Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Giai đoạn 2 của chương trình kích thích kinh tế Abenomics đầy tham vọng

Sau khi tái đắc cử vào cương vị Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công bố giai đoạn hai của chương trình kích thích kinh tế Abenomics với những mục tiêu được đánh giá là “đầy tham vọng”.
Hệ thống nhà dưỡng lão ở Nhật Bản đang trong tình trạng quá tải.
Abenomics giai đoạn hai gồm có ba mũi tên mới với kinh tế tăng trưởng mạnh, hỗ trợ nuôi dạy trẻ em và cải thiện an sinh xã hội. Ba mũi tên của giai đoạn hai tập trung nhiều vào an sinh xã hội, khác hẳn về chất so với ba mũi tên của giai đoạn một tập trung vào tài chính – tiền tệ gồm nới lỏng chính sách tiền tệ, hoàn thiện các chính sách tài chính và chiến lược tăng trưởng.
Mục tiêu tham vọng
Tại cuộc họp báo được tổ chức sau khi Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền chính thức công nhận ông Abe tái cử chức Chủ tịch đảng, Thủ tướng Abe đã đặt mục tiêu tăng 20% GDP, lên mức 600 nghìn tỷ yen (khoảng 5.040 tỷ USD), với lời nhấn mạnh chính sách kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thường được xem là một mục tiêu của các chính sách kinh tế song ông Abe lần này lại hướng mục tiêu vào tăng GDP. Một cố vấn của ông Abe nhận định nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở nên có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên, có vẻ như đây là mục tiêu này quá tham vọng.
Trước hết, trong ba mũi tên của Abenomics giai đoạn một, hai mũi tên nới lỏng chính sách tiền tệ, hoàn thiện các chính sách tài chính được đánh giá đã đem đến những kết quả khả quan như điều chỉnh thành công việc đồng yen tăng giá mạnh và làm tăng giá cổ phiếu, giúp thị trường chứng khoán khởi sắc. Tuy nhiên, mũi tên chiến lược tăng trưởng cho đến nay vẫn chưa đem lại kết quả rõ ràng nào hay nói chính xác hơn là vẫn chưa trúng đích.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP âm trong quý II/2015 so với quý trước cho thấy quá trình phục hồi kinh tế Nhật Bản vẫn đang rất khó khăn. Mặc dù các công ty lớn vẫn công bố những chỉ số kinh doanh khả quan song tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn rất trì trệ.
Thậm chí, số liệu kinh tế mới nhất của tháng 8/2015 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,1%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2013. Sức mua trong nước yếu và giá dầu mỏ giảm đã gây ra những tác động tiêu cực đến biện pháp kích thích tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). CPI giảm đồng nghĩa với việc giá cả giảm, phản ánh tâm lý người tiêu dùng giảm bớt mua sắm. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp, khiến cho các công ty giảm đầu tư và cuối cùng sẽ dẫn đến giảm lương của lao động.
CPI của tháng Tám thực sự làm gia tăng thách thức đối với nỗ lực của chính phủ nhằm giải thoát kinh tế khỏi tình trạng giảm phát. Thậm chí, sau khi công bố CPI giảm, chính phủ ngay lập tức thay đổi những đánh giá lạc quan về nền kinh tế sang những đánh giá thận trọng hơn như “nền kinh tế đang trên đà phục hồi ở mức vừa phải” và thừa nhận “tình trạng trì trệ” ở một lĩnh vực như tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu. Tất nhiên, rất hiếm khi chính phủ buộc phải đưa ra đánh giá khá mơ hồ về nền kinh tế như trên, song trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi vừa công bố mục tiêu “kinh tế tăng trưởng mạnh” với GDP lên tới 6.000 tỷ yen, việc tránh đưa ra quan điểm rõ ràng là nhằm tránh “dội một gáo nước lạnh” vào những hy vọng về khả năng phục hồi và phát triển của nền kinh tế. 
Thứ hai, GDP của Nhật Bản trong tài khoá 2014 chỉ được khoảng 490 nghìn tỷ yen, tức là còn khá xa so với con số 600 nghìn tỷ của ông Abe. Kể cả khi nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng 2%, thậm chí 3% hoặc hơn, đã là một tỷ lệ tăng trưởng khá cao nếu so với những năm gần đây, thì GDP của Nhật Bản cũng chỉ mới đạt 554 nghìn tỷ yên trong tài khoá 2018, thời điểm nhiệm kỳ Chủ tịch LDP của ông Abe kết thúc. Căn cứ vào số liệu trên, mức 600 nghìn tỷ yen chỉ có thể đạt được vào tài khoá 2021. Đã có những tiếng phàn nàn trong nội bộ LDP rằng con số 600 nghìn tỷ yen là không thực tế.
Gánh nặng an sinh xã hội
Điều khác biệt lớn giữa Abenomics giai đoạn một với Abenomics giai đoạn hai chính là việc Thủ tướng Abe tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chính sách an sinh xã hội. Điều này có thể lý giải được do gánh nặng mà cơ cấu dân số già đang đặt lên vai nền kinh tế.
Theo số liệu điều tra của Bộ Thông tin và các vấn đề đối nội, tình trạng thiếu hụt nhà dưỡng lão đã làm tăng mạnh số người già cần chăm sóc, khoảng 150.000 người, hầu hết ở cấp độ 3 (trong hệ thống 5 cấp độ) hoặc cao hơn, tức là không tự chăm sóc được bản thân, cần sự hỗ trợ đặc biệt. Tình trạng này kéo theo thực tế hàng năm có khoảng 100.000 người trong độ tuổi lao động bỏ việc để chăm sóc cha mẹ già. Hầu hết những người bỏ việc ở độ tuổi 40 và 50, được coi là độ tuổi lao động tốt nhất. Tình trạng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có vài nhân công.
Từ thực trạng này, Thủ tướng Abe đã cam kết tăng thêm số nhà dưỡng lão với mục tiêu đến năm 2020 sẽ không còn người già phải xếp hàng chờ. Điều này sẽ giúp giảm số người trong độ tuổi lao động phải bỏ việc để chăm sóc cha mẹ già, giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, một yếu tố quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, tính đến năm 2025, Nhật Bản phải cần tới 2,53 triệu lao động làm việc trong các nhà dưỡng lão. Nếu như tỷ lệ lao động tham gia và rời bỏ công việc điều dưỡng tiếp tục diễn biến như tốc độ hiện nay thì Nhật Bản sẽ thiếu khoảng 377.000 lao động trong lĩnh vực này. Như vậy việc tăng số nhà dưỡng lão theo mục tiêu của ông Abe thậm chí có thể làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt lao động.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và vận hành các nhà dưỡng lão đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Số người làm việc cho các nhà dưỡng lão tăng thì chi phí để thuê những lao động này sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với chăm sóc người già tại nhà. Chi phí bảo hiểm điều dưỡng tăng sẽ làm gia tăng gánh nặng kinh tế đối với người dân. Rõ ràng, việc tăng số nhà dưỡng lão cần được xem xét kết hợp với việc phát triển dịch vụ chăm sóc người già tại nhà, điều này có thể giúp giảm chi phí an sinh xã hội.
Từ tài khoá 2016, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội tăng trợ cấp cho các công ty nhằm hỗ trợ nhân viên cân đối giữa công việc với trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già. Ngoài ra, hiện nay, Bộ này đang cân nhắc trình dự luật sửa đổi, theo đó, tăng thêm số lần cho lao động được tạm nghỉ để chăm sóc cha mẹ già, so với mức một lao động được tạm nghỉ một lần như hiện nay.
Với những thách thức lớn về tăng trưởng và an sinh xã hội như hiện nay, khả năng chính phủ đương nhiệm hoàn thành được những mục tiêu này đang là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe vẫn tỏ ra rất tự tin. Trong một động thái mới nhất, ông Abe đã thảo luận với Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda, một cuộc gặp được đồn đoán là bàn về việc bổ sung những biện pháp kích thích mới nhằm hỗ trợ sức mua của nền kinh tế.

Hiện nay, tình trạng thực tế về xuất khẩu lao động tại Việt Nam ra sao

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều lao động phổ thông ra nước ngoài làm việc bởi chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ việc đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Nhưng thực tế, hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Việt Nam là một nước có nguồn lao động phổ thông dồi dào, tuy nhiên do khó kiếm được việc làm trong nước cũng như với những hứa hẹn về lao động xuất khẩu; nên nhiếu lao động phổ thông sẵn sàng kiếm đủ tiền để ra nước ngoài làm việc. Vậy thực tế về hoạt động này ra sao?
Xuất khẩu ở nhật bản có tốt không?
Lý do xuất khẩu
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 1,1 triệu lao động phổ thông được bổ sung vào lực lượng này. Tuy nhiên để tìm được một công việc ở quê nhà vừa ổn định lại vừa có thu nhập tương xứng với công sức lao động mình bỏ ra không phải dễ dàng gì. Từ đó nhiều lao động phổ thông đã chấp nhận bán đất, vay ngân hàng để được đi xuất khẩu lao động.
Theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 4 tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.709 lao động, đạt 37,58% kế hoạch năm 2015 và bằng 103,93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ riêng trong tháng 4, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 9.943 lao động. Trong đó, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) vẫn dẫn đầu về tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam với 6.631 lao động, tiếp đến là Nhật Bản (2.059), Malaysia (556), Arậpxêút (350), Hàn Quốc (187)…
Khi được hỏi lý do chọn đi xuất khẩu lao động thì các công nhân đều nói do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở nhà không kiếm được việc làm nên các công nhân đi xuất khẩu lao động để phụ giúp gia đình.
Chị Đinh Thị Trúc một người thuộc vùng quê nghèo của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình sang làm Ô sin ở Ảrậpxêút cho biết:
“Ở quê nhà mình không có việc làm nên mình phải đi nước ngoài để kiếm thu nhập về cho gia đình và nuôi con cái.”
Chị Nguyễn Thị Hồng làm việc ở Đài Loan cũng cùng lý do:
“Trong hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mình phải qua Đài Loan làm việc.”
Và tương tự như anh Nguyễn Quang Nhật hiện làm việc ở Malaysia:
“Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên qua Malaysia làm việc kiếm ít tiền để giúp đỡ gia đình.”
Ngoài số lao động Việt Nam sau khi hết hạn hộ chiếu làm việc ở lại lao động chui; lâu nay có tình trạng nhiều lao động Việt lấy danh nghĩa đi du lịch cùng sang nước khác để làm việc chui.
Anh Lâm Khánh Xình quê ở Nghệ An, anh đi du lịch sang Nga nhưng sau đó anh ở lại lao động chui và không về nước nữa, anh chia sẻ lý do phải làm như thế:
“Ở Việt Nam mình nó khó khăn, khổ sở, nghèo nàn, thiếu thốn nhiều cái và nhiều cái thật sự rất là bất mãn, vì bất mãn nên mình phải đi mà sang lần này chưa biết khi nào anh mới về lại.”
Chi phí cho chuyến đi
Việc đi xuất khẩu lao động đối với những lao động phổ thông Việt Nam nó là nguyện vọng của họ để mong sao họ có thể được đổi đời, cuộc sống của họ có thể sẽ khá giả hơn. Với mong muốn như vậy nhiều gia đình đã bán đất, bán nhà, vay ngân hàng cầm sổ đỏ.....để đủ chi phí cho chuyến đi mà so với thu nhập của gia đình là khá cao.
Đối với các lao động đi làm việc tại một số nước nghèo như Angola, Ảrậpxêút…dưới dạng cò mồi thì chi phí đi của họ nhiều hơn so với mức đi bình thường còn các lao động đi làm tại Ảrậpxêút thì đi lao động dưới dạng buôn bán nô lệ mới thì các lao động lại không mất tiền.
Anh Hoàng Hiệp một người lao động đang làm việc ở Angola cho biết:
“Có một số người đi hết 6.000USD theo dịch vụ sang bên có người đón, còn mình chỗ quen làm thắng là hết 4.000USD. Những người đi theo dịch vụ môi giới thì sang bên đó họ gửi đi khắp nơi đi lung tung.”
Tuy vậy theo chị Hoàng Ngọc Diễm Thủy một lao động giúp việc tại Ảrậpxêút thì những người đi giúp việc này chi phí lại không mất do công ty môi giới họ bảo lãnh:
“Chi phí đi không mất tiền, những người giúp việc đi không mất tiền, đi theo hợp đồng công ty Thăng Long.”
Chị Hồng làm việc tại Đài Loan cho biết:
“Chi phí 6.000 USD, chưa tính phí đi lại, ăn uống và học hành.”
Thay vì đi xuất khẩu lao động thì chi phí nhiều, thì nhiều người lại chọn con đường đi du lịch, rồi sau khi hết hạn Visa thì họ chọn cách ở lại làm chui. Cách làm này được tính toán có rẻ hơn, anh Lâm Khánh Xình cho biết:
“Đi du lịch khoảng 1.400 USD với Visa 3 tháng.”
Hợp đồng lao động
Đối với các trường hợp đi làm giúp việc nhà tại Ảrậpxêút thì họ là những người nghèo, ở những vùng xa xôi hẻo lánh được những tay cò mồi tìm về tận nơi với những lời hứa ngon ngọt như: Làm việc lương cao, chi phí đi không mất tiền….và những người phụ nữ này họ là những người ít nắm bắt được thông tin, hơn nữa những bản hợp đồng mà họ ký cũng không được minh bạch.
Chị Trúc cho biết:
“Họ tìm đến mình rồi mình đi, chứ mình chả biết tin tức gì hết, sau đó khoảng tầm 2 tuần là mình đi.”
Chị Vũ Thị Khương cho biết thêm:
“Có công ty môi giới ở trên Hà Nội mà có kí hợp đồng, hợp đồng có tất cả là 6 bản, đồng thời khi kí xong thì nó chỉ đưa ra cho mình 2 bản thôi. Những bản hợp đồng ở VN mà tiền ở bên này nó tính bằng USD. Bên VN thì tiền USD được đến sau đó 1 tháng. Tuy nhiên, ở bên này tờ giấy hợp đồng thì tiền ở bên này thì 60 ngàn rứa thì đổi sang không được tính tiền đô đâu. Hợp đồng ở VN thì 1 ngày làm có 8 tiếng còn làm thêm thì tính tiền thêm giờ. Sang hợp đồng ở bên này thì một ngay chỉ được nghỉ 8 tiếng còn mười mấy tiếng thi phải làm hết. Nhiều lúc mình nghỉ ko được 8 tiếng đâu có lúc chỉ được nghỉ 6 - 7tiếng thôi. Đó là những giờ mình được nghỉ đấy, chỉ được như vậy thôi.”
Còn chị Hồng ở Đài Loan cho biết:
“Mặc dù hợp đồng có ghi rất rõ ràng sang Đài Loan sẽ được chủ lo ăn uống, nhưng lại thấy cuộc sống khó khăn.”
Không những là giờ làm việc không đúng với hợp đồng mà tiền lương họ cũng không trả đúng với hợp đồng, khi gọi về công ty môi giới thì không ai giải quyết cho cả.
Theo như chị Khương kể lại, thì việc sang lao động tại Ảrậpxêút đây không phải là đi xuất khẩu lao động mà đây giống như là cuộc mua bán nô lệ mới.
“Khi sang đây người ta nói, mua chúng mày mất 6 nghìn đô thì chúng mày phải làm tao chỉ cho chúng mày nghỉ ít nhất là 8 tiếng 1 ngày thôi.”
Với nguồn lao động trẻ và dồi dào đó là cơ hội để đất nước phát triển kinh tế xã hội, nhưng thực trạng thiếu việc làm đang khiến nhiều lao động trẻ phải rời bỏ quê hương.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Một tu nghiệp sinh nhật bản tử vong khi đang làm việc

Theo thông tin mới cập nhật từ báo điện tử Dân Trí thì mới đây, một tu nghiệp sinh Việt Nam (theo hình thức xkld nhat ban) là anh Trương Công Quân được xác định đã tử vong, và đang chờ người nhà sang nhận thi thể.
(Dân trí) - Đại diện chính quyền xã Diễn Phú (Diễn Châu, Nghệ An) xác nhận, đến thời điểm hiện tại, thi thể anh Quân vẫn chưa được đưa về nước sau 4 ngày tử vong. Anh Quân là tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp tại Nhật Bản.
Được biết anh Trương Công Quân (SN 1988, trú tại xóm 16, Diễn Phú, Diễn Châu, Nghệ An sang Nhật từ tháng 6/2014 theo diện tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp tại Hokota, - Bbaraki (Nhật Bản). Ngày 20/9, anh Quân bị xuất huyết não và được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Thi thể anh Trương Công Quân được bảo quản chờ người nhà sang.
“Hoàn cảnh của Quân hết sức khó khăn. Bố Quân đang bị suy tim độ 4, bà nội bị tai biến nằm một chỗ, mẹ vừa đi mổ u về. Quân đã có một con trai năm nay 4 tuổi. Vợ chồng Quân li thân đã lâu, vợ hiện đang đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, cháu bé ở với ông bà.
Để Quân có thể sang Nhật theo diện tu nghiệp sinh, gia đình phải vay mượn gần 300 triệu đồng, hiện vẫn chưa trả hết. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương cũng đã đến thăm hỏi và hỗ trợ một phần nhỏ gọi là động viên gia đình”, chị Hà Thị Hương – Bí thư Đoàn xã Diễn Phú cho biết.
Sáng ngày 24/9, em gái của Trương Công Quân đã ra Hà Nội, cùng đại diện công ty sang Nhật sang làm thủ tục hỏa thiêu để đưa nạn nhân về nước.
Hoàng Lam – Dân trí

Thị trường xuất khẩu trứng, thịt đang gặp rắc rối

Trao đổi với nhiều doanh nghiệp thì họ cho biết sẵn sàng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang nước ngoài nhưng hiện nay vẫn còn gặp phải khá nhiều vướng mắc trong những khâu xuất khẩu này.
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp bàn về việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức  vào chiều 24-9 ở TP HCM.
“Tắc” vì dính… vắc-xin
Theo ông Muneyuki Todaka, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Koyu & Unitek (Nhật Bản), doanh nghiệp (DN) mong muốn xuất khẩu gà thịt đi Nhật nhưng chưa được vì Việt Nam vẫn còn cúm gia cầm, áp dụng tiêm vắc-xin. Do vậy, rất khó trong việc xuất khẩu gà tươi.
xklđ tại nhật bản có khả quan không?
Sơ chế trứng vịt muối tại một doanh nghiệp ở TP HCM
Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Bel Gà, ông Nguyễn Minh Khanh, cho biết công ty mẹ (ở Bỉ) đã xuất khẩu trứng ấp sang nhiều nước trên thế giới trong khi công ty tại Việt Nam chỉ mới bán được ở thị trường nội địa và xuất sang Campuchia vì 2 thị trường đang hướng đến là Myanmar và Indonesia không chấp nhận gà bố mẹ tiêm vắc-xin. Indonesia là nước Hồi giáo, dân số đông, không ăn thịt heo nên nhu cầu về thịt gà rất lớn, còn Myanmar giá gà đang ở mức cao so với Việt Nam. “Việc tiêm vắc-xin nhằm tạo kháng thể cho gia cầm khi tiếp xúc với virus cúm nhưng hầu hết các thị trường trên thế giới không chấp nhận”- ông Khanh nói.
Cũng vì lý do này mà trong kế hoạch 5 năm tới, “đại gia” chăn nuôi gà công nghiệp là Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chỉ đưa ra kế hoạch xuất khẩu thịt heo, chưa tính đến chuyện xuất khẩu gà thịt.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, chia sẻ thực tế các DN gặp khó rất nhiều nhưng vì nhiều lý do “nhạy cảm”, “tế nhị” nên không trình bày trực tiếp mà gửi gắm hiệp hội lên tiếng giúp. Theo ông, cần có nhiều cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Lãng phí
Ông Nguyễn Thanh Phi Long, đại diện Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình, nêu thực trạng hiện nay, các DN nội còn yếu trên thương trường, không “đấu lại” các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì vậy, cơ quan nhà nước cần tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để giúp DN.
“Phần ức gà trong nước không chuộng nhưng nước ngoài rất thích. Thời gian qua với sức ép của thịt gà nhập, các DN bị tồn thịt ức rất nhiều nhưng không biết bán cho ai. Giá bán phi-lê gà (lóc từ thịt ức) chỉ khoảng 35.000 đồng/kg trong khi ở nước ngoài đây là phần thịt cao cấp nhất, chỉ cần bán phần này đã đủ thu hồi vốn nguyên con gà” - ông Long phân tích.
Ông Nguyễn Minh Khanh đề nghị các lãnh đạo ngành nông nghiệp khi sang công tác nước ngoài cũng nên tranh thủ quảng bá sản phẩm, như bộ trưởng nông nghiệp các nước Nga, Pháp, Ba Lan mỗi lần sang Việt Nam đều có chương trình giới thiệu sản phẩm cho các nhà xuất khẩu của họ.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, nhiều DN chưa xuất khẩu là do bán trong nước giá tốt hơn. Đối với gà thịt, ông ủng hộ việc xuất khẩu phần ức trước tiên vì có lợi thế cạnh tranh hơn xuất khẩu nguyên con.
Trước vướng mắc của các DN, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết sẽ thành lập tổ công tác đến làm việc với từng DN để tháo gỡ khó khăn ngay trong tháng 10 tới. Thứ trưởng nêu rõ quan điểm sẽ tạo điều kiện tối đa cho các DN, kể cả đưa ra các quy định “đặc cách”, “đặc thù” để DN thuận lợi trong xuất khẩu.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Niềm tâm huyết của anh Phôi với lớp dạy tiếng nhật miễn phí

Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh Trần Vi Phôi đã sớm ấp ủ cho bản thân về một ước mơ một lớp học tiếng Nhật miễn phí cho các thanh thiếu niên tại quê nhà của mình. Bên cạnh đó, anh đã giúp đỡ được rất nhiều bạn có cơ hội để đi du học và xuất khẩu sang nhật bản với chi phí rất thấp
Mở rộng kiến thức cho bạn trẻ

Anh Phôi chia sẻ: “Từ khi học cấp 3, tôi có ấn tượng mạnh mẽ về nước Nhật qua phim ảnh, cảnh đẹp và con người thân thiện. Niềm mơ ước đó cứ lớn dần theo năm tháng. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi theo học đại học tại TP. Hồ Chí Minh và dành thời gian buổi tối để đi học tiếng Nhật. Tốt nghiệp đại học xong, tháng 4-2012, tôi đặt chân đến Nhật, lúc đó tôi như lạc vào khung cảnh trong phim, có mùa Thu lá vàng, có mùa Đông tuyết trắng và mùa Xuân thì có hoa anh đào tuyệt đẹp. Mỗi ngày, tôi học 1 buổi sáng từ 9 -13 giờ. Thời gian còn lại tôi làm bồi bàn tại một quán ăn của người Việt tại Nhật”. Và cứ thế, anh Phôi dần quen với cách làm, cách học của người dân bản xứ. Anh dần quen hơn với việc chạy bộ khi sợ lỡ chuyến và giấc ngủ gật trên tàu.

Về Bến Tre vào tháng 4-2015, anh Phôi gặp lại những người bạn cùng quê hương than phiền về việc chi phí học tiếng Nhật để du học và xuất khẩu lao động sang Nhật khá cao. Một số bạn muốn học và tiếp xúc với Nhật ngữ phải theo học tận TP. Hồ Chí Minh. Và rồi trong những chuyến đi từ thiện cho bà con nghèo ở quê, anh Phôi chợt nghĩ đến việc mình sẽ truyền đạt miễn phí những kiến thức đã học được tại Nhật cho thanh thiếu niên. Ban đầu, anh chỉ muốn tạo ra một sân chơi và cho các bạn trẻ làm quen với tiếng Nhật. Sau đó, nắm bắt được ý muốn của các bạn là đi du học và xuất khẩu lao động để thoát nghèo, anh Phôi đã giúp ước mơ của các bạn trở thành hiện thực với chi phí khá thấp.

Tính đến nay, lớp học của anh đã có hơn 60 bạn đến tham gia (phường Phú Khương, TP. Bến Tre). Trong đó có 4 bạn đạt trình độ sơ cấp 1. Một số theo học nhưng không đủ điều kiện đi lại nên đã nghỉ. Một số bạn nuôi ước mơ về một môi trường học tập và làm việc tại Nhật nên chuyên tâm trau dồi Nhật ngữ. Bạn Phạm Thị Ngọc Trinh, 20 tuổi, ngụ tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành chia sẻ: “Em biết lớp học của thầy Phôi qua một người thân trong gia đình đã tham gia học. Tuy chỉ mới học 1 tháng nhưng em rất tự tin trong những câu giao tiếp. Nhờ sự dạy bảo tận tình và vui vẻ của thầy nên lớp tụi em lúc nào cũng vui và học tập nghiêm túc. Em học tiếng Nhật để trau dồi và làm phong phú kiến thức, đồng thời tìm hiểu thêm về nét văn hóa Nhật Bản”. Bạn Bùi Ngọc Linh, 18 tuổi, ngụ tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri thì lại có một mục tiêu khác. Ngọc Linh vừa tốt nghiệp lớp 12, lên TP. Bến Tre sống với bà ngoại để theo học lớp tiếng Nhật của thầy Phôi. Gia đình tại quê khá khó khăn nên Ngọc Linh có ước mơ được du học tại Nhật và mang kiến thức về giúp đỡ cho gia đình và quê hương. Linh theo học được hơn 2 tháng và bạn đang chuẩn bị thi chứng chỉ sơ cấp tiếng Nhật để hoàn thành thủ tục du học. Ngọc Linh cho biết: “Thầy Phôi giúp em có cơ hội đi du học với mức chi phí thấp, còn dạy cho em tiếng Nhật miễn phí nữa. Em sẽ cố gắng học tập tốt để không phụ công lao của thầy”.

Dạy học gắn với giao lưu văn hóa

Anh Phôi chia sẻ thêm: “Tôi ấn tượng ở người Nhật nhất là phong cách “Không ồn - No noise”. Ví dụ như tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách. Các bạn học tại lớp ban đầu đôi khi mất tập trung và lơ đễnh, nhưng khi tiếp xúc được đức tính này của người Nhật, các bạn đến lớp rất đúng giờ và ngồi học nghiêm túc”. Được biết, anh Phôi còn là Trưởng Phòng Đào tạo tại Bến Tre thuộc chi nhánh của Công ty ZENCO - SAIGON, có nhiệm vụ đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực tại Bến Tre góp phần giải quyết việc làm cho lao động tỉnh nhà.

Thầy Phạm Văn Luân - Trưởng Nhóm Sáng tạo Trẻ, Trường Cao đẳng Bến Tre cho biết: Nhóm Sáng tạo trẻ đang thực hiện dự án “Thúc đẩy giao lưu văn hóa - giáo dục thông qua dạy tiếng Nhật cộng đồng cho học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên Bến Tre” với Trường Ngoại ngữ NICHIA-Okinawa của Nhật. Dự án có mục tiêu nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng cơ bản về văn hóa - giáo dục Nhật Bản thông qua các lớp dạy tiếng Nhật cho cộng đồng; sử dụng tiếng Nhật trong giao tiếp và tiếp cận công việc; thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Thầy Luân chia sẻ thêm: “Hiện tại, Bến Tre chưa có tổ chức nào thực hiện dự án này và dạy tiếng Nhật miễn phí gắn kết thúc đẩy giao lưu, hợp tác nghiên cứu, thực hiện các dự án cộng đồng. Lớp học của anh Phôi đã thực nghiệm thành công 2 lớp tiếng Nhật miễn phí. Ngoài ra, thông qua Công ty ZENCO có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và có quan hệ rộng với nhiều giáo viên giỏi và có kinh nghiệm sư phạm đến từ Học viện Ngoại ngữ NICHIA- Okinawa và các chuyên gia ngoài nước nên khả năng thành công của dự án là rất cao”.

Tại sao bạn nên học cách sống và làm việc của con người nhật bản

Nhờ việc học cách sống và làm việc của người Nhật khi đi xklđ sang nhật mà nhiều lao động trẻ Việt Nam đã trưởng thành hơn nhiều lên trông thấy. Câu chuyện sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sống và làm việc của người Nhật.
Nhờ học cách sống và làm việc của người Nhật, lao động trẻ Việt Nam trưởng thành hơn ngay trước khi xuất cảnh
Trong các thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam, không có thị trường nào mà việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động (NLĐ) trước khi đi được làm chu đáo như Nhật Bản. Tính kỷ luật của người Nhật đã tạo ra sự khác biệt trong cách làm XKLĐ của doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng như góp phần thay đổi hành vi, nhận thức của NLĐ.
Học từ cách chào hỏi
Buổi lễ tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên ngành trang trí nội thất do Công ty Haindeco Sài Gòn vừa tổ chức tại Trường CĐ Nghề công nghệ cao Đồng An (tỉnh Bình Dương) có khá nhiều điều để nói về người Nhật. Hai bên sân khấu treo cờ 2 nước. Trước khi bước vào bục phát biểu, ông Toshiyuki Iwasaki, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nohara - Nhật Bản, tiến đến cờ của 2 quốc gia nghiêm trang chào rồi mới quay lại chào đại biểu. Đến lượt mình lên sân khấu, hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ cao Đồng An cũng thực hiện nghi lễ tương tự, tạo ra hình ảnh hết sức đẹp đẽ.
Ông Toshiyuki Iwasaki, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nohara, cúi đầu chào và trao chứng chỉ tốt nghiệp cho lao động Việt Nam
Sau đó, 60 học viên lần lượt lên nhận chứng chỉ tốt nghiệp. Ông Toshiyuki Iwasaki thực hiện 60 lần cúi đầu chào và bắt tay học viên trước khi trao chứng chỉ. Các học viên cũng cúi đầu đáp lễ, đưa 2 tay đón nhận thành quả học tập.
Người Việt hay người Nhật đều coi trọng giao tiếp ứng xử, hiểu rõ giá trị của “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Nhưng có lẽ hiếm thấy một doanh nhân Việt nào cúi thấp để chào NLĐ, những người làm thuê cho mình như thế. Ông Võ Anh Tuấn, Giám đốc Haindeco Sài Gòn, bày tỏ: “Đó là sự tôn trọng và kỳ vọng đối với NLĐ. Chúng ta cần học họ cái hay về văn hóa ứng xử. Trong quá trình dạy, chúng tôi luôn nhắc nhở, chỉ bảo cặn kẽ các em phải chào hỏi cho đúng mực”.
Vào cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp (DN) đóng tại TP HCM như Công ty TNHH Nhật Hy Khang, Tracimexco - HRI, Hiteco, Biển Đông, Inlaco Sài Gòn…, hình ảnh học viên cúi đầu chào mỗi khi gặp người quản lý hay khách đến tham quan đã trở nên quen thuộc. Không chỉ học viên, cung cách chào hỏi kiểu Nhật đã trở thành thói quen đối với nhân viên văn phòng. Tại Công ty Eshuhai, khi khách bước vào khu làm việc chính, gần 30 người đang làm việc đứng dậy, đồng thanh: “Hi-ra-sai-ma-sê” (kính chào quý khách).
Thành nhân trước, thành nghề sau
Không có chuyện đăng ký, nộp tiền, học hành qua loa mà NLĐ sang Nhật phải mất 4-6 tháng, thậm chí cả năm để học tiếng Nhật, học nghề. Trong thời gian này, NLĐ được chỉ bảo từng li, từng tí về giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt, nội quy lao động.
Tại Công ty XKLĐ Biển Đông Chi nhánh TP HCM, ở gian tiếp khách bố trí một tủ đựng dép lớn. Học viên phải đặt ngay ngắn giày, dép của mình lên kệ rồi lấy dép của công ty mang vào để lên phòng học. Tại Công ty Esuhai, cạnh tủ đựng dép còn bố trí 3 thùng rác. Học viên được chỉ dẫn bỏ thức ăn thừa, giấy, túi ni-lông vào từng thùng khác nhau. Khách tham quan còn ngạc nhiên với những phòng học đứng tại Esuhai. Ông Lê Long Sơn, giám đốc công ty, giải thích: “Ở nhiều nhà máy bên Nhật, NLĐ phải đứng làm việc, thao tác theo dây chuyền đặt trên cao. Việc đứng học là để các em làm quen, thích nghi khi vào nhà máy. Một số em vì không chịu nổi cảnh đứng học nên đã bỏ cuộc”.
Môi trường ký túc xá khắt khe không kém môi trường học. Tại ký túc xá của Công ty Tracimexco-HRI, việc quản lý học viên cũng rất nghiêm ngặt. Ông Vũ Thanh, Phó Giám đốc Công ty Tracimexco-HRI, chia sẻ: “Người Nhật luôn đề cao tính kỷ luật. Nếu không tuyển chọn kỹ, không làm tốt khâu đào tạo, giáo dục định hướng thì khó lòng đáp ứng yêu cầu của họ”.
Đa phần trong tổng số 172 DN XKLĐ khai thác thị trường Nhật Bản đều phải thực hiện tốt việc đào tạo cho NLĐ. Cách làm này giúp giới trẻ, lao động Việt Nam thay đổi lối sống, chín chắn và trưởng thành hơn trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Hỗ trợ các học viên đi du học nhật bản tháng 4-2016

Sắp tới đây sẽ có buổi gặp gỡ trực tiếp và phỏng vấn chương trình du học Nhật Bản cho các học viên khóa tháng 4/2016. Các bạn học viên sẽ được hỗ trợ hướng dẫn thủ tục chứng minh tài chính hoàn toàn miễn phí.
Du học Nhật Bản những năm gần đây đã và đang thu hút nhiều mối quan tâm của các bậc phụ huynh và học sinh Việt Nam. Nhật Bản là một trong những con rồng châu Á với nền kinh tế hàng đầu châu lục. Thời gian gần đây số lượng học sinh quan tâm đến việc du học ở Nhật ngày càng tăng vì những lợi ích nổI bật của Du học Nhật Bản như: sinh viên được phép làm thêm với thu nhập cao, thủ tục hồ sơ không qúa phức tạp,  không yêu cầu trình độ tiếng Nhật cao trước khi sang trường… ngoài ra chương trình học nghề và làm việc tại nhật bản với mức lương 80.000 yên -100.000 yên/tháng thu hút nhiều sinh viên việt nam quan tâm.
Chi phí bỏ ra cho đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm rẻ hơn so với tu nghiệp sinh (hay còn gọi là xklđ sang nhật bản). Hai chương trình giống nhau là đều được làm việc tại Nhật nhưng khác biệt là chương trình du học thì học viên đi học là chính và sau khi hoàn thành khóa học sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp quốc tế với chuyên ngành đã theo học.

Nhưng sự khác biệt với tu nghiệp sinh là  trường hỗ trợ công việc làm thêm cho sinh viên  20 giờ / tuần và vào những kỳ nghĩ lễ, Tết, học viên được nghỉ học, được phép làm tăng ca đến 40 giờ trong tuần nếu có nhu cầu đi làm thì mức thu nhập sẽ tăng lên đáng kể (gần 40 triệu đồng).  Học viên có thể chuyển qua công việc có mức lương cao hơn nếu tiếng Nhật tốt hơn vì thế sinh viên có thể hỗ trợ thêm kinh phí học tập và chi phí sinh hoạt .

Lợi thế đi du học Nhât Bản, sau khi bạn hoàn thành khóa học tiếng được apply vào chương trình nghề hoặc đại học, hoặc chương trình thạc sỹ nếu đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam mà không phải thi đầu vào và được hỗ trợ đi làm thêm.

Ngoài ra sau khi tốt nghiệp sinh viên được phép ở lại thực tập và làm việc và được gia hạn visa tiếp tục ở lại Nhật, thời gian gia hạn visa ở Nhật không bị giới hạn (nhưng có điều kiện). Nếu đi làm tại Nhật và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa vĩnh trú và được ở Nhật định cư, không bị bắt buộc trở về nước.

Để chuẩn bị tuyển sinh cho khóa tháng 4/2015 , kính mời các bạn quan tâm đến chương trình du học Nhật đến tham dự buổi gặp gỡ và phỏng vấn với đại diện trường Toho International College, Tokyo

Tại Hồ Chí Minh : lúc 9:00 sáng thứ bảy ngày 19/9 - địa chỉ 319  B2 Lý Thường Kiệt , Phường 15, Quận 11 . ĐT đăng ký tham dự : 08.38686360 hotline 0908558959

Tại Hà Nội : lúc 9 giờ sáng ngày 25/9 - đia chỉ tại 79 Bà Triệu ( tầng 2) quận Hai Bà Trưng. ĐT đăng ký tham dự 04.36227932 , hotline 094 5555 628