Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Xuất khẩu lao động Nhật Bản khi có bằng đại học xây dựng

Không phải ngành nghề nào mà bên nhật bản cũng tuyển kỹ sư theo hình thức xuất khẩu lao động. Sau đây là trường hợp của một bạn tốt nghiệp đại học Xây dựng muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hệ kỹ sư xây dựng nhưng không biết là có công ty nào tuyển không?
Em tốt nghiệp ĐH Đại học Xây dựng Hà Nội, em muốn sang Nhật làm việc theo hệ kỹ sư xây dựng hoặc đi xuất khẩu lao động có được không?
Công ty Châu Hưng xin phép giới thiệu chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản với bạn như sau:
– Đối với chương trình kỹ sư Nhật Bản thì nhu cầu tuyển dụng trong ngành xây dựng ít, yêu cầu tuyển dụng lại khá cao do tiêu chuẩn xây dựng nhà ở và các công trình đô thị tại Nhật Bản ở mức hàng đầu thế giới. Hiện các công ty Nhật Bản thường tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và ưu tú từ các trường đại học nổi tiếng tại Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, các công ty về xây dựng và kiến trúc của Nhật đã triển khai việc thiết kế bản vẽ 2D, 3D ra nước ngoài để giảm chi phí và tại Nhật chỉ còn lại các công việc liên quan đến phát triển ý tưởng, quản lý dự án… đòi hỏi chất xám và có nhiều ý tưởng.
Do đó, bạn sẽ rất khó có cơ hội tìm được việc làm phù hợp tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật (tối thiểu N2) hoặc tiếng Anh và có những sản phẩm, thiết kế tốt, kinh nghiệm tốt, bạn có thể tiếp cận trực tiếp với các công ty xây dựng hoặc kiến trúc của Nhật tại Việt Nam. Sau đó tùy vào khả năng và điều kiện, bạn có thể trình bày nguyện vọng được sang Nhật làm việc nếu phù hợp.
Còn không bạn có thể đi theo con đường “xuất khẩu lao động Nhật Bản” sau 3 năm về nước bạn có thể phục vụ cho các Công ty ở Nhật tại Việt Nam.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Điều kiện để đi xuất khẩu lao động nhật bản mà người lao động cần đáp ứng là gì

Không phải ai cũng đi xuất khẩu lao động nhật bản được, để được sang nhật làm việc thì người lao động cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện. Vậy những điều kiện cần để có thể đi xuất khẩu lao động sang nhật bản làm việc là gì?
Điều kiện để được tham gia thi tuyển đi xuất khẩu lao động nhật bản như chính sách, đối tượng tham gia, trình độ học vấn….thời gian thi tuyển để được xuất cảnh sang Nhật.
Chào bạn. Điều kiện cần có để thi tuyển các đơn hàng đi xuất khẩu lao động nhật bản bao gồm:
+ Giới tính: nam, nữ tuổi từ 19-30. Ngoại lệ một số đơn hàng khó có thể tuyển độ tuyển trên 30 như đơn hàng May, xây chát…
+ Trình độ: tốt nghiệp THPT; trung cấp; CĐ; ĐH. Một số đơn hàng khó có thể lấy tốt nghiệp cấp 2 như đơn hàng  May của nữ
+ Nam cao 1,60m trở lên, nặng 50kg trở lên.
+ Nữ cao 1,50m trở lên, nặng 45kg trở lên.
+ Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà Chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh (viêm gan B, C; HIV; nhiễm trùng lao; mù màu…)
Mức lương căn bản khoảng 30 triệu đồng/tháng. Chưa tính giờ làm thêm
Ngành nghề tuyển dụng đi 1 năm hoặc 3 năm:
+ Cơ khí (hàn, tiện, phay, dập, sơn, đúc, khuôn mẫu…)
+ May, nông nghiệp (trồng nấm, trồng rau sạch…)
+ Lắp ráp điện tử, kiểm tra sản phẩm (sản phẩm cơ khí, ép nhựa, thực phẩm), chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm.
+ Trang trí nội thất, xây dựng (giàn giáo, côppha, cốt thép)…
Về chi phí và thủ tục tùy thuộc vào chương trình bạn đi 1 năm hay 3 năm và vào thời điểm đi xuất khẩu lao động cũng như vào trình độ chuyên môn của bạn mà mức phí khác nhau. Do đó bạn nên liên hệ trực tiếp để được tư vấn kỹ nhé.

Có cách xuất khẩu lao động nhật bản cho người chưa có kinh nghiệm không?

Để xuất khẩu lao động nhật bản thì ngoài việc cần phải đáp ứng một vài điều kiện tối thiểu đặt ra cho người lao động bạn phải đáp ứng thì việc học và giao tiếp được bằng tiếng nhật là điều cần thiết, bởi doanh nghiệp bên nhật họ quan tâm người nghe hiểu được họ nói những gì hơn là chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, học tiếng nhật không phải là dễ, vậy có hình thức xuất khẩu lao động sang nhật bản nào mà khi chưa có kinh nghiệm, chưa biết tiếng nhật không?
Chào Bạn!
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Nhật đang có nhu cầu tuyển dụng ứng viên nữ làm các công việc trong những ngành nghề như: lắp ráp điện tử, thực phẩm, thủy sản, trồng trọt, nông nghiệp… Đơn tuyển dụng thường không yêu cầu tay nghề cao hay có nhiều kinh nghiệm trong cùng ngành (nếu có thì càng tốt) mà tập trung chủ yếu vào khả năng Nhật ngữ (khả năng càng cao, cơ hội trúng tuyển càng lớn).
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm cũng như tiếng Nhật thì công ty sẽ mở lớp đào tạo các bạn trong thời gian 3 tháng về tiếng Nhật, kỹ năng phỏng vấn, tay nghề…Trong 3 tháng sẽ có các đơn hàng để các bạn thi tuyển. Hiện Công ty có các nghành nghề để bạn lựa chọn phù hợp với tiêu chí bạn của bạn đưa ra: Điện tử, nông nghiệp, thực phẩm, xây dựng, in ấn, đúc nhựa, thủy sản, cơ khí…
Về điều kiện tham gia chương trình thực tập sinh (xuất khẩu lao động nhật bản) của Công ty như sau:
  1. Nam, nữ tuổi từ 19-30 tuổi. Một số đơn hàng khó vẫn có thể tuyển trên 30 tuổi
  2. Tốt nghiệp THPT trở lên. Một số đơn hàng chỉ cần bằng cấp 2 như đơn hàng May mặc của nữ
  3. Sức khỏe đạt yêu cầu: Không bị viêm gan B, Lao phổi, mắt 8/10 trở lên, không mắc bệnh truyền nhiễm, không có hình săm trên người. Nam cao 1,60m trở lên, nữ cao 1,50m trở lên.
Về hình thức thi tuyển thì xí nghiệp và nghiệp đoàn sẽ sang trực tiếp Việt Nam để thi tuyển và tiếp nhận thực tập sinh chủ yếu là thi Phỏng vấn tiếng Nhật và thi tay nghề. Một số đơn hàng thi test IQ hoặc thi Thể lực.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về hình thức đăng ký làm thực tập sinh, các khóa đào tạo liên kết bạn hãy gửi thông tin về cho chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để cơ hội được thực tập và làm việc tại Nhật Bản.
Ban quản lý kênh thông tin xuất khẩu lao động phòng Tuyển dụng Nhật Bản
Công ty cổ phần thương mại Châu Hưng
Đ/C: Tầng 2, Số 12, Ngõ 86, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.3.999.5656
Email: japaninfor184@gmail.com
Hotline: 0905889668 – 0988933233

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Có bằng đại học chính quy hệ IT muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản

Xuất khẩu lao động, nhất là xuất khẩu lao động nhật bản đang là xu hướng của nhiều người hiện nay. Sau đây là vấn đề của một bạn đã tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành IT mà muốn sang Nhật làm việc nhưng chưa biết bản thân mình cần phải chuẩn bị những gì?
Xin hỏi chuyên gia của Kênh thông tin xuất khẩu lao động: Hiện tại em đã tốt nghiệp Đại học chính quy ngành IT, em muốn sang Nhật làm việc thì thời gian, kinh phí và hồ sơ phải chuẩn bị những gì?
– Chuyên gia của Kênh thông tin xuất khẩu lao động trả lời:
Chào bạn,
Hiện nay bên Nhật bản tuyển rất ít kỹ sư cho nghành IT. Nếu có thì thường tuyển các vị trí chăm sóc khách hàng hoặc kỹ sư cầu nối Việt – Nhật là chủ yếu (do hiện tại xu hướng các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực này thường chuyển việc ra nước ngoài để giảm giá thành sản phẩm) và vì vậy nên ngoài chuyên môn, trình độ tiếng Nhật phải tương đương N2 để giao tiếp thường xuyên với khách hàng và tính chất công việc yêu cầu.
Ngoài ra, nếu mục đích của bạn là học hỏi, mở rộng thêm các ngành nghề mới, học tập và nâng cao khả năng Nhật ngữ và các kỹ năng khác bạn có thể tham gia chương trình thực tập kỹ năng (xuất khẩu lao động). Với các ngành nghề thường tuyển dụng như sau:
– Gia công cơ khí (tiện cơ, tiện CNC, phay cơ, phay CNC, hàn điện, hàn bán tự động, dập, xi mạ…)
– Lắp ráp điện tử
– Chế biến, đóng gói thực phẩm (xúc xích, thịt nguội, thịt gà, làm bánh, trang trí bánh…)
– Chế biến, đóng gói thủy sản
– Nông nghiệp (trồng trọt, thu hoạch, đóng gói: nấm, rau, giá, thực phẩm chức năng…)
– May mặc (quần jean, áo sơmi, vest, quần áo trẻ em…)
– Ép nhựa
– Xây dựng (thi công dàn giáo, cốp pha, cốt thép, trang trí nội thất…)
– Kiểm tra sản phẩm (cơ khí, thực phẩm, thủy sản…)
Để tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản, các ứng viên phải trong độ tuổi từ 19 đến 30, trình độ học vấn yêu cầu tốt nghiệp từ cấp 3 trở lên. Mức lương đối với chương trình thực tập kỹ năng tùy thuộc vào từng đơn tuyển, tính đặc thù công việc và nơi làm việc. Trung bình khoảng 130.000 yen/tháng.
Từ tháng 7-2010 đến nay, theo luật mới không thu tiền thế chấp/tiền ký quỹ đối với người lao động tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.
Thời gian thực tập từ 1 đến 3 năm tùy thuộc vào hợp đồng lao động. Khi hết hạn hợp đồng, đồng nghĩa với việc visa cũng sẽ hết hạn, vì vậy việc tiếp tục lưu trú tại nước sở tại là bất hợp pháp. Hiện tại, Nhật Bản chưa cấp lại visa cho đối tượng đã từng tham gia chương trình này, điều này có nghĩa là cơ hội để được tham gia chương trình này chỉ một lần duy nhất.

Nhìn lại về số lượng xuất khẩu lao động trong 6 tháng đầu năm 2014

Trong năm 2014, số lượng xuất khẩu lao động nhật bản tăng gần 200% so với năm 2013, nhiều đơn hàng từ nhật bản về mà doanh nghiệp sợ không đủ nguồn lao động để đưa sang nhật bản. Hứa hẹn trong năm 2015 thì số lượng lao động đi xuất khẩu lao động sẽ hơn nhiều so với năm 2014.
Số lượng xuất khẩu lao động tăng mạnh:
Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tất cả các thị trường tăng 141% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thị trường xuất khẩu lao động truyền thống đều tăng trưởng tốt, số lượng lao động đi Đài Loan tăng 187%; Nhật Bản tăng 180%, Hàn Quốc tăng 182%. Riêng thị trường đi Malaysia giảm mạnh, chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm năm ngoái. Nguyên nhân do thị trường Malaysia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế trước đó khiến nhiều lao động Việt Nam mất việc, buộc phải về nước.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, qua 6 tháng, cả nước đã có 55.205 lao động sang nước ngoài làm việc, đạt 63,5% kế hoạch năm. Tính riêng trong tháng 6, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 9.747 lao động. Trong đó, thị trường đứng đầu nhận lao động nước ta vào làm việc là Đài Loan với 5.058 lao động, tiếp đến là Nhật Bản với 2.547 lao động, Hàn Quốc là 643 lao động, Malaysia là 218 lao động…
Thị trường xuất khẩu lao động truyền thống tăng trưởng tốt
Nhận định về tình hình xuất khẩu lao động trong 6 tháng đầu năm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Công Hải cho biết, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng công tác xuất khẩu lao động của nước ta đã có nhiều khởi sắc. Đầu tiên phải kể đến là việc thị trường Hàn Quốc đã trở lại tiếp nhận lao động nước ta với bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc trong thời hạn 1 năm. Tiếp đến là việc một số thị trường truyền thống, như: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… cũng tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động nước ta. Trong đó, Đài Loan vẫn là thị trường xuất khẩu lao động số một khi luôn tiếp nhận trên 50% số lao động nước ta ra nước ngoài làm việc.
Bên cạnh số lao động đi làm việc nước ngoài tăng ở các thị trường truyền thống, năm 2014, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của nước ta đang dần hé mở. Những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi. Dù số lượng lao động trong lĩnh vực này chưa nhiều, nhưng đã tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nghề có trình độ cao, thu nhập khá tại các nước phát triển. Ngoài ra, thị trường tiếp nhận lao động khu vực Trung Đông cũng có dấu hiệu phục hồi trở lại đối với lao động trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ. Thị trường Saudi Arabia cũng vừa công bố kế hoạch mở rộng nguồn tuyển dụng nhân lực bằng cách nhập khẩu lao động từ 9 quốc gia mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm trong nước, trong đó có lao động của nước ta…
Nối tiếp đà phát triển trong 6 tháng qua và để hoàn thành kế hoạch năm 2014 đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định, sẽ kết hợp cùng các cơ quan, ban ngành siết chặt việc xuất khẩu của người lao động, bảo đảm không để xảy ra các tình trạng lao động chui, bỏ trốn, hết hợp đồng không chịu về nước, không tuân thủ các quy định về xuất khẩu lao động… làm ảnh hưởng đến những lao động khác và cái nhìn không thiện cảm của chủ doanh nghiệp các nước về lao động nước ta. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo trước khi xuất khẩu. Bởi vì, chỉ có làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động, chúng ta mới có được đội ngũ lao động có tay nghề, có tác phong công nghiệp. Như vậy, mới tạo được uy tín trên thị trường lao động quốc tế trong cơ chế hội nhập.
Ngoài ra, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Chính phủ cũng đã xác định, năm 2014 cần phải mở rộng thêm thị trường xuất khẩu lao động sang các nước khác để giúp những lao động có công việc ổn định. Việc chú trọng khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, giúp ổn định đời sống cho người lao động. Bên cạnh đó cũng có nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp phục hồi, đầu tư và mở rộng sản xuất trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 6 tháng đầu năm, đã có thêm 16 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 196 DN.
Theo ông Liêm trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, số lượng lao động sang Nhật Bản tăng 35% so với năm ngoái, mỗi tháng các doanh nghiệp Việt Nam phái cử tổng cộng khoảng 1.000 lao động sang Nhật làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.
Nhật Bản tăng cường đơn hàng nên Số lượng xuất khẩu lao động tăng đáng kể
Còn theo các doanh nghiệp XKLĐ, tỷ lệ lao động tăng đột biến là do các tập đoàn Nhật Bản tăng cường đơn hàng tuyển dụng lao động Việt Nam nhằm đẩy nhanh chiến dịch tái thiết các thành phố sau thảm họa động đất và sóng thần. Đồng thời, phục vụ chiến dịch xây dựng cho Thế vận hội 2020.
Một giám đốc một Công ty XKLD lĩnh vực Nhật Bản cho biết trong 4 tháng đầu năm, công ty đã phái cử được 200 lao động qua Nhật, bằng 1/2 số lượng năm 2013. “Hiện nay, đơn hàng tuyển dụng của các doanh nghiệp vẫn bay về liên tục, chúng tôi sợ không đủ nguồn lao động để cung ứng cho đối tác Nhật”.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Có bằng cao đẳng ngành kế toán loại khá muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản

Sang nhật bản làm việc theo hình thức xuất khẩu lao động đang là xu hướng hiện nay của nhiều người lao động và sinh viên mới ra trường. Sau đây là vấn đề của một bạn có bằng cử nhân về Kế toán muốn đi sang nhật bản làm việc có nhờ Châu Hưng tư vấn về việc xuất khẩu lao động nhật bản.
Em có bằng cử nhân Kế toán. Em muốn sang Nhật làm việc. Em chưa biết tiếng Nhật. Để có thể sang Nhật làm việc em cần học tiếng Nhật trong thời gian bao lâu?
Công ty mình đào tạo hay em phải tự học ở các trung tâm tiếng Nhật trước? Em tốt nghiệp đại học ( loại khá) có được ưu tiên gì không? Toàn bộ chi phí sang Nhật là bao nhiêu? Em có thể tới địa chỉ nào của công ty để tìm hiểu và làm thủ tục?
Tốt nghiệp Đại học loại khá có được ưu tiên sang Nhật làm việc
Chuyên gia tại Châu Hưng xin được tư vấn như sau:
Chào bạn. Điều kiện cần có để thi tuyển các đơn hàng đi xuất khẩu lao động nhật bản bao gồm:
+ Nữ cao 1,50m trở lên, nặng 45kg trở lên.
+ Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà Chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh (viêm gan B, C; HIV; nhiễm trùng lao; mù màu…)
Mức lương căn bản khoảng 30 triệu đồng/tháng. Chưa tính giờ làm thêm
Ngành nghề tuyển dụng đi 1 năm hoặc 3 năm:
+ Cơ khí (hàn, tiện, phay, dập, sơn, đúc, khuôn mẫu…)
+ May, nông nghiệp (trồng nấm, trồng rau sạch…)
+ Lắp ráp điện tử, kiểm tra sản phẩm (sản phẩm cơ khí, ép nhựa, thực phẩm), chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm.

+ Trang trí nội thất, xây dựng (giàn giáo, côppha, cốt thép)…
Bạn tốt nghiệp chuyên nghành kế toán, các công việc và đơn hàng hiện tại sẽ không liên quan đến chuyên nghành bạn được đào tạo, do đó bạn sẽ không được ưu tiên trong quá trình thi tuyển.
Để đi được xuất khẩu lao động bạn phải học 1 khóa đào tạo nguồn 3 tháng trong Công ty. Trong 3 tháng đó có các đơn hàng để bạn tham gia.
Về chi phí và thủ tục: tùy thuộc chương trình bạn chọn, đi 1 năm hay 3 năm và vào thời điểm đi xuất khẩu lao động cũng như tùy vào trình độ chuyên môn của bạn mà mức phí khác nhau. Do đó bạn nên liên hệ trực tiếp văn phòng công ty chúng tôi để được tư vấn.

Vẫn còn ít người đi xuất khẩu lao động dù được hỗ trợ nhiều về chi phí

Theo thông tin mà Châu Hưng chúng tôi tìm hiểu được thì có đề án hỗ trợ chi phí cho lao động phổ thông tại Việt Nam đi xuất khẩu lao động, và đã được triển khai từ năm 2009 nhưng đến 2015 mà đề án vẫn chưa đạt được hiệu quả rõ rệt.
Mục tiêu đạt thấp
Không thể phủ nhận, khi điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ trong nước còn nhiều hạn chế, thì xuất khẩu lao động chính là “phao cứu sinh” của NLĐ ở 62 huyện nghèo trên cả nước. Minh chứng là hàng tháng, nhiều lao động tại Malaysia, Đài Loan gửi về cho gia đình từ 5 – 10 triệu đồng, lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản cao hơn với mức từ 15 – 20 triệu đồng. Nhờ đó, nhiều gia đình đã cải thiện được cuộc sống, thoát khỏi diện đói nghèo và vươn lên làm giàu.
Xem thêm dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản của Châu Hưng
Hỗ trợ chi phí, lao động vẫn ngại đi xuất khẩu
Thế nhưng, một nghịch lý là dù người dân được miễn toàn bộ chi phí học nghề, ngoại ngữ, ăn ở, đi lại và được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp trước khi đi làm việc ở nước ngoài, nhưng sau gần 6 năm thực hiện Đề án 71, chỉ có 9.000 lao động tại các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, thấp hơn nhiều lần so với mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong giai đoạn thí điểm từ năm 2009 – 2010, đưa 5.000 người đi xuất khẩu lao động; từ 2011 – 2015, đưa đi 50.000 người và từ 2016 – 2020 tăng thêm 15% số lao động. Hơn thế, ở hầu hết 62 huyện nghèo thuộc phạm vi thực hiện Đề án 71, số người đi xuất khẩu lao động ngày càng giảm. Đơn cử, năm 2010, cả tỉnh Thanh Hóa có 823 người được đưa đi xuất khẩu lao động, thì năm 2011 còn 451 người, năm 2012 còn 310 người và năm 2013 tụt xuống ở mức khoảng 100 người.
Hỗ trợ chi phí môi giới, dịch vụ
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên được đại diện Cục Quản lý Lao động ngoài nước lý giải là vì khoảng 60% lao động tham gia Đề án là hộ nghèo, người dân tộc thiểu số có trình độ tiểu học trở xuống. Tâm lý không muốn xa quê hương, bản làng khiến nhiều người không muốn tham gia xuất khẩu lao động, hoặc bỏ cuộc giữa chừng. Nhiều trường hợp khác vì nghe được những thông tin về rủi ro có thể xảy ra khi làm việc ở nước ngoài cũng từ bỏ ý định. Và thực tế, đã có những công ty “ma” lừa NLĐ trình độ thấp đi xuất khẩu lao động, khiến họ mắc nợ oan đã làm nhiều người mất lòng tin đối với dịch vụ này.

Bởi vậy, dù theo quy định DN tham gia Đề án 71 được quyết toán phần kinh phí hỗ trợ NLĐ sau khi ứng trước một số khoản, nhưng nhiều DN vẫn bị thua lỗ vì tốn rất nhiều cho chi phí tạo nguồn, tuyên truyền mà số người đi xuất khẩu lao động quá ít và lâu được quyết toán số tiền phải ứng trước. Bởi thế, từ trên 50 DN tham gia Đề án 71, đến nay còn chưa đến 20 đơn vị. Để tăng sức nổi cho “phao cứu sinh”, một số DN cho rằng, Đề án 71 chỉ hỗ trợ NLĐ các chi phí trước khi đi, còn các chi phí khác như phí môi giới, phí dịch vụ phải vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Do hầu hết NLĐ thuộc đối tượng nghèo, nên đây là gánh nặng đối với họ. Vì thế, nếu Nhà nước hỗ trợ thêm phí môi giới, dịch vụ cho NLĐ sẽ có nhiều người nghèo đi xuất khẩu lao động hơn.
Về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đầu năm 2014, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng tay nghề và khả năng giao tiếp của NLĐ; lựa chọn kỹ hơn và công khai tên các DN được phép đưa người đi xuất khẩu lao động; đề nghị chính quyền địa phương định hướng và giúp NLĐ đi XKLĐ, và tạo cơ hội việc làm cho NLĐ bị trả về trước thời hạn do sai phạm… để họ sớm hoàn trả nợ đã vay. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan cũng đang ra sức tìm kiếm, mở rộng thị trường, ngành nghề ở nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động này. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 55.205 lao động, tăng so với cùng kỳ năm 2013.