Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Nên chọn học tiếng nhật, vì sao vậy

Theo xu thế hội nhập ngày càng đến gần như hiện nay thì ngoại ngữ bây giờ rất quan trọng đối với xu thế xin việc hiện tại của các bạn trẻ. Các công ty nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào nước ta nên nhu cầu về nhân lực ngày càng cao. Muốn làm việc được cho họ thì các bạn phải thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật,…
Hiện nay, có nhiều bạn trẻ lại chọn tiếng Nhật thay vì chọn tiếng Anh, bạn có ngạc nhiên không?
Và bạn có tự hỏi, tại sao nhiều bạn lại chọn học tiếng Nhật?
– Đầu tiên phải kể đến nhu cầu tìm một công việc tốt tại các công ty Nhật với mức lương cao, hiện nay tuổi thọ dân số Nhật ngày càng cao, tỉ lệ lao động ngày càng ít nên nhu cầu cần nguồn nhân lực làm việc cao nên hàng năm các công ty Nhật tuyển một lượng lớn lao động trong đó nguồn lao động Việt Nam chiếm một phần lớn.
– Đi qua Nhật lao động theo diện xuất khẩu lao động Nhật Bản, tại đây các công nhân, kĩ sư Việt Nam sẽ được học tập làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, học được cách quản lý, phong cách làm việc, kĩ thuật…
– Đi du học ở Nhật các bạn được học tập trong một nền giáo dục tiên tiến, được gặp gở trao đổi với nhiều bạn bè trên khắp thế giới, qua đó các bạn có thể học tiếng Nhật tốt hơn. Trước khi bạn đi du học bạn nên học tiếng Nhật ở Việt Nam thật tốt khi qua Nhật các bạn có thể học tốt hơn.
– Đi du lịch các bạn cũng biết nước Nhật có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, văn hóa đa dạng và đặc biệt là phong cách sống hiện đại, nhiều món ăn đa dạng phong phú
Vậy bạn có nên chọn học tiếng Nhật.
– Nếu bạn đã và đang có ý định học tiếng nhật thì bạn hãy tiếp tục theo đổi đam mê của mình nhé, bởi vì bây giờ xu thế Nhật đầu tư vốn vào Việt Nam là rất nhiều, thị trường mở của cho các bạn đi sang nhật….
– Học tiếng nhật cũng như học các ngoại ngữ khác cần có độ kiên trì, độ siêng, độ nhiệt huyết với nó thì bạn có thể thành công được
– Thực tế thì bây giờ cũng có nhiều trung tâm tiếng nhật đào tạo tiếng nhật cho những bạn mới học cũng như các bạn luyện thi và muốn sang nhật ( Tham khảo bài viết Trung tâm tiếng nhật tốt nhất).
Vậy trước khi bạn đăng ký học tiếng Nhật bạn nên tự hỏi bạn học tiếng Nhật với mục đích là gì, dù bạn biết rằng học tiếng Nhật khó và dễ gây nản với những bạn mới bắt đầu học, bạn hãy cố gắng vượt qua, hãy tự tạo cho mình một động lực lớn dù học bất kỳ ngôn ngữ nào thì lúc bắt đầu tuy khó khăn nhưng qua một thời gian kiên trì chắc chắn bạn sẽ thành công

Tình trạng mối quan hệ ngoại giao giữa Việt – Nhật hiện nay

Hiện tại, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp, Nhật bản đang trong top những nước có tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam. Ngay từ thế kỷ thứ 16, khi các nhà buôn Nhật Bản đến Việt Nam buôn bán, Việt Nam đã chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Đặc biệt, sau hội nhập APEC, WTO.. quan hệ ngoại giao Nhật-Việt ngày càng phát triển nhanh chóng trên rất tất cả các lĩnh vực, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng.
Mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam -Nhật Bản đã và đang tạo đà cho Tiếng Nhật ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn nữa vị thế của mình.
Từ đây, nhu cầu tìm hiểu lẫn nhau giữa 2 nước ngày trở nên cấp thiết, nhu cầu học tiếng Nhật cũng ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Do đó, nhịp cầu Kinh tế - Chính trị - Văn hóa Việt - Nhật để có thể vững đà phát triển thì không thể không kể đến vai trò của công tác phiên dịch tiếng Nhật.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về tiếng Nhật – là ngôn ngữ khó thứ 2 trên thế giới chỉ sau tiếng Arab (Ả rập). Trải qua rất nhiều năm thâm nhập vào Việt Nam, ngày nay tiếng Nhật ngày càng trở nên thông dụng trên khắp các lĩnh vực hoạt động.
Tiếng Nhật là “ngôn ngữ chắp dính”, phức tạp với cả một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt, trong đó nổi bật là hệ thống “kính ngữ” thể hiện thứ bậc một cách “rất Nhật Bản”, ngoài ra với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số các từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong hội thoại.
Tiếng Nhật được biết đến với 3 kiểu chữ chính: chữ Kanji (Hán Tự), Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng). Kanji dùng để viết các từ Hán mượn của Trung Quốc hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa, văn bản tiếng Nhật thông thường chữ Hán chiếm tới 70-80%.
Tiếng Nhật - bản chất rất phức tạp cả về ngữ pháp, từ vựng và hội thoại. Do vậy, để học tốt được ngôn ngữ này đòi hỏi người học tiếng Nhật phải có quyết tâm cao độ, một kế hoạch học tập dài hạn – nghiêm túc. Cùng là học tiếng Nhật, cùng là một cách nói, tuy nhiên các bạn thử so sánh và cảm nhận 2 ví dụ sau nhé, ví dụ về cách nói mời ba mẹ trước bữa cơm. “Ăn cơm đi!”; và “Dạ, con mời ba mẹ dùng bữa ạ”. Rõ ràng là cả 2 cách nói đều đạt được “nội dung cần nói”, nhưng để truyền tải được không những “nội dung cần nói”, mà truyền tải được hết sắc thái, tình cảm thì rõ ràng là cách nói thứ 2 mang nhiều thiện cảm hơn hẳn, người nghe (“khách hàng” là ba mẹ ) chắc chắn cũng sẽ hài lòng mỉm cười vui vẻ.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Bạn có biết nghề phiên dịch viên tiếng nhật khó lắm không

Hiện nay, Nhật bản cùng với Việt Nam đang là 2 nước có mối quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, vốn ODA từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu cần lao động trong nước Nhật ngày càng nhiều.
Các công ty Nhật Bản có nhu cầu về lao động ngày càng nhiều nên có rất nhiều người xuất khẩu lao động nhật bản, khiến cho nhu cầu học tiếng nhật trong nước tăng cao.
Ngoài nhu cầu học tiếng Nhật được nâng cao, thì các công ty tuyển dụng phiên dịch tiếng Nhật ở các doanh nghiệp cũng rất cao. Do đó, nghề phiên dịch tiếng Nhật trở nên “hot”, nhưng để có thể làm tốt công việc này, đó là cả một quá trình rèn luyện, học hỏi không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân.
Khó khăn, gian nan.
Tiếng Nhật là một trong số những ngoại ngữ thuộc dạng khó học, từ cách viết đến cách nói, vì loại chữ viết không phải là chữ Latin như tiếng Anh, tiếng Việt và cách phát âm có âm gió.
Thứ nhất là về bảng chữ cái, có đến 3 bảng chữ cái, một là Kanji (phải học thuộc và biết viết từng chữ, biết càng nhiều thì càng dễ nghe và nói), thứ hai là bảng hiragana (ít dùng) và thứ ba là bảng chữ cái phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật katakana. Trong ba loại bảng trên, chữ Kanji là khó học nhất, nhưng nó quyết định khả năng đọc hiểu của học viên.
Thứ hai về ngữ pháp tiếng Nhật cũng khá phức tạp. “Nhất là kính ngữ, cấp dưới, cấp trên, người đồng môn đều nói khác nhau; người mới gặp và người đã quen từ lâu cũng chào khác nhau”. Ngoài ra, mỗi người Nhật ở các độ tuổi khác nhau đều dùng từ và cách nói hoàn toàn khác, chẳng hạn, trẻ dùng các từ mới, hiện đại, già thì dùng từ cũ. Vì vậy, rất khó mà nắm bắt được người Nhật muốn nói gì.
Rất nhiều bạn có quyết tâm cao lúc mới học nhưng học được một thời gian thì bỏ giữa chừng.
Làm phiên dịch tiếng Nhật có gì khó
Dù là phiên dịch tiếng nhật, phiên dịch tiếng Hàn hay bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy, cần có những kỹ năng trong nghề nghiệp.
Chia sẻ về các kỹ năng cần có để chuẩn bị cho công việc phiên dịch, cô Bích Thùy cho biết trước hết, phải chuẩn bị kỹ các tài liệu liên quan đến chủ đề của bản dịch văn bản hoặc thông tin dịch cho hội nghị, hội thảo. Bên cạnh đó, phải có kiến thức rộng về ngôn ngữ mẹ đẻ để chuyển tải nội dung hợp lý, không dịch quá sát. Ngoài ra, còn đòi hỏi người dịch phải có khả năng diễn thuyết trước công chúng nếu phiên dịch trực tiếp, giúp người nghe hiểu rõ vấn đề trình bày.
Để trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp, trước hết phải có chất giọng tốt, kế đến là phải hiểu tâm lý, văn hóa và phong cách của người Nhật.
Mức lương phiên dịch
Chị Kim Hồng cho biết, nếu chỉ làm công việc phiên dịch tiếng nhật, các công ty Nhật sẽ trả từ 300-500 USD/tháng, phiên dịch theo giờ từ 50-70 USD/giờ hoặc 1 ngày (tùy năng lực từng người). Công việc đối với phiên dịch không hề ít, phải kể đến các công ty lớn như Honda, các nhà máy khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Thái Nguyên...với mức lương không hề nhỏ.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Chinh phục tiếng nhật, không khó với những cách sau

Để có thể xuất khẩu lao động nhật bản thì yếu tố cần thiết là bạn phải giao tiếp được bằng tiếng nhật, hay ít nhất là có thể vượt qua được bài kiểm tra tại các trung tâm đào tạo. Không ít người đã phải lắc đầu với tiếng nhật vì không thể vượt qua được.
Sau đây là một vài kinh nghiệm chinh phục tiếng nhật mà tôi sưu tầm được, có thể giúp ích cho bạn đấy.
Tiếng Nhật khác tiếng Việt ở chỗ nó là ngôn ngữ chắp dính, chính vì vậy khi nghe phải chú ý kỹ mới biết đó là từ nào. Ví dụ chúng ta học tiếng Anh cả 6,7 năm mà vẫn không nói được. Khi gặp người bản xứ thì xấu hổ, sợ hãi và không dám nói. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì các trường học của Việt Nam và một số trung tâm ngoại ngữ vẫn dạy theo hình thức ngữ pháp là chủ yếu và nói là phụ.
Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn một số kinh nghiệm để chinh phục tiếng Nhật.
Để học được từ vựng tiếng Nhật chúng ta có rất nhiều phương pháp. Có người nói rằng cứ học theo chủ điểm là dễ nhất, có người nói rằng cứ sử dụng những từ vựng đó và đặt câu là ổn….
Tất cả các phương pháp trên theo tôi nghĩ đều đúng. Tuy nhiên, cách học của tôi là để học thuộc được nhiều từ vựng tôi viết rất nhiều. Cứ một từ tôi viết đi viết lại từ 10 đến 15 lần. Cứ viết lần lượt từng từ, từng từ một. Sau đó, tôi viết từ 3 đến 5 từ lên giấy nhớ và dán lên bàn học của mình. Ngoài ra tôi còn mang giấy nhớ có viết các từ vựng theo bên mình. Thỉnh thoảng, rỗi lại giở những từ vựng đó ra xem. Tôi thiết nghĩ đây là phương pháp ít tốn thời gian nhất. Chính vì thế để học từ vựng tiếng Nhật tốt hãy chuẩn bị một quyển sổ để luyện viết từ vựng. Tuy nhiên từ vựng nhớ cũng nhanh và quên cũng nhanh chính vì thế sau khoảng 3 đến 5 ngày hãy lấy tất cả những từ vựng chúng ta đã học và ôn lại.
Làm thế nào để chúng ta nhớ nhanh được cấu trúc ngữ pháp nhỉ. Có một cách là chúng ta học thuộc một câu có cấu trúc đó và thế là chúng ta sẽ nhớ được cấu trúc ấy ngay.
Trong tiếng Nhật : Nghe và nói là khó nhất. Làm thế nào để nghe được người Nhật đang nói gì với chúng ta nhỉ. Các bạn muốn luyện nghe tốt thì hãy nghe nhạc Nhật Bản nhiều và tập xem phim Nhật có phụ đề bằng tiếng Nhật. Mới đầu nghe không hiểu gì cũng không sao, hãy nghe liên tục. Nghe nhiều rồi dần dần bạn sẽ quen với ngữ điệu của Người Nhật và bạn sẽ thấy việc nghe người Nhật nói là không còn là vấn đề khó khăn nữa.
Về nói thì cách tốt nhất là giao tiếp nhiều với người Nhật. Chúng ta chưa có điều kiện sang Nhật để luyện nói thì ngay tại Việt Nam hãy gặp những người bạn Nhật Bản và luyện nói thật nhiều. Mới đầu nói được ít và xấu hổ nhưng dần dần khi vuợt qua được chúng ta sẽ thấy khả năng nói của chúng ta tốt lên rất nhiều.

Làm phiên dịch viên tiếng nhật có khó lắm không

Bạn có bao giờ nghĩ rằng bản thân mình đi xuất khẩu lao động nhật bản về nước sau đó sẽ trở thành một phiên dịch viên tiếng nhật không?
Khi nào bạn ở vào trường hợp đó như tôi thì bạn sẽ hiểu được cái thú vị của nghề phiên dịch viên tiếng nhật này.
Tuy nhiên, không có con đường nào dễ dàng cả, việc gì cũng có trở ngại.
Những người có niềm yêu thích đối với tiếng Nhật, có lẽ khái niệm về một ngày nào đó trở thành một người phiên dịch tiếng Nhật sẽ không bao giờ nguôi. Phiên dịch viên tiếng Nhật là một nghề thú vị, không chỉ chế độ ưu đãi cao, mà còn có nhiều trải nghiệm, nhiều hiểu biết về một miền đất mới. Tuy nhiên, để trở thành một phiên dịch viên tiếng Nhật giỏi là chuyện không hề đơn giản. Những chia sẻ sau sẽ giúp bạn phần nào hiểu được con đường khó khăn trở thành người dịch.
Yêu tiếng Nhật
Điều đầu tiên, bạn phải yêu tiếng Nhật. Vì khi yêu một thứ gì đó, ta sẽ hết mình với cái đó. Đây là cách duy nhất để có được một nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho riêng mình. Hết mình với tiếng Nhật có nghĩa là bạn phải thành thạo và nhuần nhuyễn 4 kỹ năng nghe nói đọc viết. Tất nhiên, kỹ năng nói là quan trọng nhất. Để có kết quả tốt nhất, bạn có thể phải trải nghiệm cuộc sống thực sự ngay tại Nhật Bản, đây là cách tốt nhất cho bạn.
Xác định một chuyên ngành trước khi theo đuổi nghề phiên dịch tiếng Nhật
Một điều rất quan trọng là bạn phải xác định một chuyên ngành cho mình trước khi muốn trở thành phiên dịch viên, chẳng hạn như xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin,... Có một chuyên nghành thích hợp riêng sẽ đảm bảo rằng bạn có thể thực sự tìm được việc làm ổn định trong ngành dịch thuật tiếng Nhật. Bạn có thể muốn tập trung vào lĩnh vực y tế, hoặc có thể làm việc trong lĩnh vực tranh tụng - cả hai lĩnh vực này đều yêu cầu bạn phải có giấy chứng nhận đặc biệt. Càng có nhiều kế hoạch đặt ra, bạn càng có nhiều khả năng thành công.
Có nền tảng giáo dục vững chắc
Cuối cùng, để bản thân có thể phát triển lâu dài, bạn cần phải có kiến thức vững chắc, một tấm bằng đại học trong tay sẽ giúp bạn vững chắc trên con đường tương lai. Bằng cấp có thể đạt được bằng cách học đại học hoặc theo học các lớp ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục địa phương. Lúc mới ra trường, bằng cấp có thể chưa bằng kinh nghiệm, nhưng các bạn cứ yên tâm, sau này bằng cấp sẽ chứng tỏ được sức mạnh. Bản thân tôi học xây dựng xong, du học sang Hàn Quốc 3 năm, giờ đang có một công việc chuyên nghành công nghệ thông tin, và nghề tay phải của tôi lại là phiên dịch tiếng Hàn. Các bạn hãy luôn cố gắng, ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Thành công sẽ đợi bạn!

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Cách dùng một vài phó từ trong tiếng nhật

Phó từ được người nhật dùng nhiều trong giao tiếp tiếng nhật, nên khi giao tiếp với người nhật bạn cần chú ý nhiều
Tại Nhật bản, người ta sử dụng khá là nhiều phó từ trong giao tiếp. Thế nên, nếu bạn sắp đi xuất khẩu lao động nhật bản thì nên chú ý nhiều đến cách dùng phó từ trong tiếng nhật để khỏi bỡ ngỡ khi giao tiếp với người nhật bản địa nhé.
Phó từ là những từ không mang nghĩa từ vựng như danh từ, tính từ, động từ. Hầu như chúng không có khả năng đứng độc lập làm thành phần chính của câu mà chỉ có vai trò trợ nghĩa cho động từ, tính từ, danh từ và cho cả câu.
Sau đây là một vài lưu ý về cách dùng phó từ trong tiếng nhật
みんな、ぜんぶ、たくさん、とても�� �よく、だいたい、すこし、ちょっと� ��もうすこし、もう、ずっと、いちば ん。
みんな:toàn bộ, tất cả
がいこくじんの せんせいは みん�� � アメリカじんです。
Giáo viên người nước ngoài toàn bộ là người mỹ.
ぜんぶ:toàn bộ, tất cả.
しゅくだいは ぜんぶ おわりまし�� �。
Bài tập đã làm toàn bộ.
たくさん:nhiều
しごとが たくさん あります。
Có nhiều việc.
とても:rất.
ペキンは とても さむいです。
Bắc kinh thì rất lạnh.
よく:thường, nhiều, rõ.
ワンさんは えいごが よくわかり�� �す。
Anh wan hiểu rõ tiếng anh.
だいたい:đại khái .
テレサちゃんは ひらがなが だい�� �い わかります。
Có bé teresa đại khái hiểu chữ hiragana.
すこし:một ít, một chút.
マリアさんは かたかなが すこし�� �わかります。
Bạn maria hiểu một chút chữ katakana.
もう すこし:một chút, chỉ một lượng nhỏ.
もう すこし ちいさいのは あり�� �せんか。
Có cỡ nhỏ hơn một chút không.
ずっと:hơn hẳn,
とうきょうは ニューヨークより �� �っと ひとがおおいです。
Tokyo đông người hơn hẳn so với New york.

Những quy tắc giúp nói tiếng nhật một cách rõ ràng

Quy tắc bất thành văn giúp bạn có thể nói tiếng nhật một cách rõ ràng.
Bạn nên ghi nhớ nó và áp dụng, sẽ thấy hiệu quả đó
Người nhật chú trọng việc giao tiếp hơn kỹ năng công việc. Họ quan tâm nhiều đến việc bạn có nghe hiểu trong lời nói của họ nhiều hơn năng lực của bạn. Bạn giao tiếp với họ càng rõ ràng thì họ càng tốt. Bạn muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản thì tốt nhất là nên giao tiếp tiếng nhật sao cho rõ ràng nhất.
Muốn nói tiếng nhật một cách chuẩn và rõ ràng thì phải qua quá trình rèn luyện lâu dài, năng khiếu và cố gắng của từng người. Tuy nhiên, luôn luôn có những quy tắc chung trong việc nói tiếng nhật mà có thể bạn đã biết, đó là:
Quy tắc số 1: Luôn luôn học tiếng Nhật cơ bản và ôn tập theo nhóm từ, không phải từng từ riêng lẻ
Không bao giờ học một từ riêng lẻ. Khi bạn gặp từ mới, luôn luôn nhớ viết ra nhóm từ sử dụng nó. Và khi ôn lại cũng ôn luôn nhóm từ, không ôn một từ.
Sưu tập nhóm từ: Ngữ pháp và kỹ năng nói sẽ tăng nhanh hơn 6 – 8 lần. Đừng bao giờ học một từ riêng lẻ. Đừng bao giờ viết một từ riêng lẻ vào tập vỡ mà hãy luôn nhớ viết cụm từ.
Quy tắc số 2: Đừng học ngữ pháp
Ngay bây giờ hãy ngừng học ngữ pháp. Hãy để sách ngữ pháp ra xa, bạn muốn nói tiếng Nhật một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ hãy học tiếng Nhật mà không học ngữ pháp, việc nói của bạn sẽ cải tiến nhanh chóng, bạn sẽ nói tiếng Nhật tự nhiên hơn . Tôi chắc rằng bạn đã mất quá nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp mà không thể nói tiếng Nhật được một cách trôi chảy.
Quy tắc số 3: Nghe trước
Quy tắc nào quan trọng nhất? Câu trả lời đơn giản, đó là nghe. Bạn phải nghe tiếng Nhật mỗi ngày. Đừng đọc sách. Nghe tiếng Nhật, là chìa khóa để thành công trong việc học tiếng Nhật. Hãy bắt đầu tập nghe mỗi ngày.
Học bằng tai, không học bằng mắt. Ở trường bạn học tiếng Nhật bằng mắt. Bạn đọc sách, bạn nắm quy tắc ngữ pháp.
Quy tắc số 4: Học chậm, học thật kỹ là tốt nhất
Làm thế nào để nói tiếng Nhật tự động. Đừng học nhiểu từ vựng trong một thời gian ngắn, số lượng không phải là yếu tố quyết định mà chính là chất lượng của bài học đi kèm với thời gian học. Bí mật nói dễ là học từ và cụm từ thật kỹ. Không chỉ biết định nghĩa, không chỉ nhớ để làm bài thi mà bạn phải ghi vào sâu trong trí nhớ. Để nói tiếng Nhật dễ, bạn phải lặp lại mỗi bài học nhiều lần.
Học kỹ, nói dễ như thế nào? Chỉ cần lặp lại tất cả những bài học hoặc nghe nhiều lần. Chẳng hạn, nếu bạn có sách nói, hãy nghe chương đầu tiên 20 lần trước khi nghe đến chương thứ hai. Bạn có thể nghe chương đầu tiên 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày.
Quy tắc thứ 5 : Sử dụng những câu chuyện ngắn
Đây là một cách hiệu quả để học và sử dụng tiếng Nhật một cách tự động. Hãy sử dụng những câu chuyện ngắn, bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Nhật thực tế. Cách tốt nhất là nghe cùng một câu chuyện nhưng ở các thì khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai.
Quy tắc thứ 6: Chỉ sử dụng bài học và tài liệu thực tế
Bạn học tiếng Nhật thực tế nếu bạn muốn nói tốt và hiểu được người nói tiếng Nhật bản ngữ. Hãy sử dụng các tạp chí thực tế, chủ đề có âm thanh, chương trình TV, phim, bài nói chuyện trên radio và sách nói. Học tiếng Nhật thực tế, không học tiếng Nhật qua sách.
Quy tắc thứ 7: Nghe và trả lời thay vì nghe và lặp lại
Trong các câu chuyện ngắn, người nói hỏi nhiều câu đơn giản. Mỗi lần bạn nghe một câu hỏi, hãy tạm ngưng và trả lời nó. Hãy tập trả lời câu hỏi thật nhanh mà không cần suy nghĩ. Chính cách học phản xạ đơn giản này đã hình thành tương tác ngôn ngữ mới cho người học và mang lại một kết quả không thể ngờ. Quy tắc này cũng được áp dụng triệt để trong phương pháp nói tiếng anh kinh điển Crazy English.
Với 7 quy tắc học nói tiếng Nhật trên, tôi hi vọng có thể phần nào giúp bạn đọc có thể hình dung ra một phương pháp học mới, khác hoàn toàn với những phương pháp truyền thống nhưng đạt hiệu quả cao. Đây là cách học duy nhất, tốt nhất cho bạn – nếu bạn muốn chinh phục một ngôn ngữ mới thì hãy nhớ 7 quy tắc trên.