Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Tại sao bạn nên học cách sống và làm việc của con người nhật bản

Nhờ việc học cách sống và làm việc của người Nhật khi đi xklđ sang nhật mà nhiều lao động trẻ Việt Nam đã trưởng thành hơn nhiều lên trông thấy. Câu chuyện sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sống và làm việc của người Nhật.
Nhờ học cách sống và làm việc của người Nhật, lao động trẻ Việt Nam trưởng thành hơn ngay trước khi xuất cảnh
Trong các thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam, không có thị trường nào mà việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động (NLĐ) trước khi đi được làm chu đáo như Nhật Bản. Tính kỷ luật của người Nhật đã tạo ra sự khác biệt trong cách làm XKLĐ của doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng như góp phần thay đổi hành vi, nhận thức của NLĐ.
Học từ cách chào hỏi
Buổi lễ tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên ngành trang trí nội thất do Công ty Haindeco Sài Gòn vừa tổ chức tại Trường CĐ Nghề công nghệ cao Đồng An (tỉnh Bình Dương) có khá nhiều điều để nói về người Nhật. Hai bên sân khấu treo cờ 2 nước. Trước khi bước vào bục phát biểu, ông Toshiyuki Iwasaki, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nohara - Nhật Bản, tiến đến cờ của 2 quốc gia nghiêm trang chào rồi mới quay lại chào đại biểu. Đến lượt mình lên sân khấu, hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ cao Đồng An cũng thực hiện nghi lễ tương tự, tạo ra hình ảnh hết sức đẹp đẽ.
Ông Toshiyuki Iwasaki, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nohara, cúi đầu chào và trao chứng chỉ tốt nghiệp cho lao động Việt Nam
Sau đó, 60 học viên lần lượt lên nhận chứng chỉ tốt nghiệp. Ông Toshiyuki Iwasaki thực hiện 60 lần cúi đầu chào và bắt tay học viên trước khi trao chứng chỉ. Các học viên cũng cúi đầu đáp lễ, đưa 2 tay đón nhận thành quả học tập.
Người Việt hay người Nhật đều coi trọng giao tiếp ứng xử, hiểu rõ giá trị của “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Nhưng có lẽ hiếm thấy một doanh nhân Việt nào cúi thấp để chào NLĐ, những người làm thuê cho mình như thế. Ông Võ Anh Tuấn, Giám đốc Haindeco Sài Gòn, bày tỏ: “Đó là sự tôn trọng và kỳ vọng đối với NLĐ. Chúng ta cần học họ cái hay về văn hóa ứng xử. Trong quá trình dạy, chúng tôi luôn nhắc nhở, chỉ bảo cặn kẽ các em phải chào hỏi cho đúng mực”.
Vào cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp (DN) đóng tại TP HCM như Công ty TNHH Nhật Hy Khang, Tracimexco - HRI, Hiteco, Biển Đông, Inlaco Sài Gòn…, hình ảnh học viên cúi đầu chào mỗi khi gặp người quản lý hay khách đến tham quan đã trở nên quen thuộc. Không chỉ học viên, cung cách chào hỏi kiểu Nhật đã trở thành thói quen đối với nhân viên văn phòng. Tại Công ty Eshuhai, khi khách bước vào khu làm việc chính, gần 30 người đang làm việc đứng dậy, đồng thanh: “Hi-ra-sai-ma-sê” (kính chào quý khách).
Thành nhân trước, thành nghề sau
Không có chuyện đăng ký, nộp tiền, học hành qua loa mà NLĐ sang Nhật phải mất 4-6 tháng, thậm chí cả năm để học tiếng Nhật, học nghề. Trong thời gian này, NLĐ được chỉ bảo từng li, từng tí về giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt, nội quy lao động.
Tại Công ty XKLĐ Biển Đông Chi nhánh TP HCM, ở gian tiếp khách bố trí một tủ đựng dép lớn. Học viên phải đặt ngay ngắn giày, dép của mình lên kệ rồi lấy dép của công ty mang vào để lên phòng học. Tại Công ty Esuhai, cạnh tủ đựng dép còn bố trí 3 thùng rác. Học viên được chỉ dẫn bỏ thức ăn thừa, giấy, túi ni-lông vào từng thùng khác nhau. Khách tham quan còn ngạc nhiên với những phòng học đứng tại Esuhai. Ông Lê Long Sơn, giám đốc công ty, giải thích: “Ở nhiều nhà máy bên Nhật, NLĐ phải đứng làm việc, thao tác theo dây chuyền đặt trên cao. Việc đứng học là để các em làm quen, thích nghi khi vào nhà máy. Một số em vì không chịu nổi cảnh đứng học nên đã bỏ cuộc”.
Môi trường ký túc xá khắt khe không kém môi trường học. Tại ký túc xá của Công ty Tracimexco-HRI, việc quản lý học viên cũng rất nghiêm ngặt. Ông Vũ Thanh, Phó Giám đốc Công ty Tracimexco-HRI, chia sẻ: “Người Nhật luôn đề cao tính kỷ luật. Nếu không tuyển chọn kỹ, không làm tốt khâu đào tạo, giáo dục định hướng thì khó lòng đáp ứng yêu cầu của họ”.
Đa phần trong tổng số 172 DN XKLĐ khai thác thị trường Nhật Bản đều phải thực hiện tốt việc đào tạo cho NLĐ. Cách làm này giúp giới trẻ, lao động Việt Nam thay đổi lối sống, chín chắn và trưởng thành hơn trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Hỗ trợ các học viên đi du học nhật bản tháng 4-2016

Sắp tới đây sẽ có buổi gặp gỡ trực tiếp và phỏng vấn chương trình du học Nhật Bản cho các học viên khóa tháng 4/2016. Các bạn học viên sẽ được hỗ trợ hướng dẫn thủ tục chứng minh tài chính hoàn toàn miễn phí.
Du học Nhật Bản những năm gần đây đã và đang thu hút nhiều mối quan tâm của các bậc phụ huynh và học sinh Việt Nam. Nhật Bản là một trong những con rồng châu Á với nền kinh tế hàng đầu châu lục. Thời gian gần đây số lượng học sinh quan tâm đến việc du học ở Nhật ngày càng tăng vì những lợi ích nổI bật của Du học Nhật Bản như: sinh viên được phép làm thêm với thu nhập cao, thủ tục hồ sơ không qúa phức tạp,  không yêu cầu trình độ tiếng Nhật cao trước khi sang trường… ngoài ra chương trình học nghề và làm việc tại nhật bản với mức lương 80.000 yên -100.000 yên/tháng thu hút nhiều sinh viên việt nam quan tâm.
Chi phí bỏ ra cho đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm rẻ hơn so với tu nghiệp sinh (hay còn gọi là xklđ sang nhật bản). Hai chương trình giống nhau là đều được làm việc tại Nhật nhưng khác biệt là chương trình du học thì học viên đi học là chính và sau khi hoàn thành khóa học sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp quốc tế với chuyên ngành đã theo học.

Nhưng sự khác biệt với tu nghiệp sinh là  trường hỗ trợ công việc làm thêm cho sinh viên  20 giờ / tuần và vào những kỳ nghĩ lễ, Tết, học viên được nghỉ học, được phép làm tăng ca đến 40 giờ trong tuần nếu có nhu cầu đi làm thì mức thu nhập sẽ tăng lên đáng kể (gần 40 triệu đồng).  Học viên có thể chuyển qua công việc có mức lương cao hơn nếu tiếng Nhật tốt hơn vì thế sinh viên có thể hỗ trợ thêm kinh phí học tập và chi phí sinh hoạt .

Lợi thế đi du học Nhât Bản, sau khi bạn hoàn thành khóa học tiếng được apply vào chương trình nghề hoặc đại học, hoặc chương trình thạc sỹ nếu đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam mà không phải thi đầu vào và được hỗ trợ đi làm thêm.

Ngoài ra sau khi tốt nghiệp sinh viên được phép ở lại thực tập và làm việc và được gia hạn visa tiếp tục ở lại Nhật, thời gian gia hạn visa ở Nhật không bị giới hạn (nhưng có điều kiện). Nếu đi làm tại Nhật và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa vĩnh trú và được ở Nhật định cư, không bị bắt buộc trở về nước.

Để chuẩn bị tuyển sinh cho khóa tháng 4/2015 , kính mời các bạn quan tâm đến chương trình du học Nhật đến tham dự buổi gặp gỡ và phỏng vấn với đại diện trường Toho International College, Tokyo

Tại Hồ Chí Minh : lúc 9:00 sáng thứ bảy ngày 19/9 - địa chỉ 319  B2 Lý Thường Kiệt , Phường 15, Quận 11 . ĐT đăng ký tham dự : 08.38686360 hotline 0908558959

Tại Hà Nội : lúc 9 giờ sáng ngày 25/9 - đia chỉ tại 79 Bà Triệu ( tầng 2) quận Hai Bà Trưng. ĐT đăng ký tham dự 04.36227932 , hotline 094 5555 628

Hành vi ăn cắp của người Việt bên Nhật

Thằng cháu tôi nó đi xuất khẩu ở nhật bản về, ngoài chuyện công việc, ăn ở, sinh hoạt thì những câu chuyện như trộm đồ, hái trộm rau, bắt cua trong mùa sinh sản,….thay vì cảm thấy xấu hổ thì nó lại cảm thấy tự hào. Đắng lòng.
Cháu tôi và nhiều bạn bè của nó xem những hành vi trộm cắp, đi lậu vé tàu, bắt hải sản trái phép... như một chiến tích thay vì phải thấy xấu hổ.
Thằng cháu đi xuất khẩu lao động ở Nhật về. Anh chị tôi làm tiệc ăn mừng. Trong bữa tiệc có rất đông bạn bè của cháu. Gặp lại nhau sau mấy năm xa cách, tụi nó thao thao bất tuyệt đủ chuyện trên trời dưới đất; trong đó chuyện "đi Nhật" của thằng cháu là xôm tụ nhất.
Ngoài chuyện công việc, ăn ở, sinh hoạt, nội dung khiến đám bạn của thằng cháu tôi thích thú là những "chuyện bên lề" như lấy trộm đồ ở siêu thị; hái trộm rau, củ quả trong ruộng của người dân; bắt cua trong mùa sinh sản, đi lậu vé tàu... Sau mỗi câu chuyện, đám bạn lại vỗ tay rào rào, cụng ly côm cốp với những lời lẽ thán phục.
Thay vì phải xấu hổ thì họ lại tự hào!
Tôi không hiểu hết những việc mà thằng cháu kể lại vì chưa từng sống ở Nhật nhưng có điều tôi biết chắc là những việc ấy cháu và đám bạn bên đó đã làm trót lọt. Nếu không, chúng đã chẳng được về nước để ngồi đây kể lại "chiến tích" của mình. Nhìn những gương mặt trẻ bừng bừng phấn khích, đồng thanh tung hô những việc làm sai trái, thậm chí phạm pháp của thằng cháu mà tôi thấy lòng buồn vô hạn.
Chợt nhớ cách đây chưa lâu tôi đã từng đọc một bài báo viết về tình hình tội phạm nước ngoài ở Nhật gia tăng thời gian gần đây. Bài báo dẫn báo cáo của Cơ quan cảnh sát Nhật Bản công bố tình hình bắt giữ tội phạm nước ngoài trong năm 2014, trong đó liên quan đến người Việt Nam là 2.488 vụ, tăng 61,6% so với năm 2013. Tính ra, trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ ăn trộm dính đến người Việt Nam.
Báo cáo cũng cho biết trong số các vụ án hình sự, thì người Việt đứng đầu về cả số vụ lẫn số người trong các tội cướp giật, ăn cắp. Đặc biệt tăng là các vụ ăn cắp. Số người Việt ăn cắp bị bắt giữ là 1.745 trong tổng số 6.716 người nước ngoài bị bắt. Trong các trường hợp ăn cắp do người Việt Nam thực hiện thì số vụ ăn cắp ở cửa hàng, siêu thị đặc biệt cao với 1.437 vụ... Số tội phạm là người Việt Nam tại Nhật Bản chỉ xếp sau lao động Trung Quốc!
Những con số làm xấu hổ tất cả những ai có lòng tự trọng và tự hào dân tộc. Không quơ đũa cả nắm nhưng rõ ràng những con số ấy không thể không quan tâm vì ít nhiều nó cũng khiến người dân bản địa có cái nhìn không tốt về lao động Việt Nam trên đất nước họ và làm ảnh hưởng đến cơ hội học tập, làm việc của nhiều người khác. Ấy thế mà cháu tôi và nhiều bạn bè của nó lại xem những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ấy như một chiến tích, một niềm tự hào thay vì phải xấu hổ.
Vì đâu nên nỗi? Chính là vì nhận thức của một bộ phận người trẻ như cháu tôi và bạn bè của nó. Nhưng sâu xa hơn chính là sự giáo dục và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã không được chú trọng. Khi người ta không phân biệt được phải trái, các giá trị của cuộc sống bị đảo lộn thì sẽ dẫn đến những ngộ nhận, lầm lẫn như vậy.
Phải làm sao đây? Câu hỏi ấy đau đáu trong lòng tôi khi từ buổi tiệc trở về...

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tiếp thân mật ngài Chủ tịch Tổ chức IM Japan

Theo thông tin mà Châu Hưng – doanh nghiệp tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản mới nhận được thì trong ngày 21/09 mới đây, bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã có buổi tiếp ngài Yanagisawa Kyoei – Chủ tịch Tổ chức phát triển nguồn nhân lực quốc tế Nhật Bản.
Thông tin cụ thể như sau.
Ngày 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đã có buổi tiếp thân mật Ngài Yanagisawa Kyoei – Chủ tịch Tổ chức phát triển nguồn nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp còn có đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, cùng một số đơn vị liên quan thuộc Bộ.
Tại buổi tiếp, Ngài Yanagisawa Kyoei gửi lời cảm ơn chân thành tới Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã dành thời gian tham dự Hội thảo do IM Japan tổ chức tại Nhật Bản vừa qua. Thông qua Hội thảo, IM Japan đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa IM Japan và Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam. Trong thời gian tới, Ngài Yanagisawa Kyoei hy vọng, IM Japan sẽ được sự giúp đỡ và quan tâm của Bộ LĐ-TB&XH hơn nữa để ngày càng phát triển và bền vững.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tiếp thân mật ngài Yanagisawa Kyoei
Nhân dịp này, Ngài Yanagisawa Kyoei cũng thông tin với Bộ trưởng về một số điểm mới trong Chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài sang Nhật Bản làm việc. Nếu Luật mới liên quan đến Chương trình tiếp nhận thực tập sinh được thông qua, trong tương lai các thí sinh của một số nghề sẽ có cơ hội gia hạn visa từ 3 năm lên 5 năm khi vượt qua kỳ thi tay nghề và vốn tiếng nhật tốt tương đương ở cấp độ N3. Đồng thời, trong dự thảo lần này cũng công nhận ngành nghề hộ lý và điều dưỡng viên.
Trao đổi với Ngài Chủ tịch, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá cao sự hợp tác tốt đẹp của hai bên thời gian qua, đồng thời hy vọng hai bên sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khó khăn trong công tác đưa thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản ngày càng tốt hơn nữa. Theo Bộ trưởng, việc thông qua Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ hai quốc gia là nền tảng cho việc xúc tiến phối hợp thực hiện những lĩnh vực cả hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là xuất khẩu lao động. Bộ trưởng tin tưởng rằng, với nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, cơ hội hợp tác về xuất khẩu lao động giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển và hiệu quả.
PV/Lao động và Xã hội

Du học nhật bản có những ưu điểm nổi bật gì

Trong thời gian gần đây, các thí sinh tốt nghiệp THPT và các trường trung cấp – cao đẳng – đại học đăng ký đi du học tại đất nước nhật ngày càng lớn, song song với nó, việc đi xuất khẩu lao động nhật bản cũng là hướng được nhiều bạn lựa chọn.
Xu hướng đi du học Nhật Bản theo hình thức (vừa học vừa làm) đang được quan tâm lựa chọn nhiều khóa tại TRƯỜNG KINH TẾ NGOẠI GIAO VIỆT NAM. Tuy nhiên thí sinh nào không có điều kiện đi du học thì vẫn còn sự lựa chọn Du học tại chỗ, học trong nước tại Hà Nội với 9 ngành nghề dưới đây trong đó có ngành Văn hóa Ngôn ngữ Nhật Bản:
Nhiều Phụ Huynh có con vừa thi đại học năm nay tuy đỗ nhưng cũng đang ngần ngại nhập học vì ra thành thị học hành chi tiêu tốn kém mà về sau đầu ra xin việc là cả một vấn đề?….Vậy nếu không đi học thì làm gì? Học nghề, đi nghĩa vụ quân sự, đi làm kinh tế, ở nhà phụ giúp bố mẹ, làm ruộng, làm lương,  xây dựng gia đình, làm thợ,  xin làm công nhân, đi xuất khẩu lao động hay đi du học vv….Một bài toán trước ngưỡng cửa bước vào đời của nhiều Thí sinh hoặc Cựu sinh viên?
LỰA CHỌN DU HỌC NHẬT BẢN  (có những đặc điểm gì ?)
  1. Cơ hội có những ưu điểm gì :
  2. Được đến một đất nước có nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật công nghệ cao và nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới;
  3. Giao lưu, học hỏi, tiếp cận học ngoại ngữ nhanh, khi về nước vừa giỏi ngoại ngữ vừa có bằng quốc tế;
  4. Khác với đi XNK lao động là: Nếu đi lao động thì đúng kỳ hợp đồng là về nước, còn nếu đi du học thì cơ hội sẽ học tiếp hoặc xin việc làm tại Nhật để có thời gian ở lại lâu dài hơn với mức thu nhập cũng cao hơn;
  5. Đang là sinh viên được phép đi làm thêm, đủ trang trải sinh hoạt cuộc sống và học tập: Thông thường sinh viên bay sang trong vòng 1 tháng đều được nhà trường cấp giấy sinh hoạt ngoại khóa và giới thiệu việc làm 4h/1 ngày có mức thu nhập bình quân từ 25 đến 35 triệu đồng/1 tháng, riêng ngày nghỉ thứ 7+CN và kỳ nghỉ hè kéo dài 4 tháng được đi làm thêm 100% thời gian đủ 8h hoặc hơn tùy vào khả năng…Các công việc có thể lựa chọn làm thêm như :Bán hàng siêu thị, nhà hàng ăn uống, bán hàng cà phê, chạy bàn, vận chuyển hàng hóa, giao báo, dán bưu phẩm bưu điện, chỉ dẫn giao thông trên phố (tựa như sv tình nguyện), làm dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm, đóng cơm hộp, đồ hộp, các món ăn nhanh …làm nơi sản xuất công nghiệp, cơ khí điện tử, chế tạo máy….
  6. Sinh viên có thể nhận được học bổng của trường, tổ chức xã hội, doanh nghiệp: 48.000 yên (590 USD /tháng ) hoặc 50 .000 yên (620 USD /tháng;
  7. Sau khi kết thúc khóa học tiếng Nhật (từ 1,5 đến 2 năm) thì Du học sinh được tiến cử (xét tuyển) vào thẳng các trường Đại học (150 trường ), Cao đẳng và Trung cấp (2600 trường);
  8. Sau 2 năm, khi chính thức học tiếp tại Nhật thì sinh viên có thể cho phép vợ (hoặc chồng) của mình sang chung sống cùng nhau theo diện chăm sóc nếu có gia đình, thủ tục làm thuận tiện và không tốn kém;
  9. Ngoài ra có thể bảo lãnh bố mẹ, vợ chồng, con cái sang nhật tham quan (bình quân 3 tháng/1 lần/năm);
  10. Sau khi kết thúc khóa học (TC-CĐ-ĐH hoặc nghiên cứu sinh) mà xin việc tại Nhật thì sinh viên được chuyển đổi tư cách lưu trú DU HỌC sang tư cách lưu trú VIỆC LÀM;
  11. Sau khi kết thúc du học tại Nhật mà về nước thì cơ hội việc làm xin vào đâu?
-Xin vào các công ty liên doanh, tập đoàn, khu công nghiệp… có người Nhật làm việc;
-Xin vào làm; Nhân viên, Quản lý, Điều hành, Trợ lý, Thư ký, Lễ tân, Phiên Biên dịch, Điều phối, Giám sát viên, hoặc làm đúng chuyên ngành, chuyên môn của mình đã học…tại các công ty có giao thương với các đối tác Nhật Bản hoặc đối tác có sử dụng ngôn ngữ Nhật Bản;
-Xin dạy học tại các trường đào tạo tiếng Nhật, các công ty về du học hoặc xuất nhập khẩu lao động;
-Mức thu nhập hiện nay của người biết sử dụng tiếng Nhật bình quân từ 10-15 triệu đồng/1 tháng, kể cả sinh viên mới tốt nghiệp khoa tiếng Nhật 1 số trường trong nước khi đi xin việc rất dễ và thu nhập cao. Đây là ngành đang (hot) vì tương lai vẫn cần nhiều hơn nguồn nhân lực cho sự hợp tác hai nước đang ngày càng phát triển và ổn định.
  1. Đối tượng đăng ký du học:
  • Nam, Nữ tuổi từ 18 đến 26 (không tiền án, tiền sự, có đủ sức khỏe học tập làm việc );
  • Tốt nghiệp THPT/THBT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học (hoặc đang là sinh viên);
  • Thí sinh đăng ký học thử tiếng Nhật từ 1-2 tuần, nếu cảm thấy học được thì sẽ tiến hành làm thủ tục hồ sơ để kịp nộp sang Nhật cho các đợt đi hàng năm;
  • Hoàn toàn đăng ký học tiếng Nhật miến phí cho mục đích thi năng lực tiếng Nhật tại Việt Nam để lấy chứng chỉ như: Nas-test, J-test, Top-J vv..
III. Chi phí như thế nào?
  1. Chi phí trước khi bay: Không quá từ 180-200 triệu đã bao gồm: Học phí 1 năm đầu + Chứng minh tài chính của phụ huynh bảo lãnh + Vé máy bay + Visa + Xác nhận bằng cấp + Dịch thuật + Lệ phí thi chứng chỉ vv..(Chưa bao gồm chi phí ăn ở sinh hoạt tự túc khi học ngoại ngữ để chuẩn bị thi năng lực tiếng Nhật);
* Ghi chú: Học phí các trường tại Nhật bình quân từ 115-135 triệu / 1 năm (không phải nửa năm);
  1. Chi phí trên đã bao gồm được nộp lần thứ nhất là: 15.640.00 cho các dịch vụ phí ban đầu;
  2. Không thu tiền đặt cọc, mà đến khi bên Trường tại Nhật thông báo trúng tuyển lúc đó sẽ nộp tiếp để kịp làm thủ tục visa chuẩn bị bay;
  3. Chi phí khi mới bay sang sang Nhật:
- Phụ huynh chu cấp thêm tiền ăn ở sinh hoạt khi sang Nhật từ 1-3 tháng đầu tiên;
- Bình quân mang đi từ 25-30 triệu trở lên tùy theo điều kiện từng gia đình;
  1. Đời sống sinh hoạt chi phí tại Nhật như thế nào?
-Chi phí ăn ở bên nhật khoảng 300USD / tháng  (giao động từ 5-7 triệu đồng/ tháng);
-Trường hợp thuê tìm nhà trọ thì sẽ giảm giá thành hơn là ở ký túc xá.
LỰA CHỌN DU HỌC TẠI CHỖ HỌC TẠI HÀ NỘI
I-Ngành nghề đào tạo:
  1. Quản trị kinh doanh
  2. Tài chính kế toán
  3. Tài chính ngân hàng
  4. Quản trị Du lịch
  5. Quản trị Marketing
  6. PR và Truyền thông
  7. Công nghệ thông tin-Lập trình
  8. Văn hóa-Ngôn ngữ Nhật Bản (Khoa tiếng Nhật)
  9. Văn hóa-Ngôn ngữ Anh (Khoa tiếng Anh)
II- Điều kiện xét tuyển và thời gian chương trình:
  1. Điều kiện 1: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên;
  2. Điều kiện 2: Điểm Trung bình các môn trong học bạ cả năm lớp 12 đạt 5,5 điểm trở lên;
  3. Chương trình Diploma giai đoạn 1: Thời gian 2,5 năm. Bao gồm 5 kỳ, mỗi kỳ 5 tháng;
  4. Sau giai đoạn 1: Thí sinh có thể lựa chọn chuyển thẳng học Trường quốc tế ngay tại trong nước hoặc Đi du học ở nước ngoài (tùy chọn);
  5. Lịch học bắt đầu các môn chuyên ngành ngày 05/10;
  6. Thí sinh đăng ký nhập học trước thời hạn sẽ được giảm trừ học phí kỳ 1 còn là: 7,3 triệu đồng (xem chi tiết trên website của trường với đầy đủ các khoản chi phí), diện chính sách được giảm 10% còn là 6,3 triều đồng;
  7. Bằng cấp/Chứng chỉ/Chương trình đào tạo do TRƯỜNG ĐẠI HỌC NORTHCENTRAL UNIVESITY HOA KỲ cấp;
Theo tin tức từ VTC News

Tìm biện pháp đột phá cho nền kinh tế Việt Nam

Qua những phân tích ở bài trước ta đã thấy tại sao Việt Nam phát triển còn chậm, hiệu suất thấp, và đã thấy những thách thức rất lớn mà hiện nay Việt Nam phải trực diện. Có lẽ rất nhiều người tiếc rằng tiềm năng của Việt Nam rất lớn mà không được phát huy.
Một nước có quy mô dân số và lao động khá đông với cơ cấu thuận lợi (dân số vàng), và lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ trên thế giới không có nhiều. Vị trí địa lý với bờ biển dài nằm giữa vùng phát triển năng động châu Á, tiếp cận dễ dàng với tri thức khoa học và công nghệ là một thuận lợi khác.
Tài nguyên thiên nhiên không quan trọng bằng nguồn nhân lực, nhưng với nông thủy khoáng sản rất đa dạng nếu biết khai thác hợp lý và chế biến, chế tác thành sản phẩm công nghiệp cũng dễ hình thành một nền công nghiệp đa dạng và bền vững.
Ở đây chưa nói đến lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài với rất nhiều chuyên gia về mọi ngành khoa học, công nghệ và quản lý.
Để phát huy tiềm năng và đưa Việt Nam vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững, đối phó hữu hiệu với những thách thức hiện nay và tạo cho đất nước một vị thế xứng đáng tên vũ đài quốc tế, những người có trách nhiệm ở Việt Nam phải ưu tiên bắt tay vào những vấn đề gì?

  1. Trước hết lãnh đạo phải nhận thức sâu sắc và bức xúc thật sự trước 3 thách thức mà Việt Nam trực diện hiện nay và đánh giá đúng vị trí của Việt Nam trên vũ đài thế giới. Từ đó đưa ra tầm nhìn về hình ảnh quốc gia trong tương lai.

Phần trên tôi đã phân tích các thách thức. Ở đây nói thêm về vị trí của Việt Nam hiện nay trên vũ đài quốc tế, vị trí về quy mô kinh tế và các mặt về chất như uy tín, hình ảnh, thanh danh.

1a. Về quy mô và trình độ phát triển:

Trên thế giới, hiện nay Việt Nam xếp thứ 14 về quy mô dân số, nhưng GDP thì xếp thứ 57, còn GDP đầu người thì ở vị trí 116. Quy mô của GDP như vậy không thể có một ảnh hưởng nhất định đến kinh tế thế giới. GDP đầu người phản ảnh trình độ phát triển của Việt Nam còn rất thấp tuy vừa được xếp vào nhóm thu nhập trung bình (thấp).

So sánh với các nước chung quanh, quy mô kinh tế Việt Nam mới xấp xỉ bằng phân nửa Malaysia và Thái Lan, mặc dù dân số đông hơn nhiều. Theo dự báo của Ngân hàng phát triển Á châu (ADB), trong những nước có quy mô dân số tương đối lớn tại ASEAN, từ năm 2010 đến 2030 Việt Nam phát triển với tốc độ cao nhất (7%) nhưng đến năm 2030 GDP cũng chỉ bằng nửa Thái Lan và nhỏ hơn Malyasia nhiều. Nếu Việt Nam phát huy hết tiềm năng và phát triển 9-10% trong thời gian từ nay đến 2030 hay 2035 thì vị trí của Việt Nam sẽ khác hẳn.

Dĩ nhiên ở đây không có ý nói phải phát triển với tốc độ cao bằng bất cứ giá nào mà song song phải chú trọng về chất (bảo vệ môi trường, phân bổ nguồn lực hợp lý, tạo nhiều công ăn việc làm, tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng đến các nguồn vốn, dần dần chuyển sang giai đoạn tăng trưởng dựa trên cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý). Trừ vấn đề bảo vệ môi trường, tất cả những mặt về chất lượng vừa nói không có tính cách kiềm hãm tốc độ phát triển. Đặc biệt chú trọng phát triển có hiệu suất sẽ làm tốc độ phát triển cao hơn với cùng một đơn vị về nguồn lực.

Phát triển nhanh còn là nhu cầu thiết thân để đối phó, tuy đã rất trễ, với thách thức chưa giàu đã già. Tạo các điều kiện để phát triển nhanh, như sẽ nói dưới đây, cũng tránh được nguy cơ sa vào bẫy thu nhập trung bình thấp.    

1b. Xuất khẩu lao động và hình ảnh của Việt Nam trên thế giới:

Lao động xuất khẩu phản ánh trình độ, vị trí và uy tín của một nước trên vũ đài quốc tế. Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.

Không kể thời kỳ quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 7 vạn, gần đây là 9 vạn, lao động được đưa đi ra nước ngoài. Báo chí đã phản ảnh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.

Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã từng xuất khẩu lao động nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn và họ đã thành công trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Philippines là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.

Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc có hơn 12 vạn người VN đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số không nhỏ đi làm dâu xa vì lý do kinh tế.

Như vậy có sự tương phản trong quan hệ Việt Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cả ở xứ mình và xứ người. Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia này.

1c. Cần nhanh chóng hình thành doanh nghiệp tư nhân mạnh:

Một nước với số dân trên 90 triệu, có nền văn hóa lâu đời, mà lại phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài thì không thể hãnh diện với thế giới. Trong thời đại toàn cầu hóa, các nước tùy thuộc vào nhau, ngoại lực giúp các nước đi sau tiến triển nhanh nhưng nội lực (ở đây chủ yếu nói doanh nghiệp trong nước) vẫn quan trọng hơn, và nội lực mạnh mới sử dụng ngoại lực có hiệu quả.

Các nước Đông Á, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, chủ nghĩa dân tộc của giới lãnh đạo đã giúp làm cho đội ngũ doanh nhân bản xứ ngày càng mạnh. Trên thực tế, chỉ khi doanh nghiệp bản xứ mạnh lên rồi họ mới kêu gọi đầu tư nước ngoài và FDI được đưa vào từng bước theo đà phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Theo tôi, Việt Nam hiện nay phải đặt ưu tiên việc hình thành và nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân mạnh, có biện pháp cụ thể để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đất đai, thông tin và hoạt động trong môi trường kinh doanh thông thoáng, không bị nạn tham nhũng làm thui chột tinh thần doanh nghiệp. Doanh nghiệp quốc doanh sẽ tồn tại trong một số lãnh vực nhất định nhưng phải triệt để hoạt động theo cơ chế thị trường và trên hệ thống quản trị doanh nghiệp (corporate governance) hoàn chỉnh.

1d. Cần có kế hoạch tốt nghiệp ODA:

Ngoài ra nếu không có kế hoạch sớm chấm dứt nhận viện trợ nước ngoài (tức “tốt nghiệp” ODA) thì cũng không cải thiện được hình ảnh Việt Nam trên vũ đài thế giới.

Đồng vốn ODA chưa được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. ODA thực sự chỉ cần thiết khi trong nước khả năng tiết kiệm còn hạn chế, không đủ vốn để đầu tư. Nhưng ở Việt Nam, đã có điều tra cho thấy có sự thất thoát lớn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công nên phí tổn xây dựng hạ tầng rất cao. Ngoài ra, ngân sách nhà nước chi tiêu cho nhiều dự án không cần thiết, không có hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả của đồng vốn ODA phải được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. Không thể một mặt lãng phí nguồn lực trong nước và mặt khác lệ thuộc nhiều vào vốn nước ngoài. Một điểm có liên quan đến vấn đề này là báo chí đã cho thấy nhiều lãnh đạo, quan chức ở trung ương và địa phương đang có cuộc sống rất xa hoa, không tương xứng với trình độ phát triển của đất nước, không phù hợp với chính sách tiếp nhận nhiều ODA từ nước ngoài.

Việt Nam cần đặt ra kế hoạch giảm ODA trong 10 năm tới, tiến tới “tốt nghiệp ODA” trong 15-20 năm tới. Không kể thời kỳ nhận viện trợ từ Liên xô cũ và các nước Đông Âu, Việt Nam cũng đã nhận ODA hơn 20 năm rồi, bây giờ là lúc cần nghĩ đến việc giảm và tốt nghiệp ODA trong một mốc thời gian không quá xa. Có như vậy đồng vốn trong nước và vốn ODA mới được quan tâm sử dụng có hiệu quả. Việc tùy thuộc lâu dài vào ODA phải được xem như là sự thất bại của chiến lược phát triển.

Tôi nghĩ trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là phải đưa ra tầm nhìn, dự phóng về một tương lai 15 hoặc 20 năm tới, trong đó có những cam kết cụ thể về việc đưa đất nước lên hàng thượng đẳng trong đó kinh tế có một vị trí quan trọng, chẳng hạn tương đương với vị trí của quy mô dân số, không còn lao động xuất khẩu, không còn nhận viện trợ và có một đội ngũ tư bản dân tộc vững mạnh. Như vậy mới đáp ứng được kỳ vọng của dân chúng.

Không nên tiếp tục đưa ra những mục tiêu trừu tượng, không thiết thực, hoặc những mục tiêu chung chung… Việt Nam đang cần những người lãnh đạo đề cao chủ nghĩa phát triển, thoát ra những trói buộc vào ý thức hệ lỗi thời, vào những giáo điều mà thực tế đã cho thấy không còn giá trị.

Năm 2015 là năm chẵn kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về trình độ phát triển, về người lao động xuất khẩu, về sự tùy thuộc tư bản và ODA nước ngoài.

  1. Những cải cách cấp bách để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh:

Để thực hiện mục tiêu dài hạn nói trên, trong vòng 2 hoặc 3 năm tới phải làm cuộc cách mạng về hành chánh mới tạo điều kiện cho các nguồn lực được sử dụng không lãng phí, có hiệu quả, và mới tạo môi trường cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tránh được bẫy thu nhập trung bình thấp. Cụ thể:

2a. Tinh giản bộ máy nhà nước:

Cần công bố thống kê về số người ăn lương và làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp, kể cả bộ máy của Đảng và các đoàn thể. Đảng tự nhận là người lãnh đạo duy nhất của đất nước thì phải có nghĩa vụ cho dân biết thực trạng của bộ máy. Đảng phải được xem như là một bộ phận trong cả bộ máy nhà nước đang là đối tượng cải cách.

Từ việc nắm vững thực trạng mới đưa ra các lộ trình tinh giản bộ máy để dồn nguồn lực vào lãnh vực khác và để thuận tiện cho việc giải quyết vấn đề tiền lương như sẽ nói dưới đây. Việc cải cách này chắc chắn gặp khó khăn nhưng không thể không thực hiện nếu những người ở vai trò lãnh đạo muốn đất nước phát triển. Vì khó khăn mà lại tối quan trọng nên vấn đề này lớn ngang tầm với một cuộc cách mạng. 

2b. Trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo, của quan chức nhà nước phải được quy định cụ thể, quy chế đề bạt hay cách chức cũng phải rõ ràng và nhất là phải được đánh giá nghiêm túc định kỳ (chẳng hạn mỗi năm một lần).  

Thực tế ở Việt Nam hiện nay là việc đề bạt không theo những quy định rõ ràng và công khai, sau khi được đề bạt thì được giữ vị trí đó suốt trong thời gian dài, chỉ nghỉ khi hết tuổi. Nhiều bộ trưởng ở đến 2 nhiệm kỳ 10 năm trong khi chẳng có thành tích xứng đáng trong lãnh vực mình phụ trách. Điều này vừa làm mất động lực phấn đấu của chính người đó và mất cơ hội thăng tiến của những người có năng lực hơn.

Một điểm liên quan nữa là nhiều người ở cương vị lãnh đạo bộ ngành (bộ trưởng, thứ trưởng…) lại xen vào công việc ở lãnh vực khác. Điển hình là nhiều người xen vào công việc của giáo sư đại học (hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ hoặc ngồi hội đồng chấm luận án tiến sĩ). Hiện tượng rất phản khoa học này (bộ trưởng, thứ trưởng hoặc quan chức khác không thể có năng lực và thời gian cho công việc nghiên cứu và giáo dục ở đại học) không những gây tác hại cho giáo dục đào tạo mà còn tỏ ra thiếu nghiêm túc trong lãnh vực mình được giao phó. Ở hầu hết các nước khác, hành động như vậy bị phê phán nặng và thường bị cách chức ngay. Vấn đề này nhiều người, trong đó có tôi, đã nêu lên nhiều lần nhưng cho đến nay không có lãnh đạo cao cấp nào đưa ra cam kết chấn chỉnh.

Ngoài ra, như đã nói ở phần so sánh với Trung Quốc, tại Việt Nam, địa phương phát triển hay không không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây trong phương châm luân chuyển cán bộ, nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách.

2c. Cần làm ngay cuộc cách mạng về tiền lương:

Ở đây không cần bàn thêm về sự tác hại của vấn đề tiền lương hiện nay. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là lãnh đạo Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới phải dứt khoát giải quyết vấn đề này. Nhà nước cần lập một ban nghiên cứu có sự tham gia của những chuyên gia độc lập, được cung cấp các thông tin cần thiết về thành phần ăn lương, về các mục chi tiêu ngân sách v.v... và đưa kết quả nghiên cứu cũng như khuyến nghị cải cách ra công chúng để người dân bàn bạc. Có thể xem xét các hướng giải quyết như sau:

Thứ nhất, đưa vào lương mọi thu nhập ngoài lương của quan chức, của các cấp lãnh đạo; triệt để bãi bỏ các loại phong bì vẫn đang rất phổ biến khi các lãnh đạo, quan chức đi họp, đi dự các lễ lạt.

Thứ hai, bỏ hoặc giảm những hình thức khen thưởng (các loại huân chương, các bằng khen thưởng...) đang phổ biến tràn lan, rất tốn kém. Một cơ quan nhà nước làm việc đúng bổn phận và hoàn thành công việc được giao tại các nước khác là chuyện đương nhiên, không phải khen thưởng. Nếu không làm đủ bổn phận thì bị khiển trách, những người có trách nhiệm bị giáng chức, hoặc bị chuyển sang công việc khác. Ở các nước khác không phải tốn các phí tổn khen thưởng tràn lan như ở Việt Nam.
Thứ ba, cho đến khi việc cải cách tiền lương thực hiện thành công, không cấp ngân sách cho những dự án chưa cần thiết, như việc xây các đài tưởng niệm, các cơ sở hành chính hoành tráng.  Ngay cả các dự án hạ tầng lớn cũng có thể trì hoãn một thời gian để dành ngân sách cho việc cải cách tiền lương.
2d. Tổ chức thi tuyển quan chức:

Trong việc kiện toàn bộ máy hành chính, một vấn đề lớn nữa là phải có cơ chế tuyển chọn người tài ra làm việc nước. Ở các nước khác, quan chức ở trung ương và ở địa phương đều phải qua thi tuyển công khai và công bằng. Nội dung thi tuyển nhằm bảo đảm trình độ văn hóa, sự hiểu biết luật pháp và nghiệp vụ chuyên môn.
Ba yếu tố này hình thành nhân cách và năng lực của quan chức, bảo đảm công việc hành chánh trôi chảy. Vượt qua các kỳ thi tuyển khó khăn làm cho quan chức cảm thấy có sứ mệnh trong việc xây dựng đất nước và hun đúc lòng tự trọng. Cùng với việc giải quyết vấn đề tiền lương nói ở trên, đây là những yếu tố làm cho nạn tham những khó có đất sống.
Nhiều sự kiện gần đây cho thấy trình độ và đạo đức của nhiều quan chức Việt Nam rất có vấn đề, không tương thích với một đất nước có bề dày văn hóa và đang cần phát triển nhanh. Cần chọn một ngày trong năm làm ngày tuyển chọn nhân tài ra làm việc nước để một mặt khích lệ tài năng trẻ nỗ lực học tập, chuẩn bị để có cơ hội tham gia việc nước, và mặt khác, dần dần hình thành một đội ngũ quan chức đảm trách được quá trình phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Đề cao chủ nghĩa phát triển 
Để vượt qua những thách thức hiện nay và để Việt Nam có một vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới, người  lãnh đạo phải có tinh thần yêu nước, có sứ mệnh và quyết tâm xây dựng dựng Việt Nam thành một quốc gia thượng đẳng. Nên chấm dứt những khẩu hiệu hay phương châm không đi vào lòng dân, thay vào đó đề cao chủ nghĩa phát triển.
Từ tinh thần đó mũi đột phá là cải cách bộ máy hành chính, cải cách việc tuyển chọn, đề bạt và đánh giá năng lực quan chức. Không giải quyết mũi đột phá này thì không thể thực hiện thành công các chiến lược, chính sách phát triển lâu dài.
GS Trần Văn Thọ(Đại học Waseda, Nhật Bản)

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Xuất khẩu lao động cần phải có hướng đi đúng đắn

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài hiện nay đang cần được các cơ quan chức năng quan tâm sát sao, bởi lực lượng “cò” đông đảo khiến cho thị trường này đang dần trở lên mất kiểm soát. Cần phải có biện pháp siết chặt lại thị trường này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
Song hành với việc tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi xuất khẩu tại nước ngoài, cơ quan chức năng cần có biện pháp giảm tải lực lượng “cò” lao động đang xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Cùng với các chính sách mới kích thích tạo việc làm trong nước thì xuất khẩu lao động cũng là một chính sách được quan tâm tạo việc làm ngoài nước, tạo cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho lao động ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên hoạt động này luôn có sự chênh lệch, điểm nóng luôn dồn vào một số thị trường có thu nhập cao như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc; thị trường có thu nhập vừa phải, nhưng có nhu cầu lớn, chi phí thấp như một số nước Trung Đông-Bắc Phi như UAE, Qatar…, đặc biệt là Malaysia luôn ở trong tình trạng khó tuyển nguồn.

Cũng chính điều này, ở những thị trường nóng đã tạo ra một lực lượng “cò” lao động hùng hậu, chỉ với một thủ đoạn duy nhất là hứa hẹn giúp lao động đi được nhanh. Đôi khi lực lượng này lại làm mạnh hơn cả hệ thống 170 DN có giấy phép hoạt động XKLĐ.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, Phòng tuyển dụng của một DN XKLĐ cho biết, có nhiều lao động đăng ký đi Nhật Bản, khi đến được công ty đã qua tay 4, 5 lượt “cò”, với số tiền lót tay lên đến trên 1.000USD. Đây không phải là trường hợp cá biệt mà là thực trạng khá phổ biến khi mà nhu cầu của người dân lớn nhưng mạng lưới của DN không thể phủ sóng hết. Các DN XKLĐ cũng phải sử dụng lực lượng cộng tác viên tạo nguồn nhưng rất khó để kiểm soát họ có chiếm dụng tiền của người lao động hay không. Thậm chí có nhiều nhân viên tuyển của công ty XKLĐ cũng lợi dụng tâm lý muốn đi nhanh của lao động để gạ gẫm lao động nộp thêm phí, tuy nhiên khoản phí này không được đưa vào bất cứ hóa đơn, chứng từ nào.

Thế mới có chuyện khi thị trường Đài Loan tăng nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, trong năm 2013, số lượng lao động đi Đài Loan lên đến trên 40 nghìn người, bằng một nửa tổng lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cả năm ở tất cả các thị trường, thì tình trạng loạn phí diễn ra hết sức nghiêm trọng. Nơi thu phí 5.500 USD, nơi thu đến 8.000 USD. Chính vì thế mà ở thị trường hết sức “nóng” này, Bộ LĐ-TB&XH đã phải 2 lần ra quyết định hạ phí. Lần đầu tiên hạ xuống mức 4.500 USD đối với lao động làm việc trong các ngành công nghiệp tại Đài Loan; 3.800 USD đối với lao động làm việc trong bệnh viện, trung tâm chăm sóc người già. Mới đây nhất từ 1/2/2014, tiếp tục hạ phí mỗi loại hình giảm 500 USD, tương đương 4.000 USD và 3.300 USD/hợp đồng 3 năm.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết, việc đưa mức phí về đúng quy định được làm riết róng. Để các DN đi vào trật tư đúng quy định thì phải đi kèm kiểm tra xử phạt, đi kèm quyết định giải quyết cho người lao độång khi thu phí cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra ngay tại Đài Loan. Bộ Lao động Đài Loan rất muốn phối hợp với ta, điều tra lao động tại sân bay, xem việc thu phí của lao động có đúng mức phí mà Việt Nam đưa ra hay không. Quy định về giảm phí này chúng ta cần có thời gian mới thấy được hiệu quả, cần phải được kiểm tra, xử phạt thường xuyên.

Khác hẳn với thị trường Đài Loan, Malaysia sau một thời gian bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, cho đến thời điểm này cho dù mức lương và điều kiện làm việc đã được Chính phủ Malaysia nâng lên nhưng người lao động vẫn không mặn mà.

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Nguyễn Kim Phương, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết: “Chúng tôi vẫn nói Malaysia không phải là thị trường thu nhập cao để cạnh tranh với các nước khác, nhưng đây cũng là thị trường dự định đưa mỗi năm 10.000 người, chủ yếu là các đồng bào vùng sâu vùng xa đi làm việc để xóa đói giảm nghèo”. Rõ ràng đây là thị trường khá dễ tính, đòi hỏi trình độ lao động không cao, phù hợp với năng lực có hạn của lao động chưa qua đào tạo ở nhiều huyện nghèo của Việt Nam. Cũng như các nước khác đang cung ứng mạnh lao động vào Malaysia như Indonesia, Bangladesh, họ làm ở tất cả các lĩnh vực, và có một đặc điểm nổi bật là chịu khó.

“Với mức thu nhập tối thiểu từ 900 – 1.200 ringit (6, đến 8 triệu đồng), được miễn phí chỗ ở, là khoản thu nhập không phải là thấp. Malaysia rất chuộng lao động nữ Việt Nam làm trong các nhà máy điện tử do chị em của ta khéo tay. Malaysia đang phải tích cực quản lý, đối xử với người lao động tốt hơn. Các doanh nghiệp trong nước cũng phải có cách thức thu hút người lao động. Làm thế nào để đẩy mạnh công tác giáo dục trước khi đi, tuyên truyền vận động để người lao động chấp hành kỷ luật tốt hơn để mở rộng thị trường”, ông Phương chia sẻ.

Theo đánh giá của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, khả năng để tăng đột biến số lượng lao động sang thị trường này trong năm 2014 có lẽ không nhiều, nhưng có thể thay đổi về mặt cơ cấu, số lượng lao động xây dựng có thể tăng lên. Chủ trương không đưa theo số lượng, đưa được người bảo chắc chắn và đảm bảo người đấy, có lẽ là hướng đi tốt nhất để giữ vững được thị trường XKLĐ này.

Ở thị trường Nhật Bản, đang có diễn biến tốt, cùng với việc tăng nhu cầu tiếp nhận lao động nông nghiệp Việt Nam; thị trường Hàn Quốc đang trong giai đoạn thử thách 1 năm để mở lại tiếp nhận lao động theo chương trình EPS… các chính sách được đưa ra với đặc thù của từng thị trường, đặc biệt là giảm phí, giảm tỷ lệ trốn và quản lý chặt chẽ việc thực hiện của DN dịch vụ, tăng chất lượng đào tạo ngoại ngữ, nâng cao chất lượng lao động sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho lao động Việt Nam vươn ra các nước làm việc, cải thiện thu nhập