Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Cuộc sống thành công nhờ việc đi xuất khẩu lao động về

Sau khi đi xuất khẩu lao động về, người nào cũng có vốn trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh,…”.Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi, TPHCM), chị Nguyễn Thị Kim Dung, cán bộ Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo – Tăng hộ khá của xã, giới thiệu rất nhiều ngôi nhà, chuồng trại chăn nuôi, cửa hàng kinh doanh đã mọc lên thay thế những bãi cỏ mọc um tùm.
thanh-cong-nho-xuat-khau-lao-dong
Anh Trần Văn Thà chăm sóc vườn lan gia đình.
Nơi đầu tiên chúng tôi dừng chân là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Phan Tiến Dũng (41 tuổi, ấp Tháp) với gần 20 con. Anh Dũng nhớ lại: “Lúc ấy, tôi đóng khoảng 50 triệu đồng để đăng ký đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), số tiền không hề nhỏ. Nghe loa phát thanh xã tuyên truyền, ít ai dám đi XKLĐ vì sợ mất tiền mà còn không về nhà được. Thà ở nhà làm thợ xây dựng còn kiếm sống qua ngày mà được gần gia đình. Chỉ khi nhiều bạn bè cùng lứa đi XKLĐ gửi tiền về gia đình xây dựng nhà cửa, mua đất, mọi người mới thay đổi suy nghĩ. Suy nghĩ đi XKLĐ nhen nhóm trong đầu, tôi quyết định vay mượn tiền để đi đổi đời”.
Tìm hiểu thông tin xuất khẩu lao động nhật bản từ Châu Hưng
Trước khi đi, anh đã nung nấu ý định mở trang trại chăn nuôi bò sữa và heo. Sau năm thứ 2 đi XKLĐ, anh trả hết nợ và bắt đầu gửi tiền về mua mảnh đất 1.000m2 để nuôi tiếp ước mơ. Trở về, anh đầu tư hơn 200 triệu đồng mua bò sữa giống, heo và xây dựng cơ sở vật chất. Khó khăn bắt đầu xuất hiện. Thoạt đầu, anh tưởng nuôi dễ nhưng khi thực hiện mới thấy khó. Mới mua 4 con bò sữa giống được vài ngày thì chết 1 con. Lúc ấy, anh như vớ được cái phao cứu sinh. Xã nắm bắt tâm lý người đi XKLĐ về thường mở trang trại chăn nuôi, trồng trọt nên đã mở lớp tập huấn sơ cấp thú y và chăn nuôi. Thế là, anh đăng ký đi học để về chăm sóc cho đàn bò và heo nhà mình. Anh Dũng khoe: “Giờ, tôi có thể chăm sóc và nhận biết bệnh cho đàn bò và tự tay chích thuốc cho chúng”.
Rời trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Dũng, chị Kim Dung dẫn chúng tôi thăm vườn lan của anh Trần Văn Thà (ấp Mỹ Khánh B) với số vốn đầu tư gần cả tỷ đồng. Vốn là bộ đội xuất ngũ, anh được tạo điều kiện đi XKLĐ. Trong năm đầu, anh quyết chí đầu tư chăn nuôi nên gửi tiền về cho vợ nuôi heo nhưng thất bại. Hai lần trắng tay với dịch bệnh tai xanh, gia đình đã mất số tiền khá lớn. Ba lần thất bại không làm anh Thà nản, anh tìm hiểu một số mô hình kinh doanh khác để học hỏi.
Trong một lần thăm vườn lan một hộ dân ở xã bạn, anh bắt tay tìm hiểu mô hình này. Trồng lan cần số vốn rất lớn nên anh quyết định dồn gần hết số tiền tích cóp đầu tư vườn lan rộng 1.000m2. Nhờ có đất của ông bà để lại, anh quyết định đầu tư hơn 700 triệu đồng để mua 6.000 lan giống Thái Lan. Anh Thà kể: “Mất gần 200 triệu đồng nuôi heo, người thân sợ tiếp tục đầu tư trồng lan, tôi sẽ trắng tay nhưng tôi quyết làm bằng được. Lúc đầu, một vài cây giống chết vì bệnh.
May mắn, đúng lúc đó, huyện tổ chức lớp dạy trồng lan cho nông dân nên tôi đăng ký học. Qua mày mò thêm, tôi tự chăm sóc và cho ra số hoa đầu tiên. Hiện nay, hàng tháng tôi đủ tiền trang trải cuộc sống cho gia đình. Giờ tôi đang chiết thêm 2.000 giống cây để mở rộng mô hình”.
Chị Kim Dung chia sẻ thêm, với mức lương từ 30 – 50 triệu đồng/tháng, người đi XKLĐ về thường dư khoảng 1 – 2 tỷ đồng. Vài năm gần đây, Hàn Quốc ngưng tuyển lao động nhưng lại có Nhật Bản, Malaysia tiếp nhận lao động Việt Nam. Có nhà đi XKLĐ hết, thậm chí cả phụ nữ cũng đi. Những người khi về mà còn trong độ tuổi lao động vẫn tiếp tục được đi XKLĐ. Con số hơn 95% người dân đi XKLĐ về có cuộc sống ổn định đã minh chứng cho sự lan tỏa của “chìa khóa” thoát nghèo ở Thái Mỹ

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Thời gian cho cá thực tập sinh ngành xây dựng sang nhật bản được gia hạn thêm

Tin vui cho các bạn thực tập sinh ngành xây dựng khi mới đây, chính phủ nhật bản đã gia hạn thê thời gian cư trú cho các bạn do ngành xây dựng đang thiếu nhân lực trầm trọng bởi nhu cầu tái thiết lại vùng bị động đất và sóng thần và việc xây dựng các công trình phục vụ Olympc Tokyo 2020.
Vào thời điểm này, ai đi xuất khẩu lao động nhật bản nhận được rất nhiều ưu đãi bởi nước nhật đang thiếu nhân lực trầm trọng
Ngành xây dựng Nhật Bản đang thiếu nhân lực để tái thiết đất nước (Ảnh: Hoàng Liên Sơn)
Theo quyết định được đưa ra trong cuộc họp nội các sáng 4/4, thực tập sinh người nước ngoài trong ngành xây dựng sẽ được kéo dài thời gian cư trú từ 3 năm hiện nay lên tối đa 5 năm. Ngoài ra, những thực tập sinh đã hết hạn 3 năm và về nước trên 1 năm được phép quay trở lại Nhật Bản thực tập tiếp thêm một hợp đồng 3 năm nữa.
Theo quy định hiện nay, thực tập sinh nước ngoài hết hạn về nước không được phép quay lại Nhật Bản với cùng tư cách lưu trú thực tập sinh.
Tại cuộc họp nội các, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng với mục tiêu là thành công cho Olympic Tokyo 2020. Chính phủ Nhật Bản dự định thực thi chính sách mới này từ tháng 4 sang năm, nhằm có thêm nguồn nhân lực 70.000 người nước ngoài cho ngành xây dựng nước này.
Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, hiện có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, trong đó ngành xây dựng chiếm khoảng 8% tổng số thực tập sinh.
Quyết định mới của Chính phủ Nhật Bản là cơ hội tốt để Việt Nam gia tăng số thực tập sinh Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng. Ông Liêm cho biết hiện có nhiều nghiệp đoàn của Nhật Bản đang xúc tiến tuyển dụng thực tập sinh Việt Nam trong lĩnh vực này.

Chuyển từ du học sang hình thức tu nghiệp sinh nhật bản có tốt không

Hình thức tu nghiệp sinh nhật bản và du học nhật bản là khác nhau, nhiều bạn không rõ tình hình đã đăng ký đi du học nhật bản. Bây giờ muốn chuyển sang hình thức tu nghiệp sinh mà không biết nên làm như thế nào?
Tôi đăng ký đi du học và đã có COE của trường dạy tiếng ở Nhật gửi về theo diện du học sinh nhưng chưa làm visa. Nay tôi muốn chuyển sang tu nghiệp sinh có được không?
Tư vấn của chuyên gia Công ty Châu Hưng: Nếu bạn đã có tư cách lưu trú theo diện du học mà không đi, việc đầu tiên bạn cần liên hệ với trường tiếng Nhật đã xin tư cách lưu trú cho bạn để thông báo về việc này. Việc trình bày lý do rất quan trọng để trường tiếng Nhật sẽ báo cáo cho Cục Quản lý nhập cảnh Nhật Bản.
Xuat khau lao dong nhat ban có tốt không?
Nếu bạn muốn tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản, bạn phải chọn một trong những ngành nghề phù hợp của chương trình. Trường hợp nam giới thì thường có các ngành tuyển dụng liên quan đến lĩnh vực cơ khí như: tiện, phay, hàn bán tự động, dập kim loại, khuôn mẫu, ép nhựa, lắp ráp cơ khí… Nếu chưa có ngành nghề phù hợp khi tham gia chương trình, bạn sẽ được đào tạo nghề ngắn hạn cho phù hợp.
Một chú ý quan trọng là khi làm hồ sơ tham gia chương trình thực tập sinh, bạn phải nộp tất cả hồ sơ lý lịch đã từng làm hồ sơ xin du học đến công ty phái cử xác nhận và làm căn cứ để làm thủ tục tham gia. Nếu thông tin lý lịch cũng như các thông tin liên quan của bạn có sự khác biệt với hồ sơ trước (hồ sơ du học) thì khả năng không được cấp phép là rất cao.
Chúc bạn có những quyết định chắc chắn và thành công!

Dịch vụ kiều hối ngân hàng nông nghiệp triển khai cho lao động xuất khẩu

Sáng 10/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ kiều hối Agribank, thực hiện chức năng quản lý điều hành các sản phẩm dịch vụ kiều hối, giao dịch ngoại tệ cá nhân.
Châu Hưng là doanh nghiệp chuyên tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản 2015 chuyên nghiệp
Trung tâm kiều hối Agribank chỉ đạo gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc hệ thống Agribank thực hiện chuyển tiền ngoại tệ đến khách hàng, đặc biệt là thị trường chuyển tiền lao động xuất khẩu thông qua hệ thống thanh toán online nội bộ theo chuẩn mực dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Hiện nay Agribank có đối tác lớn là ngân hàng tại các thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam như Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga và là ngân hàng nắm giữ phần lớn thị trường chuyển tiền của công nhân xuất khẩu lao động với tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt bình quân 8% năm.
Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức trao thưởng giải đặc biệt trị giá 1 tỷ đồng chương trình dự thưởng tiết kiệm Giải lớn mừng xuân với tổng số tiền huy động gần 15.700 tỷ đồng.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Xuất khẩu lao động khiến cho nhiều gia đình đã được đổi đời

Không ít người, không ít gia đình đã đổi đời từ việc đi xuất khẩu lao động, chỉ việc bỏ ra vài năm làm việc ở nước ngoài với thu nhập cao đã giúp họ cải thiện được đời sống bản thân cũng như của gia đình ở quê nhà. Nhiều người đã ăn lên làm ra sau khi đi xuất khẩu ra nước ngoài làm việc.
Để có cuộc sống sung túc hơn nhiều người chọn cho mình một chương trình đi xuất khẩu lao động phù hợp. Thực vậy, trên thực tế có rất nhiều người lao động đã đổi đời nhờ cống hiến vài năm sức lực bên ngoài.
Xem thêm: dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản của Châu Hưng

Làng Phong Triều, xã Nam Triều – Phú Xuyên: Trả hết nợ, tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng
(HNM) Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh làng Phong Triều, ông Phạm Viết Chính, cán bộ xã Nam Triều tự hào nói, tuy là xã thuần nông, nhưng người dân nơi đây luôn năng động, sáng tạo để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Toàn xã có hơn 6.700 nhân khẩu, gần 2.000 hộ gia đình, thì thôn Phong Triều chiếm 2/3 số đó.
Năm 2013, thu nhập bình quân của xã là 16 triệu đồng/người, thì Phong Triều đã đạt 18 triệu đồng/người và có đến 40% hộ dân trong thôn xây được nhà cao tầng. “Bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống người dân được nâng cao, tất cả là nhờ đi xuất khẩu lao động” – ông Chính cho biết.
Đến thăm xưởng cơ khí của anh Phan Viết Thành ở thôn Phong Triều, chúng tôi được biết đây là cơ ngơi anh xây dựng từ số tiền tích cóp được sau đợt đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) về. Năm 2005, anh vay ngân hàng, người thân và bạn bè được gần 200 triệu đồng để làm thủ tục, học tiếng đi lao động tại Hàn Quốc. Sang nước bạn, do có sẵn nghề cơ khí nên anh được tiếp cận công việc ngay.
Sau 27 tháng làm việc ở Hàn Quốc, trở về Việt Nam anh đã trả hết nợ và tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng. Với số vốn này, anh mở xưởng cơ khí, giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 10 đến 15 lao động, mức thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Hiện xưởng cơ khí của anh sản xuất nhiều mặt hàng: Cửa hoa, cửa xếp, cửa khung nhôm kính… Từ năm 2013 đến nay, anh chế tạo thêm một số loại máy phục vụ bà con trong xã sản xuất nông nghiệp như: Máy tải lúa, máy làm vườn, máy làm đất mini và máy gieo mạ khay. Vụ đông xuân vừa qua, anh đã ký hợp đồng với UBND xã Nam Triều sản xuất 11 máy gieo mạ khay, mỗi máy có giá 4 triệu đồng, chỉ bằng một nửa so với giá bán ngoài thị trường, nhưng lại cùng công năng và đạt tiêu chuẩn cho cấy máy. Hiện tại, máy gieo mạ khay và máy tải lúa của anh đã được một số xã trong huyện Phú Xuyên tìm đến đặt hàng…
Anh Phan Viết Thành kiểm tra máy tải lúa trước khi giao cho khách hàng.
Cũng thành đạt như anh Thành, ở Phong Triều còn có các anh Trần Quốc Thanh, Phạm Ngọc Thượng sau khi đi xuất khẩu lao động nhật bản trở về, có vốn đã mở công ty xây dựng tại địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người dân trong xã.
Ông Phan Cao Lạc, Chủ tịch UBND xã Nam Triều cho biết, cả xã hiện có hơn 300 người đi XKLĐ thì thôn Phong Triều có tới 250 người; vào thời điểm năm 2009, thôn này có tới gần 400 người đi XKLĐ, chủ yếu sang Malaysia, Dubai, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, một số ít đi Nhật Bản, Đức, Pháp. Hằng tháng, mỗi người gửi về quê từ 500 đến 1.500 USD, tùy từng thị trường và công việc. Số tiền đó được các gia đình trả nợ ngân hàng, xây dựng nhà cửa, gửi tiết kiệm… Những hộ gia đình có người đi XKLĐ có nhu cầu vay vốn ngân hàng đều được các cấp hội, đoàn thể trong xã đứng ra bảo lãnh, giúp đỡ. “Điều đáng quý là khi trở về địa phương, nhiều lao động đã đóng góp một phần tiền kiếm được chung tay xây dựng quê hương như: Nâng cấp đường làng, ngõ xóm, các công trình phúc lợi, công cộng… Một số người mở công ty, xưởng sản xuất tại quê, giải quyết việc làm và có thu nhập ổn định cho nhiều người trong thôn, trong xã…” – ông Lạc cho biết.
Cũng theo ông Lạc, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Nam Triều luôn khuyến khích thanh niên trẻ đi XKLĐ, coi đây là giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân và là động lực để kinh tế – xã hội của xã Nam Triều ngày càng phát triển.
Thôn Yên Hồng xã Yên Lư huyện Yên Dũng: Cải thiện cả vật chất và tinh thần
Từ một làng quê thuần nông, không có nghề phụ, thu nhập chủ yếu của gia đình chỉ trông chờ vào hai vụ thu hoạch lúa hàng năm và một vụ màu. Cuộc sống vô cùng khó khăn, nhưng đến nay, thôn Yên Hồng xã Yên Lư huyện Yên Dũng đã và đang từng ngày “ thay da đổi thịt ”. Có được thành quả đó, là nhờ vào Xuất khẩu lao động.
Trước kia, những người dân nơi đây chịu thương chịu khó làm ăn, đầu tắt mặt tối chăm lo cho vài sào ruộng, vất vả là vậy mà cuộc sống cũng chỉ tạm đủ ăn. Họ sống trong những ngôi nhà ngói chật hẹp, có đủ cơm ăn, có tiền nuôi con cái ăn học đã là hạnh phúc lắm rồi. Được sống trong nhà tầng chỉ có trong mơ ước. Nhưng giờ đây, đến thôn Yên Hồng, khiến không ít người phải ngỡ ngàng. Bởi, sự đổi thay nhanh chóng ở làng quê này. Những ngôi nhà mái ngói lụp sụp, được thay thế bằng những những ngôi nhà cao tầng khang trang nối tiếp nhau. Thay bằng việc chăm lo đồng áng, họ thi nhau mua sắm vật liệu, xây dựng nhà cửa. Dọc con đường trải nhựa, đối diện với những bụi tre xanh ngắt, là những căn biệt thự xinh xắn, cổng nhà luôn rộng mở, người và xe ra vào nườm nượp, tiếng cười nói hòa lẫn tiếng nhạc rộn ràng.
Chúng tôi đến thăm nhà chị Nguyễn thị Thuận, ngôi nhà 3 tầng được anh chị xây cách đây vài năm. Với đầy đủ tiện nghi trong nhà như ti vi màn hình phẳng, tủ lạnh, điều hòa, xe ga cùng với nhiều thiết bị, đồ dùng sinh hoạt hiên đại trong nhà. Để có được cơ ngơi như vậy, đó là nhờ vợ chồng chị đi xuất khẩu lao động. Năm 2004 với số vốn vay mượn của anh em, chị sang Đài Loan làm người giúp việc. Mới đầu, còn gặp một số khó khăn nhưng khi quen người, quen việc thì thu nhập của chị dần ổn định, với thu nhập khoảng 15000 Đài tệ/ tháng tính ra vào khoảng 7triệu tiền Việt thì sau một năm chị trả được hết nợ và có tiền gửi về nhà. Chị Thuận cho biết: Trước cuộc sống chỉ trông chờ vào vài sào ruông. Nhưng nhờ đi xuất khẩu lao động mà vật chất giàu lên, đời sống tinh thần được cải thiện.
Khi về nước, với lòng nhiệt tình tham gia đóng góp công sức cho quê hương chị xin vào làm tại ban Kế hoạch hóa gia đình của xã. Và hiện tại, chị đang theo học lớp trung cấp để nâng cao kiến thức.
Cách đó vài m là gia đình anh Đinh văn Thông. Cuộc sống trước đây của hai vợ chồng anh gặp rất nhiều khó khăn. Ra ở riêng với hai bàn tay trắng, phải bươn trải nhiều nghề để mưu sinh, nhưng, cái nghèo vẫn đeo bám. Từ khi đi xuất khẩu lao động cuộc sống của vợ chồng anh thay đổi rất nhiều. Xây được nhà tầng khang trang, sắm sửa tiện nghi sinh hoạt cho gia đình. Trước đây, cả năm thu nhập của gia đình anh khoảng 10 đến 15 triệu đồng thì khi đi lao động nước ngoài số tiền thu nhập 1 tháng của anh bằng 1 năm thu nhập khi vợ chồng anh ở nhà trồng lúa. Không những xây nhà, trả nợ, mua đồ dung sinh hoạt đầy đủ mà gia đình anh con có điều kiện cho con cái học hành “ đến nơi đến trốn ’’.
Khác với gia đình anh Thông, anh Nguyễn văn Đề có hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều. Hai vợ chồng ở căn nhà một gian hai trái. Hằng ngày, vợ chồng anh phải thức khuya dậy sớm tranh thủ lo việc ruộng đồng, đến sang cả hai lại tất tưởi đi làm thuê cho các hộ lân cận, nhưng tiền công lại chẳng được bao nhiêu, lúc đó những hộ khá giả trong thôn chỉ tính trên đầu ngón tay. Đang tần tảo sớm tối làm ăn thì không may tai họa ập đến, vợ anh mất do mắc bệnh ung thư, bỏ lại anh và đúa con gái chưa đầy 2 tuổi. Bởi chữ “ nghèo ” không có tiền chữa bệnh cho vợ. Mong có người chăm lo con nhỏ, ít lâu sau anh quyết định đi bước nữa. Lúc đó thấy nhiều người khấm khá lên khi đi lao động nước ngoài, anh Đề bàn với vợ vay vốn để làm ăn. Ban đầu, vợ chồng anh còn ngại ngần, nhưng do cuộc sống túng bấn quá, anh hạ quyết tâm. Chỉ mới vài tháng sang Đài Loan lao động, anh Đề đã gửi về cho vợ 30 triệu đồng để trả nợ ngân hàng, sắm sửa đồ dùng trong gia đình cũng như quần áo cho con cái ăn học, cuộc sống vì thế mà vơi đi cơ cực phần nào. Đến nay, sau gần chục năm sang Đài Loan lao động, gia đình anh có một ngôi nhà với đầy đủ tiên nghi hiện đại, và có tiền gửi ngân hàng. Đôi mắt Chị Dương thị Xuân – vợ anh Đề ánh lên niềm hạnh phúc, chị cho biết: Cuộc sống bây giờ ngày trước tôi chẳng dám mơ. Ngày mong kiếm đủ miếng cơm là thấy sương lắm rồi. May nhờ có anh ấy đi Xuất khẩu lao động nên bây giờ mới được như thế này.
Từ 5 năm trở lại đây, thôn Yên Hồng đi lao động nước ngoài rất nhiều. Toàn thôn có khoảng 200 hộ dân, thì số người đi xuất khẩu lao động chiếm khoảng gần 50%, chủ yếu là họ sang Đài Loan và Đảo Síp. Bởi, môi trường lao động ở đây khá tốt. Số người đi lao động ở nước ngoài đã tác động tích cực tới nhiều mặt xã hội, nhận thức của người dân nâng lên, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đến tiếp nhận công nghệ sản suất tiên tiến, có tính kỉ luật cao. Thu nhập nhờ xuất khẩu lao động ổn định, không những đời sống của gia đình được cải thiện mà họ còn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của xã, thôn, như: ủng hộ xây mới nhà văn hóa, nhà đa năng, bê tông hóa đường làng, ngõ xóm. Ông Hoàng văn Triu – trưởng thôn Yên Hồng cho biết: Bộ mặt nông thôn của Yên Hồng so với các thôn có nhiều thay đổi. Thôn có nhiều nhà cao tầng, nguồn thu của thôn cao nhờ những người đi lao động nước ngoài.
Nhờ xuất khẩu lao động, mà bộ mặt nông thôn Yên Hồng có nhiều khởi sắc. Không còn cảnh chạy ăn từng bữa, không còn hộ nghèo. Thu nhập bình quân của các hộ cao góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân. Có thể nói, nếu thực hiện tốt chủ trương xuất khẩu lao động của Đảng, thì, việc đưa người dân đi nước ngoài lao động là con đường xóa đói giảm nghèo nhanh.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Có nên bỏ học đại học để đi xuất khẩu lao động nhật bản

Xuất khẩu lao động nhật bản đang là xu hướng hiện nay. Đãi ngộ cao, được hỗ trợ nhiều, nhiều chính sách ưu đãi,…nên không khó hiểu khi nhiều người bỏ việc đang làm để đi xuất khẩu lao động sang nhật bản. Sau đây là trường hợp của một bạn đang học đại học mà muốn bỏ học để đi xuất khẩu lao động sang đất nước nhật bản.
Tôi là sinh viên Đại học năm 2 Đại học Giao thông Vận Tải Hà Nội. Tôi đang có ý định định đi xuất khẩu lao động nhật bản nhưng nghe nói để đi được rất khó và chi phí tài chính khá cao. Xin hỏi Quý Công ty trường hợp của tôi có nên dừng việc học để đi xuất khẩu lao động nhật bản không? Tôi xin chân thành cảm ơn. Năm nay tôi 22 tuổi
Tư vấn của chuyên gia Công ty Châu Hưng:
Về việc có nên bỏ học để đi xuất khẩu lao động nhật bản, theo chúng tôi, bạn mới 22 tuổi, còn rất trẻ và còn rất nhiều thời gian (ít nhất là 5 năm) để tham gia chương trình làm việc ở Nhật Bản bất cứ lúc nào.
Bạn phải xác định bạn đang cần gì? Kiến thức hay tài chính?. Khi đã chán nản một điều gì thì chúng ta khó mà có thể làm tốt việc đó. Vì vậy, bạn cần giải quyết chính tinh thần của mình, để làm sao có được niềm đam mê với việc mình đang làm. Muốn vậy, trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn chán học. Theo chúng tôi, có thể do:
1) Bản thân bạn chưa tìm được phương pháp để thích nghi đã vội chán nản. Ở đây, có thể trong ngành học này bạn cảm thấy hơi lạ lẫm và chưa thích nghi được. Nó đòi hỏi bạn phải có những phương pháp tiếp thu mới, những kỹ năng mới so với việc học từ trước đến giờ. Tiếp xúc và thích nghi với những điều mới luôn là thử thách với con người vốn đã quen với những thói quen cũ. Và lâu dần, chưa tìm ra được cách học, bạn sẽ cảm thấy chán nản.
Nếu rơi vào trạng thái này, bạn hãy điềm tĩnh và mạnh dạn tham khảo những người bạn học tốt bộ môn này, mạnh dạn hỏi thầy cô hướng dẫn, tiếp thu thêm từ những tài liệu khác. Từ đó, bạn chắt lọc những kinh nghiệm, những phương pháp phù hợp với mình, thực hành thường xuyên, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Và đừng quên lên cho mình một kế hoạch học tập hằng ngày. Chỉ cần bạn có một thành công nho nhỏ trong việc học, bạn sẽ tự tin và yêu thích nó ngay.
2) Nếu tình trạng chán học là do những hoàn cảnh khách quan, như ngành học này không phù hợp với niềm đam mê, với tính cách con người của bạn; do lúc trước bạn chưa nghiêm túc với việc chọn ngành học/do gia đình áp đặt, hay lo cho tương lại mình khi ra trường không làm việc theo đúng chuyên nghành hoặc không xin được việc… bạn cần hỏi lại bản thân một lần nữa:
  • Những điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
  • Tại sao ngành học này không đem lại cho bạn sự yêu thích?
  • Ước mơ của bạn trong 5 – 10 năm tới là gì?
  • Kế hoạch tương lai của bạn như thế nào? Nó có phù hợp với con người và hoàn cảnh của bạn hay không?
  • Bạn đã có những phương án nào để thực hiện kế hoạch đó?
Không phải chỉ ngồi học ở trường lớp mới gọi là học. Mà việc học là cả đời, thông qua mọi hoạt động, mọi việc làm của ta hằng ngày. Phải loại bỏ ý nghĩ: “Chán học quá! Phải ra đi làm thôi”. Nếu bạn dễ dàng chán học khi chưa tìm ra nguyên nhân và khắc phục, thì khi đi làm, đến một ngày bạn cũng sẽ nhanh chóng chán nản công việc. Vì trong công việc cũng đòi hỏi ta phải học hỏi không ngừng, và việc học này khó khăn hơn rất nhiều so với học qua trường lớp.
Còn nếu muốn sửa chữa sai lầm của mình ngày trước (chọn sai ngành), bạn nên trả lời cho mình những câu hỏi được đặt ra ở trên, tham khảo từ những người có chuyên môn, có kiến thức trong lĩnh vực bạn muốn theo để quyết định của bạn không còn cảm tính.
Còn vấn đề nếu bạn muốn quyết tâm đi Nhật bản để làm việc thì chuyên nghành bạn học vẫn có những đơn hàng dành cho bạn.
Chúc bạn định hướng được tốt cho tương lại của bạn!

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Đi xuất khẩu lao động nhật bản cần có gì trong hồ sơ vay vốn

Bài viết sau sẽ giới thiệu với các bạn chương trình xuất khẩu lao đông nhật bản và quy trình, thủ tục vay vốn ngân hàng hỗ trợ chi phí xuất nhập cảnh cho lao động khi có nhu cầu. Cùng tìm hiểu nhé.
Tư vấn của chuyên gia Công ty Châu Hưng: Với những trình độ và yêu cầu như bạn thì bạn đang đủ điều kiện để tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản (xuất khẩu lao động tại Nhật bản). Hiện tai Công ty có khác nhiều nghành nghề cho nữ: Thực phẩm, nông nghiệp, in ấn, thủy sản, điện tử…Trong quá trình tham gia, bạn được đào tạo tiếng Nhật, kỹ năng phỏng vẫn cũng như định hướng nghề nghiệp. Bạn có thể chọn một trong những ngành nghề tuyển dụng sau để ứng tuyển phỏng vấn và thực tập tại Nhật Bản. Ở Công ty Xí nghiệp và nghiệp đoàn trực tiếp sang thi tuyển và phỏng vấn những ứng viên có đủ điều kiện tham gia đơn hàng.
Nếu bạn có nhu cầu vay vốn ngân hàng, công ty sẽ hỗ trợ bạn các hồ sơ, thủ tục cần thiết để hoàn tất thủ tục vay vốn với ngân hàng. Cũng xin thông tin thêm là trường hợp như bạn không phải hiếm tại công ty chúng tôi, do đó bạn cứ yên tâm. Nhưng với điều kiện bạn phải đỗ đơn hàng của Công ty.
Ngân hàng Agribank cho vay vốn đi xuất khẩu lao động mà người cần vay vốn sẽ không cần hợp đồng làm việc của bên tuyển dụng mà chỉ cần xác nhận là đã được tuyển đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Ngân hàng Nông nghiệp sẽ xem xét và cho vay 80%-85% tổng chi phí hợp pháp cần thiết. Ngoài ra, các khách hàng vay vốn đi lao động xuất khẩu còn được Ngân hàng này giúp đỡ các thủ tục chuyển tiền về cho gia đình.
Thông thường, Khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng vay vốn, cam kết người lao động chuyển tiền về TKTG này và có văn bản uỷ quyền cho Ngân hàng tự động trích tiền gửi thu hồi nợ khi đến hạn.
Mời bạn tham khảo một số chi tiết về việc cho vay sau đây:
- Phương thức cho vay: Thực hiện cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ độc thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.
- Thời gian cho vay: Căn cứ vào mức thu nhập của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết.
- Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì Ngân hàng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.
- Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu lao động đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.
Hồ sơ cho vay bao gồm:
- Sổ hộ khẩu, CMND của người vay vốn (Ngân hàng đối chiếu bản chính với bản kê khai trên giấy đề nghị vay vốn)
- Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ độc thân (mẫu phụ lục kèm theo)
- Giấy tờ chứng minh đi làm việc ở nước ngoài (Văn bản thông báo về việc Người lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài/ Hợp đồng đưa người lao đông đi làm việc ở nước ngoài giữa Doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động/ Hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với bên sử dụng lao động nước ngoài);
- Giấy tờ về TSĐB và Giấy uỷ quyền xử lý TSĐB (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).
- Chia sẻ thêm về định hướng ngành nghề của bạn, vì môi trường làm việc tại Nhật Bản sẽ làm việc trực tiếp tại các nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp, trang trại… do vậy đây là cơ hội rất tốt, rất thuận lợi để bạn trực tiếp học hỏi những kiến thức thực tiễn cho chuyên môn quản trị kinh doanh của bạn: kỹ năng quản lý dây chuyền, tiến độ sản xuất, kỹ năng quản lý nhân sự, phân bổ công việc, quản lý thời gian, quản lý sản phẩm, hạn chế sản phẩm lỗi…
Những kiến thức, kinh nghiệm thực tế này nếu bạn tiếp thu và vận dụng tốt sẽ là hành trang rất có giá trị để bạn phát triển nghề nghiệp sau khi trở về nước trong tương lai.
Chúc bạn thành công!