Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Tình trạng mối quan hệ ngoại giao giữa Việt – Nhật hiện nay

Hiện tại, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp, Nhật bản đang trong top những nước có tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam. Ngay từ thế kỷ thứ 16, khi các nhà buôn Nhật Bản đến Việt Nam buôn bán, Việt Nam đã chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Đặc biệt, sau hội nhập APEC, WTO.. quan hệ ngoại giao Nhật-Việt ngày càng phát triển nhanh chóng trên rất tất cả các lĩnh vực, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng.
Mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam -Nhật Bản đã và đang tạo đà cho Tiếng Nhật ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn nữa vị thế của mình.
Từ đây, nhu cầu tìm hiểu lẫn nhau giữa 2 nước ngày trở nên cấp thiết, nhu cầu học tiếng Nhật cũng ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Do đó, nhịp cầu Kinh tế - Chính trị - Văn hóa Việt - Nhật để có thể vững đà phát triển thì không thể không kể đến vai trò của công tác phiên dịch tiếng Nhật.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về tiếng Nhật – là ngôn ngữ khó thứ 2 trên thế giới chỉ sau tiếng Arab (Ả rập). Trải qua rất nhiều năm thâm nhập vào Việt Nam, ngày nay tiếng Nhật ngày càng trở nên thông dụng trên khắp các lĩnh vực hoạt động.
Tiếng Nhật là “ngôn ngữ chắp dính”, phức tạp với cả một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt, trong đó nổi bật là hệ thống “kính ngữ” thể hiện thứ bậc một cách “rất Nhật Bản”, ngoài ra với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số các từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong hội thoại.
Tiếng Nhật được biết đến với 3 kiểu chữ chính: chữ Kanji (Hán Tự), Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng). Kanji dùng để viết các từ Hán mượn của Trung Quốc hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa, văn bản tiếng Nhật thông thường chữ Hán chiếm tới 70-80%.
Tiếng Nhật - bản chất rất phức tạp cả về ngữ pháp, từ vựng và hội thoại. Do vậy, để học tốt được ngôn ngữ này đòi hỏi người học tiếng Nhật phải có quyết tâm cao độ, một kế hoạch học tập dài hạn – nghiêm túc. Cùng là học tiếng Nhật, cùng là một cách nói, tuy nhiên các bạn thử so sánh và cảm nhận 2 ví dụ sau nhé, ví dụ về cách nói mời ba mẹ trước bữa cơm. “Ăn cơm đi!”; và “Dạ, con mời ba mẹ dùng bữa ạ”. Rõ ràng là cả 2 cách nói đều đạt được “nội dung cần nói”, nhưng để truyền tải được không những “nội dung cần nói”, mà truyền tải được hết sắc thái, tình cảm thì rõ ràng là cách nói thứ 2 mang nhiều thiện cảm hơn hẳn, người nghe (“khách hàng” là ba mẹ ) chắc chắn cũng sẽ hài lòng mỉm cười vui vẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét