Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Công tác xuất khẩu lao động tỉnh thái bình cần hướng đi đúng

Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh thái bình đã đạt được một vài kết quả khả quan, tuy nhiên lại chưa thực sự bền vững. Đề nghị mọi người cần phải nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ giao tiếp và ý thức kỷ luật trong môi trường làm việc để góp phần đưa công tác xuất khẩu lao động phát triển bền vững.
Những năm gần đây, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa thật sự bền vững.
Nâng cao kỹ năng, tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật trong lao động là một yếu tố góp phần đưa công tác XKLĐ phát triển bền vững.
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2013 các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các ngành, đoàn thể tích cực chỉ đạo, phối hợp lồng ghép chuyên đề giải quyết việc làm và XKLĐ với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trong năm, đã có trên 2.500 người được tuyển chọn, làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài làm việc, tăng 19% so với năm 2012, trong đó lao động nữ chiếm 43%, nâng tổng số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 20.000 người.  Thị trường XKLĐ chủ yếu là Đài Loan (chiếm 68,7%), Nhật Bản (chiếm 18%), Malaysia (chiếm 5%), các nước khác Hàn Quốc, UAE, Macao… chiếm 8,3%.
Một số địa phương có phong trào tốt là huyện Vũ Thư 558 người, huyện Đông Hưng 272 người, huyện Kiến Xương 239 người. Nhìn chung, số lao động xuất khẩu đều có việc làm và thu nhập ổn định. Trong đó, mức thu nhập khoảng 10 - 14 triệu đồng/người/tháng chiếm 51%; 32% có thu nhập từ 15 - 17 triệu đồng/người/tháng; 17% có mức thu nhập trên 17 triệu đồng/người/tháng trở lên. Thị trường XKLĐ phát triển đã góp phần đưa số ngoại tệ gửi từ nước ngoài về qua hệ thống ngân hàng thương mại năm 2013 đạt gần 75 triệu USD, tương đương với 1.500 tỷ đồng Việt Nam. Số tiền ấy đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế giảm nghèo cho người lao động, hộ gia đình và địa phương.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, chất lượng lao động tham gia XKLĐ chưa cao, trình độ tay nghề, ngoại ngữ còn hạn chế; ý thức chấp hành kỷ luật của một bộ phận lao động còn yếu. Tình trạng lao động không thực hiện đúng hợp đồng, bỏ trốn còn xảy ra. Việc tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động ở một số đơn vị còn mang tính hình thức.
Việc phối hợp cùng đối tác nước ngoài thực hiện hợp đồng, quản lý và theo dõi tình hình việc làm, thu nhập của người lao động thiếu kịp thời. Một số doanh nghiệp chưa được Cục quản lý lao động ngoài nước thẩm định thị trường như: thị trường Nga, Séc nhưng vẫn tổ chức cung ứng và tuyển lao động, nên gây ra một số thiệt hại đến lợi ích kinh tế cho người lao động và làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị xã hội, giảm lòng tin của người dân đến chính sách XKLĐ.
Mới đây, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Nghiệp đoàn doanh nghiệp Nhật Bản bàn về vấn đề XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Đây là tín hiệu vui và mở ra một hướng mới cho công tác XKLĐ ở tỉnh ta, là yếu tố góp phần thực hiện được mục tiêu đưa 2.500 lao động trở lên đi XKLĐ trong năm 2014, trong đó lao động có tay nghề chiếm 40 - 50%. Vì vậy, để công tác XKLĐ trong thời gian tới đạt kết quả cao và bền vững rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương.

Trước mắt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác XKLĐ. Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo XKLĐ các cấp và nâng cao trách nhiệm của từng ngành thành viên. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác phối hợp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở và đối với lao động ở nước ngoài. Quan tâm lựa chọn đối tượng thuộc diện được hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước. Thực hiện tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng cho lực lượng lao động cả về kỹ năng, tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật trong lao động và sinh hoạt tập thể.
Song song với khuyến khích, tuyên truyền người lao động có những lựa chọn hợp lý, phù hợp với năng lực của mình, ngành chức năng và doanh nghiệp cũng cần chú trọng nâng cao ý thức cho người lao động về quyền lợi, trách nhiệm của mình cũng như trách nhiệm đối với toàn xã hội để thị trường XKLĐ ngày càng phát triển, góp phần giảm nghèo bền vững và ổn định xã hội.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Xuất khẩu lao động về nước, vợ chê chồng đen hôi và cái kết đau lòng

Nhà nghèo, sau khi đi xuất khẩu lao động về, cô vợ luôn chê chồng là “xấu xí, đen hôi”. Và “tức nước vỡ bờ”, bao ấm ức dồn nén bấy lâu từ khi vợ đi xuất khẩu lao động từ nước ngoài về, cộng thêm hơi men trong người, người chồng đã đánh vợ đến chết. Cái kết đắng lòng cho gia đình.
"Nếu nó không đi nước ngoài xuất khẩu lao động, không tiếp cận với cuộc sống hiện đại xa hoa thì gia đình tôi đâu đến nỗi tan nát thế này".
Bi kịch gia đình xảy ra vào đêm 10/6, anh Nguyễn Đình Hảo (SN 1977, ngụ xóm 15, thôn Thuận Hiệp, xã Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình) đã dùng thanh sắt đập nhiều lần vào gáy vợ là Trịnh Thị Mến (SN 1979, ngụ cùng địa chỉ) đến khi tắt thở.
Sáng ngày 11/6, người dân khu vực tổ 16, phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình (cách nhà chị Mến khoảng 19km) đang tập thể dục thì phát hiện một thi thể trôi trên sông Trà Lý.
Lực lượng chức năng xác định đây chính là chị Mến, nghi phạm chính là người chồng nhưng khi đến nhà, anh Hảo đã biến mất cùng chiếc xe máy.
Đến ngày 12/6, Hảo gọi điện cho cảnh sát xin đầu thú khi đang lẩn trốn ở chùa Tùng Lâm (Giao Thủy, Nam Định).
Theo lời khai của Hảo, tối đó đi uống bia về, không thấy con đâu, Hảo hỏi vợ. Vốn không ưa chồng, chị Mến văng tục chửi bậy. Bao ấm ức dồn nén, không nói không rằng, Hảo vào bếp tìm thanh sắt đập mạnh vào gáy vợ, liên tiếp đánh đến khi nạn nhân tắt thở.
Gây án xong, sợ con cái phát hiện, Hảo lôi xác vợ ra đằng sau nhà, đặt xuống một bồn nước cất giấu, sau đó quay trở lại lau chùi các vết máu, lật đệm giường lại.
Đợi hai con ngủ say, khoảng hơn 22h đêm, Hảo tắt điện, ra sau nhà đưa xác vợ vào bao tải, chở lên xe đem phi tang.
"Khi đó tôi hoảng loạn, chỉ nghĩ là đưa xác vợ đi càng xa càng tốt. Đi được khoảng 16km thì một đầu bao tải bị rách, phần đầu cô ấy bung ra, tôi liền vứt xuống sông", anh Hảo khai nhận.
Trước đó, theo lời khai của con trai nạn nhân, 13 tuổi, hôm xảy ra sự việc chỉ có 3 mẹ con ăn tối, bố đi uống bia. Sau khi ăn xong thì đi chơi đến 9 rưỡi tối trở về thì không thấy mẹ đâu, chỉ có bố ở nhà.

Thấy cũng là chuyện thường gặp nên cả hai không hề thắc mắc. Cháu kể: "Lúc lên giường ngủ, cháu thấy đệm giường đổi chiều, nền nhà lau ướt".
Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Hảo về hành vi giết người.
Bi kịch từ chuyện xuất ngoại mà ra
Theo lời của cha anh Hảo, bố chồng nạn nhân, ông Nguyễn Văn Thanh (SN 1951) kể rằng chính ông là người đứng tên mang sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng cho con dâu đi xuất khẩu lao động.
Năm 2008, thấy nhiều người địa phương đi xuất khẩu lao động mang về số vốn lớn, xây nhà cửa khang trang, chị Mến cũng muốn xuất ngoại mong “đổi đời”.
Chi phí mất hơn 100 triệu đồng, trong khi điều kiện khó khăn, gia đình chồng bàn trước tính sau, mang giấy tờ nhà đất đi thế chấp vay tiền ngân hàng cho con dâu đi Đài Loan.
Sau ba năm xuất ngoại, chị Mến thay đổi hẳn, không còn ra ruộng vườn lao động chỉ để ý làm đẹp, chăm sóc bản thân. Sau 2 lần tự ý bỏ nhà không nói một lời, tiếp tục xuất ngoại vào tháng 4/2012, tháng 2/2014, cuối năm 2014, chị mới chịu về ở hẳn nhà.
Tuy nhiên, theo gia đình, sau khi về nước, nạn nhân không còn mặn mà với người chồng, chê bai chồng “đen hôi, xấu xí”, nhiều lần tuyên bố: “Tôi không thể sống với anh” và thường xuyên ăn mặc diêm dúa, làm đẹp, hát karaoke.
Theo một số nhân chứng, nạn nhân còn có quan hệ ngoài luồng với một chàng trai 27 tuổi cách nhà khoảng 10 cây số.
Người cha cho hay, muốn được ly dị, nhưng con trai không đồng ý, lại hiền lành, nhu nhược, con dâu lấn đến, thường xuyên cố tình tạo xích mích với chồng, chuẩn bị cho kế hoạch li dị.
“Nếu nó không đi nước ngoài lao động, không tiếp cận với cuộc sống hiện đại xa hoa thì gia đình tôi đâu đến nỗi tan nát thế này”, người đàn ông tóc đã bạc nửa đầu than thở.

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài đang được ông Kim Jong-un đẩy mạnh

Theo tin tức từ một báo nước ngoài mà chúng tôi thu thập được, tại nguồn ngoại tệ lớn để duy trì cho Triều Tiên phát triển quân sự đó là nhờ việc bán vũ khí, buôn lậu ma tuý, làm giả USD và xuất khẩu lao động.
Cụ thể.
Theo tin tức từ trang abc.net.au của Australia, trong nhiều năm qua, Triều Tiên đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn bằng việc bán vũ khí, buôn lậu ma túy và làm giả USD.
Nhưng trước các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc, nước này đã bắt đầu khai thác nguồn ngoại tệ mới - nô lệ lao động đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Triều Tiên đã bắn đầu đưa hàng ngàn công dân của mình ra nước ngoài làm việc để đổi lấy ngoại tệ.
Với Rim Il, đó là một công việc mơ nước, một cơ hội giúp ông kiếm dược 120 USD/tháng và 3 bữa mỗi ngày.
Thời kỳ đỉnh điểm của nạn đói năm 1990 ở Triều Tiên, Rim Il đã chớp lấy cơ hội này. Và giờ, khi đang ở Hàn Quốc, ông đã kể lại cho các phóng viên về câu chuyện của mình.
"Ở đó có rất nhiều cơm, thậm chí cả canh với thịt. Điều mà ở Triều Tiên không thể tưởng tượng được".
Nhưng, là một thợ mộc ở Kuwait đã sớm biến thành cơn ác mộng khi ông bắt đầu phải làm 16 tiếng mỗi ngày và bị giam cầm trong một khu nhà xưởng kín mít.
Ông chẳng bao giờ nhìn thấy một đồng lương nào bởi tiền đã gửi thẳng về cho nhà nước.
"Nhìn lại, tôi có thể thấy chúng tôi bị đối xử như súc vật chứ không phải con người, chúng tôi về cơ bản không phải con người", ông nói.
"90.000 người Triều Tiên đang làm việc như nô lệ lao động ở nước ngoài"
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tăng gấp đôi kích thước của chương trình lao động nước ngoài để tài trợ cho các dự án xây dựng của mình và chương trình hạt nhân của nhà nước.
Người Triều Tiên hiện đang lao động khổ sai tại 40 nước. Một số làm việc tại các hầm mỏ ở Mông Cổ, những người khác làm việc trong các nhà máy dệt may Trung Quốc và phần lớn là ở những công trường xây dựng ở Trung Đông.
Nga là nơi có nhiều lao động Triều Tiên nhất, khoảng 25.000 người.
Cơ quan Giám sát Triều Tiên (NKW) tại Seoul đã điều tra và muốn Liên hợp quốc phải hành động.
"Kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền, nô lệ lao động đã bùng nổ", giám đốc điều hành của NKW, ông Myeong Chul Ahn cho biết.
"Chúng tôi ước tính có khoảng 90.000 người và mang lại cho chế độ khoảng 2 tỷ USD mỗi năm".
Abc.net.au đã phỏng vấn 3 người đàn ông Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc.
Họ từng làm việc trong những trại khai thác gỗ ở Siberia. Họ phải làm việc trong nhiều giờ liền, ở điều kiện lạnh đóng băng và thật may mắn khi nhận được 10% lương.
Những người đàn ông (giấu tên) nói với Abc rằng họ chỉ có các dụng cụ làm việc cơ bản và không có thiết bị bảo hộ lao động.
Họ cho biết nhiều đồng nghiệp của mình đã chết nhưng họ không dám bỏ trốn vì gia đình mình bị đe dọa.
Dưới áp lực của quốc tế, Qatar đã phải gửi trả một số công nhân của Triều Tiên đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho World Cup 2022.
Bảo Linh (Theo ABC)
Nguồn : Người đưa tin

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

TP HCM được Nhật Bản nhận định là điểm đầu tư tiềm năng

Ngày nay, càng có nhiều lao động đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài như Hàn Quốc, Macao, Nhật Bản,….
Nhằm tăng cường hoạt động thu hút nhà đầu tư Nhật Bản vào TPHCM, đồng thời đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) vừa tổ chức Diễn đàn "Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2015".
Tham dự diễn đàn có ông Võ Văn Thưởng - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM và trên 200 doanh nghiệp Việt Nam, 80 doanh nghiệp Nhật Bản.
Nhật Bản hiện có 788 dự án còn hiệu lực trên địa bàn thành phố với tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD. Các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản vào thành phố nhiều nhất: bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác... Về thương mại, trong năm 2014, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất, số lượng lao động đi xuất khẩu lao động nhật bản chiếm 14,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Bà Phó Nam Phượng, Giám đốc ITPC nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn rằng, các hoạt động kết nối trực tiếp giữa hai nước tại diễn đàn này sẽ mang đến những thỏa thuận về hợp tác, những biên bản ghi nhớ và hợp đồng thương mại được ký kết giữa hai bên. Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản diễn ra hôm nay và sẽ tiếp tục được tổ chức thường niên nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cả hai nước tăng cường hợp tác trong cả lĩnh vực thương mại và đầu tư".
Ông Nakajima Satoshi - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM khẳng định quan hệ hai nước Nhật Bản – Việt Nam trên nền tảng tin cậy lẫn nhau hiện đang hết sức tốt đẹp. Qua đó cho thấy sự kỳ vọng lớn lao vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như mong muốn đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, TPHCM hy vọng tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản qua việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ODA. Thành phố luôn chào đón, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư, kinh doanh lâu dài và có hiệu quả tại thành phố.

"Thành phố luôn luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, đặc biệt có các nhà đầu tư Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh lâu dài và có hiệu quả tại TPHCM. Hiện tại có thể nói, chúng ta đang chứng kiến một làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản đến TPHCM. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua diễn đàn này, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản sẽ có cơ hội giao lưu cùng với nhau, quá đó, thúc đẩy lao động hợp tác giữa hai bên", ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại diễn đàn.
Nhật Bản hiện đứng thứ 6 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TPHCM. Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục xem Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng là điểm đến đầu tư tiềm năng trong tương lai, cũng như nhiều triển vọng mở rộng hợp tác đầu tư, kinh doanh với doanh nghiệp Việt Nam.

Lao động ra nước ngoài làm việc trong tháng 7 vừa qua đạt số lượng ra sao

Theo con số thống kê không chính thức thì tổng số lao động nước ta đi làm việc ở nước ngoài trong 7 tháng đầu năm vừa qua là 68.523 lao động, đã đạt được 72,13% kế hoạch của năm 2015
Riêng số lượng người xuất khẩu lao động nhật bản là 3.407 lao động, đài loan là 5.717 lao động, hàn quốc là 1.071 lao động, malaysia là 1.045 lao động, saudi arabia là 202 lao động,…
Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7 năm 2015 là 12.350 lao động (trong đó 4.117 lao động nữ).
Cụ thể gồm các thị trường: Đài Loan (Trung Quốc): 5.717 lao động (1.501 lao động nữ), Nhật Bản: 3.407 lao động (1.397 lao động nữ), Hàn Quốc: 1.071 lao động (111 lao động nữ), Malaysia: 1.045 lao động (828 lao động nữ), Saudi Arabia: 202 lao động (198 lao động nữ), Macao: 85 lao động (82 lao động nữ) và các thị trường khác.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 68.523 lao động (21.059 lao động nữ) đạt 72,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 106,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian qua, cùng với tăng trưởng về số lượng, thị trường tiếp nhận lao động cũng không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản.  
Các thị trường khác cũng đã được khai thác để tăng số lượng người lao động Việt Nam sang làm việc: Saudi Arabia (năm 2014: 4.000 người, 6 tháng đầu năm 2015: 2.000 người); Algeria (năm 2014: 547 người; 6 tháng đầu năm 2015: 381 người).
Cùng với kết quả tăng lên của công tác xuất khẩu lao động, có thêm nhiều doanh nghiệp mới đề nghị cấp giấy phép hoạt động XKLĐ. Trong năm 2014, số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép là 26 và con số này tính đến hết tháng 6/2015 là 25 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp phép lên 228.
Tuy nhiên, theo đánh giá, cùng với việc tăng trưởng về số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, vẫn tồn tại những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này.
Theo đó, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp và có biện pháp đối với những doanh nghiệp không đủ năng lực.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, tuyển chọn, đào tạo và quản lý, bảo vệ lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài cũng rất được Bộ trưởng quan tâm và chỉ đạo thực hiện nghiêm trong thời gian tới.

Thuận lợi của Việt Nam sau khi tham gia TPP là gì

Những thuận lợi và thách thức với Việt Nam sau khi tham gia TPP – Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương.
Muốn xuất khẩu gạo Việt Nam sang phân khúc các thị trường cao cấp như Nhật Bản, doanh nghiệp cần thay đổi thói quen canh tác sản xuất của người nông dân.
Thị trường hấp dẫn nhưng khó tính
Một trong hai nội dung của việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam (Đề án “Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam” mới được phê duyệt vào tháng năm vừa qua) là lựa chọn phân khúc thị trường gạo chất lượng cao và đặc sản cho xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị của sản phẩm trên các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng như EU, Mỹ, Nhật... Trong buổi trao đổi với phóng viên tạp chí Tia Sáng, ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đã đưa ra gợi ý rằng, Việt Nam nên lựa chọn thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và tập trung phát triển giống gạo hạt tròn (Japonica).

Quy mô thị trường nhập khẩu gạo Japonica ở Nhật Bản và Hàn Quốc khoảng hơn một triệu tấn mỗi năm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2014, Nhật Bản nhập khẩu 770.000 tấn gạo Japonica, còn Hàn Quốc 440.000 tấn. Bên cạnh đó, giá gạo Japonica cao gấp hai-ba lần so với giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam hiện giờ, là 700 – 1.500 USD/tấn.
Mặc dù việc xuất khẩu gạo Japonica sang Nhật Bản sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt do hiện nay thị trường này được “chiếm giữ” bởi các nước có trình độ nông nghiệp rất phát triển như Úc, Mỹ, Thái Lan, nhưng ông Lê Huy Hàm khá lạc quan cho rằng, với mối quan hệ hợp tác lâu dài trong sản xuất và nghiên cứu, các doanh nghiệp Nhật sẽ mua gạo Việt Nam. Trong tương lai, khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương - TPP, Nhật Bản phải cân nhắc giữa hai khả năng: hoặc xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu hoặc tăng lượng gạo nhập khẩu đối với các nước thành viên. Vì vậy nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tới Việt Nam sản xuất lúa gạo để giảm giá thành. Anh Akira Ichikawa, Tổng giám đốc chi nhánh Công ty Lương thực Seibu Nousan tại Việt Nam (chuẩn bị trồng gạo Japonica ở Việt Nam để xuất khẩu) cho biết, nước ta đang  đứng thứ hai về số lượng du học sinh và người xuất khẩu lao động Nhật Bản, nên thông qua mối quan hệ với nhân viên, ngày càng nhiều các chủ doanh nghiệp Nhật muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam. Anh cũng nói rằng, Việt Nam đang có cơ hội giành thị phần xuất khẩu gạo Japonica từ Mỹ do diện tích đất nông nghiệp của nước này năm 2015 giảm 30% vì tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại California.

Tuy việc xuất khẩu gạo Japonica sang Nhật Bản và Hàn Quốc là tiềm năng nhưng đây là hai thị trường rất khó tính, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Nhật đều nằm ở tỉnh An Giang và phải liên kết với đại diện các tập đoàn nông sản lớn của Nhật tại Việt Nam. Năm 2012, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã trúng thầu xuất khẩu 30.000 tấn gạo Japonica sang Nhật. Để làm được điều này, họ phải đảm bảo mỗi hạt gạo đáp ứng hơn 600 tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất1. Theo anh Akira Ichikawa, tính khắt khe của các cơ quan Nhật Bản nằm ở khâu kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi Nhật Bản đưa ra hai danh sách gồm Positive List (những chất được có trong sản phẩm dưới liều lượng cho phép) và Negative List (những chất cấm trong sản phẩm) với hàng trăm tên chất phụ gia và các thành phần trong thuốc bảo vệ thực vật thì những thị trường dễ tính hơn (như Hồng Công và Singapore) chỉ có Negative List. 

Doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo

Việc quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam trong các thị trường cao cấp như Nhật Bản  phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia của doanh nghiệp. Tìm kiếm phân khúc thị trường, đăng kí nhãn hiệu, quảng bá nhãn hiệu chỉ là một khâu nhỏ, ít khó khăn hơn so với việc trả lời câu hỏi, làm sao để gạo Việt Nam đáp ứng đủ những tiêu chuẩn xuất khẩu bao gồm cả về chất lượng và dư lượng hóa chất (trong đó, chất lượng gạo không chỉ nằm ở giống cây trồng mà còn nằm ở khâu chế biến, bảo quản). Những yêu cầu này, phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ chức canh tác sản xuất và trình độ máy móc của doanh nghiệp.

Anh Akira Ichikawa đưa ra hai nguyên nhân chính khiến gạo Việt Nam chưa vào được thị trường Nhật bao gồm: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; tỉ lệ gạo Indica (gạo hạt dài) bị lẫn trong gạo Japonica cao (hơn 17%). Hai nguyên nhân này là do thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân, những gia đình có ruộng gần nhau trồng những loại gạo khác nhau dẫn đến gạo thu hoạch lẫn lộn Japonica và Indica. Ngoài ra, người dân thường phun thuốc bảo vệ thực vật ngay trước thời điểm thu hoạch và đa số sử dụng thuốc của Trung Quốc với nồng độ cao nên dẫn đến dư lượng hóa chất lớn. Một điểm quan trọng khác mà các doanh nghiệp Nhật không đồng tình với các doanh nghiệp Việt Nam, đó là thu mua gạo để bán và xuất khẩu thông qua thương lái nên dù sử dụng máy móc để chọn lựa các hạt gạo cùng kích cỡ, vẫn không thể kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm. 

Để khắc phục những nhược điểm trên, chỉ có cách duy nhất là doanh nghiệp liên kết hợp tác sản xuất chặt chẽ với người nông dân, kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất bao gồm từ khâu chọn giống, phát thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn người dân phun thuốc đúng thời điểm cho đến việc lưu trữ, bảo quản và chế biến (trước đó, các doanh nghiệp còn phải phân tích mẫu đất, nguồn nước để xử lý kim loại nặng và khảo nghiệm giống để tìm kiếm giống có năng suất và khả năng chống chịu cao nhất với khí hậu Việt nam). Hiện nay, theo khảo sát thị trường của Seibu Nousan Việt Nam, chỉ có 5% doanh nghiệp bán gạo Japonica ở nước ta sử dụng phương thức này, còn lại là thu mua qua thương lái. 

Việc liên kết, hợp tác sản xuất với người nông dân có thể thực hiện theo hai cách: Cách thứ nhất, doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu riêng (cánh đồng mẫu lớn) bằng cách ký hợp đồng với từng hộ nông dân và kiểm soát quy trình canh tác của họ trực tiếp bằng đội ngũ kĩ sư nông nghiệp. Đây là cách mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Nhật tại An Giang đang thực hiện khá bài bản. Cách thứ hai, doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã để sản xuất. Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình đang thực hiện theo phương thức này. Theo đó, cách thứ hai được đánh giá là mang lại hiệu quả lớn và bền vững hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. 

Người đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan chính thức được tăng lương

Hiện nay uy tín của doanh nghiệp cũng như thị trường lao động Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng các lao động xuất khẩu bỏ trốn. Đó là một vấn đề nhức nhối khiến cho rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước phải đau đầu.
Thông tin xuất khẩu lao động: Từ trước tới nay, Đài Loan được biết đến với số lượng lao động nước ngoài tới làm việc lớn hàng đầu khu vực Châu Á. Xuất khẩu lao động Đài Loan mỗi năm đáp ứng nhu cầu công việc cho hơn 30.000 lao động, giúp cải thiện cuộc sống còn nhiều khó khăn của người lao động. Mặc dù mức lương của lao động ở Đài Loan không cao như các thị trường khác như Singapor, Nhật Bản… nhưng nếu được làm việc trong những nhà máy có nhiều việc làm thêm thì số tiền để ra được không phải thấp so với Nhật Bản hiện nay. Thêm một tin vui cho các lao động làm việc tại Đài Loan, đó làm mức lương cơ bản sẽ được điều chỉnh tăng so với trước.
Cụ thể theo báo cáo của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, từ ngày 1/7, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tăng mức lương cơ bản và điều chỉnh mức tham gia bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế của người lao động. Theo đó, nhiều lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại thị trường này sẽ được hưởng lợi từ chính sách này.
Đối với hợp đồng lao động ký kết mà tiền lương cơ bản của người lao động được hưởng theo tháng, thì mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng từ 19.273 Đài tệ/tháng, lên 20.008 Đài tệ/tháng (tương đương với khoảng 14 triệu đồng/tháng). Đối với hợp đồng lao động ký kết mà tiền lương cơ bản của người lao động được hưởng theo giờ thì mức lương cơ bản theo giờ là 120 Đài tệ/giờ làm việc (tương đương với khoảng 85.000 đồng/giờ).
Về Bảo hiểm lao động, tổng mức phí tham gia bảo hiểm lao động là 9% lương cơ bản của người lao động; trong đó, chủ sử dụng đóng 70%, người lao động 20%, nhà nước hỗ trợ 10%. Như vậy, mức đóng bảo hiểm lao động hàng tháng của người lao động là 360 Đài tệ/tháng (khoảng 255.000 đồng/tháng). Trong đó, người lao động làm công việc giúp việc gia đình, khán hộ công gia đình (chăm sóc người già) không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm lao động.
Về Bảo hiểm y tế, tổng mức phí tham gia bảo hiểm y tế là 4,91% lương cơ bản của người lao động. Trong đó, chủ sử dụng đóng 60%, người lao động đóng 30%, nhà nước hỗ trợ 10%. Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của người lao động 295 Đài tệ/tháng (khoảng 209.000đồng/tháng). Mức phí tham gia bảo hiểm y tế trên áp dụng cho cả đối tượng lao động làm công việc giúp việc gia đình và khán hộ công gia đình.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), hiện có gần 150.000 lao động đang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2014, tổng số lao động đưa đi Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 60.000 lượt. Đây là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam sang làm việc nhất trong năm 2014, chiếm tới hơn 60% lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động Việt Nam và việc tăng lương cơ bản sẽ thu hút lao động Việt Nam.