Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Chữ viết, ngữ âm của người nhật có bí mật gì?

Theo các chuyên gia đánh giá, tiếng nhật là một ngôn ngữ vô cùng phức tạp và có một hệ thống chữ viết đặc trưng nhất trên thế giới. Nó được tổng hợp từ vài ngôn ngữ như: chữ Hán – Trung Quốc, chữ Latin, chữ Hiragana và Katakana được người Nhật sáng tạo ra.

Do đó, nếu bạn đang có ý định đi du học sang nhật, đi xuất khẩu lao động nhật bản,..hoặc làm gì ở bên đất nước nhật thì tốt nhất bạn nên học tốt ngôn ngữ này.
Bạn có muốn biết đặc điểm về hệ thống chữ viết và ngữ âm trong tiếng nhật không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Có thể nói, tiếng Nhật là một ngôn ngữ vô cùng phức tạp và có một hệ thống chữ viết “kỳ dị” nhất thế giới. Điều này đã gây khó khăn cho trên 2 triệu người nước ngoài đang học tiếng Nhật hiện nay, trong đó có 30.000 học viên Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát biểu một cách đầy khôi hài rằng: thật bất hạnh cho người Nhật Bản, khi mà tiếng Trung Quốc đã trở thành thứ chữ viết đầu tiên mà họ bắt gặp, để rồi từ đó họ lại cố gắng biến đổi, đồng hóa nó cho phù hợp với một ngôn ngữ còn phức tạp hơn nữa.
Tuy nhiên, cũng nhờ có điều trớ trêu của lịch sử này mà người Nhật đã tạo ra hệ thống chữ viết độc đáo nhất, một sản phẩm văn hóa kỳ lạ nhất của Nhật Bản. Hiện nay, người Nhật sử dụng tới 4 loại chữ viết trong một văn bản: đó là chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ III và IV, chữ Hiragana và Katakana được người Nhật sáng tạo ra vào khoảng thế kỷ thứ VIII và IX và chữ Latin được các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha truyền vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ XVI và XVII.
Ngữ âm:
Âm tiết trong tiếng Nhật giữ một vị trí rất quan trọng, nó vừa là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất và vừa là đơn vị phát âm cơ bản. Mỗi âm tiết được thể hiện bằng một chữ Kana. Số lượng âm tiết trong tiếng Nhật không nhiều, có tất cả 112 dạng âm tiết. Trong số này, có 21 dạng âm tiết chỉ xuất hiện trong các từ ngoại lai được vay mượn, do đó số lượng âm tiết sử dụng thường xuyên trên thực tế còn ít hơn.
Khác với tiếng Việt, âm tiết trong tiếng Nhật hầu hết đều không mang nghĩa. Nếu như trong tiếng Việt, có rất nhiều từ được cấu tạo bởi một âm tiết, và mỗi âm tiết đều mang ý nghĩa nhất định, VD: cây, hoa, ấm, tôi..., thì đối với tiếng Nhật, phần lớn các từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên và mỗi một âm tiết thường không mang ý nghĩa nào cả.
Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: /a, i, u, e, o/ và 12 phụ âm: /k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r/ một số lượng khá ít so với các ngôn ngữ khác. Ngoài ra còn có hai âm đặc biệt là âm mũi (N) và âm ngắt (Q).
Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt. Ví dụ như từ “hashi” nếu phát âm cao ở âm tiết thứ nhất thì có nghĩa là “đôi đũa”, nếu phát âm cao ở âm tiết thứ hai thì lại có nghĩa là “cây cầu”. Tuy nhiên, các phương ngữ lại có sự phân bố trọng âm không giống nhau. Vì vậy, phương ngữ Tokyo đã được lấy làm ngôn ngữ chuẩn.
Hi vọng với những chia sẻ trên từ Châu Hưng sẽ giúp bạn hiểu phần nào về hệ thống chữ viết và ngữ âm trong tiếng nhật để bạn có định hướng và cách tiếp thu tiếng nhật được tốt hơn.

Chúc bạn sớm thành công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét