Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Xuất khẩu lao động nhật bản với mức lương 40 triệu/tháng

Xuất khẩu lao động nhật bản với mức lương 10-20 triệu/tháng là chuyện bình thường, tuy nhiên có một vài công việc với mức lương gấp 2-3 lần như vậy. Ví dụ như công việc làm hộ lý, y tá tại Nhật Bản, với mức lượng 34-40 triệu đồng/tháng, học viên cần phải trải qua khóa đào tạo bài bản trong 12 tháng.
slide-02
Tại hội thảo thông tin chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Đến thời điểm này, 150 ứng viên của khóa đầu tiên của Chương trình phái cử ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản đã tham gia học tiếng Nhật tập trung được 8 tháng, để đến tháng 11/2013 sẽ tham gia kỳ thi năng lực tiếng Nhật  tiêu chuẩn N3, đủ khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật trong cuộc sống sinh hoạt. Theo đánh của cơ quan đào tạo phía Nhật Bản khả năng tiếp nhận và chịu học của các ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam khá tốt.

Theo kế hoạch, trong thời gian 12 tháng, các học viên phải trải qua 3 học phần khá nặng, nên tất cả phải tập trung cao độ mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Rất nhiều ứng viên mà chúng tôi gặp tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, ĐH Điều dưỡng Nam Định, Cao đẳng Y tế Phú Thọ…  cho biết phải tập trung học nhóm vào buổi tối. Nói chuyện, giao tiếp bằng tiếng Nhật mọi lúc, mọi nơi thì mới theo kịp.

Đây là hình thức đang được Bộ LĐ-TB&XH hợp tác cùng với Chính phủ Nhật Bản thực hiện, hướng đến xây dựng mô hình đưa lao động có trình độ sang các nước có nền kinh tế phát triển với mức thu nhập cao. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, mức lương của hộ lý, y tá tại Nhật Bản khoảng 40 triệu đồng; điều dưỡng là 34 triệu đồng. Khi sang làm việc tại Nhật Bản, đối với ứng viên điều dưỡng tối đa 3 năm sẽ được thi chứng chỉ quốc gia, ứng viên hộ lý được dự thi chứng chỉ quốc gia một lần vào năm thứ 4 sau khi đã làm công việc hộ lý trên 3 năm tại Nhật Bản. Nếu đỗ các ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn. Lúc này, mức lương của hộ lý và điều dưỡng có thể lên tới 2.500 USD/tháng.

Đại diện ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước thứ 3 sau Philippines và Indonesia chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản, quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về dịch vụ y tế. Đến nay đã có 120 ứng viên trong tổng số 900 điều dưỡng, hộ lý của Indonesia và 700 điều dưỡng, hộ lý của Philippines sang làm việc tại Nhật Bản thi đạt chứng chỉ quốc gia của nước này.

 Cục cũng đã thông báo tuyển khóa 2 của chương trình với Nhật Bản. Thời gian nhận hồ sơ  từ ngày 1 -30/9/2013.

Phạm Thanh

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Đằng sau mức lương 60 triệu 1 tháng của lao động xuất khẩu nhật bản

Thu nhập 60 triệu đồng/tháng là một con số không nhỏ tại Việt Nam, để được như vậy, tại Việt Nam thì bạn phải cố gắng không phải là nhỏ để được mức thu nhập đó. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, đó không phải là một điều khó khăn đối với công việc làm hộ lý, điều dưỡng của các lao động xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhưng với mức sống đắt đỏ tại Nhật khiến cho họ chỉ dành dụm được một phần nhỏ gửi về cho gia đình.
Ví dụ.
Chị Thanh (quê ở Phú Thọ) sang Nhật làm điều dưỡng tại một bệnh viện ở vùng Miyakonojo, Miyazaki, Nhật Bản được gần 2 năm theo diện xuất khẩu lao động. Chị cho biết, mức lương hiện tại của chị là 200.000 yên/tháng (tương đương khoảng 40 triệu đồng). Đây là con số đáng mơ ước ở Việt Nam, nhưng với người sống ở Nhật Bản, mức thu nhập nói trên chỉ ở trung bình. Trừ các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, chi phí ăn ở, sinh hoạt, người lao động như chị chỉ dành dụm được một khoản nhỏ gửi về cho gia đình.

Chị Thanh tính toán, sau khi trừ bảo hiểm khoảng 30.000 yên (6 triệu đồng); thuê nhà 15.000 yên (3 triệu đồng); xe đi lại 10.000 yên (2 triệu đồng); tiền ăn 30.000 yên (6 triệu đồng); chi phí sinh hoạt điện nước, nấu nướng 10.000 yên (2 triệu đồng) thì chưa tính chi phí đi chơi, thăm bạn bè, mỗi tháng chị dành dụm được khoảng 100.000 - 115.000 yên (tương đương với 22 - 25 triệu đồng). "Với số tiền chi trả trên, mình đã phải sống rất tiết kiệm và không có bất kỳ một chuyến đi chơi hay thăm bạn bè nào trong một tháng liền", chị chia sẻ.

Chị kể, thời gian học ở Việt Nam, nhiều người học để được sang Nhật. Tuy nhiên, chỉ một phần ba trong số này qua được kỳ thi chứng chỉ tiếng Nhật Bản. Chị cho biết, để đạt được mức N3 (mức ở giữa trong 5 mức từ 1 đến 5), người chăm chỉ, sáng dạ theo khóa đào tạo liền ngày sẽ mất gần 1 năm. Những người học chậm phải mất đến 1,3 -1,5 năm. Ngoài ra, các ứng viên thường xuyên tham gia các buổi thi tiếng Nhật ở Việt Nam và các bài phỏng vấn trực tuyến của người Nhật. Sau khi vượt qua các vòng thi khó khăn, ứng viên phải chờ thời gian cấp visa và đủ số người mới đủ điều kiện. "Để được xuất khẩu sang Nhật Bản, mình đã mất đến mấy trăm triệu đồng cho các chi phí đào tạo dự bị, ăn, ở, phí khám sức khỏe, làm visa", chị Thanh cho biết thêm.

Chị Kiều, một du học sinh ngành dược đang làm thêm tại một bệnh viện dưỡng lão ở Miyakonojo-shi, Miyazaki, Nhật Bản được gần 1 năm cho biết, mức lương 60 triệu đồng/tháng cho hộ lý, điều dưỡng viên không phải là không có. Tuy nhiên, để đạt được mức lương như vậy, đòi hỏi ứng viên phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tại Nhật Bản. Sau đó, ứng viên phải trải qua các kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý, và có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3 (chưa kể chi phí, thời gian xét hồ sơ và đào tạo ở Việt Nam).

Cũng theo chị, chi phí sống ở Nhật Bản rất cao so với Việt Nam. Đơn cử, một tuyến xe bus ngắn tại Việt Nam có giá hiện thời là 5.000 đồng/người/lần, nhưng bên Nhật, cứ bước lên xe là mất ít nhất 30.000 đồng/tuyến, chưa kể tuyến xa giá sẽ đắt hơn gấp nhiều lần. Hiện vé vào cửa công viên vườn thường ở Việt Nam là 4.000 - 5.000 đồng/người, ở khu vui chơi giải trí 130.000 - 150.000 đồng/người, nhưng vé vào công viên tầm trung ở Nhật Bản đã gần 1 triệu đồng. Như vé vào cửa công viên Universai ở Osaka (Nhật Bản) là 1, 3 triệu đồng. Do đó, những người lao động ngoại quốc như chị hiếm khi dám rút ví chi trả cho những dịch vụ ấy.

Nếu thuê nhà của công ty, thường phải ở chung 3 - 4 người/phòng, mỗi người mất khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng, chưa kể khoản đặt cọc 15 - 20 triệu đồng trước khi nhận phòng. Và phần lớn người lao động ở Nhật Bản đi xe đạp, do các loại phương tiện như tàu điện, xe bus, taxi đều rất tốt, nhưng vô cùng đắt đỏ. "Ở Nhật, thời gian làm thêm được chi trả khá cao, thường 753 yên/giờ (đối với vùng ở nông thôn). Tuy nhiên, làm điều dưỡng và hộ lý ở đây trung bình 8 tiếng/ngày, nhưng chỉ làm thêm được 2 tiếng/ngày, do đó, muốn cải thiện thu nhập cũng khó", chị nói.

Kim Anh (quê ở một tỉnh miền Trung) trúng tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành hộ lý thuộc diện của Bộ năm 2013. Kim Anh cho biết, đầu vào ngoài xét hồ sơ, chị phải trải qua các bài thi chuyên ngành, tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (nếu biết), và bài phỏng vấn trực tiếp. Sau khi trúng tuyển, các ứng viên sẽ được đài thọ toàn bộ chi phí, ăn ở, học tiếng mỗi tháng 5 triệu đồng tại một cơ sở ở Hưng Yên. Hiện khóa học của Kim Anh là khóa thứ 2 xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện này. Nếu đầu năm sau đạt chứng chỉ N3, khóa của chị sẽ bay sang Nhật vào cuối tháng 6.

Quản lý tại cơ sở đào tạo cho biết, nếu đỗ N3 Kim Anh sẽ sang Nhật làm hộ lý 4 năm với mức lương dao động 130.000 -140.000 yên/tháng (tương đương 26 - 28 triệu đồng), và có cơ hội thi tuyển các chứng chỉ chuyên ngành của Nhật để có mức lương như hộ lý Nhật Bản. "Tuy nhiên, để thi được bằng N3 rất khó nên mình đang nỗ lực học tiếng, hy vọng được sang Nhật Bản làm việc, giúp đỡ phần nào khó khăn cho gia đình", chị chia sẻ.

Trong buổi họp báo diễn ra cách đây chưa lâu, đại diện Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, những người được lựa chọn sẽ sang Nhật Bản vừa học vừa làm. Thời gian tối đa 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần), và tối đa 4 năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần). Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý.

Lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, mức lương thông thường là 130.000 - 150.000 yên/tháng (tương đương 1.300 - 1.500 USD). Ngoài ra, ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ 4. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn. Và chỉ khi này, mức lương của hộ lý và điều dưỡng viên mới có thể lên tới 270.000 - 300.000 yên/tháng (tương đương 2.700 - 3.000 USD/tháng).

Theo Tri Thức Trực Tuyến

Thị trường nhận nhiều nhất lao động xuất khẩu từ Việt Nam trong quý 1 là Đài Loan

Trong quý I, theo số liệu từ cục quản lý lao động ngoài nước thuộc bộ lao động thương binh và xã hội thì Đài loan là thị trường tiếp nhận nhiều lao động xuất khẩu từ Việt Nam nhất. Cụ thể như sau: tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 25.766 lao động (7.733 lao động nữ) đạt 27,12% kế hoạch năm 2015.
Năm 2014, xuất khẩu lao động đã đạt kỷ lục khi đưa hơn 107.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Trong quý 1 năm 2015, xuất khẩu lao động vẫn tiếp tục có những dấu hiệu tích cực khi số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục tăng thêm 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ riêng trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng Ba năm 2015 là 8.560 lao động (2.573 lao động nữ). Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận 5.953 lao động (1.678 lao động nữ); Nhật Bản 1.618 lao động (563 lao động nữ); Hàn Quốc: 262 lao động; Malaysia: 328 lao động; Saudi Arabia 256 lao động và các thị trường khác.
Trong quý 1, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với hơn 16.800 người, chiếm hơn 65% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phía Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang xem xét tiếp nhận lại lao động Việt Nam trong ngành đánh bắt cá và giúp việc gia đình. Nếu thỏa thuận mở lại hợp tác lao động trong hai ngành này được thông qua, lao động Việt Nam sẽ có thêm cơ hội đi làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc).
Theo đại điện của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2015, song song với việc duy trì phát triển các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia… để đạt chỉ tiêu về số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài, những đơn hàng đưa lao động có trình độ như điều dưỡng viên, kỹ sư… sẽ được chú trọng mở rộng.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Cần phải làm thế nào để đi xuất khẩu lao động nhật bản

Bạn Nguyễn Thanh Sơn hiện đang là sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nhưng thay vì bạn ấy đi tìm một công việc nào đó thì bạn ấy lại muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản để giúp đỡ gia đình.
Tuy nhiên, bạn ấy lại không biết nên cách thức như thế nào nên có nhờ bạn đọc trên Vnexpress.net trợ giúp.
Một vài tư vấn của bạn đọc như sau:
Nếu bạn có bằng đại hoc về kỹ thuật thì dễ xin sang nhật làm việc lắm,mà đi dạng kỹ thuật viên thì tốt hơn,nếu không thì đi dạng tu nghiệp sinh vậy,ở thành phố HCM thì có nhiều trung tâm môi giới (ở Hà Nội thì mình không biết) vd: cics,suleco,esuhai...nên học tiếng nhật trước thì tốt hơn,hơi khó nhưng ráng học la ok,mình cũng đang lam ở bên nhật,bên đây thì khỏi nói rồi cái gì cũng tốt cả,chúc bạn có sự lựa chọn cho riêng mình – Keng.
Đầu tiên bạn phải bỏ tầm 200tr để đi Nhật nhé ( tổng chi phí). Với mức ban đầu vậy có gọi là giúp đỡ gia đình không nhỉ?
Thứ 2 bạn xác định đi theo dạng nào? nếu theo trường hoặc kỹ thuật viên thì không sao chứ đi theo dạng tu nghiệp sinh thì bạn cứ xác định làm overtime từ 6h sáng đến 10h hoặc 12h đêm nhé. Công việc chủ yếu là làm nông nghiệp và xây dựng hoặc công nghiệp nặng ... sau 3 năm bạn sẽ có cả 1 đống tiền rùi bạn sẽ lại không biết làm ji tiếp theo ^^.
Chi bằng bạn xin 1 công việc lương 6 7tr/ tháng overtime có thể lên 10tr/th. se nhẹ nhàng hơn. Hãy nói ngành nghề bạn học nhé - Lãng Tử.
Chào bạn, đi Nhật là 1 con đường đúng hướng vào thời điểm hiện tại, nên bạn quyết tâm đi thì mình tư vấn mấy vấn đề sau cho bạn : 1, Sức khỏe tốt, không mắc Viêm gan B,c, và các bệnh khác...nói chung là khi đăng ký thì bạn nên đi khám sức khỏe tại Bệnh viện được cho phép khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động- chiều cao với nam là 165cm - nữ 155 cm, cân nặng 55kg và 44 kg
2, Đầu tư thời gian học và thi tuyển (cái này là quan trọng nhất vì Nhật bản tuyển thường xuyên có nhiều nhà máy nhưng nhà máy nào nhận bạn )- nên phải kiên trì từ 5 tháng đến 10 tháng thì có thể xuất cảnh được
3, Tiền chi phí đi sẽ dao động ở khoảng 100 triệu - 150 triệu và kèm tiền đặt cọc trung bình khoảng 3000 usd hoặc sổ đỏ để chống trốn
- Đó là 3 thứ cần nhất - chaplin1868

Tìm biện pháp gỡ rối cho xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo

Theo đề án 71 về “Hỗ trợ các huyện nghèo trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” được nhà nước triển khai với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ưu đãi vay vốn lãi suất thấp, miễn phí toàn bộ chi phí học nghề, ngoại ngữ, ăn ở,…Nhưng, sau khoảng 5 năm số lượng lao động tại các huyện nghèo và doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia đề án đang giảm dần. Bây giờ đã đến lúc phải có sự thay đổi trong cách thực hiện đề án để thu hút doanh nghiệp và người nghèo tích cực tham gia vào đề án này.
Đăng ký đi xuất khẩu lao động giảm dần
Anh Hoàng Văn Lù (xã Mường Khương, thị trấn Mường Khương, Lào Cai) sang Hàn Quốc làm nông nghiệp theo đề án 71. Ngoài thời gian làm việc hàng ngày, buổi tối anh Lù còn làm ngoài nghề cơ khí để kiếm tiền sinh hoạt phí. Hiện giờ, mỗi tháng anh Lù có thể gửi về cho bố mẹ 20 triệu đồng. Gia đình anh Lù đã trả hết nợ ngân hàng, khoản nợ vay bên ngoài cho anh Lù đi xuất khẩu lao động, thậm chí gia đình còn tiết kiệm được 300 triệu đồng.

Đi xuất khẩu lao động thành công không chỉ giúp người dân thoát nghèo bền vững mà hộ gia đình còn có vốn làm ăn, phát triển kinh tế. Đề án 71 được triển khai với nhiều ưu đãi cho người nghèo khi đi xuất khẩu lao động như: Vay vốn lãi suất thấp, miễn toàn bộ chi phí học nghề, ngoại ngữ, ăn ở, đi lại… Thế nhưng trong thực tế triển khai, những chính sách vẫn chưa tạo đủ sức bật cho người nghèo chấp nhận xa nhà để ra nước ngoài làm việc.

Theo ông Nguyễn Đức Lành, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, xuất khẩu lao động được coi đây là một trong những giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập, đặc biệt là ở 3 huyện nghèo là Mường Khương, Si Ma Cai và Bắc Hà. Những người đã đi xuất khẩu lao động, tu chí làm ăn thì về cơ bản đề có thu nhập tốt, có tích lũy, trả nợ ngân hàng và tái đầu tư sản xuất, nhất là những người đi lao động xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Lành cho biết, trong thời gian triển khai chương không ít lao động bỏ dở giữa chừng do không chịu được áp lực công việc khi đi xuất khẩu lao động. Trong 5 năm qua, số lao động của tỉnh Lào Cai đi làm việc ở nước ngoài chỉ có khoảng 500 người, chỉ đạt 20% so với mục tiêu đề ra.

Đến cuối năm 2014, theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), toàn bộ đề án 71 đã đi được nửa chặng đường với hơn 20.000 người đăng ký tham gia, nhưng chỉ có gần 10.000 người đi làm việc tại các thị trường Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đạt 30% so với mục tiêu đề ra. Tính bình quân, mỗi huyện nghèo chỉ có 161 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Số người đăng ký đi xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo giảm dần trong 2-3 năm gần đây.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu lao động tại huyện nghèo không đạt mục tiêu là trình độ văn hóa, tay nghề, tình trạng sức khoẻ của nguồn nhân lực tại vùng này còn nhiều hạn chế.

Có một thực tế đáng buồn, đó là tỷ lệ lao động bỏ trong thời gian đào tạo và xuất cảnh khá cao, trung bình 18% . Đặc biệt, một số địa phương có tỷ lệ lao động bỏ học cao như Phú Thọ (59%), Lâm Đồng (44%), Nghệ An (29%), Yên Bái, Ninh Thuận (25%), Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ngãi (trên 20%). Tỷ lệ bỏ không xuất cảnh sau khi được đào tạo cũng lên tới 21%.

“Người lao động vẫn còn tâm lý không muốn xa gia đình, chưa chấp nhận ngay nhịp sống làm việc bị quản lý thời gian chặt chẽ, cường độ lao động khẩn trương. Nhiều người lao động sau khi đăng ký đã bỏ giữa chừng với nhiều lý do như mẹ già, con nhỏ, gia đình không cho đi làm xa… khiến kết quả đề án không được như mong đợi,” ông Nguyễn Ngọc Quỳnh nói.

Kéo doanh nghiệp quay lại đề án

Không chỉ người nghèo ngày càng ít quan tâm tới xuất khẩu lao động, do thủ tục đưa lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ bỏ đào tạo cao khiến doanh nghiệp khó thanh toán, thua lỗ nên hiện chỉ còn chưa tới 10 doanh nghiệp tiếp tục đề án 71, trong khi trước đó có hơn 30 doanh nghiệp tham gia khi đề án mới triển khai. Chính việc doanh nghiệp rút dần ra khỏi đề án đã gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện đề án trong thời gian gần đây.

Ông Nguyễn Xuân Quảng , Giám đốc Công ty đào tạo nghề, xuất nhập khẩu lao động GAET cho biết, trong thời gian thực hiện đề án 71, tỷ lệ lao động huyện nghèo bỏ trong quá trình sơ tuyển chiếm 60%, lao động bỏ trong quá trình đào tạo 30% và lao động về chờ bay bỏ chiếm tỷ lệ 35%.

Kết quả thực hiện đề án 71 của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA cho thấy tỷ lệ xuất cảnh bình quân cũng chỉ đạt 56%, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA cho rằng trình độ văn hóa, tay nghề, tình trạng sức khỏe, ý thức trách nhiệm và nhận thức của người lao động huyện nghèo còn rất nhiều hạn chế nên khi tham gia đào tạo người lao động dễ phát sinh tư tưởng chán nản.

Để khắc phục tình trạng lao động bỏ đào tạo, xuất cảnh, ông Nguyễn Xuân Quảng đề xuất cần có chế tài cam kết đối với những lao động tham gia đề án 71 một cách xuyên suốt tránh tình trạng bỏ đào tạo, bỏ hợp đồng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác nước ngoài, lãng phí chi phí của nhà nước.

Trình độ học vấn, tay nghề thiếu và yếu dẫn tới nguồn lao động phổ thông chiếm đến 98% lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp cho rằng cần tăng thời gian đào tạo nghề, học ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động tại các huyện nghèo trước khi đi làm việc tại nước ngoài.

Trước những khó khăn trong triển khai đề án 71, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết cần sớm thay đổi mạnh mẽ cách triển khai để đề án 71 để phát huy hiệu quả trong cuộc sống. Trong đó, mấu chốt vẫn là việc tăng cường chất lượng nguồn lao động huyện nghèo và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để kéo doanh nghiệp tham gia tích cực vào đề án.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang xem xét để thay đổi quy trình thanh toán cho doanh nghiệp tham gia đưa lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hướng đơn giản hơn. Doanh nghiệp đưa lao động huyện nghèo đi dù là bất cứ hợp đồng nào, đi cùng với lao động ở những vùng khác cũng sẽ được thanh toán chi phí, không cần phải đi theo nhóm hợp đồng riêng biệt như trước.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, thời gian đào tạo lao động huyện nghèo trước khi đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ được xem xét tăng thêm để đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp ứng được các yêu cầu của các hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, có như vậy thì tỷ lệ lao động bỏ đào tạo, bỏ hợp đồng mới được cải thiện trong thời gian tới.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Con số mới về số lượng người đi xuất khẩu năm 2014

Theo số liệu mới nhận được từ Cục quản lý lao động ngoài nước thì vào năm 2014, cả nước đã đưa được gần 107 ngàn người đi xuất khẩu lao động đi nước ngoài làm việc, đã tăng 18,7% so với kế hoạch đã đề ra. Đây có thể nói là con số cao nhất trong những năm gần đây, hứa hẹn năm 2015 sẽ còn cao hơn.
Trước đó, xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2014 được đánh giá là đã gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị ở Lybia và thị trường Hàn Quốc vẫn chưa hoàn toàn mở cửa với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) trong năm 2014 đã bất ngờ tăng mạnh so với các năm trước, lên tới 62.124 người, khiến xuất khẩu lao động vượt chỉ tiêu đề ra. Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia cũng là các thị trường dẫn đầu số lượng xuất khẩu lao động trong năm 2014.

Bước sang năm 2015, bên cạnh phát triển các thị trường lớn, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đưa lao động đi Châu Phi và Trung Đông bằng việc ký kết thỏa thuận trong một số lĩnh vực với Angola và Saudi Arabia, tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn, thu nhập cao cho lao động Việt Nam.

Đốt bỏ 4 giấy chứng nhận kết quả thi để đi xuất khẩu lao động nhật bản

Tìm hiểu về việc nam sinh đốt giấy chứng nhận kết quả thi, báo điện tử có tìm đến địa chỉ của nam sinh trên và đã được biết lý do. Nam sinh này cho biết, cảm thấy không còn cần đến 4 tờ giấy đó nữa, mà sẽ đi học tiếng nhật để đi xuất khẩu lao động nhật bản
Nam sinh đốt giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia cho biết: “Mình hành động như thế là vì mình không còn cần đến 4 tờ giấy đó nữa, chứ không phải là do mệt mỏi hay căng thẳng gì cả.”
Ngày hôm qua, thông tin về một nam thí sinh đốt 4 giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia do kết quả không được như ý và mệt mỏi với phương án xét tuyển đại học được đông đảo mọi người chú ý và quan tâm.
Hầu hết tất cả mọi người đều cho rằng đây là một hành động “phản kháng”, một “hệ quả” đối với quy chế mới của Bộ Giáo dục về phương án sử dụng kết quả thi để xét tuyển đại học năm 2015.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, nam sinh này cho biết: “Mình hành động như thế là vì mình không còn cần đến 4 tờ giấy đó nữa, chứ không phải là do mệt mỏi hay căng thẳng gì cả.”
Đốt giấy chứng nhận kết quả vì thấy không cần thiết
Nam sinh được nhắc đến đó chính là Kiều Tuấn Vịnh (SN 1994), quê ở Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuấn Vịnh chia sẻ, sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, cậu luôn muốn tìm một ngành học để có thể sau này được làm việc cho một cơ quan nhà nước để có thể ổn định cuộc sống.
Cậu đã học một năm tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, nhưng đó không phải là ngành học yêu thích của cậu. Do vậy, cậu đã quyết định bỏ học và ôn tập lại một năm để thi vào trường Đại học Sư phạm 2 khoa Giáo dục Quốc phòng.
Học một năm tại đây, Tuấn Vịnh vẫn cảm thấy đây không phải là con đường mà mình muốn đi. Niềm khao khát với ngành quân đội đã thôi thúc cậu bỏ học và tiếp tục ôn thi lại đại học.
Năm nay, Tuấn Vịnh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia với tư cách thí sinh tự do. Và kết quả cậu đạt được không đúng với sự kỳ vọng của cậu.
“Ngay sau khi Bộ công bố điểm thi, mình cũng đã nhanh chóng tra cứu điểm thi của mình. Với kết quả 20,5 điểm, mình đã vô cùng thất vọng vì nó không đúng với sự kỳ vọng của mình. Và với số điểm đó, chắc chắn mình sẽ không đỗ được trường mình đã mong muốn xét tuyển nên ngay từ đầu mình đã xác định là mình không cần đến 4 tờ giấy chứng nhận kết quả đó”, Tuấn Vịnh tâm sự.
Vịnh cho biết thêm, cậu buồn vì kết quả của mình, nhưng đó là do sự nỗ lực của chính bản thân cậu không đủ, chứ cậu không hề có ý chê trách và nghi ngờ rằng điểm của mình bị chấm sai.
Khi được hỏi về hành động gây xôn xao dư luận của mình, Tuấn Vịnh kể lại. Ngay khi biết điểm thi, cậu đã không hề muốn nhận phiếu báo điểm, và 4 tờ giấy này là do bạn cậu lấy về cho.
Cậu thấy 4 tờ giấy đó không cần thiết đối với mình nên cậu quyết định đem đốt. Với cậu đây cũng là hành động quyết định chấm dứt con đường học hành của mình.
“Mọi người đang hiểu lầm mình, mình không hề tỏ ra bức xúc, hay tỏ ý kiến gì đối với phương án xét tuyển mới của Bộ hay một cá nhân tổ chức nào. Mình chưa từng nộp đơn xét tuyển của mình vào trường nào, nên không hề có chuyện cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng do phải theo dõi thông tin xét tuyển”, Tuấn Vịnh khẳng định.
Còn đối với những độc giả cho rằng cậu “chơi trội”, muốn được “nổi tiếng”, cậu nói: “Mình không hề đẹp trai, cũng không hề có bất kỳ một tài năng nào, nên mình không hề có ý định được nổi tiếng làm gì cả.”
Từ bỏ đại học vì thấy mình không có tương lai
Từ bỏ 2 năm học đại học và 2 năm ôn thi lại, Tuấn Vịnh cho biết, mình đang là công nhân ở một xưởng chế biến gỗ.
Điều này có thể sẽ đi ngược lại với xu hướng của xã hội, nhiều người mong muốn học đại học còn không được nhưng chàng trai này lại quyết định từ bỏ. Đó có thể được cho là một hành động liều lĩnh và cũng có thể là bản lĩnh.
Chia sẻ về quyết định này, Tuấn Vịnh cho hay: “Không phải là mình liều lĩnh đâu. Mình đã suy nghĩ rất nhiều để đưa ra quyết định này. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nếu tiếp tục học, mình cũng khó có thể xin được một công việc ổn định trong lương lai, vì thế mình dừng lại, chọn cho mình một hướng đi khác”.
Khi biết cậu con trai quyết định bỏ học đại học, ngay từ lần đầu, bố mẹ cậu cũng đã khuyên răn, góp ý. Nhưng cậu đã thuyết phục được bố mẹ mình, và bố mẹ cậu đã tôn trọng quyết định của cậu.
Cậu cho biết, mình sẽ tiếp tục làm công việc hiện tại và sẽ học thêm tiếng Nhật để đi xuất khẩu lao động nhật bản (chứ không phải là đi du học như mọi người hiểu lầm).
“Mình không thể nói trước được rằng, quyết định của mình hiện tại là đúng hay sai. Nhưng đã quyết định thì mình sẽ cố gắng để thực hiện tốt con đường mình đã chọn”, Tuấn Vinh tâm sự.