Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Tuyển hộ lý sang Nhật Bản làm việc

Mới đây, bộ LDDTB&XH ra thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý từ VN xuất khẩu lao động sang nhật bản (xkld japan) khóa IV năm 2015 làm việc. Người trúng tuyển sẽ được đưa đi đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng, cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác xuất khẩu lao động trong lĩnh vực điều dưỡng viên và hộ lý giữa Việt Nam – Nhật Bản, nhằm giúp cho những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản có cơ hội tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia tại Nhật Bản.
Người đăng ký đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được tuyển chọn đưa vào đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức.
Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản giới thiệu những người đạt được cấp độ N3 kỳ thi năng lực tiếng Nhật cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản đang có nhu cầu tuyển dụng ứng viên điều dưỡng và hộ lý để lựa chọn.

Thị trường chứng khoán châu Á đã hồi phục sau phiên bán tháo

Mới đây, tính đến hết ngày 30.09.2015, chứng khoán châu Á đã hồi phục sau phiên bán tháo, dẫn đầu đà tăng điểm là thị trường NB, nhờ các dự đoán về các biện pháp kích thích nền kinh tế bổ sung.
Hoạt động mua vào mạnh hơn trong phiên 30/9, ngày cuối cùng của một quý III, quý đã chứng kiến giá trị thị trường toàn cầu bị bốc hơi hàng nghìn tỷ USD.
xkld nhat ban là lựa chọn tốt nhất hiện nay cho người lao động muốn thay đổi cuộc sống của mình
Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 30/9, sau khi chứng kiến tình trạng bán tháo ồ ạt trong phiên trước. Dẫn đầu đà tăng điểm là thị trường Nhật Bản, nhờ các dự đoán về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)

Thị trường Thượng Hải tăng 0,48%, chốt phiên ở mức 3.052,78 điểm. Thị trường Hong Kong, sau khi mất gần 3% trong phiên trước, tăng 1,41%, hay 289,7 điểm, lên 20.846,3 điểm trong phiên này. Thị trường Tokyo tăng hơn 3% trước khi chốt phiên tăng 2,7%, hay 457,31 điểm, lên 17.388,15 điểm. Thị trường Sydney tăng 2,1%, hay 103,2 điểm, lên 5021,6 điểm, và thị trường Seoul, sau khi đóng cửa trong hai ngày 28 và 29/9, tăng 1,03%, hay 19,96 điểm, lên 1.962,81 điểm. Các thị trường chứng khoán Trung Quốc nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 1/10.

Các thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro của khu vực đảo chiều mạnh trong phiên 29/9, theo sau đà sụt giảm tại New York và châu Âu, khi số liệu gây thất vọng về kinh tế Trung Quốc lại gây lo ngại về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, hoạt động mua vào mạnh hơn trong phiên 30/9, ngày cuối cùng của quý III, quý đã chứng kiến giá trị thị trường toàn cầu bị bốc hơi hàng nghìn tỷ USD, xuất phát từ quyết định bất ngờ của Trung Quốc về tỷ giá vào tháng trước. Các nhà giao dịch đã nhận được sự khích lệ từ phố Wall, khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 đi lên.

Thị trường Tokyo lên điểm khi có dự đoán về các biện pháp kích thích bổ sung sau các số liệu yếu kém gần đây. Nhu cầu trong nước yếu ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nhật Bản. Khảo sát lòng tin kinh doanh Tankan hàng quý với kết quả được công bố ngày 1/10 sẽ cho thấy các doanh nghiệp nhận định ra sao về tương lai, có thể đưa đến hành động của các nhà hoạch định chính sách.

Trong phiên, đáng chú ý là giá cổ phiếu được niêm yết tại Hong Kong của tập đoàn khai mỏ Glencore sau khi giảm gần 30% trong phiên trước đã tăng ấn tượng 16,95% khi chốt phiên này. Trước tin đồn tập đoàn này có thể sớm hủy niêm yết do lao đao vì giá hàng hóa thấp và kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tập đoàn này đã tái khẳng định với nhà đầu tư rằng hoạt động kinh doanh vẫn tốt.

Tâm điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư là bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen trong ngày 30/9, với hy vọng bà sẽ làm rõ thêm kế hoạch nâng lãi suất của Fed. Vào ngày 2/10, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố số liệu việc làm tháng Chín mà qua số liệu này có thể có đánh giá rõ ràng hơn về tình hình kinh tế Mỹ và dự đoán về thời điểm Fed nâng lãi suất. Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã nói có khả năng sẽ nâng lãi suất trước cuối năm.

Tin từ Bộ LĐTB&XH - làm việc bên nhật bản ngành điều dưỡng với lương hơn 24 triệu đồng

Theo báo Pháp luật Online mới cập nhật thì mới đây, bộ LĐTB&XH đang tuyển chọn ứng viên cho ngành điều dưỡng, hộ lý VN khóa IV-2015 sang NB làm việc. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hợp tác xuất khẩu lao động trong lĩnh vực điều dưỡng viên và hộ lý giữa VN – NB.
Chương trình giúp những người tốt nghiệp CĐ, ĐH chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản và có cơ hội tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia tại Nhật.
xkld nhat 2015 có gì mới?
Theo đó, người đăng ký đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được tuyển chọn đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng tại cơ sở đào tạo do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức. Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí ăn, ở và được hỗ trợ tiền sinh hoạt. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.

Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản giới thiệu những người đạt cấp độ N3 cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng ứng viên điều dưỡng và hộ lý để lựa chọn.
Mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản giao động từ hơn 24-26 triệu đồng/tháng đối với ứng viên điều dưỡng và hơn 26-28 triệu đồng/tháng đối với ứng viên hộ lý. Ngoài mức lương trên, thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Nên làm thế nào để đưa hàng xuất khẩu từ trong nước vào siêu thị nước ngoài

Theo thời báo kinh tế Sài Gòn Online, vào hồi đầu tháng 9 này, Nhà nước đã phê duyệt về đề án thúc đẩy DN VN tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài trong giai đoạn đến năm 2020. Trong đó có mục tiêu hàng đầu là phấn đấu để hàng hóa VN được xuât khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại các quốc gia có ký kết hiệp định thương mại tự do với VN ở châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
xkld nhat ban 1 nam cần những điều kiện gì?
DN cần hỗ trợ gì?
Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành bắt đầu bán hàng cho Lotte Mart từ khi hệ thống siêu thị Hàn Quốc này vào thị trường VN. Công ty mẹ của Lotte tại Hàn Quốc sau đó đã liên hệ với Đức Thành để đưa hàng vào bán ở hệ thống siêu thị của Lotte tại Hàn Quốc và Nhật Bản, đến nay đã được ba năm.
Theo ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc Công ty Gỗ Đức Thành, sản phẩm bán cho siêu thị Lotte Mart tại VN mang thương hiệu Gỗ Đức Thành, nhưng khi bán cho Lotte tại Hàn Quốc thì mang thương hiệu nhãn hàng riêng của hệ thống siêu thị này. Mỗi năm, lượng hàng Lotte tại Hàn Quốc đặt mua đều tăng lên và có mức giá tốt hơn so với bán hàng cho công ty thương mại.
Ông Thắng cho biết lâu nay, các hệ thống siêu thị ở nước ngoài thường làm việc với các công ty thương mại vì các công ty này chuyên nghiệp và tìm được các đầu mối giá rẻ. Ngoài ra, các siêu thị cũng muốn chia sẻ một lượng công việc cũng như một phần trách nhiệm về chất lượng sản phẩm với các công ty này. Tuy nhiên, thời gian sau này, do áp lực cạnh tranh tăng lên, các nhà bán lẻ đã tìm kiếm thêm kênh cung cấp hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để giảm chi phí.
Trong trường hợp của Gỗ Đức Thành, Lotte tại Hàn Quốc đã biết về chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như uy tín của công ty qua hệ thống siêu thị Lotte tại VN. Nhưng để tìm thêm kênh bán hàng ở những hệ thống siêu thị khác ở nước ngoài vốn chưa biết nhiều đến DN VN thì sự tin tưởng lẫn nhau là điều cần thiết.
Theo ông Thắng, đối với hàng VN, các siêu thị tại nước ngoài thường đòi được trả chậm trong một thời gian dài, trong khi DN phải xuất khẩu một lượng hàng lớn, và như vậy, DN sẽ bị chôn vốn lớn, chôn lâu. Trong những trường hợp như vậy, ông Thắng cho rằng điều mà DN cần cơ quan nhà nước hỗ trợ là đứng ra tạo sự kết nối, thậm chí thay mặt DN để “nói chuyện” với các siêu thị như một sự bảo chứng về uy tín, và cho biết DN VN sẵn sàng đền bù nếu có khiếu nại về hàng hóa.
Còn theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Á Châu (VITACO), các hệ thống phân phối, bán lẻ tại các nước như ở châu Âu đều có người phụ trách thu mua đối với từng nhóm hàng cụ thể. Do đó, để đưa hàng hóa vào các siêu thị này, DN cần phải tiếp cận đúng người phụ trách, tuy nhiên trên thực tế, DN thường không có thông tin.
Một vấn đề nữa, theo ông Thịnh, để có thể làm việc trực tiếp với các hệ thống phân phối nước ngoài, thường thì DN phải có những thương hiệu riêng, có tiếng tăm. Trong khi đó, hầu hết DN VN, đặc biệt trong những ngành như da giày, vẫn chủ yếu là xuất khẩu hàng theo hình thức gia công cho các thương hiệu lớn. VITACO đã xuất khẩu giày dép đi Nhật Bản, châu Âu, nhưng cũng theo hình thức gia công.
Ông Thịnh đánh giá việc DN VN trực tiếp đưa hàng mang thương hiệu của mình vào các siêu thị ở nước ngoài là rất khó.
Chủ yếu phụ thuộc vào DN
Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Sài Gòn (Garmex Saigon), hiện có những DN đang cung cấp hàng cho siêu thị nước ngoài, như Walmart, nhưng không phải dễ dàng. Và điều này phụ thuộc chủ yếu vào hai bên đối tác chứ không phải vào ý muốn của cơ quan chức năng.

Cụ thể là DN và siêu thị phải đồng ý được với nhau về giá. Siêu thị sẽ trực tiếp đến nhà xưởng để đánh giá xem nhà cung cấp có đáp ứng được các tiêu chí về hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội, lao động (như không sử dụng lao động trẻ em)...

Ngoài ra, theo ông Hùng, cách thức đưa hàng vào các siêu thị ở nước ngoài thông qua kênh siêu thị của họ tại VN thường thích hợp cho các mặt hàng như thủy sản, nông sản VN. Ngành may mặc VN có những đặc thù khác. Ông Hùng cho biết ông cũng từng tìm hiểu về các hệ thống siêu thị nhưng chưa “gặp nhau” về vấn đề giá cả. Bởi lẽ, các siêu thị lớn như Target, Walmart, Costco thường đặt hàng với số lượng rất lớn, hàng triệu sản phẩm cho mỗi mẫu mã, theo đó, giá cả cũng phải rẻ, mà những yêu cầu này lại là ưu thế cạnh tranh của DN Trung Quốc.

Trong khi đó, những DN lớn trong ngành may mặc VN có năng lực sản xuất số lượng lớn lại đang tập trung vào một hướng khác, đó là sản xuất trực tiếp cho các thương hiệu thời trang lớn có hệ thống cửa hàng bán lẻ riêng. Việc này giúp đảm bảo được lợi nhuận cũng như đem lại sự linh hoạt cho DN.

Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động đã vượt mục tiêu

Theo thời báo kinh tế Sài Gòn Online thì trong 9 tháng đầu năm 2015, số người đi xuất khẩu lao động đã vượt mức đề ra của bộ LĐTB&XH. Cụ thể là bộ có đặt ra mục tiêu là 90000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, nhưng đến tháng 9.2015 thì con số này đã lên tới 90.558 người
Theo số liệu vừa mới công bố của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), chỉ tiêu đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài đã được hoàn thành sớm ba tháng; đạt 100,62% kế hoạch năm 2015 và tăng 8,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng trong tháng 9, theo báo cáo của các doanh nghiệp, số lao động đã đi làm việc ở nước ngoài là 10.780 lao động.

Trong số 90.558 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng có 28.894 lao động nữ.
Đài Loan tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong tháng 9 với 5.805 người, tiếp theo là Nhật Bản với 2.464 người, Malaysia 920 người, Ả-rập Xê út 798 người, Hàn Quốc 472 người, và Macau 30 người.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, kết quả hoàn thành sớm chỉ tiêu xuất khẩu lao động là do thị trường Đài Loan tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn và đang thí điểm tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam ở hai nghề thuyền viên tàu cá xa bờ và giúp việc gia đình.

Bên cạnh đó, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 9 tháng, nhiều hiệp định hợp tác lao động cũng được ký kết, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. Đối với thị trường lao động có trình độ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam cũng đã ký kết Ý định thư hợp tác đưa lao động sang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già tại Đức. Đây là cơ hội để tăng số lượng lao động có trình độ sang làm việc ở Đức lên 500-700 người/năm.

Bộ LĐTBXH đã đàm phán ký kết và triển khai thực hiện Bản ghi nhớ đặc biệt (MOU) với Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, ký kết thỏa thuận song phương hợp tác lao động với Thái Lan và Malaysia.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Arab Saudi, Qatar, đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản đối với lao động trong lĩnh vực xây dựng và đóng tàu từ tháng Tư, hướng dẫn về nội dung, chương trình đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại Đài Loan…

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Tính đến tháng 9.2015, mức tăng trưởng thủ đô cao nhất của 4 năm trở lại đây

Theo thông tin mới cập nhật từ báo Hà Nội mới thì tính đến tháng 9 năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội tăng 8,3% - mức cao nhất của 4 năm trở lại đây; an sinh xã hội được đảm bảo, vấn đề an ninh chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường,... Đây là những kết quả nổi bật được phản ánh tại cuộc họp tập thể UBND TP Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo chủ trì sáng 23-9.
Kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực
xkld japan, bạn biết không?
Theo Giám đốc Sở KH-ĐT Ngô Văn Quý, kinh tế Thủ đô trong quý III tiếp tục có chuyển biến tích cực, GRDP ước tăng 9,2%, cao hơn các quý trước và cùng kỳ năm 2014. Lũy kế 9 tháng năm 2015, GRDP tăng 8,3%. Đây là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá. Ngành Công nghiệp quý III ước tăng 8,2%, tính chung 9 tháng tăng 7,2%. Một số ngành có mức tăng cao như sản xuất giường, tủ, bàn ghế (50%); xe có động cơ (37%); thuốc, hóa dược và dược liệu (29,2%); trang phục (23,2%)... Ngành Xây dựng tiếp tục chuỗi đà phục hồi và tăng trưởng, quý III ước tăng 11,9%, lũy kế 9 tháng tăng 11%, cao hơn mức cùng kỳ của 2 năm trước (lần lượt là 8% và 9%).
Cùng với đó, ngành dịch vụ tăng 8,8%, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội ước đạt 1,6 triệu lượt, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Ngành Nông nghiệp ước tăng 2%, công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực. Trong quý III-2015, đã có thêm 18 xã đề nghị thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới của thành phố lên 127. Ngoài ra, có 141 xã đạt và cơ bản đạt 15-18 tiêu chí; 118 xã đạt và cơ bản đạt 10-14 tiêu chí.
Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 105.886 tỷ đồng, bằng 74,7% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 0,71% - mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Cùng với kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, thành phố cũng thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh như rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính... Thành phố đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, công bố nhóm danh mục dự án kêu gọi đầu tư. Đặc biệt, thành phố đã tổ chức hội nghị gặp gỡ đối thoại với đại diện của 37 dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư; xúc tiến đầu tư các dự án xã hội hóa y tế...; đồng thời phân bổ kinh phí 65 tỷ đồng cho chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường. Thành phố cũng đã xem xét hỗ trợ lãi suất với tổng kinh phí là 35,3 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 12 doanh nghiệp với số tiền 11 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất vốn vay sản xuất kinh doanh cho 14 doanh nghiệp số tiền 24,3 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại cam kết cho vay ưu đãi 65.200 tỷ đồng, đã giải ngân 49.538 tỷ đồng cho 2.890 doanh nghiệp... Những giải pháp đồng bộ này đã thúc đẩy kinh tế Thủ đô chuyển biến tích cực.
Tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường
Bên cạnh kết quả hết sức khả quan vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần có những giải pháp kịp thời tháo gỡ. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố đạt thấp, dù quý III đã tăng trở lại với mức tăng là 2,9% (quý II giảm 5,8%), tính chung 9 tháng ước tăng 0,2%. Đây là chỉ tiêu thấp so với kế hoạch là 8-9% (cùng kỳ năm 2014 tăng 10,5%). Số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng là 14.142 (tăng 37,6%) nhưng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lên tới 10.523 doanh nghiệp, tăng 27,5% so với cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu đạt thấp, Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng cho rằng, những biến động tỷ giá USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác như euro hay đồng yên của Nhật Bản đã tác động đến tình hình xuất khẩu. Trong khi đó, giá một số nguyên liệu đầu vào như điện, nước, lương tối thiểu tăng và năm 2015 các doanh nghiệp không được hưởng mức giảm trừ 50% tiền thuê đất... dẫn đến giá thành sản xuất cao. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống như gạo giảm 6,6%, cà phê giảm 21%; xuất khẩu đến thị trường Nga giảm 13%, thị trường Mỹ giảm 23%... đã tác động đến chỉ số kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Về số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, ông Lê Hồng Thăng cho rằng, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ lẻ, còn doanh nghiệp hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn ổn định. Cũng theo Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng, để đạt mục tiêu tăng 11,2% trong quý IV, các sở, ngành thành phố cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, xem xét điều chỉnh giảm giá thuê đất sản xuất công nghiệp cho doanh nghiệp; tích cực triển khai Luật Đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư mới và mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ngành Giao thông cũng điều chỉnh giờ giao thông hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phía Nam vận chuyển hàng hóa vào nội đô. Cùng với đó, trong quá trình triển khai quy hoạch chi tiết, cần vận dụng linh hoạt để tạo quỹ đất phát triển sản xuất công nghiệp.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh: 3 tháng cuối năm sẽ là thời điểm quan trọng, mang tính quyết định không chỉ cho riêng năm 2015 mà là cho cả một thời kỳ 5 năm, làm tiền đề cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể trong giai đoạn 10 năm 2010-2020. Vì vậy, các sở, ngành phải quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tăng cường các giải pháp để kiềm chế số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải quyết vấn đề nợ xây dựng cơ bản... Để đạt mức tăng trưởng 9-9,5% cả năm 2015 theo chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thành phố giao, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về vốn và thị trường; duy trì và đẩy mạnh chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp; chú trọng các giải pháp kích cầu tiêu dùng để tăng mức bán lẻ và lưu chuyển hàng hóa.

Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho rằng khó đạt chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm, song cần tiếp tục bám sát các thị trường xuất khẩu truyền thống kết hợp với xúc tiến thị trường mới. Cùng với đó là đẩy mạnh đầu tư, huy động nguồn lực xã hội hóa cho hạ tầng kỹ thuật đô thị gắn với sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách. Các cấp, ngành cần tập trung hoàn thành các chỉ tiêu thu chi ngân sách, nhất là kế hoạch đấu giá đất năm 2015, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển. Về nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo: Cần làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động; tập trung mọi giải pháp để giảm 1,5% hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới của thành phố trong năm 2015. Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu các cấp, ngành tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức với nhân dân, doanh nghiệp. Đây là chìa khóa nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công.
Việt Tuấn

Tại Hà Nam, khánh thành một nhà máy 100% vốn của Nhật Bản

Theo thời báo nhân dân điện tử thì vào ngày 28/09/2015, công ty với 100 số vốn nước ngoài là công ty TNHH Nittoku Việt Nam đã khánh thành nhà máy sản xuất giấy nguyên liệu chuyên dùng cho các sản phẩm khăn giấy chỉ dùng một lần tại Cụm công nghiệp Thi Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Nhà máy Nittoku Việt Nam là dự án đầu tư 100% vốn của Nhật Bản. Nhà máy có tổng diện tích gần 40.000m2 được khởi công xây dựng vào tháng 10-2014, với tổng mức đầu tư 17 triệu USD. Nhà máy Nittoku Việt Nam được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất thiết kế gần 15.000 tấn thành phẩm/năm. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sẽ trở thành mắt xích then chốt trong chuỗi cung ứng của Công ty Nittoku Nhật Bản. Sản phẩm sản xuất tại nhà máy chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang các thị trường châu Á, phần còn lại phục vụ thị trường Việt Nam.
xkld qua nhat ban 2015 có gì thay đổi không?
Cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo tỉnh, và các sở, ban ngành của tỉnh Hà Nam trong quá trình doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư, Nittoku Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực sản xuất và kinh doanh hiệu quả, quân tâm giữ gìn môi trường trong quá trình hoạt động, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.
Biểu dương những nỗ lực của Công ty Nittoku Việt Nam trong triển khai dự án đầu tư đúng cam kết với tỉnh Hà Nam, ông Mai Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị Nittoku Việt Nam duy trì thực hiện tốt các cam kết đầu tư, bảo đảm chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về thuế và an sinh cho người lao động. Đồng thời quan tâm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần quảng bá môi trường đầu tư của Hà nam tới các doanh nghiệp Nhật Bản trong tương lai.