Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Phải được cấp phép thì doanh nghiệp mới đưa xuất khẩu lao động sang đài loan

Theo thông tin từ đài truyền hình việt nam VTV thì kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa lao động xuất khẩu sang Đài Loan làm việc phải có thêm chứng nhận cấp phép từ phía Đài Loan.

Trong công văn có nêu rõ, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cần phải có văn bản gửi cục quản lý lao động ngoài nước để cục cấp thư giới thiệu cho phía Đài Loan cấp phép để triển khai dịch vụ.
Trong khoảng thời gian này (tính đến tháng 12/2015), mỗi doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động với công việc giúp việc cho gia đình thì chỉ được đưa đi không quá 100 lao động/doanh nghiệp và với công việc làm thuyền viên tàu cá gần bờ thì không quá 50 lao động/doanh nghiệp.
Mặt khác, mỗi doanh nghiệp cũng chỉ được ký kết hợp đồng lao động xuất khẩu với tối đa là 5 công ty dịch vụ việc làm tại Đài Loan.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Xem lại tình trạng xuất khẩu lao động 4 tháng đầu năm 2015

Theo thống kế từ cục quản lý lao động ngoài nước thì trong 4 tháng đầu năm 2015 vừa qua, số lao động đi xuất khẩu làm việc ở nước ngoài là khoảng 35.709 lao động, trong đó có khoảng 10.626 lao động là nữ, đạt được 37,58% kế hoạch đề ra năm 2015 và bằng 103,93% so với số liệu cùng kỳ vào năm ngoái.
Tìm hiểu thêm về xuất khẩu lao động nhật bản 2015 của Châu Hưng tại đây.
Cụ thể, theo thống kê thì tổng số người xuất khẩu lao động sang nước ngoài trong tháng 4 năm 2015 là 9943 lao động (trong đó có 2.893 lao động nữ); gồm các thị trường Đài Loan là 6.631 lao động (1.934 lao động nữ), Nhật Bản là 2.059 lao động (719 lao động nữ), Hàn Quốc là 187 lao động (07 lao động nữ), Malaysia là 556 lao động (202 lao động nữ), Ả rập - Xê út là 350 lao động (30 lao động nữ), Algeria 58 lao động (0 lao động nữ) và các thị trường khác.
Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2015, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.709 lao động, đạt 37,58% kế hoạch năm 2015 và bằng 103,93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2015, Đài Loan tiếp tục được xác định là thị trường trọng điểm. Đây là thị trường tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có mức lương cơ bản khá tốt so các thị trường hiện có. Thị trường xuất khẩu Đài Loan cũng được đánh giá là có hành lang pháp lý bảo vệ người lao động đầy đủ từ cả hai phía và có sự phù hợp trên nhiều phương diện với nguồn lực lao động Việt Nam hiện nay.
Tại Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của thị trường này đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong thời gian tối đa là 3 năm. Ngoài ra, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý.
Đối với thị trường Hàn Quốc cũng đã có những tín hiệu vui nhất định. Trong khuôn khổ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc, ngày 10/4/2015, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký lại Biên bản ghi nhớ đặc biệt (MOU đặc biệt) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm (EPS) của Hàn Quốc. Trong đợt tuyển dụng theo MOU đặc biệt này, phía Hàn Quốc đồng ý để Việt Nam đưa lên mạng 5.400 hồ sơ, có tối đa 2.900 lao động sẽ được lựa chọn sang Hàn Quốc làm việc trong các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng và nông nghiệp
Theo VTV

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Phú thọ rúng động vụ án lừa đảo đi xuất khẩu lao động mất 2,5 tỉ

Mới đây, một vụ án nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh phú thọ khi có tới 29 nạn nhân bị lừa đảo nên tới 2,545 tỉ đồng. Diễn biến vụ việc đang được đài truyền hình VTV cập nhật liên tục
VTV.vn - Một vụ lừa đảo xuất khẩu lao động đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với 29 nạn nhân cùng số tiền 2.545 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, trong số 29 nạn nhân bị lừa đảo có 10 người đã được đưa trái phép sang Cộng hòa Síp và đều rơi vào tình cảnh phải cầu cứu các cơ quan chức năng.
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Italy và Thổ Nhĩ Kỳ (kiêm nhiệm Cộng hòa Síp) đưa số lao động này trở về nước.
UBND tỉnh Phú Thọ đang giao Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ tiếp tục làm rõ sự việc, mở rộng phạm vi điều tra cũng như xác minh các đối tượng có liên quan đã tổ chức nhận tiền và đưa lao động đi xuất khẩu trái phép.

Cần xem xét lại vấn đề về lao động xuất khẩu việt nam


Theo tình hình thống kê hiện nay cho thấy, nước ta cứ mở được một thị trường xuất khẩu lao động nào đó là thị trường ấy lại…có vấn đề. Theo tìm hiểu thì nguyên nhân chủ yếu đều là do ý thức chấp hành pháp luật của người lao động hiện nay còn kém như: trộm cắp, đánh nhau, bỏ trốn,….
Nhiều ngày qua, gần 4.000 lao động Việt Nam làm việc ở lĩnh vực bảo vệ, vệ sĩ tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hoang mang trước việc đột ngột bị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Trong khi cơ quan chức năng đang tìm cách bảo vệ quyền lợi của họ thì một số lao động kích động quậy phá.
Ồ ạt trả lao động
Chương trình hợp tác cung ứng vệ sĩ sang UAE được thực hiện từ năm 2009 thông qua Bản ghi nhớ hợp tác nhân lực ký kết giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) và Tập đoàn IGG của UAE. Bản ghi nhớ có thời hạn 3 năm, được ký gia hạn vào tháng 8-2012. Đến nay, có trên 5.000 lao động (đa phần là bộ đội xuất ngũ) được đưa sang làm vệ sĩ tại UAE, trong đó gần 4.000 người đang làm việc theo hợp đồng, thu nhập bình quân 600 USD/người/tháng.
Nhờ chú trọng đào tạo, giáo dục định hướng nên lao động do Công ty Haindeco tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài tuân thủ tốt pháp luật
Tại thông báo mới nhất gửi các cơ quan thẩm quyền, Dolab xác nhận lý do dẫn đến việc Công ty Emirates Gateway Security Services (EGSS, doanh nghiệp - DN - được Tập đoàn IGG ủy thác thực hiện chương trình) chấm dứt hợp đồng trước hạn đối với hàng ngàn lao động Việt Nam là thỏa thuận nói trên hết hạn vào tháng 8-2015 và chưa có kế hoạch gia hạn. Từ đầu tháng 7, EGSS gửi thông báo chấm dứt hợp đồng đến từng lao động với nội dung ngắn gọn, thể hiện rõ sự bất cần: “Chúng tôi buộc phải thông báo với bạn rằng công việc của bạn không còn cần thiết và phù hợp dựa trên yêu cầu, quyết định của chúng tôi. Bức thư này là để thông báo công việc của bạn với chúng tôi sẽ chấm dứt và ngày làm việc cuối cùng của bạn là 30-7-2015”.
EGSS đang làm thủ tục về nước cho toàn bộ vệ sĩ của Việt Nam. Trong số gần 4.000 lao động bị trả về, có 1.286 lao động chưa kết thúc hợp đồng 3 năm tính đến tháng 8-2015 và một số có thời hạn kéo dài đến năm 2016.
Việc lao động bị trả về nước đồng nghĩa chương trình hợp tác vệ sĩ giữa Việt Nam và UAE bị phá sản, chấm dứt mọi nỗ lực đàm phán của Việt Nam. Trước đó, cuối năm 2014, khi có thông tin phía UAE sẽ dừng tiếp nhận vệ sĩ Việt Nam, Bộ LĐ-TB-XH đã báo cáo và kiến nghị Chính phủ có các biện pháp vận động để phía UAE tiếp tục chương trình. Ngày 3-10-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi thư cho Thái tử kiêm Phó Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang UAE. Đến ngày 16-12-2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Phó Thủ tướng UAE. Tuy nhiên, đến nay, lãnh đạo cấp cao của UAE vẫn chưa có ý kiến chính thức về việc này.
Hậu quả của đánh nhau
Các DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) được chọn tham gia chương trình hợp tác cung ứng vệ sĩ gồm Sovilaco, Petromaning, Vinaconex Mec, Traicimexco, Hoàng Long, TTLC... từng khẳng định đây là một chương trình lớn mà UAE rất muốn hợp tác với Việt Nam. Vấn đề đặt ra là vì sao quốc gia này không ký gia hạn chương trình, trả toàn bộ vệ sĩ Việt Nam về nước?
Giám đốc một DN tham gia chương trình cho rằng nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành pháp luật của lao động Việt Nam quá kém. “Họ hay tụ tập nhậu nhẹt rồi đánh nhau, gây mất trật tự công cộng. Làm công tác bảo vệ cho các cơ sở của hoàng gia mà “quậy” như vậy thì ai dám sử dụng” - vị giám đốc này nói.
Đỉnh điểm là mới đây, một số vệ sĩ ở trại lao động G2 (nhóm 2) tại Abu Dhabi lôi kéo, kích động nhiều người tham gia đòi quyền lợi về nước trước hạn. Đại sứ quán Việt Nam tại UAE xác nhận có 7 người cầm đầu đánh phiên dịch của đội, ép người này viết giấy thừa nhận ăn chặn của mỗi người tiền lương tháng 13 và một số khoản tiền khác lên đến trên 1.000 USD/người. Sự việc sau đó được tung lên Facebook để kích động bạo động, đình công trong trại G2 và các trại khác. Theo Dolab, với vụ gây rối này, không chỉ chương trình vệ sĩ, quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với UAE ở những lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cũng xin nói thêm, đây không phải lần đầu Việt Nam bị UAE dừng chương trình vệ sĩ. Trong phạm vi bản ghi nhớ đầu tiên thực hiện từ năm 2009, khoảng 600 vệ sĩ Việt Nam vừa mới sang được vài tháng cũng bị trả về nước. Lý do là một số lao động sau khi nhậu nhẹt rồi phát sinh mâu thuẫn, đánh nhau, gây mất trật tự an ninh.
Mệt mỏi giữ thị trường
Lao động Việt Nam đang có mặt ở 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định, thỏa thuận hợp tác lao động với trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngay trong 20 thị trường này, những bất ổn do người lao động gây ra tác động xấu đến quan hệ hợp tác lao động cũng thường xuyên diễn ra.
Cùng khu vực Trung Đông, Qatar được xem là thị trường XKLĐ tiềm năng của Việt Nam. Khoảng 50 DN XKLĐ của Việt Nam bắt đầu khai thác Qatar từ năm 2005 và đến năm 2007 cung ứng được khoảng 10.000 lao động. Tuy nhiên, từ năm 2008, xuất phát từ tình hình lao động trộm cắp (chủ yếu trộm cắp dây đồng của công trình xây dựng), nấu rượu lậu, nhậu nhẹt, gây rối trật tự…, chính phủ Qatar quyết định dừng tiếp nhận vô thời hạn lao động Việt Nam. Hiện nước này đã tháo bỏ lệnh dừng nhưng thận trọng trong khâu cấp visa, chỉ cho phép số lượng nhỏ lao động Việt Nam nhập cảnh.
Hai thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Đài Loan và Hàn Quốc cũng bị đông kết tuyển dụng mà nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ người lao động.
Tại Đài Loan, từ tháng 5-2004, chính quyền vùng lãnh thổ này quyết định dừng tiếp nhận thuyền viên Việt Nam và đến tháng 1-2015 là lao động giúp việc gia đình. Mười năm qua, Việt Nam kiên trì đàm phán để Đài Loan tháo bỏ lệnh cấm. Đầu tháng 6 vừa qua, Bộ LĐ-TB-XH ra thông báo Đài Loan tháo bỏ lệnh dừng, cho phép DN tuyển chọn lao động. Nhưng chỉ vài ngày sau, Bộ LĐ-TB-XH lại ra thông báo tạm dừng tuyển do chưa thống nhất kế hoạch triển khai với Đài Loan. Sự thực không hẳn vậy mà là do lao động Việt Nam ở Đài Loan bỏ trốn có chiều hướng gia tăng, buộc nước này phải cân nhắc. Hiện có khoảng 24.000 lao động Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan, dẫn đầu các nước XKLĐ vào thị trường này
Tại Hàn Quốc, từ tháng 8-2012 đến nay, chính phủ nước này không ký gia hạn thỏa thuận hợp tác lao động với Việt Nam theo chương trình cấp phép lao động EPS do lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, bỏ trốn quá nhiều. Trong 3 năm qua, Dolab và Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB-XH triển khai đề án ngăn ngừa lao động bỏ trốn nhưng nỗ lực bất thành.
Phía Hàn Quốc chỉ xem xét nối lại hợp tác khi tỉ lệ lao động bỏ trốn giảm còn 28% trong khi trên thực tế tỉ lệ này hiện chiếm trên 33% trong tổng số lao động đang làm việc theo hợp đồng. Hơn 26.000 lao động đang cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc không chịu về nước dù chính phủ nước này đang mở chiến dịch truy bắt trên toàn quốc. Sự bất chấp của họ đã tước đoạt cơ hội của hàng chục ngàn lao động trong nước đang có nguyện vọng sang đây.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Hiệu quả từ việc đưa người đi xuất khẩu lao động của các tỉnh ĐBSCL

Tín hiệu vui cho những doanh nghiệp đi xuất khẩu lao động nhật bản, đài loan, hàn quốc khi hiệu quả từ việc xuất khẩu lao động đi nước ngoài mang lại nhiều khả quan. Nhất là với những tỉnh vùng đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL), khi kết quả từ việc xuất khẩu lao động của người dân nơi đây mang lại hiệu quả vô cùng tốt, cải thiện được đời sống của gia đình người đi xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã có trên 260 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động); trong đó nhiều nhất là thị trường Nhật Bản (139 người). Ngoài ra còn có các thị trường khác: Malaysia (56 người), Hàn quốc (14 người)...
Với mức thu nhập khá cao (khoảng 35 triệu đồng/tháng), Nhật Bản là thị trường tỉnh Đồng Tháp ưu tiên đưa lao động sang làm việc. Hiện trên 600 lao động ở Đồng Tháp đang học giáo dục định hướng và ngoại ngữ; trong đó có 471 lao động cho thị trường Nhật Bản. Thời điểm trước đó (2 tháng đầu năm 2015), địa phương này có 105 người đi xuất khẩu lao động, tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2014 (chỉ có 5 người đi). Tại Hậu Giang, đến thời điểm hiện tại có 19 người tham gia xuất khẩu lao động, đạt 38% kế hoạch năm và tăng 22% so cùng kỳ năm trước (2014 cũng là năm tỉnh Hậu Giang hoàn thành chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Tín hiệu vui về xuất khẩu lao động ở một số địa phương vùng ĐBSCL xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ở Đồng Tháp, người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ 2 triệu đồng tiền học ngoại ngữ, giáo dục định hướng; hỗ trợ 50 - 100% chi phí khám sức khỏe tùy đối tượng; được vay tiền làm chi phí xuất cảnh theo hình thức tín chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa từ 80 - 100% tùy đối tượng (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan); riêng thị trường Malaysia và các thị trường khác đều được vay tối đa 100% chi phí xuất cảnh… Ngoài chính sách mới này, việc tuyên truyền, vận động người lao động tham gia xuất khẩu lao động cũng có thay đổi: Không làm đại trà, mà chọn đối tượng có nhiều khả năng đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường có nhu cầu.
Thực tế cho thấy, tại các địa phương vùng ĐBSCL không phải có quá ít người quan tâm tới xuất khẩu lao động. Từ đầu năm tới nay, ở Hậu Giang có khoảng 1.130 người đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐTBXH Hậu Giang) tìm hiểu thông tin về xuất khẩu lao động. Vấn đề là các ngành chức năng, các địa phương tuyên truyền, vận động ra sao để đủ “lực hấp dẫn” và có chính sách như thế nào để người muốn tham gia xuất khẩu lao động có đủ điều kiện để thực hiện mong muốn.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dù đã có những tín hiệu vui, song kết quả đưa người đi xuất khẩu lao động ở hầu hết các địa phương vùng ĐBSCL còn rất khiêm tốn. Chẳng hạn ở Hậu Giang, tuy có chuyển biến, nhưng con số vài chục người xuất khẩu lao động là quá ít! Vẫn rất cần có những giải pháp đột phá hơn nữa các địa phương vùng ĐBSCL mới có thể tạo chuyển biến thật sự trong hoạt động xuất khẩu lao động…

Truy tố 2 người về việc đưa người đi xuất khẩu lao động trái phép sang CH Síp

Tỉnh Phú Thọ đang tích cực điều tra, xác minh, và làm rõ vụ việc người dân tố cáo việc bị lừa đảo xuất khẩu lao động sang CH Síp từ cựu chủ tịch xã. Người dân cho biết, thu nhập và điều kiện làm việc tại CH Síp không như những gì mà họ được nghe nói, người lao động lại không được ký hợp đồng lao động, không được trả lương.
Thời gian gần đây, dư luận xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, bức xúc trước vụ lừa đảo xuất khẩu lao động đi nước ngoài trắng trợn, kẻ lừa đảo chính lại là một vị cựu Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao. Vụ việc đã được Công an tỉnh Phú Thọ tích cực điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Khi cựu chủ tịch xã...giăng bẫy lừa dân nghèo
Theo tìm hiểu được biết, bà Trần Thị Thắng, SN 1960, trú tại khu 1, xã Thạch Sơn (nguyên là Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, từ 2000 đến năm 2010) không có chức năng tuyển dụng, đưa người sang Cộng hòa Síp lao động, nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 04/2014 đến tháng 10/2014, bà Trần Thị Thắng đã nhận số tiền khoảng hơn 2,5 tỷ đồng của 29 người dân, để đưa số người này sang cộng hòa Síp lao động.
Do nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật nên mặc dù không hợp đồng lao động, Hộ chiếu cũng chỉ là hộ chiếu du lịch, nhưng các lao động vẫn yên tâm bay sang Cộng hòa Síp theo sự sắp xếp của bà Thắng. Trong thời gian này, bà Thắng cùng con trai đã đưa trót lọt 11 người lao động sang cộng hòa Síp để lao động chui.
Nhiều nạn nhân cho biết: Thu nhập và điều kiện làm việc tại cộng hòa Sip không như những gì mà bà Thắng và Cường từng nói, người lao động không được ký hợp đồng lao động, không được trả lương; Nhiều trường hợp đã phải ra trình diện với cơ quan Công an nước sở tại hoặc tìm cách liên hệ với gia đình, người thân ở trong nước nhờ can thiệp bằng con đường ngoại giao để được trở về nước. Đồng thời phán ánh hành vi của bà Thắng và con trai tới cơ quan chức năng; lúc này, màn kịch "lừa đảo" của vị cựu chủ tịch xã Trần Thị Thắng mới bắt đầu bị lộ tẩy.
Nhớ lại những ngày tháng tủi nhục ở nơi xứ người, chị Vũ Thị Hồng Hạnh, trú tại khu 1, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, uất ức nói: "Ngay hôm sau khi đặt chân đến đảo Síp, vợ chồng em đã ngã ngửa người vì không ngờ công việc nhàn hạ, lương cao như bà Thắng hứa là công việc xúc phân bằng thùng sơn khắp nơi về trang trại. Công việc có vất vả nhưng chúng em vẫn cố gắng vì đã trót đến đây rồi phải làm miễn là có thu nhập gửi về gia đình phụ giúp bố mẹ ở nhà đỡ đói khổ và trả nợ dần. Nhưng hai tháng, rồi ba tháng trôi qua không được trả một đồng lương nào cả chúng em hỏi chủ thì họ lẩn tránh thậm trí mắng mỏ dọa đuổi việc. Chúng em tiếp tục hỏi con bà Thắng thì mới đầu Cường còn hứa hẹn sẽ tìm việc khác tốt hơn sau đó thì lẩn tránh mất tích..."
Anh Phạm Tuấn Hải (SN 1980), khu 1, xã Thạch Sơn, chia sẻ, vừa đặt chân đến sân bay đảo Síp đã bị cảnh sát nước sở tại bắt giam 6 ngày liền vì giấy tờ không hợp pháp. Trong thời gian bị giam, mỗi ngày anh ít chỉ được uống uống 1 chai nước lọc và một cái bánh mỳ nên anh sút đi vài kg. Biết mình bị lừa và không thể chịu được cảnh sống khổ cực đó, anh hỏi một mực đòi về Việt Nam và may mắn đã được trở về quê an toàn.
Anh Nguyễn Văn Thuận (SN 1995), khu 1, xã Thạch Sơn, nhớ lại: "sang đó làm không lương, ăn uống cực khổ ai cũng gầy gò, không chịu được chúng em bỏ ra ngoài kiếm việc làm nhưng không nơi nào nhận. Chúng em cũng phải đi khắp nơi xin ăn, xin ngủ những người Việt Nam tại đó. Họ cũng tốt bụng nên chúng em không chết đói. Cũng may có người tốt bụng cho gọi nhờ điện thoại về gia đình ở Việt Nam rồi gia đình nhờ đại sứ quán can thiệp và giải cứu về Việt Nam."
Một số trường hợp không được xuất cảnh hoặc do điều kiện lao động và thu nhập không đảm bảo nên đã tự ý về về nước nhưng không được mẹ con bà Thắng hoàn trả lại tiền đã đưa trước đó.
Khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Căn cứ vào các hành vi phạm tội của các đối tượng, ngày 8/5/2015, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ban hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Trần Thị Thắng, cùng con trai là Nguyễn Mạnh Cường, đều có hộ khẩu thường trú tại khu 1, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ về hành vi "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài", để tiếp tục điều tra mở rộng.
Trước đó, ngày 06/4/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản số 1101/UBND-VX3 về việc tiếp tục chỉ đạo xử lý vụ việc người lao động bị lừa đi lao động trái phép tại nước Cộng hòa Síp; trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo một số nội dung như sau:
Công an tỉnh cung cấp chính xác danh sách số người bị hại trong vụ việc nói trên cho Sở LĐTBXH; phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các cá nhân, tổ chức trong việc tổ chức đưa người lao động đi lao động bất hợp pháp ở nước Cộng hòa Síp nêu trên; đồng thời thu hồi được kinh phí trả lại cho người bị hại.
Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nắm chắc danh sách các công dân hiện còn đang lao động tại Cộng hòa Síp, nếu họ gặp khó khăn và có nhu cầu trở về nước thì đề nghị với Bộ Ngoại giao có biện pháp giúp đỡ đưa họ trở về nước an toàn.
Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trực tiếp phối hợp với UBND huyện Lâm Thao để chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn và các cơ quan liên quan: Tổ chức hội nghị trực tiếp tư vấn cho các lao động trong vụ việc bị lừa đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp của xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao và các lao động ngoài xã Thạch Sơn nhưng cũng bị bà Trần Thị Thắng nhận tiền để đi lao động trái phép tại Cộng hòa Síp.

Trường hợp các lao động có nguyện vọng tìm việc làm thì Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ giúp đỡ tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp với nguyện vọng, sức khỏe, trình độ và các điều kiện khác của họ. Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề huyện Lâm Thao chủ trì, phối hợp với phòng LĐTBXH, UBND xã Thạch Sơn trực tiếp làm việc với các lao động để tư vấn học nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nỗi khổ của người vợ đi xuất khẩu lao động, còn chồng lấy tiền nuôi gái

Tưởng rằng bản thân đi xuất khẩu lao động thì cuộc sống ở nhà sẽ tốt hơn khi có của ăn của để, ai ngờ, bản thân thì cặm cụm làm việc bên nước ngoài, ấy vậy mà ở nhà, chồng lại mang hết tiền cho gái. Hãy cùng Châu Hưng chúng tôi theo dõi hết câu chuyện bi ai này.
Xem thêm: xuất khẩu lao động nhật bản từ Châu Hưng
Lệ xông đến trước mặt chồng, tống vào mặt hắn một cú đấm trời giáng với tất cả những căm tức, tủi nhục suốt mười mấy năm làm vợ, khiến gã này ngã chổng vó.
Lấy chồng từ năm 18 tuổi đến nay, Lệ chưa bao giờ hết khổ. Lệ vốn đã nghèo, vô duyên vô phước thế nào lại múc phải một ông chồng còn nghèo hơn. Lúc yêu thì toàn thấy cái hay cái đẹp, lúc lấy nhau rồi, Lệ mới biết chồng mình là chúa chổm làng Khoai. Nhưng đinh đã đóng vào cột, bột đã gột nên hồ, ngô đã xay ra cám, gạo tám đã nấu thành cơm, Lệ quyết thay đổi tình thế.
Chồng Lệ vốn “con nhà lính tính nhà quan” động làm là kêu mệt nhưng cái mồm chỉ thích ăn ngon, cái thân chỉ thích mặc đẹp cho nên chị làm bao nhiêu cũng không đủ cung phụng. Lúc nào người ta cũng thấy chị làm hùng hục như trâu mà nhà vẫn cứ nghèo. Mới 28 tuổi mà nhìn Lệ tàn tạ như tranh biếm họa.
Nhiều lúc buồn, Lệ lại nghĩ về ngày xưa. Tuy không được học hành nhiều nhưng chị cũng là cô gái ưa nhìn lại hay lam hay làm nên không ít người thương thầm trộm nhớ. Cũng tại cái duyên cái số nên Lệ mới trót lao đầu vào lấy một ông chúa chổm. Ngoài khuôn mặt sáng láng ra, chồng Lệ không được tang trạng gì ngoài việc ăn hại vợ con.
Nhìn đứa con 5 tuổi vừa ngủ vừa gãi sồn sột, Lệ không biết mình phải làm gì để đứa bé lớn lên được ăn học đến nơi đến chốn. Đêm nào Lệ cũng nằm thao thức đến gần sáng nghĩ cách thoát nghèo. Cuối cùng, chị quyết định chỉ có đi xuất khẩu lao động mới mong đổi đời.
Lệ đã nhẫn nhịn quá nhiều rồi
Thấy thằng em trai của cô bạn cùng làng mới đi xuất khẩu bên Hàn có một năm mà đã có tiền gửi về cho bố mẹ xây nhà, Lệ thích lắm. Nhưng con cái còn nhỏ mà trước khi đi phải nộp cho người ta những mấy mưới triệu, Lệ biết đào đâu ra. Biết là khó nhưng Lệ vẫn quyết tâm đi bằng được. Vừa hay trên huyện có chương trình cho người nghèo vay vốn đi lao động nước ngoài, họ hàng cũng ủng hộ thêm cho nên cuối cùng, Lệ cũng thực hiện được ý định của mình. Nghe vợ bàn bạc chuyện làm ăn, chồng Lệ hứa lên hứa xuống rằng sẽ ở nhà chăm sóc con, quyết không ăn chơi, đàn đúm.
Sống ở nơi đất khách, nhớ chồng, nhớ con, nhớ làng xóm láng giềng nhưng nghĩ làm công nhân ở đây 1 tháng 20 triệu, bằng làm ruộng mấy năm ở nhà, Lệ tự động viên mình cố gắng. Nghĩ vậy, Lệ dồn hết tâm sức vào việc kiếm tiền, bao nhiêu yêu thương dồn nén hết vào trong. Lương lậu được bao nhiêu, Lệ đều tằn tiện gửi hết về cho chồng để trả nợ, cho con ăn học và sửa sang nhà cửa, bản thân mình không dám tiêu pha gì.
Thấm thoắt đã hết ba năm, Lệ háo hức chờ ngày được về nhà. Ngồi trên máy bay, Lệ cứ tủm tỉm cười, nghĩ đến con, nghĩ đến những thành quả mà mình đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt. Trong điện thoại, chồng Lệ khoe đã sửa nhà, trả nợ… Lệ gửi về nhiều tiền thế cơ mà.
Vì không ai ra sân bay đón nên Lệ tự bắt xe khách về tận nhà. Quê nghèo đã thay đổi nhiều, nhà cao tầng mọc lên san sát nhưng sao nhà Lệ vẫn như xưa. Vẫn ngôi nhà cấp bốn tối và thấp như cái chuồng lợn. Vẫn cái bể nước con con phủ rêu xanh lè. Lệ tát tát vào mặt mình xem có bị hoa mắt hay không. Nhưng không hề.
Một đứa trẻ gầy đen, nhếch nhác ngồi vẹo cả đầu bên khung cửa. Lệ gọi con mà nước mắt tuôi rơi. Thằng bé sà vào lòng mẹ khóc lạc cả giọng. Ôm con, chị mới biết nó gầy đến mức nào. Ngực chị nhói đau, như có ai bóp nghẹt. Càng thương con bao nhiêu, chị càng căm tức chồng bấy nhiêu.
Hóa ra, vợ vừa đi khỏi, chồng Lệ đã tung hoành khắp chốn ăn chơi. Bao nhiêu tiền vợ chắt chiu gửi về để lo cho gia đình, con cái đều bị gã hoặc là đem cho gái hoặc ném hết vào cờ bạc, rượu chè, trai gái. Nghe nói, gã còn cặp bồ với mụ Thắm ghi đề ở làng bên rồi còn sinh con với mụ. Mấy bà hàng xóm nghe tiếng Lệ về, kéo nhau sang hỏi thăm, đứng chật cả sân. Ai cũng tỏ vẻ ái ngại cho chị.
Vừa lúc đó thì chồng Lệ ở đâu xuất hiện, cười nói oang oang. “Chắc vừa được mấy hào rượu” – có tiếng xì xào. Lệ xông đến trước mặt chồng, tống vào mặt hắn một cú đấm trời giáng với tất cả những căm tức, tủi nhục suốt mười mấy năm làm vợ, khiến gã này ngã chổng vó. Rồi mặc gã cứ nằm dưới đất mà la oai oái, Lệ bế con đi thẳng không ngoái đầu lại.
Những tưởng sau bao nhiêu cố gắng, hi sinh, cuộc đời đã mở sang một trang mới, ai ngờ tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Lệ nhớ đến lời mẹ dặn trước lúc về nhà chồng rằng phải nhẫn nhịn trong mọi trường hợp. Nhưng chị đã nhẫn nhịn quá nhiều rồi. Chị sẽ bỏ chồng, sẽ ly hôn. Chị mới 30 tuổi, vẫn còn trẻ để làm lại cuộc đời.