Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Tìm biện pháp gỡ rối cho xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo

Theo đề án 71 về “Hỗ trợ các huyện nghèo trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” được nhà nước triển khai với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ưu đãi vay vốn lãi suất thấp, miễn phí toàn bộ chi phí học nghề, ngoại ngữ, ăn ở,…Nhưng, sau khoảng 5 năm số lượng lao động tại các huyện nghèo và doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia đề án đang giảm dần. Bây giờ đã đến lúc phải có sự thay đổi trong cách thực hiện đề án để thu hút doanh nghiệp và người nghèo tích cực tham gia vào đề án này.
Đăng ký đi xuất khẩu lao động giảm dần
Anh Hoàng Văn Lù (xã Mường Khương, thị trấn Mường Khương, Lào Cai) sang Hàn Quốc làm nông nghiệp theo đề án 71. Ngoài thời gian làm việc hàng ngày, buổi tối anh Lù còn làm ngoài nghề cơ khí để kiếm tiền sinh hoạt phí. Hiện giờ, mỗi tháng anh Lù có thể gửi về cho bố mẹ 20 triệu đồng. Gia đình anh Lù đã trả hết nợ ngân hàng, khoản nợ vay bên ngoài cho anh Lù đi xuất khẩu lao động, thậm chí gia đình còn tiết kiệm được 300 triệu đồng.

Đi xuất khẩu lao động thành công không chỉ giúp người dân thoát nghèo bền vững mà hộ gia đình còn có vốn làm ăn, phát triển kinh tế. Đề án 71 được triển khai với nhiều ưu đãi cho người nghèo khi đi xuất khẩu lao động như: Vay vốn lãi suất thấp, miễn toàn bộ chi phí học nghề, ngoại ngữ, ăn ở, đi lại… Thế nhưng trong thực tế triển khai, những chính sách vẫn chưa tạo đủ sức bật cho người nghèo chấp nhận xa nhà để ra nước ngoài làm việc.

Theo ông Nguyễn Đức Lành, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, xuất khẩu lao động được coi đây là một trong những giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập, đặc biệt là ở 3 huyện nghèo là Mường Khương, Si Ma Cai và Bắc Hà. Những người đã đi xuất khẩu lao động, tu chí làm ăn thì về cơ bản đề có thu nhập tốt, có tích lũy, trả nợ ngân hàng và tái đầu tư sản xuất, nhất là những người đi lao động xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Lành cho biết, trong thời gian triển khai chương không ít lao động bỏ dở giữa chừng do không chịu được áp lực công việc khi đi xuất khẩu lao động. Trong 5 năm qua, số lao động của tỉnh Lào Cai đi làm việc ở nước ngoài chỉ có khoảng 500 người, chỉ đạt 20% so với mục tiêu đề ra.

Đến cuối năm 2014, theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), toàn bộ đề án 71 đã đi được nửa chặng đường với hơn 20.000 người đăng ký tham gia, nhưng chỉ có gần 10.000 người đi làm việc tại các thị trường Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đạt 30% so với mục tiêu đề ra. Tính bình quân, mỗi huyện nghèo chỉ có 161 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Số người đăng ký đi xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo giảm dần trong 2-3 năm gần đây.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu lao động tại huyện nghèo không đạt mục tiêu là trình độ văn hóa, tay nghề, tình trạng sức khoẻ của nguồn nhân lực tại vùng này còn nhiều hạn chế.

Có một thực tế đáng buồn, đó là tỷ lệ lao động bỏ trong thời gian đào tạo và xuất cảnh khá cao, trung bình 18% . Đặc biệt, một số địa phương có tỷ lệ lao động bỏ học cao như Phú Thọ (59%), Lâm Đồng (44%), Nghệ An (29%), Yên Bái, Ninh Thuận (25%), Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ngãi (trên 20%). Tỷ lệ bỏ không xuất cảnh sau khi được đào tạo cũng lên tới 21%.

“Người lao động vẫn còn tâm lý không muốn xa gia đình, chưa chấp nhận ngay nhịp sống làm việc bị quản lý thời gian chặt chẽ, cường độ lao động khẩn trương. Nhiều người lao động sau khi đăng ký đã bỏ giữa chừng với nhiều lý do như mẹ già, con nhỏ, gia đình không cho đi làm xa… khiến kết quả đề án không được như mong đợi,” ông Nguyễn Ngọc Quỳnh nói.

Kéo doanh nghiệp quay lại đề án

Không chỉ người nghèo ngày càng ít quan tâm tới xuất khẩu lao động, do thủ tục đưa lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ bỏ đào tạo cao khiến doanh nghiệp khó thanh toán, thua lỗ nên hiện chỉ còn chưa tới 10 doanh nghiệp tiếp tục đề án 71, trong khi trước đó có hơn 30 doanh nghiệp tham gia khi đề án mới triển khai. Chính việc doanh nghiệp rút dần ra khỏi đề án đã gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện đề án trong thời gian gần đây.

Ông Nguyễn Xuân Quảng , Giám đốc Công ty đào tạo nghề, xuất nhập khẩu lao động GAET cho biết, trong thời gian thực hiện đề án 71, tỷ lệ lao động huyện nghèo bỏ trong quá trình sơ tuyển chiếm 60%, lao động bỏ trong quá trình đào tạo 30% và lao động về chờ bay bỏ chiếm tỷ lệ 35%.

Kết quả thực hiện đề án 71 của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA cho thấy tỷ lệ xuất cảnh bình quân cũng chỉ đạt 56%, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA cho rằng trình độ văn hóa, tay nghề, tình trạng sức khỏe, ý thức trách nhiệm và nhận thức của người lao động huyện nghèo còn rất nhiều hạn chế nên khi tham gia đào tạo người lao động dễ phát sinh tư tưởng chán nản.

Để khắc phục tình trạng lao động bỏ đào tạo, xuất cảnh, ông Nguyễn Xuân Quảng đề xuất cần có chế tài cam kết đối với những lao động tham gia đề án 71 một cách xuyên suốt tránh tình trạng bỏ đào tạo, bỏ hợp đồng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác nước ngoài, lãng phí chi phí của nhà nước.

Trình độ học vấn, tay nghề thiếu và yếu dẫn tới nguồn lao động phổ thông chiếm đến 98% lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp cho rằng cần tăng thời gian đào tạo nghề, học ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động tại các huyện nghèo trước khi đi làm việc tại nước ngoài.

Trước những khó khăn trong triển khai đề án 71, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết cần sớm thay đổi mạnh mẽ cách triển khai để đề án 71 để phát huy hiệu quả trong cuộc sống. Trong đó, mấu chốt vẫn là việc tăng cường chất lượng nguồn lao động huyện nghèo và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để kéo doanh nghiệp tham gia tích cực vào đề án.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang xem xét để thay đổi quy trình thanh toán cho doanh nghiệp tham gia đưa lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hướng đơn giản hơn. Doanh nghiệp đưa lao động huyện nghèo đi dù là bất cứ hợp đồng nào, đi cùng với lao động ở những vùng khác cũng sẽ được thanh toán chi phí, không cần phải đi theo nhóm hợp đồng riêng biệt như trước.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, thời gian đào tạo lao động huyện nghèo trước khi đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ được xem xét tăng thêm để đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp ứng được các yêu cầu của các hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, có như vậy thì tỷ lệ lao động bỏ đào tạo, bỏ hợp đồng mới được cải thiện trong thời gian tới.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Con số mới về số lượng người đi xuất khẩu năm 2014

Theo số liệu mới nhận được từ Cục quản lý lao động ngoài nước thì vào năm 2014, cả nước đã đưa được gần 107 ngàn người đi xuất khẩu lao động đi nước ngoài làm việc, đã tăng 18,7% so với kế hoạch đã đề ra. Đây có thể nói là con số cao nhất trong những năm gần đây, hứa hẹn năm 2015 sẽ còn cao hơn.
Trước đó, xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2014 được đánh giá là đã gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị ở Lybia và thị trường Hàn Quốc vẫn chưa hoàn toàn mở cửa với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) trong năm 2014 đã bất ngờ tăng mạnh so với các năm trước, lên tới 62.124 người, khiến xuất khẩu lao động vượt chỉ tiêu đề ra. Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia cũng là các thị trường dẫn đầu số lượng xuất khẩu lao động trong năm 2014.

Bước sang năm 2015, bên cạnh phát triển các thị trường lớn, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đưa lao động đi Châu Phi và Trung Đông bằng việc ký kết thỏa thuận trong một số lĩnh vực với Angola và Saudi Arabia, tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn, thu nhập cao cho lao động Việt Nam.

Đốt bỏ 4 giấy chứng nhận kết quả thi để đi xuất khẩu lao động nhật bản

Tìm hiểu về việc nam sinh đốt giấy chứng nhận kết quả thi, báo điện tử có tìm đến địa chỉ của nam sinh trên và đã được biết lý do. Nam sinh này cho biết, cảm thấy không còn cần đến 4 tờ giấy đó nữa, mà sẽ đi học tiếng nhật để đi xuất khẩu lao động nhật bản
Nam sinh đốt giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia cho biết: “Mình hành động như thế là vì mình không còn cần đến 4 tờ giấy đó nữa, chứ không phải là do mệt mỏi hay căng thẳng gì cả.”
Ngày hôm qua, thông tin về một nam thí sinh đốt 4 giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia do kết quả không được như ý và mệt mỏi với phương án xét tuyển đại học được đông đảo mọi người chú ý và quan tâm.
Hầu hết tất cả mọi người đều cho rằng đây là một hành động “phản kháng”, một “hệ quả” đối với quy chế mới của Bộ Giáo dục về phương án sử dụng kết quả thi để xét tuyển đại học năm 2015.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, nam sinh này cho biết: “Mình hành động như thế là vì mình không còn cần đến 4 tờ giấy đó nữa, chứ không phải là do mệt mỏi hay căng thẳng gì cả.”
Đốt giấy chứng nhận kết quả vì thấy không cần thiết
Nam sinh được nhắc đến đó chính là Kiều Tuấn Vịnh (SN 1994), quê ở Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuấn Vịnh chia sẻ, sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, cậu luôn muốn tìm một ngành học để có thể sau này được làm việc cho một cơ quan nhà nước để có thể ổn định cuộc sống.
Cậu đã học một năm tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, nhưng đó không phải là ngành học yêu thích của cậu. Do vậy, cậu đã quyết định bỏ học và ôn tập lại một năm để thi vào trường Đại học Sư phạm 2 khoa Giáo dục Quốc phòng.
Học một năm tại đây, Tuấn Vịnh vẫn cảm thấy đây không phải là con đường mà mình muốn đi. Niềm khao khát với ngành quân đội đã thôi thúc cậu bỏ học và tiếp tục ôn thi lại đại học.
Năm nay, Tuấn Vịnh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia với tư cách thí sinh tự do. Và kết quả cậu đạt được không đúng với sự kỳ vọng của cậu.
“Ngay sau khi Bộ công bố điểm thi, mình cũng đã nhanh chóng tra cứu điểm thi của mình. Với kết quả 20,5 điểm, mình đã vô cùng thất vọng vì nó không đúng với sự kỳ vọng của mình. Và với số điểm đó, chắc chắn mình sẽ không đỗ được trường mình đã mong muốn xét tuyển nên ngay từ đầu mình đã xác định là mình không cần đến 4 tờ giấy chứng nhận kết quả đó”, Tuấn Vịnh tâm sự.
Vịnh cho biết thêm, cậu buồn vì kết quả của mình, nhưng đó là do sự nỗ lực của chính bản thân cậu không đủ, chứ cậu không hề có ý chê trách và nghi ngờ rằng điểm của mình bị chấm sai.
Khi được hỏi về hành động gây xôn xao dư luận của mình, Tuấn Vịnh kể lại. Ngay khi biết điểm thi, cậu đã không hề muốn nhận phiếu báo điểm, và 4 tờ giấy này là do bạn cậu lấy về cho.
Cậu thấy 4 tờ giấy đó không cần thiết đối với mình nên cậu quyết định đem đốt. Với cậu đây cũng là hành động quyết định chấm dứt con đường học hành của mình.
“Mọi người đang hiểu lầm mình, mình không hề tỏ ra bức xúc, hay tỏ ý kiến gì đối với phương án xét tuyển mới của Bộ hay một cá nhân tổ chức nào. Mình chưa từng nộp đơn xét tuyển của mình vào trường nào, nên không hề có chuyện cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng do phải theo dõi thông tin xét tuyển”, Tuấn Vịnh khẳng định.
Còn đối với những độc giả cho rằng cậu “chơi trội”, muốn được “nổi tiếng”, cậu nói: “Mình không hề đẹp trai, cũng không hề có bất kỳ một tài năng nào, nên mình không hề có ý định được nổi tiếng làm gì cả.”
Từ bỏ đại học vì thấy mình không có tương lai
Từ bỏ 2 năm học đại học và 2 năm ôn thi lại, Tuấn Vịnh cho biết, mình đang là công nhân ở một xưởng chế biến gỗ.
Điều này có thể sẽ đi ngược lại với xu hướng của xã hội, nhiều người mong muốn học đại học còn không được nhưng chàng trai này lại quyết định từ bỏ. Đó có thể được cho là một hành động liều lĩnh và cũng có thể là bản lĩnh.
Chia sẻ về quyết định này, Tuấn Vịnh cho hay: “Không phải là mình liều lĩnh đâu. Mình đã suy nghĩ rất nhiều để đưa ra quyết định này. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nếu tiếp tục học, mình cũng khó có thể xin được một công việc ổn định trong lương lai, vì thế mình dừng lại, chọn cho mình một hướng đi khác”.
Khi biết cậu con trai quyết định bỏ học đại học, ngay từ lần đầu, bố mẹ cậu cũng đã khuyên răn, góp ý. Nhưng cậu đã thuyết phục được bố mẹ mình, và bố mẹ cậu đã tôn trọng quyết định của cậu.
Cậu cho biết, mình sẽ tiếp tục làm công việc hiện tại và sẽ học thêm tiếng Nhật để đi xuất khẩu lao động nhật bản (chứ không phải là đi du học như mọi người hiểu lầm).
“Mình không thể nói trước được rằng, quyết định của mình hiện tại là đúng hay sai. Nhưng đã quyết định thì mình sẽ cố gắng để thực hiện tốt con đường mình đã chọn”, Tuấn Vinh tâm sự.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Câu chuyện về châu chấu và kiến qua tiếng nhật

Hi vọng với câu chuyện về châu chấu và kiến được dịch ra tiếng nhật sau đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích cho việc đi xuất khẩu lao động nhật bản của mình.
Câu chuyện nói về một chú Châu Chấu đăng rong chơi gặp một đàn kiến đang làm việc hăng say, Châu Chấu thấy rất ngạc nhiên khi thấy đàn kiến, và đã dừng lại và hỏi đàn kiến đang làm gì vậy.
なつ の ある ひ、キリギリス が のはら で うた を うたって いると、アリ たち が ぞろぞろ あるいて きました。
Một ngày vào mùa hè, khi một con châu chấu đang hát trong cây cỏ, một đàn  kiến đi qua.
「おい、アリくん たち。そんな に あせ を びっしょり かいて、なに を してるんだい?」
"Xin chào, kiến ​​thân yêu. Các bạn đang làm gì mà ướt đẫm mồ hôi vậy ?
「これは キリギリスさん、わたしたち は たべもの を はこんで いるんですよ」
"Xin chào Châu Chấu, chúng tôi đang chuyển thức ăn vào nhà."
「ふーん。だけど、ここ には たべもの が いっぱい ある じゃないか。
"Hmm ... tôi thấy, nhưng bạn có thể thấy đấy, có rất nhiều thức ăn xung quanh đây.
どうして、いちいち いえ に たべもの を はこぶんだい。
Tại sao bạn phải chuyển thức ăn cho từng người trong gia đình của bạn ?
おれ みたい に、おなか が すいたら そのへん に ある もの を たべて、あと は たのしく うた を うたったり、あそんだり して いれば いいじゃないか」
Hãy nhìn tôi này, tôi ăn những thứ xung quanh ở đây khi tôi cảm thấy đói. Tôi hát vui vẻ hoặc có niềm vui cho phần còn lại của thời gian. "
「でもね。キリギリスさん。
"Nghe này Châu Chấu
いま は なつ だから たべもの が たくさん あるけど、ふゆ が きたら、ここ も たべもの は なくなって しまいますよ。
Chúng tôi có rất nhiều thức ăn ngay bây giờ bởi vì đang là mùa hè, nhưng khi mùa đông đến, ở đây sẽ không có thức ăn để ăn.
いま の うち に たくさん の たべもの を あつめて おかない と、あと で こまりますよ」
tốt hơn là tích trữ thức ăn cho mùa đông hoặc bạn có thể gặp rắc rối sau này."
アリたち が そう いう と、キリギリス は バカ に した ように、
Khi kiến nói vậy, Châu chấu như một kẻ ngốc
「ハハハハハハッ」
"Ha-ha-ha"
と、わらって。
Và Châu Chấu nói
「まだ なつ が はじまった ばっかり。ふゆ の こと は ふゆ が きて から かんがえれば いいのさ」
"Mùa hè vừa mới bắt đầu, hãy suy nghĩ về mùa đông khi nó đến."
そう こたえる と、また うた を うたい はじめました。
Sau đó, Châu chấu bắt đầu hát lại một bài hát
さて、それから も まいにち キリギリス は ようき に うたって くらし、アリたち は せっせ と いえ に たべもの を はこび ました。
Châu chấu vẫn tận hưởng cuộc sống của mình, nó hát vui vẻ trong khi những con kiến ​​làm việc chăm chỉ để chuyển thức ăn vào nhà.
やがて なつ が おわり、あき が きました。
Chẳng lâu sau, Mùa hè kết thúc và mùa thu đến.
キリギリス は、ますます ようき に うた を うたって います。
Châu chấu vẫn đang hát ngày càng nhiều.
そして とうとう、さむいさむい ふゆ が やって きました。
Và cuối cùng, mùa đông lạnh đã đến.
のはら の くさ は すっかり かれはて、キリギリス の たべもの は ひとつ も なくなって しまいました。
Đồng cỏ có tất cả thức ăn đã biến mất và không có một mảnh vụn để ăn cho Châu Chấu.
「ああ、おなか が すいたな。
"Ahhh...tôi đang đói...
こまったな。
Cỏ vẻ tôi đang gặp rắc rối
どこか に たべもの は ないか なあ。
Tôi phải tìm một cái gì đó để ăn ở đâu đó ... tôi sẽ đi đâu? "
・・・あっ、そうだ。
Để xem nào ... Oh, ở đây là...
アリくん たち が、たべもの を たくさん あつめて いたっけ。
Tôi nhớ những con kiến ​​đang làm việc chăm chỉ để tích trữ thức ăn.
よし、アリくん たち に なにか たべさせて もらおう」
Phải rồi, tôi sẽ đi đến chỗ đàn kiến và xin ít thức ăn"
キリギリス は いそいで アリ の いえ に やってきました が、アリ は いえ の なか から、
Châu chấu chạy đến đàn kiến, nhưng kiến trả lời từ trong nhà ra:
「だから、たべもの が たくさん ある なつ の あいだ に たべもの を あつめて おきなさい と いった でしょう。
"Tôi đã nói với bạn hãy tích trữ một ít thức ăn khi mùa hè có nhiều.
いえ には かぞく の ぶん の たべもの しか ない から、わるい けど、キリギリスさん には あげる こと が できません」
Tất cả tôi có ở đây là chỉ cho gia đình tôi. Tôi xin lỗi nhưng không có gì dành cho bạn cả"
と、いって、げんかん を あけて くれません でした。
Kiến nói với Châu chấu mà không cần mở cửa.
キリギリス は ゆき の ふる のはら の まんなか で、さむさ に ふるえ ながら しょんぼり していました。
Châu chấu tràn đầy thất vọng và run rẩy trong tuyết trắng.
いま、らく を している なまけもの は、そのうち いたいめ に あう と いう おはなし です。
Câu chuyện nói rằng: Nếu bạn lười biếng và có một cuộc sống dễ dàng, bạn sẽ không nhận được sự giúp đỡ của ai khi bạn gặp khó khăn cả !
おしまい
Kết thúc !

Có hơn 60 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang chờ Đài Loan lựa chọn

Theo thông tin mới nhất mà Châu Hưng tổng hợp từ báo Dân Trí thì hiện có 61 công ty xuất khẩu lao động được phía Việt Nam giới thiệu để phía Đài Loan lựa chọn.
Theo đó, từ khi Đài Loan chính thức mở cửa đối với lao động xuất khẩu từ Việt Nam thì việc triển khai thí điểm chương trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan theo công việc khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ đang được thực hiện trở lại.
Cũng theo cục quản lý lao động ngoài nước thuộc bộ LĐ-TB&XH đã triển khai thực hiện công văn số 2176/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 9/6/2015 của Bộ LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn triển khai đưa lao động đi xuât khẩu sang Đài Loan làm việc, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức để tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang đề nghị được giới thiệu để phía Đài Loan cho phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi xuất khẩu sang làm việc tại Đài Loan.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đăng ký tham gia thí điểm cung ứng lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan làm việc.
Tới nay, Cục quản lý lao động ngoài nước đã giới thiệu 47 doanh nghiệp để phía Đài Loan cho phép hoạt động dịch vụ đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan; thông báo 47 doanh nghiệp đủ điều kiện được tham gia thí điểm cung ứng lao động khán hộ công gia đình và 14 doanh nghiệp đủ điều kiện được tham gia thí điểm cung ứng lao động thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan làm việc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đang tiếp tục tiếp nhận và xử lý các hồ sơ của doanh nghiệp đề nghị được giới thiệu để phía Đài Loan cho phép hoạt động dịch vụ đưa lao động và các doanh nghiệp đủ điều kiện, đề nghị tham gia thí điểm cung ứng lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan làm việc.
Trước đó, sau 10 năm ban hành lệnh cấm tiếp nhận, thị trường lao động Đài Loan sẽ thí điểm tiếp nhận lại lao động VN làm công việc thuyền viên tàu cá gần bờ và lao động chăm sóc người già. Thời gian thí điểm bắt đầu từ 1/7-31/12/2015.
Để chuẩn bị cho công tác đưa lao động sang Đài Loan, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã ban hành công văn hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai dịch vụ xuất khẩu lao động Đài Loan
Theo đó, doanh nghiệp phải có phòng học, nơi ở, sinh hoạt nội trú cho trên 100 lao động trở nên, tối thiểu có 4 giáo viên có trình độ, 2 giáo viên đào tạo tiếng Trung…
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng ban hành công bố mức lương cho lao động làm công việc chăm sóc người già tại nhà có mức lương tối thiểu là 17.500 Đài tệ/tháng (12 triệu đồng), thời hạn làm việc 3 năm , gia hạn tối đa 17 tháng.
Mức lương của thuyền viên đánh cá xa bờ là 19.273 Đài tệ/tháng, thời hạn làm việc 3 năm , gia hạn tối đa 17 tháng. Việc thực hiện thí điểm tiếp nhận lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan thực hiện thí điểm đến hết tháng 12/2015.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Một vài vấn đề về tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản

Bạn Thiên An đang phân vân không biết có nên đi xuất khẩu lao động nhật bản hay không? Nên có đặt câu hỏi nhờ Vnepress.net tư vấn, vấn đề của bạn ấy như sau:
Hiện nay phong trào xuất khẩu lao động rất rầm rộ. Các công ty môi giới mở ra khắp nơi. Mình có ý định tham gia nhưng thông tin không rõ ràng.
Nhờ mọi người tư vấn giúp mình một số thông tin sau:
  1. Tiền lo thủ tục đi Nhật Bản bình quân bao nhiêu, được chi cho những khoản nào?
  2. Năm 2015 còn yêu cầu đặt cọc để chống trốn việc, bỏ việc?
  3. Số tiền bình quân người lao động kiếm được sau 3 năm là bao nhiêu? Mình nhớ một trường nghề của Hà Nội thông báo người lao động sẽ có được gần 900 triệu sau khi về nước. Nếu chi phí đi xuất khẩu lao động là 200 triệu thì số tiền người lao động có được thật tuyệt vời.
  4. Người lao động có được công ty đào tạo nghề, ngoại ngữ miễn phí hay phải chi học phí bao nhiêu?
  5. Mình thuộc dạng không biết tiếng Nhật vậy có thể tìm đến địa chỉ nào để học tiếng chất lượng? Xin cảm ơn.

Ý kiến của thành viên xuantruongtb.85 như sau:
Chào bạn. Theo như mình biết thì hiện nay nền kinh tế Nhật Bản đang suy thoái. Một số bạn đang lao động và học tập tại Nhật có thu nhập rất thấp. Mình cũng thuộc mẫu người mơ mộng và đã theo XKLD rất nhiều năm nhưng không đi được. Với việc bạn hỏi đi học tiếng ở đâu? Tất cả chi phí dịch vụ bạn sẽ phải trả khá nhiều. Và học tiếng là một chuyện. Bạn còn phải thi tay nghề thể lực. Chiều cao cân nặng .... có những bạn thi mấy năm không đỗ. Theo tôi thì với số tiền hơn 200 triệu bạn nên ở nhà lập kế hoạch làn kinh tế. Sau ba năm nếu dự án của bạn thành công. Bạn hãy so sánh với những người đi lao động về nhé. Không có bánh vẽ cho bạn ăn đâu. Chúc bạn thành công.
Còn ý kiến của bạn có nickname lehuongwest như sau:
Chào bạn Thiên An!
Lao động ở Nhật Bản hiện tại mặc dù thu nhập không còn cao như trước nữa (do đồng Yên giảm giá) tuy nhiên so với chi phí bỏ ra và thu nhập sau khi kết thúc hợp đồng 03 năm về nước thì còn tốt gấp nhiều lần ở Việt Nam. Bạn cứ tính đi ở Việt Nam 03 năm bạn làm dư được bao nhiêu (ở đây chỉ tính mức chung giành cho lao động có trình độ ở mức trung bình, trình độ cao, cán bộ quản lý cao cấp không tính). Ở quê mình các bạn mới đi về có được khoảng 300-500tr (đã trừ chi phí). Bạn tính xem nếu làm ở VN có được như vậy không? Chi phí bỏ ra khoảng 4.500 USD bạn nhé, bạn được học tiếng Nhật miễn phí, miễn vé máy bay 02 chiều, sau khi về nước bạn được nhận lại tiền bảo hiểm hưu trí do Nhật chi trả khoảng từ 30-50tr VNĐ.

Bị sát hại do chê chồng sau khi xuất khẩu lao động về

Sau một thời gian đi xuất khẩu lao động từ Đài Loan về nước, do có tiền trong tay, cuộc sống bên đó dư dả, chị Mến thường xuyên chê chồng mình là “xấu xí, đen hôi, không hợp”, nhiều lần chị đòi ly dị, mâu thuẫn xảy ra khiến anh Hảo đã ra tay sát hại vợ mình.
Chia sẻ với PV về sự việc chồng giết vợ thả xác trôi sông gây chấn động Thái Bình, ông Nguyễn Văn Thanh (SN 1951), bố của bị can Nguyễn Đình Hảo (SN 1977, ngụ xóm 15, thôn Thuận Hiệp, xã Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình) kể lại.
Nơi phát hiện thi thể nạn nhân.

Sáng 11/6, sau khi nghe người dân xôn xao về xác chết trôi sông được phát hiện ở khu vực tổ 16, phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình (cách nhà Hảo khoảng 19km) ông đã thấy có linh cảm không lành. Vì đêm trước đó, hai đứa cháu (đứa lớn 13 tuổi, con anh Hảo) cho biết: Đêm 10/6, khi 2 đứa đi chơi về chỉ thấy bố ở nhà mà không thấy mẹ.
Ông gọi cho con trai (Hảo-PV) nhưng không liên lạc được. Sau khi biết chính xác thi thể đó là của con dâu mình, cả gia đình ông Thanh như chết đứng.
Ngày 13/6, anh Nguyễn Đình Hảo ra đầu thú.
Về căn nguyên dẫn đến việc anh Hảo ra tay sát hại vợ là chị Trịnh Thị Mến (SN 1979), ông Thanh cho biết: Năm 2008, ông Thanh đứng tên vay ngân hàng 100 triệu cho con dâu đi xuất khẩu lao động bên Đài Loan. Những mong khi cô trở về, cuộc sống của vợ chồng anh Hảo và chị Mến sẽ khấm khá, đỡ vất vả hơn.
Thế nhưng, sau khi về nước, chị Mến có tiền trong tay lại quay ra đổ đốn.
“Con dâu chê chồng xấu xí, đen hôi, không hợp, nhiều lần đòi ly dị, mâu thuẫn xảy ra, nên mới dẫn đến ngày hôm nay”, ông Thanh nói.
Những người khác trong gia đình cũng xác nhận, sau khi về nước, nạn nhân không còn mặn mà với người chồng, chê bai chồng đủ đường và còn đòi ly dị. Tuy nhiên, anh Hảo không đồng ý.
Chị Mến không làm những công việc liên quan đến đồng ruộng nữa. Trong khi chồng cả ngày đầu tắt mặt tối đi làm, chị ở nhà ăn mặc diêm dúa, thường xuyên làm đẹp, hát karaoke.
Sau nhiều lần gửi đơn ra tòa, ngày 6/4/2015, TAND huyện Vũ Thư mời hai người lên làm thủ tục. Phiên xử chưa mở thì vụ án xảy ra.
Theo báo CAND, tại Cơ quan điều tra, Hảo khai nhận nguyên nhân dẫn đến việc sát hại vợ, là do mâu thuẫn vợ chồng đã lên đến đỉnh điểm khi vợ nhất quyết ly hôn.
Tối 10/6, sau khi đi uống bia về, Hảo có hỏi vợ là “con đâu” thì Mến văng tục, chửi bới Hảo. Sẵn hơi men trong người cộng với những bức xúc tích tụ lâu nay, Hảo đã xuống nhà dưới, lấy một ống tuýp nước bằng sắt phi 34, dài 60 cm lên phòng ngủ tìm vợ.
Thấy chị Mến đang sử dụng điện thoại, Hảo dùng tuýp nước, khom người, đánh mạnh vào sau gáy của vợ, khiến chị này gục ngay tại chỗ. Thấy vợ đã chết, Hảo kéo xác vợ xuống bồn nước bằng bê tông, cao 2,35m sau nhà để cất giấu đợi lúc vắng vẻ sẽ mang đi phi tang.
Do lúc sát hại chị Mến, máu vương vãi khắp phòng và cầu thang nên Hảo phải dùng khăn để lau vết máu, tránh bị phát hiện.
Khi các con đã ngủ, đối tượng cho xác vợ vào bao tải dùng để đựng hoa hoè, màu trắng và chở trên chiếc xe máy Air Blade, BKS 17B2-13503, đi qua quãng đường dài 15km để vứt xuống sông Trà Lý.
Giải thích về việc vì sao lại mang xác vợ đi xa như vậy để phi tang, Hảo khai rằng, lúc đó không có chủ định gì, chỉ thấy vứt càng xa càng tốt. Tuy nhiên, sau đó do dây buộc bao tải chứa xác chị Mến bị tuột nên đầu thi thể nạn nhân nhô ra bên ngoài. Sau khi vứt xác vợ xuống dòng nước, đối tượng đi chiếc xe máy trên về gửi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và đi xe ôm về nhà.
Sáng hôm sau (ngày 11/6), sợ bị bắt, Nguyễn Văn Hảo đi xe máy của mình đến hiệu cầm đồ và để lại xe ở đó, rồi đến bệnh viện lấy xe máy của vợ đã gửi hôm qua, để bỏ trốn. Chạy sang Nam Định, nhưng không có bạn bè, người thân, không biết đi đâu, Hảo thuê một phòng tại nhà nghỉ ở đây để ngủ.
Xác định được đối tượng đang lẩn trốn tại chùa Tùng Lâm (Giao Thủy, Nam Định), Công an tỉnh vận động đối tượng ra đầu thú. Có mặt tại Cơ quan điều tra, Hảo luôn tỏ ra rất ân hận, luôn khẳng định mình là người yêu vợ.
Hảo và chị Mến đã có 2 người con trai là Nguyễn Văn H. sinh năm 1998 và Nguyễn Văn H.. sinh năm 2002. Lúc xảy ra án mạng, cả 2 cháu đều không có ở nhà.
Tuy nhiên sau khi đi chơi về, các cháu đều không thấy mẹ và nhận ra có vết máu trong phòng nhưng Hảo luôn khẳng định là không phải nên các cháu đều đã bỏ qua mà không nghi ngờ gì.
Được biết, Hảo là một người có nhân thân tốt, tình tình hiền lành, chịu khó làm ăn và chăm sóc các con trong thời gian vợ đi xuất khuẩu lao động. Trước đây, vợ chồng Hảo sống đầm ấm.
Trong thời gian ở nước ngoài (từ năm 2001 đến trước tết Nguyên đán năm 2015), chị Mến vẫn gửi tiền về để xây nhà cửa khang trang. Nhưng 4 tháng trở lại đây, khi chị Mến về nước, Hảo và vợ nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” thường xuyên diễn ra. Đỉnh điểm của sự việc cách đây hơn một tháng, chị Mến có làm đơn ra tòa xin ly dị nhưng Hảo nhất định không đồng ý.