Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Công ty nhật bản cần trình độ tiếng nhật nào phù hợp yêu cầu

Hầu hết mọi nhân viên trong công ty Nhật bản đều có kỹ năng về tiếng nhật nhất định. Có một vài người mà khi bạn hỏi trình độ tiếng nhật của họ thì đều tự tin nói rằng: “Tôi có bằng N2 năng lực tiếng Nhật”.
Bạn đang chuẩn bị đi xuất khẩu lao động nhật bản? Vậy bạn có bao giờ nghĩ rằng những công ty Nhật bản họ yêu cầu trình độ tiếng nhật của bạn thế nào không? Hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Một người có trình độ N2 tiếng nhật nghĩa là người đó có khả năng đối thoại bằng ngôn từ hằng ngày và thêm một chút khả năng giao tiếp thương mại.Trong số đó cũng có người vừa làm thư ký văn phòng vừa làm phiên dịch tiếng Nhật.
Tuy nhiên, những người phụ trách tuyển dụng trong công ty Nhật đều có một nỗi lo chung về vấn đề “trình độ tiếng Nhật” của người Việt. Đó là bởi vì, dù là cùng có bằng N2 nhưng năng lực tiếng Nhật mỗi người lại khác nhau. Có người có thể giao tiếp rõ ràng, có người thì chỉ nghe nói đọc viết.
Vậy, trình độ tiếng Nhật mà người Nhật muốn tuyển là như thế nào:
  1. Người Nhật cứ nói với tốc độ bình thường như trong giao tiếp hàng ngày, nhưng người Việt vẫn hiểu và bắt kịp được nhịp độ cuộc đối thoại
2.Khi nói chuyện, dù người Nhật không cần cố gắng diễn đạt bằng từ ngữ đơn giản, nhưng người Việt vẫn hiểu được .
Người nào đủ cả 2 yếu tố trên thì việc tìm một việc làm không hề khó, luôn được các công ty chào đón.
Giả sử, cứ cho là người có bằng N1 trong tay đi nữa, nhưng kinh nghiệm thực tế không có thì khi nói chuyện với người Nhật vẫn bị xảy ra rắc rối. Yêu cầu của công ty Nhật không chỉ là bốn kỹ năng thường thấy nghe nói đọc viết, mà là đối thoại, nó tương tự như phiên dịch tiếng Nhật, yêu cầu phải hiểu rõ ngôn từ, xử lí tình huống một cách chính xác và tinh tế.
Vì phỏng vấn bằng tiếng Nhật nên dù bạn cố tình làm đẹp sơ yếu lý lịch của mình đi chăng nữa thì đến lúc đó vẫn bị lộ.
Tuy nhiên nói: doanh nghiệp Nhật yêu cầu trình độ tiếng Nhật đến cỡ nào thì, cũng tùy vào mỗi doanh nghiệp mà có sự chênh lệch với nhau.
Ví dụ, Nếu mệnh lệnh từ cấp trên (người Nhật) chỉ ở mức độ chỉ thị cho người Việt làm thì, bạn chỉ cần có khả năng nghe và nhớ những từ vựng chuyên ngành thương mại thì bấy nhiêu thôi đã có lợi cho việc tuyển dụng.
Ngược lại, trường hợp được tuyển dụng để làm dịch thuật, thông dịch, phiên dịch trong các buổi đàm thoại thương mại thì yêu cầu tiếng Nhật phải đạt trình độ như trên (1 & 2).
Trong cuộc phỏng vấn thường hay có câu hỏi : “Trình độ tiếng Nhật của bạn tới mức nào?”
Lúc ấy, bạn không nên dùng bằng cấp để thể hiện mình, ngược lại nếu bạn truyền đạt được với đối phương một cách chi tiết về kinh nghiệm từ trước đến bây giờ của bạn thì, bạn đã hơn những người cùng ứng tuyển khác một bước.
Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét