Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Tháo gỡ khó khăn khi xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp

Mới đây, bộ lao động thương binh và xã hội đã tổ chức một cuộc đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu lao động từ trong nước ra quốc tế để ổn định lại công tác xuất khẩu lao động từ đây đến cuối năm.
Theo thông tin chính thức thì vào sáng 18 tháng 7 năm 2015, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tổ chức cuộc đối thoại trực tiếp giữa cơ quan quản lý nhà nước và hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để ổn định công tác xuất khẩu lao động thời gian tới.
Hiện, cả nước đã có trên 56.000 lao động xuất cảnh, đạt khoảng 60% kế hoạch năm. Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản đang là hai thị trường ổn định và trọng điểm. Các doanh nghiệp XKLĐ cũng đang hướng tới việc mở rộng về số lượng và chất lượng lao động tới một loạt thị trường khác như: Liên bang Nga, Algeria, Macao (Trung Quốc), Saudi Arabia.
Song song đó, Bộ LĐTBXH và các doanh nghiệp XKLĐ đều xác định thời gian tới tiếp tục củng cố các thị trường quen thuộc, truyền thống như: Malaysia, Hàn Quốc,…
Tại cuộc đối thoại, Bộ LĐTBXH đề nghị các doanh nghiệp phản ánh cụ thể, chính xác những khó khăn vướng mắc hiện nay và kiến nghị để sửa đổi những vẫn đề còn tồn tại, nhằm đảm bảo ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước thời gian tới.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Lo ngại từ các đơn vị xuất khẩu lao động hiện nay

Thị trường xuất khẩu lao động đang là món ngon béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DNXKLĐ). Thế nên, việc tranh giành, hạ chi phí hợp đồng giữa các DNXKLĐ thường xuyên xảy ra.
Giữa tháng 7 vừa qua, bộ lao động thương binh xã hội (LĐTBXH) đã có buổi họp bàn với hàng trăm DNXKLĐ trong cả nước nhằm chấn chỉnh lại các hoạt động đưa lao động trong nước đi làm việc tại nước ngoài.
Theo ông Tống Hải Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), thì trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, tổng số người lao động đi xuất khẩu lao động sang nước khác đạt gần 450.000 người. Và chỉ riêng trong năm 2014 thì cả nước đã có 106.000 người xuất khẩu lao động, vượt 22,8% so với kế hoạch được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp đã đưa được hơn 56.000 người đi xuất khẩu lao động, bằng 102% so với cùng thời điểm năm 2014 và đạt gần 60% so với kế hoạch năm 2015.
Tính đến thời điểm này thì Đài Loan và Nhật bản vẫn là 2 thị trường ổn định và trọng điểm nhất của các DNXKLĐ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang mở rộng và phát triển thị trường tới nhiều nơi khác trên thế giới như: Nga, Đài Loan, Macao (Trung Quốc), Saudi Arabia, Nhật bản. Tuy vậy, theo ông Nam, dù nỗ lực mở rộng thị trường luôn được chú trọng, nhưng việc này phải được tiến hành đồng thời với việc giữ vững sự ổn định của các thị trường trọng điểm và củng cố các thị trường quen thuộc như xuất khẩu lao động Nhật bản, Đài Loan(Trung Quốc), Hàn Quốc, …
Nên rà soát kỹ càng và có biện pháp cứng rắn.
Theo thông tin từ cục quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết tháng 6 năm nay, số doanh nghiệp(DN) được cấp phép xuất khẩu lao động là 228. Nhưng số lao động đi làm ở nước ngoài và công tác xuất khẩu lao động hiện tại vẫn tồn tại nhiều vấn đề phát sinh mà chưa có biện pháp giải quyết cụ thể.
Theo đó, về phía doanh nghiệp, đa số họ phản ánh tình trạng khó khăn trong tao nguồn vốn và tuyển dụng, thậm chí có tình trạng doanh nghiệp phải mua lại nguồn cung ứng với gia cao từ môi giới do khó khăn trong việc tuyển dụng trực tiếp, hoặc tuyển dụng và đào tạo không tương thích với môi trường làm việc ở nước ngoài của lao động. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh tình trạng giành giật đơn hàng của nhau với cách giảm chi phí nhằm cướp hợp đồng. Biện pháp này lại càng khiến cho thị trường xuất khẩu lao động càng nhốn nháo, bất ổn định hơn.
Trong khi đó, việc hạ chi phí hết mức để giành đơn hàng chỉ có lợi cho duy nhất đối tác nước ngoài, mọi rủi ro khi xuất cảnh, gánh nặng chi phí lại “đè” lên đối tượng khó khăn nhất là người lao động.




DN cũng “kể” về các khó khăn khiến ngay cả các thị trường lớn và truyền thống về XKLĐ của ta chưa có sự bứt phá rõ rệt và thiếu ổn định. Trong đó, nguyên nhân sâu xa một phần bởi chất lượng nguồn cung ứng lao động của VN không ổn định, chất lượng không cao và ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực. Việc phát triển các thị trường mới cũng luôn trong tình trạng… căng thẳng bởi ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém, một bộ phận đánh nhau, bỏ trốn khiến các đối tác mất niềm tin, khó gia hạn chương trình ký kết hoặc thậm chí chấp nhận bồi thường để chấm dứt sớm hợp đồng.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền lưu ý, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các DN phải thực hiện quyết liệt các công việc để khắc phục những tồn tại. Với hơn 200 DN dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường 40 nước trên thế giới, bộ trưởng nhấn mạnh cục phải rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các DN và có biện pháp cứng rắn đối với những DN không đủ năng lực.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, công tác tuyển chọn, đào tạo, công tác quản lý, bảo vệ lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải được thực hiện nghiêm trong thời gian tới.
Cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết tháng 6.2015, số DN được cấp phép XKLĐ là 228. Song số người lao động đi làm việc ở nước ngoài và công tác XKLĐ hiện vẫn tồn tại nhiều vấn đề phát sinh. Về phía DN, đa số phản ánh tình trạng khó khăn trong tạo nguồn vốn và tuyển dụng, thậm chí có tình trạng DN phải “mua lại” nguồn cung ứng với giá cao do không thể tự tuyển dụng trực tiếp, hoặc tuyển dụng và đào tạo không tương thích. Ngoài ra, DN cũng nêu tình trạng giành giật đơn hàng của nhau với chi phí cực thấp nhằm “cướp” hợp đồng. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh này khiến thị trường XKLĐ càng nhốn nháo, bất ổn định. Trong khi đó, việc giảm giá hết cỡ để giành đơn hàng chỉ có lợi cho duy nhất đối tác nước ngoài, mọi rủi ro khi xuất cảnh, gánh nặng chi phí lại “đè” lên đối tượng khó khăn nhất là người lao động.




Bộ LĐTBXH đang nỗ lực mở rộng thị trường XKLĐ bằng nhiều chương trình hợp tác, liên kết.  Ảnh: DOLAP
DN cũng “kể” về các khó khăn khiến ngay cả các thị trường lớn và truyền thống về XKLĐ của ta chưa có sự bứt phá rõ rệt và thiếu ổn định. Trong đó, nguyên nhân sâu xa một phần bởi chất lượng nguồn cung ứng lao động của VN không ổn định, chất lượng không cao và ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực. Việc phát triển các thị trường mới cũng luôn trong tình trạng… căng thẳng bởi ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém, một bộ phận đánh nhau, bỏ trốn khiến các đối tác mất niềm tin, khó gia hạn chương trình ký kết hoặc thậm chí chấp nhận bồi thường để chấm dứt sớm hợp đồng.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền lưu ý, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các DN phải thực hiện quyết liệt các công việc để khắc phục những tồn tại. Với hơn 200 DN dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường 40 nước trên thế giới, bộ trưởng nhấn mạnh cục phải rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các DN và có biện pháp cứng rắn đối với những DN không đủ năng lực.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, công tác tuyển chọn, đào tạo, công tác quản lý, bảo vệ lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải được thực hiện nghiêm trong thời gian tới.

Cần xem lại việc cạnh tranh không lành mạnh trong xuất khẩu lao động

Thị trường xuất khẩu lao động đang là món mồi béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nên không thể tránh khỏi việc cạnh tranh với nhau giữa các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, đôi lúc việc tranh giành đó lại sử dụng các biện pháp không lành mạnh, các cơ quan chức năng lại khó quản lý khiến cho việc này càng ngày càng mất kiểm soát hơn.
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có khoảng 500 nghìn lao động đi xuất khẩu lao động tại 40 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Từ năm 2010 đến nay, tổng số lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài là 450 nghìn người. Trong đó, số lao động do các doanh nghiệp dịch vụ đưa đi chiếm gần 90% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.
Năm 2015, được dự báo là năm sẽ có số lao động đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài cao tương đương hoặc hơn năm 2014 (khoảng 106 nghìn người). Riêng trong sáu tháng đầu năm, có hơn 56 nghìn người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài, đạt gần 60% so kế hoạch năm. Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh nhằm giành giật đơn hàng, nguồn tuyển dụng giữa các doanh nghiệp đang diễn ra gay gắt và rất khó quản lý.
Bất ổn tại nhiều thị trường
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có 231 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, có 17 doanh nghiệp nhà nước, 166 công ty cổ phần và 48 công ty trách nhiệm hữu hạn. Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB và XH) đã thu hồi giấy phép của 44 doanh nghiệp do hoạt động không có hiệu quả, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc vi phạm quy định trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Ông Tống Hải Nam - Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Mặc dù thị trường XKLĐ có những khởi sắc, nhưng thực tế hoạt động đưa lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài còn nhiều hạn chế, vướng mắc, dẫn đến nguồn lao động, công tác đào tạo tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài chưa đạt chất lượng, hiệu quả cao như mong muốn. Cùng với đó là tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp về nguồn lao động, tăng chi phí xuất cảnh của lao động để giành đối tác, đơn hàng... làm cho thị trường không ổn định và chỉ có lợi cho đối tác nước ngoài, đồng thời người lao động sẽ chịu nhiều rủi ro khi xuất cảnh đi làm việc.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp phép hoạt động thì phó mặc cho các văn phòng đại diện, trung tâm đào tạo, địa điểm kinh doanh thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo, thu tiền, ký hợp đồng với người lao động. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng, số lượng lao động đưa đi, đến khi có vụ việc xảy ra với lao động và được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết thì doanh nghiệp lúng túng, có trường hợp còn đùn đẩy trách nhiệm.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy hầu hết các doanh nghiệp tuyển chọn lao động còn nhiều sai phạm, như quảng cáo vượt quá sự thật; tuyển lao động, đào tạo nhưng không tổ chức đưa đi mà chuyển nguồn lao động cho doanh nghiệp khác có hợp đồng tổ chức đưa đi... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức phí người lao động phải đóng cao hơn. Một số doanh nghiệp tư vấn, tuyển chọn quá nhiều lao động so với nhu cầu, nên tiến độ đưa đi chậm; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng tuyển chọn trong một thị trường tạo nên nhiều bất ổn.
Việt Nam đang là nước cung ứng lao động lớn thứ hai vào Đài Loan (Trung Quốc), số lượng lao động gia tăng mạnh trong năm năm trở lại đây, hiện có khoảng 160 nghìn người làm việc tại Đài Loan. Riêng thị trường này, đã có 75 doanh nghiệp tham gia đưa lao động đi làm việc. Tuy là thị trường lao động truyền thống, nhưng đây cũng là thị trường còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng thu phí sai quy định, chi trả tiền môi giới cao để giành đơn hàng vẫn tồn tại, mặc dù từ năm 2012, Bộ LĐ-TB và XH có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện lộ trình giảm chi phí của người lao động khi đi làm việc tại Đài Loan, đưa chi phí về với thực tế thị trường (từ tháng 2-2014, mức phí đối với người lao động giảm còn 4.000 USD đối với lao động trong lĩnh vực công nghiệp, 3.300 USD với lao động làm công việc hộ lý, y tá, chăm sóc người bệnh...). Mặc dù triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đây cũng là thị trường có số lao động Việt Nam bỏ trốn lớn, hiện có khoảng 22 nghìn lao động Việt Nam bỏ hợp đồng chưa về nước...
Tại Trung Đông, Ả-rập Xê-út là thị trường lao động lớn, có nhu cầu tiếp nhận hàng trăm nghìn lao động nước ngoài mỗi năm, được coi là một trong những thị trường "dễ tính" trong việc tiếp nhận lao động. Hiện có 50 doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang làm việc tại thị trường này chủ yếu trong các ngành nghề xây dựng, nhà máy, cơ khí, vận tải và giúp việc gia đình, với số lượng gần 18.000 người.
Trao đổi ý kiến với chúng tôi, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Thời gian qua, tại thị trường này còn phát sinh các khiếu nại của người lao động (đa phần liên quan lao động giúp việc gia đình) về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện ăn uống, chủ sử dụng ngược đãi... Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp tuyển chọn chưa kỹ, không đào tạo, giáo dục định hướng đầy đủ, nên người lao động không giao tiếp được với chủ sử dụng, khó hòa nhập môi trường sống mới với văn hóa khác biệt, dẫn đến tâm lý chán nản, đòi về nước trước hạn...
Nhiều chuyên gia nhận định, ngoài các thị trường truyền thống như Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Trung Đông, hiện nay Nhật Bản được coi là thị trường tiềm năng. Vừa qua, trong khuôn khổ "Chương trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản", Cục Quản lý lao động ngoài nước đã giới thiệu 173 doanh nghiệp phái cử uy tín, đủ điều kiện để tham gia chương trình. Việt Nam hiện là nước thứ hai sau Trung Quốc về số lượng thực tập sinh được nhập cảnh tiếp nhận hằng năm vào Nhật Bản. Ước tính có khoảng hơn 40 nghìn thực tập sinh Việt Nam đang thực tập nâng cao tay nghề tại Nhật Bản. Thu nhập trung bình của mỗi thực tập sinh tại Nhật Bản đạt từ 800 USD đến 1.000 USD/tháng. Bên cạnh những cơ hội đang mở ra cho Việt Nam thì hoạt động phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản cũng đang đối mặt không ít khó khăn, khi phải cạnh tranh với 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản. Nhưng quan trọng hơn, ngay trong nước, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp phái cử vẫn diễn ra. Để thu hút được đối tác Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp đã giảm chi phí quản lý phái cử (do đối tác Nhật Bản chi trả) xuống mức rất thấp, thậm chí không nhận phí quản lý; thu tiền vé máy bay lượt đi đối với thực tập sinh; không nhận tiền đào tạo trước khi phái cử từ tổ chức tiếp nhận...
Cần những giải pháp mạnh
Tại hội nghị về đưa lao động đi làm việc tại một số thị trường ngoài nước do Bộ LĐ-TB và XH tổ chức mới đây, tham gia đối thoại với cơ quan quản lý nhà nước, nhiều doanh nghiệp XKLĐ thẳng thắn thừa nhận tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và phản ánh những khó khăn mà họ gặp phải.
Giám đốc Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế (thuộc Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật và Xuất khẩu - TECHSIMEX) Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết, mặc dù hoạt động lâu năm tại hai thị trường Nhật Bản và Ả-rập Xê-út, nhưng TECHSIMEX vẫn gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển dụng, có thời điểm công ty phải mua nguồn lao động với giá cao. Theo bà Thanh, để nâng cao chất lượng nguồn tuyển dụng, các doanh nghiệp cần có cơ chế phối hợp các trường dạy nghề trong đào tạo, để được cung ứng nguồn lao động chất lượng tốt.
Trong cuộc đối thoại với các doanh nghiệp XKLĐ, Bộ trưởng LĐ-TB và XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: XKLĐ là một trong các kênh quan trọng để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cao, ổn định cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Vì vậy, thời gian tới, phải có những biện pháp mạnh nhằm chấn chỉnh những hạn chế lâu nay trong công tác XKLĐ.
Trong đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước phải tăng cường thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Nhất là đối với các công ty không trực tiếp tuyển chọn, đào tạo và thu tiền của người lao động... Thu hồi giấy phép đối với những doanh nghiệp vi phạm hoặc hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, phối hợp cơ quan ngoại giao tìm kiếm cơ hội mở các thị trường mới, cũng như các ngành nghề mới, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động. Đồng thời, tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài...
Đại diện các doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam Phạm Đỗ Nhật Tân cho rằng, để giải quyết tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, tại các thị trường trọng điểm thu hút nhiều lao động, cần sớm thành lập ban tập hợp các doanh nghiệp tham gia đưa lao động đi làm việc tại thị trường đó. Cùng với chính sách chung của Nhà nước, ban phải có trách nhiệm thống nhất, chỉ đạo các doanh nghiệp, đưa ra tiếng nói chung về cùng một mức phí, vấn đề đào tạo cho người lao động...

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

So sánh giữa đi du học và đi xuất khẩu lao động nhật bản

Hiện nay, có rất nhiều hướng đi cho các bạn trẻ, nhất là học sinh và sinh viên. Ngoài việc lựa chọn học đại học, cao đẳng,…thì các bạn còn có lựa chọn nữa là đi du học hoặc đi xuất khẩu lao động, nhất là xuất khẩu lao động nhật bản.
Nhưng nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động nhật bản?
Đây là câu hỏi của không ít học sinh – sinh viên trước ngưỡng cửa cuộc đời. Cùng xem những ưu, nhược điểm của hai hình thức này để có quyết định phù hợp, đúng đắn.
Chi phí và thủ tục, lựa chọn nào đơn giản hơn?
Để có thể đi du học Nhật Bản người học phải mất ít nhất là 4 tháng học tiếng Nhật, làm thủ tục hồ sơ cá nhân. Và khoản phí bước đầu họ phải chi trả là 7.000 - 12.000 USD. Nhưng không cần đặt cọc, không kiểm tra sức khỏe.
Tiết kiệm hơn, những người xuất khẩu lao động chỉ phải bỏ ra khoảng 5, 500 - 6,500 USD (đặt cọc 3.000 USD). Nhưng đối tượng này sẽ phải kiểm tra về sức khỏe, cân nặng, chiều cao... Học ít nhất 6 tháng tiếng Nhật và có đầy đủ hồ sơ cá nhân.
Rỏ ràng tiết kiệm được ít tiền mặt nhưng đổi lại bạn cần đầu tư nhiều hơn về kỹ năng và sức khỏe.
Cuộc sống và công việc tại Nhật
Du học sinh tại Nhật chỉ cần làm 4 giờ/ngày trừ thứ 7 chủ nhật với thu nhập là 26-30 triệu đồng/tháng. Trừ đi các khoản phí: ăn uống, nhà ở, tàu xe, điện thoại, điện nước… họ sẽ còn lại 17-21 triệu đồng/tháng.
Lao động xuất khẩu vất vả hơn, họ sẽ phải làm 8h/ngày có thể làm cả thứ 7, chủ nhật. Với thu nhập 16.000.000 đ/tháng (đã trừ đi 4.450.000 đồng thu nhập cho nghiệp đoàn và đóng thuế 10%, chi phí ăn uống, sinh hoạt..).
Xét về thu nhập, du học sinh được ưu đãi và có thu nhập cao hơn. Nhưng thay vào đó họ phải nỗ lực để duy trì song song giữa học tập và công việc. Còn lao động xuất khẩu họ chỉ cần giữ sức khỏe và làm việc.
Xuất cảnh và quản lý
Du học sinh có thể xuất cảnh trong thời gian 5-6 tháng và về nước trong những dịp lễ. Còn lao động xuất khẩu, từ 6 - 12 tháng (có thể hơn) mới được xuất cảnh, không có đặc cách về nước trong dịp lễ Tết. Đặc biệt, lao động xuất khẩu sẽ bị quản lý chặt chẽ đến khi hết hạn hợp đồng 3 năm.
Học tập và ngôn ngữ
Du học sinh ngoài việc học tập ở trường sẽ được giao tiếp với rất nhiều người khác bên ngoài. Vì vậy họ sẽ được học rất nhiều, vốn tiếng cũng cải thiện đáng kể. Trong khi đó, lao động xuất khẩu chỉ được được giao tiếp trong khuôn khổ công việc và ít được tiếp xúc với bên ngoài.
Định hướng tương lai
Du học sinh có thể lưu trú tối thiểu 5 năm 3 tháng, tối đa là 7 năm và có thể ở lại vô thời hạn nếu nhờ đơn vị pháp lý sở tại. Tốt nghiệp, họ có thể về nước hoặc gia hạn ở lại Nhật Bản học, làm việc. Công việc sau khi tốt nghiệp thường ở những doanh nghiệp, công ty nước ngoài, hoặc kinh doanh riêng.
Không được như du học sinh, người lao động xuất khẩu đi làm theo dạng hợp đồng nên sẽ về nước ngay sau khi kết thúc kỳ hạn 3 năm và được gia hạn thêm 2 năm đối với ngành xây dựng. Không được gia hạn cư trú cũng như quay trở lại sau khi về nước. Về nước, những lao động này chỉ có thể làm công nhân hoặc tự mở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh riêng.
Như vậy với việc du học, du học sinh có thể định tương lai lâu dài cho cá nhân. Còn lao động xuất khẩu, chỉ phù hợp với những người muốn rèn luyện chuyên sâu về công việc và tích lũy vốn ổn định hàng tháng.

Xu hướng xuất khẩu lao động tại việt nam

Xuất khẩu lao động hiện nay đang là một xu hướng mới trong thị trường lao động việt nam bởi sự hấp dẫn về chế độ đãi ngộ, đa số đều cao hơn so với việc lao động trong nước. Nên có rất nhiều người muốn đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài với mong muốn có một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và cho gia đình ở quê nhà.
Tín hiệu ở những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam được cho là khá khả quan. Tuy nhiên, để giữ vững những thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội siết chặt quản lý.
Xem thêm: Xuất khẩu lao động nhật bản tại Châu Hưng
Tín hiệu khả quan
Việc lao động bỏ hợp đồng là nguyên nhân chính khiến phía Đài Loan dừng tiếp nhận lao động thuyền viên tàu cá gần bờ và lao động giúp việc gia đình của Việt Nam hơn 10 năm qua. Hiện vẫn còn khoảng 22.000 lao động ở thị trường này bỏ trốn chưa về nước. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là ngày 15/7 vừa qua, phía Đài Loan đã cấp phép lại cho Việt Nam đưa lao động giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá sang Đài Loan. “Dự kiến tới đây, khi 2 bên thực hiện việc gửi và tiếp nhận lao động thì tổng số lao động Việt Nam sang Đài Loan sẽ gia tăng nhanh”, ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nói.
Hiện, các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả rập Xê út, Malaysia vẫn được đánh giá là những thị trường trọng điểm. Nhận định về những thị trường này, ông Nam cho rằng, mặc dù Malaysia và Ả rập Xê út đang có sự sụt giảm về lao động do không hấp dẫn so với Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc không đòi hỏi trình độ cao và nhu cầu tiếp nhận lớn, khiến Malaysia và Ả rập Xê út vẫn được coi là thị trường phù hợp với lao động Việt Nam.
Trong khi đó, Nhật Bản được nhận định là thị trường có nhu cầu gia tăng lớn về lao động thời gian tới, do Nhật Bản đang chuẩn bị cho thế vận hội Olympic tổ chức năm 2020, đòi hỏi lượng lớn lao động về xây dựng và đóng tàu. Chính phủ Nhật Bản đang xây dựng chính sách nâng thời gian cư trú tại Nhật Bản cho thực tập sinh 2 ngành này trong vòng 5 năm, đồng thời cho phép tiếp nhận trở lại thực tập sinh 2 ngành này sau khi trở về nước.
Tăng cường quản lý
Mặc dù tín hiệu khả quan từ Đài Loan là mở cửa trở lại cho giúp việc gia đình và đây cũng là nghề có mức lương khá cao với người lao động, nhưng yêu cầu của nghề này cũng rất cao, bởi có tới 80% gia đình thuê giúp việc gia đình để chăm sóc người già có bệnh.
“Do vậy, việc đào tạo người lao động không đơn thuần là quét dọn, nấu nướng, mà phải có kiến thức như những y tá, hộ lý. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có chính sách kiểm soát, đánh giá và giám sát quy trình đào tạo của doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu (Techsimex) nói.
Cũng theo bà Thanh, mặc dù Việt Nam có tới hơn 40 thị trường xuất khẩu lao động, nhưng trước những tín hiệu mới của các thị trường trọng điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên kết hợp với Hiệp hội Xuất khẩu lao động, trong đó có đại diện các doanh nghiệp cung ứng lao động của cùng một thị trường, bàn bạc để thống nhất biện pháp quản lý lao động ở mỗi thị trường, nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) lưu ý, môït số thị trường lao động chấp nhận môi giới như thị trường Đài Loan. Doanh nghiệp chúng ta mặc dù có thống nhất mức phí nhằm ổn định thị trường, nhưng phía công ty môi giới liên tục đòi hỏi nhiều vấn đề khác nhau. “Do đó, việc chuẩn hóa hợp đồng, các doanh nghiệp cùng dùng một mẫu hợp đồng, sẽ đảm bảo quyền lợi không chỉ cho người lao động mà còn cho doanh nghiệp”, ông Sơn nói.
Bà Trần Thị Minh Thu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bách nghệ Toàn cầu (Glo-Tech), bày tỏ lo ngại, tại một số thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm tình trạng lao động trốn ở lại có xu hướng tăng. Bên cạnh tình trạng trốn ở lại, tại các thị trường lao động khu vực Trung Đông như Ả rập Xê út, phát sinh nhiều vụ việc mâu thuẫn giữa người lao động với chủ, nhất là ở khối lao động giúp việc gia đình. Bà Thu đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên tăng cường cán bộ đại diện tại các thị trường này để xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc phát sinh, đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu lao động.
Theo Baodautu.vn

Thông tin đợt xuất khẩu lao động sang nhạt tại bà rịa vũng tàu

Thị trường xuất khẩu lao động nhật bản đang là xu hướng của nhiều lao động hiện nay. Một phần là mức lương tại thị trường Nhật bản hấp dẫn, sau khi kết thúc hợp đồng thì người lao động có thể tiếp tục kí kết hợp đồng hoặc về nước với sự hỗ trợ tốt nhất từ công ty xuất khẩu lao động sang nhật cho bạn.
Tháng 8/2015, Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Getraco) sẽ xuất khẩu lao động đợt đầu tiên sang Nhật Bản, với số lượng khoảng 50 lao động.
Getraco là một trong số những công ty đầu tiên của cả nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép xuất khẩu lao động từ năm 1998. Trong những năm đầu, Getraco đã xuất khẩu gần 2.000 lao động đi Đài Loan và Malaysia. Nhưng trong gần 10 năm qua, hoạt động trong lĩnh này của Công ty bị cầm chừng vì những lý do khách quan.
Tuy nhiên, năm 2014, Đài Loan đã nới lỏng chính sách thu nhận người lao động từ Việt Nam và nhu cầu sử dụng lao động tại Nhật Bản tăng cao, tạo thuận lợi cho Getraco trở lại với hoạt động xuất khẩu lao động.
Mặc dù đã có chủ trương nhập khẩu trở lại lao động từ Việt Nam, nhưng phía Đài Loan yêu cầu các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam phải đóng tiền thế chân để hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm ăn tự do. Nhận thấy điều này chưa hợp lý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang kế hoạch đàm phán với Đài Loan để bỏ điều khoản đóng tiền thế chân. Trước tình hình như vậy, ông Trần Ngọc Trinh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Getraco cho biết, hiện tại, Getraco tập trung vào thị trường Nhật Bản.
Trong năm 2014, Getraco đã ký hợp đồng với 3 nghiệp đoàn lao động và đàm phán, ký biên bản ghi nhớ với 7 nghiệp đoàn lao động khác, đều của Nhật Bản.
Theo hợp đồng đã ký, phía Nhật Bản sẽ cùng với Getraco sơ tuyển để tổ chức đào tạo tại Việt Nam trước khi tuyển chính thức đi Nhật Bản. Thời gian đào tạo kéo dài 4 - 6 tháng. Các lĩnh vực tuyển là lao động phổ thông, thợ cơ khí, thợ điện tử… phục vụ các nhà máy, công xưởng, công trình xây dựng.
Những người trúng tuyển phải tự chịu học phí, còn những người không trúng tuyển thì sẽ được các nghiệp đoàn hoàn trả học phí.
Ông Trinh cho biết, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, sau khi trừ các chi phí, người lao động có thể “bỏ túi” 17 - 20 triệu đồng/tháng (nếu làm thêm, thì thu nhập còn cao hơn). Ngoài ra, Getraco còn tổ chức xuất khẩu đi Malaysia để làm thuyền viên, với thu nhập sau khi trừ chi phí sinh hoạt là 7 - 8 triệu đồng/tháng.
Getraco có trụ sở chính tại Vũng Tàu. Getraco còn có Chi nhánh Hà Nội làm đầu mối để thực hiện xuất khẩu lao động sang Malaysia, Chi nhánh TP.HCM thực hiện việc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản và Văn phòng đại diện tại Nghệ An làm nhiệm vụ thu nhận lao động đầu vào cho cả hai thị trường.
Ông Trần Ngọc Trinh cho biết, nếu chất lượng lao động xuất khẩu trong năm nay đáp ứng tốt yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động Nhật Bản, thì trong năm tới, một nghiệp đoàn khác của Nhật Bản cũng sẽ ký hợp đồng với Getraco, nên cánh cửa xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đang khá rộng mở.
Theo Minh Lý – baodautu.vn

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Giới thiệu về 3 loại chữ viết trong tiếng nhật

Khi bạn muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản phải học tốt tiếng nhật.
Khi bạn học tiếng nhật phải làm quen với bộ từ vựng tiếng nhật và bạn sẽ biết trong tiếng nhật có tới 3 loại chữ viết, đó là: chữ Kanji, chữ Hiragana và chữ Katakana.
Vậy đặc điểm của 3 loại chữ này thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Chữ Kanji trong tiếng Nhật
Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Nhật Bản cũng chịu sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và một trong những biểu hiện rõ nét nhất chính là chữ viết. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của hệ thống chữ Kanji.
Trong tiếng Nhật, các danh từ và gốc của các tính từ và động từ thường viết bằng chữ Hán gọi là chữ Kanji. Các trạng từ cũng đôi khi được viết bằng loại chữ này. Điều này đồng nghĩa với việc để học được chữ Kanji trong tiếng Nhật bạn phải học các chữ tiếng Hán. Làm được điều đó, việc học tiếng Nhật đặc biệt với chữ Kanji sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Mặc dù vậy, trong khi sử dụng người Nhật dần phát hiện ra những hạn chế của chữ Kanji. Khó khăn gặp phải là do tiếng Nhật là ngôn ngữ “chắp vá” vì vậy phải ghép vài âm tiết mới thành một từ trong. Thêm vào đó, ngữ pháp tiếng Nhật có những quy định khác nhau về cách chi thì của động từ, do đó chữ Kanjichưa thể hiện hết được những điều này.
Tuy nhiên chữ Kanji vẫn có những ưu điểm của riêng mình đó là: so với chữ Hiragana, Kanji sẽ giúp việc đọc của bạn trở nên dễ dàng và diểu hiểu hơn rất nhiều vì khi dùng Hiragana bạn khó mà biết được từ này bắt đầu và kết thúc ở đâu. Thêm vào đó, chữ Kanji cũng không tới mức quá khó học như bạn vẫn nghĩ.
Sự ra đời của chữ Hiragana
Hiragana còn được gọi là kiểu chữ mềm của tiếng Nhật là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản.
Hiragana là chữ viết ra đời sau Kanji nhằm khắc phục những khó khăn mà hệ thống chữ Kanji gặp phải trong việc thể hiện ngôn ngữ tiếng Nhật bằng chữ viết. Do đó nên có thể hiểu nhiệm vụ chính của chữ Hiragana là thực hiện chức năng ngữ pháp trong tiếng Nhật. Điều này giúp việc thể hiện của chữ viết tiếng Nhật trở nên đơn giản, dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của mình.
Tên gọi Hiragana được hình thành từ tiếng “hira” là “bình” và “gana” là “mượn tạm”. Từ đó có thể hiểu rằng, Hiragana là hệ thống chữ mượn tạm và hình thành bằng cách đơn giản hóa chữ ban đầu.
Katakana
Khi sự giao lưu văn hóa phương Tây tới Nhật Bản ngày một nhiều và sâu sắc, việc phiên âm lại tiếng nước ngoài từ chữ viết Latinh sang tiếng Nhật bắt đầu gặp những khó khăn. Do có nhiều từ, người Nhật không tìm được chữ Kanji nào tương ứng để thể hiện do đó chữ Katakana ra đời nhằm giúp việc đọc phiên âm tiếng nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Chính vì vậy mà trong 3 hệ thống chữ viết tiếng Nhật, Katakana được dùng chủ yếu cho việc ghi phiên âm các từ mượn từ tiếng nước ngoài. Nó cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh 1 từ nào đó giống như khi ta dùng chức năng chữ in nghiêng.
Với việc tìm hiểu sự ra đời của các hệ thống chữ viết tiếng Nhật chúng ta đã hiểu vì sao có tới 3 loại chữ viết trong tiếng Nhật. Vai trò của chúng trong tiếng Nhật là hoàn toàn khác nhau do đó khi học tiếng Nhật bạn chẳng thể bỏ qua bất cứ loại chữ nào trong số này cả. Bên cạnh đó với sự ra đời và phát triển của các loại chữ viết tiếng Nhật chúng ta phần nào hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản, để thấy rằngngười Nhật luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới nhưng luôn đề cao cái riêng của mình trong đó.