Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Lo ngại từ các đơn vị xuất khẩu lao động hiện nay

Thị trường xuất khẩu lao động đang là món ngon béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DNXKLĐ). Thế nên, việc tranh giành, hạ chi phí hợp đồng giữa các DNXKLĐ thường xuyên xảy ra.
Giữa tháng 7 vừa qua, bộ lao động thương binh xã hội (LĐTBXH) đã có buổi họp bàn với hàng trăm DNXKLĐ trong cả nước nhằm chấn chỉnh lại các hoạt động đưa lao động trong nước đi làm việc tại nước ngoài.
Theo ông Tống Hải Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), thì trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, tổng số người lao động đi xuất khẩu lao động sang nước khác đạt gần 450.000 người. Và chỉ riêng trong năm 2014 thì cả nước đã có 106.000 người xuất khẩu lao động, vượt 22,8% so với kế hoạch được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp đã đưa được hơn 56.000 người đi xuất khẩu lao động, bằng 102% so với cùng thời điểm năm 2014 và đạt gần 60% so với kế hoạch năm 2015.
Tính đến thời điểm này thì Đài Loan và Nhật bản vẫn là 2 thị trường ổn định và trọng điểm nhất của các DNXKLĐ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang mở rộng và phát triển thị trường tới nhiều nơi khác trên thế giới như: Nga, Đài Loan, Macao (Trung Quốc), Saudi Arabia, Nhật bản. Tuy vậy, theo ông Nam, dù nỗ lực mở rộng thị trường luôn được chú trọng, nhưng việc này phải được tiến hành đồng thời với việc giữ vững sự ổn định của các thị trường trọng điểm và củng cố các thị trường quen thuộc như xuất khẩu lao động Nhật bản, Đài Loan(Trung Quốc), Hàn Quốc, …
Nên rà soát kỹ càng và có biện pháp cứng rắn.
Theo thông tin từ cục quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết tháng 6 năm nay, số doanh nghiệp(DN) được cấp phép xuất khẩu lao động là 228. Nhưng số lao động đi làm ở nước ngoài và công tác xuất khẩu lao động hiện tại vẫn tồn tại nhiều vấn đề phát sinh mà chưa có biện pháp giải quyết cụ thể.
Theo đó, về phía doanh nghiệp, đa số họ phản ánh tình trạng khó khăn trong tao nguồn vốn và tuyển dụng, thậm chí có tình trạng doanh nghiệp phải mua lại nguồn cung ứng với gia cao từ môi giới do khó khăn trong việc tuyển dụng trực tiếp, hoặc tuyển dụng và đào tạo không tương thích với môi trường làm việc ở nước ngoài của lao động. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh tình trạng giành giật đơn hàng của nhau với cách giảm chi phí nhằm cướp hợp đồng. Biện pháp này lại càng khiến cho thị trường xuất khẩu lao động càng nhốn nháo, bất ổn định hơn.
Trong khi đó, việc hạ chi phí hết mức để giành đơn hàng chỉ có lợi cho duy nhất đối tác nước ngoài, mọi rủi ro khi xuất cảnh, gánh nặng chi phí lại “đè” lên đối tượng khó khăn nhất là người lao động.




DN cũng “kể” về các khó khăn khiến ngay cả các thị trường lớn và truyền thống về XKLĐ của ta chưa có sự bứt phá rõ rệt và thiếu ổn định. Trong đó, nguyên nhân sâu xa một phần bởi chất lượng nguồn cung ứng lao động của VN không ổn định, chất lượng không cao và ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực. Việc phát triển các thị trường mới cũng luôn trong tình trạng… căng thẳng bởi ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém, một bộ phận đánh nhau, bỏ trốn khiến các đối tác mất niềm tin, khó gia hạn chương trình ký kết hoặc thậm chí chấp nhận bồi thường để chấm dứt sớm hợp đồng.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền lưu ý, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các DN phải thực hiện quyết liệt các công việc để khắc phục những tồn tại. Với hơn 200 DN dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường 40 nước trên thế giới, bộ trưởng nhấn mạnh cục phải rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các DN và có biện pháp cứng rắn đối với những DN không đủ năng lực.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, công tác tuyển chọn, đào tạo, công tác quản lý, bảo vệ lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải được thực hiện nghiêm trong thời gian tới.
Cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết tháng 6.2015, số DN được cấp phép XKLĐ là 228. Song số người lao động đi làm việc ở nước ngoài và công tác XKLĐ hiện vẫn tồn tại nhiều vấn đề phát sinh. Về phía DN, đa số phản ánh tình trạng khó khăn trong tạo nguồn vốn và tuyển dụng, thậm chí có tình trạng DN phải “mua lại” nguồn cung ứng với giá cao do không thể tự tuyển dụng trực tiếp, hoặc tuyển dụng và đào tạo không tương thích. Ngoài ra, DN cũng nêu tình trạng giành giật đơn hàng của nhau với chi phí cực thấp nhằm “cướp” hợp đồng. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh này khiến thị trường XKLĐ càng nhốn nháo, bất ổn định. Trong khi đó, việc giảm giá hết cỡ để giành đơn hàng chỉ có lợi cho duy nhất đối tác nước ngoài, mọi rủi ro khi xuất cảnh, gánh nặng chi phí lại “đè” lên đối tượng khó khăn nhất là người lao động.




Bộ LĐTBXH đang nỗ lực mở rộng thị trường XKLĐ bằng nhiều chương trình hợp tác, liên kết.  Ảnh: DOLAP
DN cũng “kể” về các khó khăn khiến ngay cả các thị trường lớn và truyền thống về XKLĐ của ta chưa có sự bứt phá rõ rệt và thiếu ổn định. Trong đó, nguyên nhân sâu xa một phần bởi chất lượng nguồn cung ứng lao động của VN không ổn định, chất lượng không cao và ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực. Việc phát triển các thị trường mới cũng luôn trong tình trạng… căng thẳng bởi ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém, một bộ phận đánh nhau, bỏ trốn khiến các đối tác mất niềm tin, khó gia hạn chương trình ký kết hoặc thậm chí chấp nhận bồi thường để chấm dứt sớm hợp đồng.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền lưu ý, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các DN phải thực hiện quyết liệt các công việc để khắc phục những tồn tại. Với hơn 200 DN dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường 40 nước trên thế giới, bộ trưởng nhấn mạnh cục phải rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các DN và có biện pháp cứng rắn đối với những DN không đủ năng lực.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, công tác tuyển chọn, đào tạo, công tác quản lý, bảo vệ lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải được thực hiện nghiêm trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét