đình bên ngoại ở Sài Gòn. Khi học hết cấp 3, cháu thi đỗ vào một trường cao đẳng chuyên ngành Nhật ngữ, nhưng học chưa hết năm thứ 2 thì cháu bỏ học và cùng bạn gái kinh doanh quán cà phê. Do chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc nên cháu đã thất bại 2 lần.

Bạn gái cháu tên B., là người Hà Nội, và lớn hơn cháu 7 tuổi (bạn cháu sinh năm 1986). B. là cô gái xinh xắn, năng động, luôn quan tâm và đồng cảm với mọi người. Cô ấy xuất thân từ một gia đình cán bộ, bố B. là một người quân nhân liêm khiết và mẫu mực. B. từng tốt nghiệp khoa Anh ngữ đại học Sư phạm Hà Nội.

Sau một thời gian bôn ba vào Nam làm nhiều nghề (lúc đầu B làm tiếp viên hàng không, sau đó chuyển sang làm thư ký văn phòng), đến khi gặp cháu thì cả hai đều yêu thích công việc mở quán nên đã cùng nhau làm. Dù có nhiều trắc trở và thất bại nhưng cả hai vẫn yêu và cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn.

Vào dịp gần Tết năm 2015, do bế tắc trong cuộc sống hiện tại, áp lực của việc kinh doanh thất bại đã khiến cháu bị khủng hoảng tinh thần. Cháu đã suy nghĩ rất nhiều về tương lai của cả cháu và B. Cuối cùng, cháu quyết định sẽ ôn thi để đỗ vào đại học một lần nữa.

Và cháu đã chủ động đưa ra lời chia tay với B., vì cháu không muốn B. phải đợi chờ mình quá lâu, và thật sự cháu không dám chắc về tình cảm của bản thân mình.

Dù trải qua nhiều đau khổ dằn vặt, vì cả hai vẫn còn tình cảm với nhau nhiều, nhưng cuối cùng chúng cháu cũng chia tay. B. về Hà Nội ăn tết cùng gia đình, cháu về quê ở Bến Tre.

Qua tết B. vào lại Sài Gòn, cháu thì vẫn ở quê. Nhưng tình cảm hai đứa vẫn không nguôi ngoai được, vẫn điện thoại nhắn tin liên lạc, thăm hỏi nhau. Một vài lần cháu viện cớ lên Sài Gòn có việc và ghé nhà thăm B. Mọi chuyện như mới hôm qua và bọn cháu lại không kiềm chế được bản thân. Bọn cháu vẫn ở bên nhau và quan hệ như khi vẫn còn yêu. Một vài ngày sau cháu lại về quê.

Đến khoảng tháng 5/2015, B. đã quyết định sẽ bán lại căn nhà chung cư và về Hà Nội sống với gia đình (số tiền bán nhà B. để trả nợ cho ngân hàng). Trong thời gian đó cháu đã lên Sài Gòn và vẫn đến ở cùng với B. cho đến khi B. ra hẳn Hà Nội.

Sau khi B. ra Hà Nội, chúng cháu không cắt đứt liên lạc mà vẫn thường xuyên gọi điện hỏi han nhau. Mặc dù không nói ra nhưng chúng cháu vẫn nuôi trong lòng ý định cố gắng vì nhau. Cho đến cách đây 2 tháng, cháu đã quyết tâm sẽ cắt đứt liên lạc với B. để cả hai có thể bắt đầu cuộc sống mới. Lúc đó B. buồn và thất vọng về cháu rất nhiều.

Cách đây một tuần, khi mà cháu đã bắt đầu đi học để luyện thi lại đại học, B. chủ động gọi cho cháu một vài lần, nhưng cháu từ chối không nghe, vì cháu chưa sẵn sàng để đối mặt mới B.

Vào đêm sinh nhật của B, cô ấy đã tiết lộ cho cháu biết một điều mà cô ấy đã phải giấu và chịu đựng một mình bấy lâu nay. B. đã mang thai 18 tuần, và ngày mang thai là những ngày cuối cùng chúng cháu ở bên nhau trước khi B. ra Hà Nội.

Cháu biết tin và đã hỏi cưới cô ấy ngay lúc ấy, dù cháu chưa biết phải làm gì cả. Cháu chỉ muốn là một người đàn ông có trách nhiệm với chính người mình yêu thương và chính cuộc đời mình.

Cháu đã ra thăm B. ngay hôm sau. B vẫn chưa nói chuyện với bố mẹ về việc mang thai (bụng B vẫn bé nên vẫn không ai biết). Trong khi đó cháu vẫn chưa chuẩn bị gì cho cuộc sống như thế này cả. Cháu không có chuyên môn trình độ, cũng chưa có một công việc tử tế nào cả. Và cháu vẫn chưa biết phải nói như thế nào với gia đình mình về việc này, mặc dù người chịu nhiều thiệt thòi là B.

Sau khi cháu và B bàn bạc với nhau, cả hai đều nghĩ để cháu đi xkld nhat ban 1 nam là giải pháp tốt nhất trong lúc này. Vì như vậy sẽ tránh được việc phải tổ chức đám cưới ngay lúc này. Vì một đám cưới vội vã và lấp liếm là điều cả hai không hề muốn.

Và nếu đi như vậy, cháu có động lực học tiếng Nhật trong 3 năm ở đó, thì khi về nước vẫn có cơ hội cho cháu có việc làm ổn định. Trong thời gian này, B. vẫn có thể lo kinh tế để có thể nuôi con cho đến lúc cháu đi, cùng với sự trợ giúp của bố mẹ.

Nhưng lúc này đây cháu có hai vấn đề rất lo lắng:

  1. Thời gian để chuẩn bị được đi XKLĐ từ 6 tháng đến 1 năm, thời gian lao động là 3 năm. Mọi chuyện có thật sự sẽ ổn trong 4 năm cháu đi không? khi cháu về con cháu đã gần 4 tuổi. Cháu cảm thấy lo lắng rất nhiều, dù không nghĩ ra được phương án gì hay hơn cả. Cháu vẫn chưa thể nói cho gia đình biết.

  1. Cháu phải làm gì để giúp đỡ B. trong việc đối mặt với bố mẹ của B. B. định nói dối với gia đình là cháu đã đi Nhật rồi, và chờ đến lúc cháu về làm đám cưới. Nhưng cháu không muốn B. và cả con nữa phải gánh chịu mọi thứ một mình, nhưng cháu không biết phải làm như thế nào cho đúng nữa.

Kính mong anh chị, cô chú trong diễn đàn có thể tư vấn cho cháu phải làm gì để đúng đắn. Hiện cháu đang rất rối trí và không suy nghĩ được gì, Vì giờ cháu phải ngồi đây đợi chờ được gọi phỏng vấn đi XKLĐ, tất cả phải phụ thuộc vào người khác, cháu không chủ động được gì cả.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Có nên học Ấn Độ xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ không

Việt Nam ta có nên học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, tiến sĩ ra nước ngoài? Hãy cùng phân tích lợi và hại của việc này qua bài viết sau đây nhé.
Nên lựa chọn lực lượng lao động có bằng cấp, thậm chí trình độ cao để khẳng định vị thế, chất lượng lao động của VN khi ra thị trường nước ngoài.
xklđ nhật bản tại Châu Hưng thế nào?
Việt Nam hãy học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, Tiến sĩ?
“Nên xuất khẩu lao động có bằng cấp, thậm chí trình độ trên ĐH”
Một số chuyên gia nhận định, VN nên học hỏi Ấn Độ, đưa ra nước ngoài những người cán bộ về khoa học, tin học, cán bộ Ths, TS, nghĩa là chất lượng cao.
Trao đổi với Đất Việt, về vấn đề này, ngày 7/9, PGS.TS Hà Huy Thành - Viện hàn lâm khoa học Xã hội VN (KHXH ) cho hay: “Chúng ta nên đi theo cách làm của Ấn Độ, thứ nhất, chất lượng lao động đã qua đào tạo thất nghiệp ở VN quá nhiều, đặc biệt, trong khi muốn đi làm đến những vùng nước phát triển, cũng yêu cầu lao động có trình độ, ít nhất cũng phải ĐH trở lên.
Hơn nữa, nhận thức về xã hội của những người từ nông thôn ra cũng khác với người có bằng cấp.
Việt Nam hãy học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, Tiến sĩ?
Thứ hai, những người có trình độ khả năng tiếp thu tốt hơn, nhanh hơn, ý thức của người đã có học vấn cao hơn rất nhiều so với lao động khác. Chính vì thế, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm phải xuất khẩu cả những người đã có bằng cấp, thậm chí trình độ cao trên ĐH”.
Theo ông Thành, chúng ta không nên nghĩ rằng đó là sự lãng phí chất xám, bởi nếu như họ ở lại VN nhưng lại không có việc làm, thì điều đó còn lãng phí hơn, gây ra tâm lý tiêu cực, rượu chè, cờ bạc.
Mặt khác, khi xuất khẩu lao động trình độ cao mới thể hiện được vị thể của lao động Việt. Trong khi, lao động Việt sẽ đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, tuy không phải tất cả.
Ông cho biết thêm: “Tôi đã từng ở Nhật Bản rất lâu, người lao động của họ có ý thức, trách nhiệm XH cao, nề nếp, kỷ luật rất nghiêm. Nhưng tất cả các yêu cầu này liên quan đến ý thức cá nhân, mà ý thức của lực lượng có bằng cấp là điều dễ làm.

 Ngay cả những người đã qua đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sang Nhật Bản cũng sẽ trưởng thành lên rất nhiều. Tuy điều kiện đáp ứng của chúng ta cũng mất một thời gian dài bỡ ngỡ ban đầu, nhưng sau đó sự khéo léo, trình độ tay nghề của người Việt cũng tốt nên không đáng lo”.
GS.TS Phạm Xuân Nam - Viện hàn lâm khoa học Xã hội VN cũng cho rằng, đây chính là xu hướng của các nước tiên tiến khi chuyển sang mô hình phát triển kinh tế tri thức, các nguồn lực lao động, tài nguyên, đều sử dụng yếu tố tri thức để tạo ra những giá trị gia tăng cao nhất.
Tất cả các nước trên thế giới, đi theo nền kinh tế thị trường hiện đại, đều xác định phát triển theo chiều sâu, lấy nguồn lực con người có tri thức cao là nền tảng.
Hơn nữa, theo ông Nam, một số lao động trình độ cao của VN cũng không tìm được việc làm trong nước, thất nghiệp nhiều, họ cũng tự tìm cách xuất khẩu, mà nhà nước cũng không ngăn cản việc này.
Tranh cãi việc xuất khẩu lao động trình độ cao
“Tôi nghĩ đấy là xu hướng của cả nhân loại, VN cũng phải đi theo xu hướng đó, nói phát triển ngay kinh tế tri thức thì chắc chắn chúng ta chưa đủ khả năng, bởi đội ngũ lao động chân tay quá đông, nên phải lựa chọn phương án, phát triển kết hợp giữa cả chiều rộng và chiều sâu, tận dụng nguồn lao động dồi dào của mình”, ông Nam nhận định.
Bổ sung thêm kiến thức cho lao động Việt
Nhìn nhận ở góc độ khác, PGS.TS Hà Huy Thành cho rằng, cái được lớn nhất của việc xuất khẩu lao động trình độ cao là tạo được khối lượng công ăn việc làm mà chúng ta đang thiếu. Bên cạnh đó, sau một thời gian 5 năm, hay lâu hơn nữa làm việc bên các nước phát triển, trình độ tay nghề của cán bộ VN sẽ tăng lên rất nhiều. Nhìn trước mắt, họ sẽ có thu nhập để sống.
Ông Thành cho hay: “Đối với các cán bộ tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội để ra nước ngoài làm việc cũng không phải ai cũng được mời. Số lượng được mời rất ít. Còn số người ra nước ngoài để học tập thì rất nhiều.
Giả sử, người ta chỉ mời một cơ quan nghiên cứu nào đó hợp tác, tìm đối tác VN sang bên đó cùng giải quyết các vấn đề mà người Nhật quan tâm đối với VN như vấn đề đạo đức XH, tâm lý giáo dục, những lĩnh vực khác. Nhưng không phải cán bộ nào của VN được ở bên đó hoàn toàn, bình thường thì 1 năm mời sang 3 tháng, sau đó trở về nước”.
Theo ông Thành, thì trước đây, các cán bộ Việt sang Liên Xô nhiều nhất, sau đó là Đức, còn bây giờ thì có Úc, Hàn Quốc là chủ yếu. Nhật Bản thì ít hơn vì yêu cầu trình độ của Nhật rất cao, trong khi, tiếng Nhật không hề dễ, rất khó, cho nên lao động của VN sang Nhật ít hơn so với các nước khác. Hiện nay, Thạc sĩ VN học ở Mỹ là nhiều nhất vì tiếng Anh là phổ biến.

Kiều hối TP.HCM trong năm nay sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là 10%

Theo phân tích của các nhà đầu tư thì kiều hối TP.HCM trong năm nay sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là tăng 10% so với năm ngoái, nghĩa là tăng lên khoảng 5,5 tỉ đô la Mỹ.
Kiếu hối về TPHCM liên tục gia tăng trong các năm trở lại đây, từ mức 4,1 tỉ đô la Mỹ của năm 2012, đến 2013 con số này là 4,85 tỉ, 2014 là 5 tỉ và năm nay dự báo là 5,5 tỉ đô la Mỹ.
Tỷ giá đã hai lần điều chỉnh trong tháng 8, và tính từ đầu năm một đô la Mỹ đã tăng giá khoảng 5% so với tiền đồng. Bên cạnh đó, nền kinh tế các nước đang khởi sắc hơn, trong khi tại Việt Nam nhiều cơ hội đầu tư cũng đến trong năm nay. Do vậy ông Minh dự báo nguồn ngoại tệ từ các nước gửi về bằng đồng bạc xanh có thể sẽ tăng trong các tháng cuối năm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, kiều hối 8 tháng đạt 2,75 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 14% so với cùng kỳ. Ông Minh cho biết, một điểm khá tích cực là lượng kiều hối người dân nhận xong bán cho ngân hàng cũng tăng đều qua hàng năm, như trong 8 tháng đầu năm nay, khoảng 30% lượng kiều hối được bán cho ngân hàng; những năm trước tỷ lệ này thấp, khi mà giá đô la Mỹ trên thị trường tự do cao cách biệt so với ngân hàng.
xklđ đi nhật là một lựa chọn không sai hiện nay
Theo ông Minh, kiều hối thường tăng mạnh trong các tháng của quí 1 và quí 4 hàng năm nên hiện tại các ngân hàng đang chuẩn bị các chương trình để đón nhận kiều hối. Một số ngân hàng như Vietcombank, SCB, BIDV đã liên tục có các chương trình khuyến mãi cho khách hàng nhận kiều hối thông qua các ngân hàng này. Kiều hối của TPHCM chuyển về nhiều nhất từ khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Mỹ. Những thị trường giảm lượng gửi về là châu Âu, Nga do giá dầu sụt giảm mạnh và tình hình kinh tế các khu vực này gặp khó.
Lao động làm việc tại nước ngoài cũng mang lại một nguồn kiều hối quan trọng cho Việt Nam. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh xã hội, cho biết mặc dù không có sự tách bạch về lượng tiền nhận về từ người Việt Nam ở nước ngoài là lao động xuất khẩu hay các đối tượng khác, nhưng tính toán riêng của cục này cho thấy lượng kiều hối dự báo chuyển về có thể tăng cao hơn so với năm ngoái, khi mà lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài cũng tăng.
Năm ngoái, lượng kiều hối của lao động nước ngoài chuyển về Việt Nam ước khoảng 2,2 tỉ đô la Mỹ. Trong năm nay dự kiến lượng lao động xuất khẩu vào khoảng 115.000 người, tăng hơn con số 105.000 người của năm ngoái. Các thị trường chính của xuất khẩu lao động trong năm nay là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đầu năm nay, tờ Reuters ngày đưa tin rằng Việt Nam được dự báo sẽ nhận khoảng 13 đến 14 tỉ đô la Mỹ kiều hối trong năm 2015, tăng 10% so với mức 12 tỉ đô la Mỹ trong năm 2014. Con số này theo Reuters là do NHNN Việt Nam công bố. Tuy thế, đã rất lâu NHNN không có thông tin cụ thể về lượng kiều hối chuyển về từ các nước gửi cho các báo

Nhật bản đang thiếu lao động trầm trọng và cơ hội cho Việt Nam

Tại Nhật Bản, lượng lao động thiếu trầm trọng nên mỗi tháng có đến hàng chục nghìn việc làm được đăng tuyển mà không có hồ sơ nào được nộp – theo thông tin từ VnEconomy
VnEconomy dẫn thông tin trên truyền thông quốc tế cho hay, từ các cửa hàng bán mì cho đến nhà máy sản xuất ô tô của Nhật Bản phải tìm kiếm đến mọi kênh tuyển dụng, chấp nhận bỏ thêm chi phí đào tạo tiếng Nhật, để tuyển được người làm.
xkld qua nhat ban sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt
Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, sinh viên nước ngoài khi đến Nhật học được phép làm thêm không quá 28 tiếng mỗi tuần. Nguồn nhân lực nước ngoài này đã giúp bù đắp nhiều cho những vị trí cần lao động chân tay mà người bản xứ không muốn làm.
Nhiều công ty Nhật Bản còn tìm cách tận dụng nguồn lao động giá rẻ thông qua các chương trình thực tập sinh, với mục tiêu được tuyên bố là trang bị cho người lao động kỹ năng cần thiết để họ quay về “xây dựng đất nước”.
Một thống kê của Bộ Lao động Nhật Bản cho thấy tính đến cuối năm 2014, có khoảng 788 nghìn lao động nước ngoài đang làm việc hợp pháp tại Nhật, tăng khoảng 15% so với hai năm trước đó. Con số này tương đương 1,4% tổng lực lượng lao động.
Vấn đề dân số già và ngày một giảm đang khiến chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe rất đau đầu. Một ước tính cho thấy từ nay cho đến năm 2060, dân số Nhật Bản thuần chủng có thể giảm đến 30%. Ngoài ra, khi người Nhật Bản trẻ ngày một ngại làm các việc chân tay, vấn đề nhân lực cho nhiều ngành này sẽ còn căng thẳng hơn nữa.
Thực tế khát nhân lực của Nhật Bản trái ngược với tình trạng thất nghiệp đáng sợ ở nhiều nền kinh tế châu Âu, châu Á, trong đó có Việt Nam. Vào tháng 7/2015 Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2015, trong đó ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000.
Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thấp nhất ở mức 1,97%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm 2014.
Điều tra trên cả nước cho thấy, tỷ lệ người thiếu việc làm cũng tăng nhẹ. Số người làm việc dưới 35 giờ mỗi tuần và có mong muốn làm thêm giờ là 1,13 triệu người, tăng so với cuối năm 2014, trong đó số lao động thiếu việc làm ở nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị.
Đã nhiều lần các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao lao động Việt Nam ở sự thật thà, chăm chỉ, cần mẫn học hỏi, đặc biệt là tính cách vui vẻ, lạc quan, có chí tiến thủ.
Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu lao động, thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản tăng trưởng 96,1% trong năm 2014, hứa hẹn sẽ trở thành “thị trường vàng” trong thời gian tới.

Thất bại việc xuất khẩu nông dân sang châu Phi, vì sao

Theo giáo sư, tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết thì trước đây, đã từng có chương trình xuất khẩu nông dân sang châu Phi, tuy nhiên chỉ đưa được 1,2 người rồi dừng lại. Lý do gì khiến cho chương trình này bị dừng lại. Nguyên nhân do đâu, cùng tìm hiểu trong buổi phỏng vấn dưới đây nhé.
xkld o nhat ban tốt hơn so với bên châu Phi
PV: - Nông sản Việt những năm qua có rất nhiều "người khổng lồ", từ gạo, cà phê đến điều, cao su, hồ tiêu... với số lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bi kịch của hầu hết những "người khổng lồ" này là đều đứng trên một đôi chân quá yếu: phụ thuộc thị trường xuất khẩu, lợi nhuận thấp... Một vị chuyên gia trong ngành đã chỉ thẳng, Việt Nam nhập khẩu hầu hết, trừ đất và.... nông dân. Ông bình luận như thế nào về thực trạng này, đặc biệt đối với một đất nước luôn coi nông nghiệp là mũi nhọn trong nền kinh tế?
GS.TS Võ Tòng Xuân: - Có những thứ Việt Nam không thể không nhập vì công nghiệp cơ bản yếu. Đối với cây lúa, một "người khổng lồ" về xuất khẩu, hãy xem những gì phục vụ cho cây lúa có thể sản xuất trong nước? Thứ nhất, về giống, chỉ có miền Nam chủ động được, còn ngoài Bắc chủ yếu mua giống của Trung Quốc. Cái nãy là lỗi của nhà nước. Nhà quản lý không thiết tha chỉ đạo nghiên cứu, lơi lỏng trong quản lý tiền đầu tư cho nghiên cứu khiến nó bị xà xẻo thế nào cũng không biết. Đó là chưa kể một bộ phận nhà quản lý thích nhúng tay vào mấy công ty để kiếm lời.
Thứ hai, Việt Nam chưa làm ra được cái máy cày, máy xới nào cho ra hồn do nền công nghiệp quá yếu kém nên phải nhập của Trung Quốc, Nhật Bản...
Thứ ba, về phân bón, Việt Nam mới tự chủ được phân nửa lượng phân u rê, kali phải nhập hoàn toàn, phân lân cũng phải nhập dù có quặng apatit nhưng sản phẩm chế biến ra dùng không hữu hiệu nên đành phải mua phân DAP.
Thứ tư, về thuốc trừ sâu, Việt Nam cũng không có nhà máy nào chế biến được mà phải nhập nguyên liệu về để pha chế.
Đến khi thu hoạch, lao động làm biếng thì thuê người gặt cũng phải tốn 200 nghìn đồng/ngày. Nếu mướn máy gặt của Trung Quốc hay Nhật Bản thì chỉ gặt trong nháy mắt là xong, mất chừng 2 triệu đồng.
Một vấn đề lớn của Việt Nam là lãnh đạo không chú ý một cách căn cơ, hữu hiệu về giáo dục. Giáo dục cứ hô hào đổi mới nhưng không có người đứng ra làm những thứ vẫn nói suốt. Hệ quả là không có người thực sự tài giỏi để làm, đã vậy còn cho vào guồng máy của nhà nước bằng cấp thật nhưng học giả thì nhiều. Vì thế làm sao nông sản Việt có thể đứng trên đôi chân của mình được.
PV: - Hệ quả của những "người khổng lồ chân đất sét" là sự bấp bênh của cả nền nông nghiệp cũng như số phận bấp bênh của người nông dân với điệp khúc được mùa rớt giá, trồng chặt-chặt trồng. Nhiều chuyên gia nói một cách chua chát về phận bạc của nông dân Việt Nam vì xét về năng lực: họ cải tạo vùng đất đói nghèo hoang dại Camargue thành vựa thóc trù phú chuyên cung cấp gạo sạch cho nước Pháp, sang Lào, Israel... trồng lúa.  Ông chia sẻ ở mức độ nào với nhận định trên? Có ý kiến đề xuất đẩy mạnh "xuất khẩu" nông dân Việt để người nông dân có thu nhập và làm giàu được bằng nghề nông, ông bình luận như thế nào về tính khả thi của đề xuất trên?
GS.TS Võ Tòng Xuân: - Sự phát triển không bền vững của ngành nông nghiệp kéo theo sự bấp bênh của cả đất nước. Nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý không cần biết số phận nông dân ra sao, chỉ miễn sao đầy túi của họ.
Nông dân Việt rất giỏi, đã đi hơn 80 nước trên thế giới. Những người làm nông nghiệp chúng tôi thường nói với nhau: nông dân làm lợi cho người khác ăn. Người nông dân làm ra được hạt lúa thì các thương lái từ địa phương đến tỉnh, đến ông thương lái to nhất là Vinafood đã ăn mất rồi. Nhà nước che chắn cho hệ thống buôn bán lúa gạo từ Vinafood trở xuống mấy thương lái ở tỉnh, huyện, còn nông dân không có tiếng nói nào hết.
Về đề xuất "xuất khẩu" nông dân, tôi đã tính từ trước nhưng không làm được. Từ năm 2006, tôi đã xây dựng chương trình đưa nông dân qua châu Phi. Vào thời điểm đó, tôi hợp tác với  Sierra Leone để giúp họ sản xuất lúa. Khi qua Sierre Leone khảo sát tình hình, tôi nhận thấy người dân ở Sierra Leone rất ít kinh nghiệm trồng lúa cao sản, hệ thống thuỷ lợi gần như không có gì và phương tiện làm đất như máy cày, máy xới lại càng không có nên mùa vụ lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Vì vậy cần phải dạy họ theo kiểu cầm tay chỉ việc và để làm cách này thì nông dân mình có thể làm tốt bởi Sierra Leone đất rộng, điều kiện khí hậu khá giống với Việt Nam sẽ có thể áp dụng kỹ thuật canh tác ĐBSCL.
Tháng 8/2006, 3 kỹ sư nông học sang thử nghiệm 60 giống lúa cao sản dưới 100 ngày, chọn được 8 giống có năng suất 4,5 đến 5,2 tấn/ha (so địa phương chỉ đạt dưới 2 tấn/ha), và nhân ra được 3 tấn lúa giống. Hai kỹ sư thuỷ lợi cũng sang thiết kế hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh. Xong đâu đấy, tôi dự tính đưa nông dân Việt Nam sang để cùng nông dân Sierra Leone lo sản xuất, theo tỉ lệ 1 nông dân Việt Nam dạy nghề cho 4 nông dân Sierra Leone.
Kế hoạch là như vậy nhưng cuối cùng chỉ 1, 2 người đi được vì nhà nước không lo được.
Tương tự, vừa rồi ở ĐBSCL cũng lên kế hoạch đưa nông dân sang Lào trồng lúa sạch nhưng cũng chỉ làm lõm bõm vì không tổ chức được, chỉ có một số công ty tham gia. Nhà nước cứ để dân tự phát làm thì rất khó có thể làm được.
Ở Brazil có làng Nhật Bản, nông dân Nhật Bản sang đó trồng lúa. Để được như thế, chính phủ Nhật phải qua dàn xếp với chính phủ Brazil rằng đất của họ quá  rộng, dân lại thưa, làm sao có thể sản xuất đầy đủ được và đề nghị đưa nông dân Nhật sang giúp. Sau khi Brazil đồng ý, hợp tác xã nào của Nhật muốn đi thì nhà nước cho phép, tuy nhiên cũng phải đăng ký. Theo đó, những người có tuổi ở lại để lo an toàn lương thực cho Nhật Bản, còn người trẻ sau khi học hỏi xong kinh nghiệm của cha ông sẽ lên tàu sang Brazil, đem theo hạt giống, nông cụ. Họ định cư ở Brazil, giúp đỡ nông dân Brazil và giàu lên nhanh chóng.
Phải học tập mô hình của Nhật Bản xuất khẩu như thế, còn như Việt Nam, đi qua làm mướn, gặt thuê hay xúc đất thì không thể làm giàu được. Muốn xuất khẩu được nông dân, nhà nước phải đi trước, dàn xếp với chính phủ nước bạn rồi mới đưa nông dân qua. Nói xuất khẩu thì dễ nhưng làm sao có thể làm được khi không có tổ chức, không có kế hoạch. Ở Việt Nam chỉ có một cái "hay": nói là nói vậy thôi còn không ai làm.
PV: - Nhìn ở chiều ngược lại, nhiều nhà đầu Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan... sang Việt Nam để phát triển nông nghiệp, tận dụng đất đai và nhân công giá rẻ. Điều này đã chứng minh điểm yếu cốt tử của nền nông nghiệp Việt Nam là vấn đề quy trình sản xuất nông nghiệp, từ giống tới công nghệ, thu hoạch, công nghệ sau thu hoạch và phát triển thị trường. Vậy lỗi này là do ai? Chúng ta đã nhận thấy hạn chế này từ khi nào và quá trình thay đổi đã diễn ra thế nào đến mức ngày càng bị phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc?
GS.TS Võ Tòng Xuân: - Lỗi này là do quản lý điều hành vĩ mô. Nhiều người cứ đổ cho doanh nghiệp, có những doanh nghiệp rất giỏi nhưng họ lại bị kẹt bởi cơ chế, chính sách nên cũng đành chịu chết.
Ví dụ đơn giản nhất là lúa gạo, cứ nói doanh nghiệp làm không ra gì vì quản lý tồi. Nhưng có những doanh nghiệp quản lý rất tốt, họ liên kết với nông dân sản xuất gạo chất lượng cao hoặc mua gạo của nông dân với giá cao. Tuy nhiên, như trường hợp của Công ty CP TM&SX Viễn Phú vừa rồi làm rất tốt nhưng lại vướng chính sách, phải xuất ủy thác qua mấy doanh nghiệp của Vinafood thành ra không làm được gì cả.
Tất cả những nhà quản lý đều nhìn thấy hết những điểm yếu của nền nông nghiệp Việt Nam nhưng người ta không chịu bỏ đi lợi ích nhóm của mình, thành ra nói nhiều, nói mãi cũng vẫn vậy.
Bây giờ Việt Nam không thể nào thoát lệ thuộc vì nếu không lệ thuộc sẽ chẳng có gì để sản xuất, không máy móc, không phân bón, không thuốc trừ sâu...
PV: - Tới thời điểm này, việc gia cố đôi chân của "người khổng lồ" nông sản cho vững chắc đã cần kíp đến mức nào? Là một chuyên gia nông nghiệp, ông có đề xuất gì để "người khổng lồ" nông sản Việt phát triển thật sự vững mạnh và người nông dân không còn cảnh phải chán nản rời bỏ ruộng đồng?
GS.TS Võ Tòng Xuân: Cái này người ta đã nói nhiều rồi nhưng cái chính thì chưa thấy động đậy gì. Đầu tiên là công nghiệp cơ bản của Việt Nam chưa được chú ý, không có chương trình đầu tư phát triển nào. Thứ nữa là về giáo dục đào tạo người tài, Việt Nam chưa làm được. Cứ hô hào đổi mới nhưng giờ chỉ chăm chăm lo thi cử, làm sách giáo khoa trong khi cái cơ bản là phải thay đổi chương trình dạy thì không đả động.