Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Nhìn lại về số lượng xuất khẩu lao động trong 6 tháng đầu năm 2014

Trong năm 2014, số lượng xuất khẩu lao động nhật bản tăng gần 200% so với năm 2013, nhiều đơn hàng từ nhật bản về mà doanh nghiệp sợ không đủ nguồn lao động để đưa sang nhật bản. Hứa hẹn trong năm 2015 thì số lượng lao động đi xuất khẩu lao động sẽ hơn nhiều so với năm 2014.
Số lượng xuất khẩu lao động tăng mạnh:
Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tất cả các thị trường tăng 141% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thị trường xuất khẩu lao động truyền thống đều tăng trưởng tốt, số lượng lao động đi Đài Loan tăng 187%; Nhật Bản tăng 180%, Hàn Quốc tăng 182%. Riêng thị trường đi Malaysia giảm mạnh, chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm năm ngoái. Nguyên nhân do thị trường Malaysia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế trước đó khiến nhiều lao động Việt Nam mất việc, buộc phải về nước.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, qua 6 tháng, cả nước đã có 55.205 lao động sang nước ngoài làm việc, đạt 63,5% kế hoạch năm. Tính riêng trong tháng 6, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 9.747 lao động. Trong đó, thị trường đứng đầu nhận lao động nước ta vào làm việc là Đài Loan với 5.058 lao động, tiếp đến là Nhật Bản với 2.547 lao động, Hàn Quốc là 643 lao động, Malaysia là 218 lao động…
Thị trường xuất khẩu lao động truyền thống tăng trưởng tốt
Nhận định về tình hình xuất khẩu lao động trong 6 tháng đầu năm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Công Hải cho biết, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng công tác xuất khẩu lao động của nước ta đã có nhiều khởi sắc. Đầu tiên phải kể đến là việc thị trường Hàn Quốc đã trở lại tiếp nhận lao động nước ta với bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc trong thời hạn 1 năm. Tiếp đến là việc một số thị trường truyền thống, như: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… cũng tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động nước ta. Trong đó, Đài Loan vẫn là thị trường xuất khẩu lao động số một khi luôn tiếp nhận trên 50% số lao động nước ta ra nước ngoài làm việc.
Bên cạnh số lao động đi làm việc nước ngoài tăng ở các thị trường truyền thống, năm 2014, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của nước ta đang dần hé mở. Những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi. Dù số lượng lao động trong lĩnh vực này chưa nhiều, nhưng đã tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nghề có trình độ cao, thu nhập khá tại các nước phát triển. Ngoài ra, thị trường tiếp nhận lao động khu vực Trung Đông cũng có dấu hiệu phục hồi trở lại đối với lao động trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ. Thị trường Saudi Arabia cũng vừa công bố kế hoạch mở rộng nguồn tuyển dụng nhân lực bằng cách nhập khẩu lao động từ 9 quốc gia mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm trong nước, trong đó có lao động của nước ta…
Nối tiếp đà phát triển trong 6 tháng qua và để hoàn thành kế hoạch năm 2014 đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định, sẽ kết hợp cùng các cơ quan, ban ngành siết chặt việc xuất khẩu của người lao động, bảo đảm không để xảy ra các tình trạng lao động chui, bỏ trốn, hết hợp đồng không chịu về nước, không tuân thủ các quy định về xuất khẩu lao động… làm ảnh hưởng đến những lao động khác và cái nhìn không thiện cảm của chủ doanh nghiệp các nước về lao động nước ta. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo trước khi xuất khẩu. Bởi vì, chỉ có làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động, chúng ta mới có được đội ngũ lao động có tay nghề, có tác phong công nghiệp. Như vậy, mới tạo được uy tín trên thị trường lao động quốc tế trong cơ chế hội nhập.
Ngoài ra, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Chính phủ cũng đã xác định, năm 2014 cần phải mở rộng thêm thị trường xuất khẩu lao động sang các nước khác để giúp những lao động có công việc ổn định. Việc chú trọng khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, giúp ổn định đời sống cho người lao động. Bên cạnh đó cũng có nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp phục hồi, đầu tư và mở rộng sản xuất trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 6 tháng đầu năm, đã có thêm 16 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 196 DN.
Theo ông Liêm trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, số lượng lao động sang Nhật Bản tăng 35% so với năm ngoái, mỗi tháng các doanh nghiệp Việt Nam phái cử tổng cộng khoảng 1.000 lao động sang Nhật làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.
Nhật Bản tăng cường đơn hàng nên Số lượng xuất khẩu lao động tăng đáng kể
Còn theo các doanh nghiệp XKLĐ, tỷ lệ lao động tăng đột biến là do các tập đoàn Nhật Bản tăng cường đơn hàng tuyển dụng lao động Việt Nam nhằm đẩy nhanh chiến dịch tái thiết các thành phố sau thảm họa động đất và sóng thần. Đồng thời, phục vụ chiến dịch xây dựng cho Thế vận hội 2020.
Một giám đốc một Công ty XKLD lĩnh vực Nhật Bản cho biết trong 4 tháng đầu năm, công ty đã phái cử được 200 lao động qua Nhật, bằng 1/2 số lượng năm 2013. “Hiện nay, đơn hàng tuyển dụng của các doanh nghiệp vẫn bay về liên tục, chúng tôi sợ không đủ nguồn lao động để cung ứng cho đối tác Nhật”.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Có bằng cao đẳng ngành kế toán loại khá muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản

Sang nhật bản làm việc theo hình thức xuất khẩu lao động đang là xu hướng hiện nay của nhiều người lao động và sinh viên mới ra trường. Sau đây là vấn đề của một bạn có bằng cử nhân về Kế toán muốn đi sang nhật bản làm việc có nhờ Châu Hưng tư vấn về việc xuất khẩu lao động nhật bản.
Em có bằng cử nhân Kế toán. Em muốn sang Nhật làm việc. Em chưa biết tiếng Nhật. Để có thể sang Nhật làm việc em cần học tiếng Nhật trong thời gian bao lâu?
Công ty mình đào tạo hay em phải tự học ở các trung tâm tiếng Nhật trước? Em tốt nghiệp đại học ( loại khá) có được ưu tiên gì không? Toàn bộ chi phí sang Nhật là bao nhiêu? Em có thể tới địa chỉ nào của công ty để tìm hiểu và làm thủ tục?
Tốt nghiệp Đại học loại khá có được ưu tiên sang Nhật làm việc
Chuyên gia tại Châu Hưng xin được tư vấn như sau:
Chào bạn. Điều kiện cần có để thi tuyển các đơn hàng đi xuất khẩu lao động nhật bản bao gồm:
+ Nữ cao 1,50m trở lên, nặng 45kg trở lên.
+ Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà Chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh (viêm gan B, C; HIV; nhiễm trùng lao; mù màu…)
Mức lương căn bản khoảng 30 triệu đồng/tháng. Chưa tính giờ làm thêm
Ngành nghề tuyển dụng đi 1 năm hoặc 3 năm:
+ Cơ khí (hàn, tiện, phay, dập, sơn, đúc, khuôn mẫu…)
+ May, nông nghiệp (trồng nấm, trồng rau sạch…)
+ Lắp ráp điện tử, kiểm tra sản phẩm (sản phẩm cơ khí, ép nhựa, thực phẩm), chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm.

+ Trang trí nội thất, xây dựng (giàn giáo, côppha, cốt thép)…
Bạn tốt nghiệp chuyên nghành kế toán, các công việc và đơn hàng hiện tại sẽ không liên quan đến chuyên nghành bạn được đào tạo, do đó bạn sẽ không được ưu tiên trong quá trình thi tuyển.
Để đi được xuất khẩu lao động bạn phải học 1 khóa đào tạo nguồn 3 tháng trong Công ty. Trong 3 tháng đó có các đơn hàng để bạn tham gia.
Về chi phí và thủ tục: tùy thuộc chương trình bạn chọn, đi 1 năm hay 3 năm và vào thời điểm đi xuất khẩu lao động cũng như tùy vào trình độ chuyên môn của bạn mà mức phí khác nhau. Do đó bạn nên liên hệ trực tiếp văn phòng công ty chúng tôi để được tư vấn.

Vẫn còn ít người đi xuất khẩu lao động dù được hỗ trợ nhiều về chi phí

Theo thông tin mà Châu Hưng chúng tôi tìm hiểu được thì có đề án hỗ trợ chi phí cho lao động phổ thông tại Việt Nam đi xuất khẩu lao động, và đã được triển khai từ năm 2009 nhưng đến 2015 mà đề án vẫn chưa đạt được hiệu quả rõ rệt.
Mục tiêu đạt thấp
Không thể phủ nhận, khi điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ trong nước còn nhiều hạn chế, thì xuất khẩu lao động chính là “phao cứu sinh” của NLĐ ở 62 huyện nghèo trên cả nước. Minh chứng là hàng tháng, nhiều lao động tại Malaysia, Đài Loan gửi về cho gia đình từ 5 – 10 triệu đồng, lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản cao hơn với mức từ 15 – 20 triệu đồng. Nhờ đó, nhiều gia đình đã cải thiện được cuộc sống, thoát khỏi diện đói nghèo và vươn lên làm giàu.
Xem thêm dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản của Châu Hưng
Hỗ trợ chi phí, lao động vẫn ngại đi xuất khẩu
Thế nhưng, một nghịch lý là dù người dân được miễn toàn bộ chi phí học nghề, ngoại ngữ, ăn ở, đi lại và được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp trước khi đi làm việc ở nước ngoài, nhưng sau gần 6 năm thực hiện Đề án 71, chỉ có 9.000 lao động tại các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, thấp hơn nhiều lần so với mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong giai đoạn thí điểm từ năm 2009 – 2010, đưa 5.000 người đi xuất khẩu lao động; từ 2011 – 2015, đưa đi 50.000 người và từ 2016 – 2020 tăng thêm 15% số lao động. Hơn thế, ở hầu hết 62 huyện nghèo thuộc phạm vi thực hiện Đề án 71, số người đi xuất khẩu lao động ngày càng giảm. Đơn cử, năm 2010, cả tỉnh Thanh Hóa có 823 người được đưa đi xuất khẩu lao động, thì năm 2011 còn 451 người, năm 2012 còn 310 người và năm 2013 tụt xuống ở mức khoảng 100 người.
Hỗ trợ chi phí môi giới, dịch vụ
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên được đại diện Cục Quản lý Lao động ngoài nước lý giải là vì khoảng 60% lao động tham gia Đề án là hộ nghèo, người dân tộc thiểu số có trình độ tiểu học trở xuống. Tâm lý không muốn xa quê hương, bản làng khiến nhiều người không muốn tham gia xuất khẩu lao động, hoặc bỏ cuộc giữa chừng. Nhiều trường hợp khác vì nghe được những thông tin về rủi ro có thể xảy ra khi làm việc ở nước ngoài cũng từ bỏ ý định. Và thực tế, đã có những công ty “ma” lừa NLĐ trình độ thấp đi xuất khẩu lao động, khiến họ mắc nợ oan đã làm nhiều người mất lòng tin đối với dịch vụ này.

Bởi vậy, dù theo quy định DN tham gia Đề án 71 được quyết toán phần kinh phí hỗ trợ NLĐ sau khi ứng trước một số khoản, nhưng nhiều DN vẫn bị thua lỗ vì tốn rất nhiều cho chi phí tạo nguồn, tuyên truyền mà số người đi xuất khẩu lao động quá ít và lâu được quyết toán số tiền phải ứng trước. Bởi thế, từ trên 50 DN tham gia Đề án 71, đến nay còn chưa đến 20 đơn vị. Để tăng sức nổi cho “phao cứu sinh”, một số DN cho rằng, Đề án 71 chỉ hỗ trợ NLĐ các chi phí trước khi đi, còn các chi phí khác như phí môi giới, phí dịch vụ phải vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Do hầu hết NLĐ thuộc đối tượng nghèo, nên đây là gánh nặng đối với họ. Vì thế, nếu Nhà nước hỗ trợ thêm phí môi giới, dịch vụ cho NLĐ sẽ có nhiều người nghèo đi xuất khẩu lao động hơn.
Về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đầu năm 2014, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng tay nghề và khả năng giao tiếp của NLĐ; lựa chọn kỹ hơn và công khai tên các DN được phép đưa người đi xuất khẩu lao động; đề nghị chính quyền địa phương định hướng và giúp NLĐ đi XKLĐ, và tạo cơ hội việc làm cho NLĐ bị trả về trước thời hạn do sai phạm… để họ sớm hoàn trả nợ đã vay. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan cũng đang ra sức tìm kiếm, mở rộng thị trường, ngành nghề ở nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động này. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 55.205 lao động, tăng so với cùng kỳ năm 2013.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Hồ sơ và thủ tục khám sức khỏe để đi xuất khẩu lao động sang nhật bản

Có rất nhiều hình thức xuất khẩu lao động sang nhật bản, trong đó có theo diện phái cử lao động Việt Nam giữa công ty và đối tác Nhật Bản. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn quy trình khám sức khỏe và nộp hồ sơ đi Nhật Bản khi đang khí dự tuyển theo chương trình trên.
BƯỚC 1: KHÁM SỨC KHỎE TRƯỚC KHI LÀM HỒ SƠ ĐI NHẬT
A .Khám sức khỏe:
Yêu cầu: Khám 02 lần, lần 01 trước khi nhập học, lần 02 trước xuất cảnh 10 – 15 ngày, ngoài ra có thể khám đột xuất (theo yêu cầu của đối tác Nhật bản).
Khám tại Bệnh viện chỉ định (BỆNH VIỆN BỘ GTVT) CÁN BỘ TUYỂN DỤNG TRỰC TIẾP HƯỚNG DẪN TTS KHÁM SỨC KHỎE.
LƯU Ý: Khi đi khám sức khỏe, cần mang theo 04 ảnh cỡ 4*6
Những điều cần chú ý về sức khỏe:
– TTS có hình xăm hình trên cơ thể không được tham gia chương trình TTS Nhật bản, muốn được tham gia phải đi tẩy hình săm trước khi tham gia chương trình này.
– TTS bị dị hình, dị tật, cụt một trong 10 ngón tay, mặt bị chàm (đỏ, đen) trên khuôn mặt v.v cũng không tham gia chương trình này.
– Mắt không đeo kính phải đạt 7/10 trở lên.
  1. Trường hợp các đơn hàng gấp cần tiến cử lao động thì CB-TD tư vấn yêu cầu TTS đi Bệnh viện làm trước các bước sau đây:
– Xét nghiệm máu, nhằm sàng lọc :
1- Vi rút HIV
2- Vi rút Viêm gan B
3- Phân loại nhóm máu
4- Đo thị lực của mắt
5- Chiều cao, cân nặng
Hướng dẫn thủ tục khám sức khỏe và Hồ sơ đi Nhật
BƯỚC 2: LÀM HỒ SƠ ĐI NHẬT
Hồ sơ đi Nhật gồm những giấy tờ sau
  1. Sơ yếu lý lịch
Số lượng yêu cầu : 2 bản (hai bản)
Yêu cầu TTS ra hiệu sách mua 2 bộ hồ sơ, sau đó lấy lại 2 bản sơ yếu lý lịch mầu xanh, kê khai toàn bộ thông tin cá nhân và gia đình. Khai đầy đủ: Quá trình thời gian học tập, công tác, thông tin Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em ruột, (Vợ, Chồng, Con đối với các TTS đã kết hôn).
LƯU Ý: TTS phải khai đầy đủ, chi tiết các thông tin cá nhân và gia đình (Bao gồm thông tin Bố, Mẹ, Vợ, Chồng, Con, Anh, Chị, Em ruột, Quá trình học tập, công tác. Phải ghi rõ từ tháng nào, năm nào, đến tháng nào năm nào, học ở đâu, làm ở đâu. .Bản trích ngang phải được dán ảnh 4*6 và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
XIN DẤU XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG NƠI TTS CƯ TRÚ.
  1. Hộ Khẩu gia đình
Số lượng yêu cầu: 2 quyển có chứng thực
Mang hộ khẩu gia đình (có tên TTS trong hộ khẩu) đi photo thành 3 (ba quyển) và xin chứng thực sao y bản chính tại UBND xã/phường/thị trấn.
LƯU Ý: Sở dĩ phải photo 3 quyển, vì lý do Bộ phận Hành chính một cửa tại UBND Xã, Phường sẽ giữ lại 01 bản để lưu.
Tất cả các trang của quyển Hộ khẩu phải được photo trên khổ giấy A4 và đóng dấu giáp lai.
  1. Giấy khai sinh
Số lượng yêu cầu: 2 bản sao chứng thực.
LƯU Ý:
Khi đi xin bản sao Giấy khai sinh phải phô tô thành 3 bản vì 1 bản sẽ phải nộp tại UBND xã /phường/thị trấn;
Nếu bị mất giấy Khai sinh gốc thì TTS phải đến UBND xã/phường/thị trấn gặp Cán bộ Tư pháp để xin cấp lại, khi xin thì đề nghị xin luôn 2 bản.
Nếu Giấy khai sinh, CMND, Hộ khẩu, Bằng cấp và các loại giấy tờ liên quan không trùng tên, họ, thì phải có xác nhận bằng quyết định thay tên, thay đệm, thêm đệm, bớt đệm, đổi họ…của Sở tư pháp tỉnh/thành phố.
  1. Chứng minh nhân dân
Số lượng: 2 bản sao chứng thực.
TTS phô tô 2 mặt CMND trên 1 mặt tờ giấy khổ A4 thành 3 bản; sau đó lên UBND xã/phường/thị trấn chứng thực sao y bản chính và nộp 2 bản về Công ty, 1 bản lưu tại UBND xã/phường/thị trấn.
LƯU Ý:
Chỉ chấp nhận bản sao CMND trên một mặt giấy A4, không chấp nhận bản phô tô trên 2 mặt của giấy khổ giấy A4; Không chấp nhận bản sao CMND phô tô trên giấy A5 (một nửa tờ A4) hoặc khổ giấy khác.
Nếu bị mất CMND thì TTS phải đến Đội quản lý Hành chính và trật tự xã hội Công an Quận/Huyện nơi TTS cư trú để xin cấp lại. Để đảm bảo thuận tiện cho CB-TD và TTS thì khi nhập học TTS phải mang theo giấy hẹn trả CMND để làm tài liệu kiểm chứng).
  1. Bằng tốt nghiệp các loại
Số lượng yêu cầu: Mỗi loại bằng tốt nghiệp 2 bản sao chứng thực.
LƯU Ý:
Bằng tốt nghiệp ở đây được hiểu là: Chứng chỉ nghề, bằng cấp 3, bằng trung cấp, bằng cao đẳng, bằng đại học. Có những đơn hàng chỉ yêu cầu bằng Cấp 2.
Nếu TTS đã có chứng chỉ tiếng Nhật và các loại chứng chỉ tay nghề do các tổ chức Nước ngoài cấp thì đây chính là lợi thế ưu tiên cho chính TTS đó. Không cần phải nộp các loại chứng chỉ như tiếng Anh, và các loại giấy tờ không liên quan gì đến chươnh trình TTS Nhật Bản.
Cụ thể như sau:
– TTS đã tôt nghiệp Đại học, thì chỉ cần nộp Bằng Cấp 3 và Bằng Đại học.
– TTS đã tốt nghiệp Cao đẳng, thì chỉ cần nộp Bằng cấp 3 và bằng Cao đẳng.
– TTS có chứng chỉ nghề thì nộp chứng chỉ nghề và bằng Cấp 3.
– TTS cấp 2 (do tiêu chí đơn hàng) thì nộp bằng Cấp 2.
– Nếu chưa lấy được Bằng chính thì nộp GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP TẠM THỜI, BẢNG ĐIỂM, nhưng đến khi đỗ đơn hàng thì bắt buộc phải nộp bằng chính (photo chứng thực).
– Ngoài ra TTS nào có chứng chỉ tiếng Nhật và chứng chỉ nghề do các tổ chức Nước ngoài cấp thì nộp cùng theo hồ sơ.
LƯU Ý:Các loại bằng cấp cần nộp yêu cầu photo làm 3 bản
  1. Giấy Xác nhận Nhân sự
Số lượng yêu cầu: 01 (một bản)
Yêu cầu TTS đến UBND Xã, Phường nơi TTS cư trú, gặp Trưởng hoặc Phó Công an Xã, Phường để xin. Giấy này phải được dán ảnh 4*6 vào góc trái của văn bản, đóng dấu giáp lai của Công an Xã, Phường.
LƯU Ý: Do công tác hướng dẫn của hệ thống Pháp luật chưa được được thống nhất, nên một địa phương vẫn gọi là GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM hoặc GIẤY XÁC NHẬN THÂN NHÂN. Tóm lại tên gọi có thể khác nhau nhưng cứ có dấu xác nhận của Cơ quan Công an Xã, Phường nơi TTS cư trú là được.
  1. Giấy Xác nhận Tình trạng Hôn nhân
Số lượng yêu cầu: 01 bản sao chứng thực.
Đối với TTS chưa đăng ký kết hôn yêu cầu TTS đến UBND Xã, Phường nơi TTS cư trú, gặp Trưởng hoặc Phó Ban tư pháp Xã, Phường để xin.
LƯU Ý: Do công tác hướng dẫn của hệ thống Pháp luật chưa được được thống nhất, hơn nữa một địa phương do cán bộ thực thi công vụ không hiểu loại giấy này nó thế nào. Bởi vậy: Giấy xác nhận tình trạng Hôn nhân Phòng Kiểm soát sẽ cung cấp mẫu chuẩn cho CB-TD để CB-TD cung cấp cho TTS và Cộng tác viên. Hoặc TTS tự tra cứu trên Google – Gõ vào ô tìm kiêm: Mẫu TP/HT-2010-XNHN; sau đó in ra, điền thông tin vào rồi mang ra UBND xã/phường/thị trấn nơi cư trú để xin xác nhận.
Đối với TTS đã đăng ký kết hôn Yêu cầu TTS mang đăng ký kết hôn của mình đi photo làm 2 bản. Phải photo 2 bản, vì lý do Bộ phận Hành chính một cửa tại UBND Xã, Phường xẽ giữ lại 01 bản để lưu,và phải được photo trên mặt khổ giấy A4,
Đối với trường hợp đã ly hôn, yêu cầu TTS photo bản án/quyết định cho ly hôn của tòa án thành 2 bản trên khổ giấy A4 và xin chứng thực sao y bản chính. Phải photo 2 bản, vì lý do Bộ phận Hành chính một cửa tại UBND xã/phường/thị trấn sẽ giữ lại 01 bản để lưu.
  1. Ảnh thẻ
Số lượng yêu cầu:
– 12 ảnh 4*6
– 12 ảnh 3*4
– 06 ảnh 3.5*4.5
– 06 ảnh 4.5*4.5

LƯU Ý: Ảnh phải được chụp trên phông nền trắng,mặc áo sáng màu, đầu tóc gọn gàng. Nếu TTS chup được ở nhà mang theo hồ sơ rồi thì thôi, nếu không chụp được ở nhà thì lên chụp ảnh tại Công ty.
I.Ảnh Gia đình
Số lượng yêu cầu: 01 (một ảnh)
Ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình (kích thước 12*20).
  1. Hộ chiếu
Số lượng cần: 01 (một quyển)
Hộ chiếu phải làm ngay khi làm Hồ sơ đi Nhật
Tuy nhiên, trong trường hợp TTS chưa làm kịp thì ngay sau khi được thông báo trúng tuyển chính thức (theo quy định thì TTS được nghỉ từ 5 – 7 ngày để làm. Trong khoảng thời gian nghỉ, TTS phải đi làm hộ chiếu ngay. Khi lên Công ty để hoàn thiện thủ tục nhập học trúng tuyển thì phải trình được giấy hẹn trả hộ chiếu của cơ quan Công an.
Căn cứ vào giấy hẹn này, bộ phận Kiểm soát sẽ gửi danh sách xuống trung tâm đào tạo để TTĐT sắp xếp lịch hợp lý cho các em về lấy hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ Xuất cảnh
NƠI LÀM HỘ CHIẾU: PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH CÔNG AN TỈNH, THÀNH PHỐ NƠI TTS CƯ TRÚ.
  1. Đơn tự nguyện
Đơn đã có mẫu sẵn, khi lên Công ty khai Form nhập học , yêu cầu TTS chỉ việc điền đầy đủ thông tin và ký vào đơn.
  1. Khai FORM
Khai theo mẫu tại Công ty.
  1. Dịch thuật các văn bằng, chứng chỉ.
Các loại văn bằng, chứng chỉ phải được dich ra tiếng Anh (Lưu ý: Có một số đơn hàng do đối tác Nhật yêu cầu, nên phải dịch sang tiếng Nhật)
Mỗi loại (02) hai bản.
Các bản dịch phải được đóng dấu công chứng và có lời chứng của Công chứng viên.

Xuất khẩu lao động nhật bản khi có bằng cao đẳng ngành quản trị nhân lực

Nhiều sinh viên ra trường đều muốn tìm một công việc phù hợp với chuyên ngành của mình mà chế độ đãi ngộ lại cao. Ngày nay có rất nhiều lựa chọn cho các bạn, trong đó có lựa chọn xuất khẩu lao động nhật bản theo hình thức kỹ sư hoặc chuyên gia, tuy nhiên, không phải ngành nghề nào doanh nghiệp bên Nhật cũng cần. Sau đây là một trường hợp như vậy:
Em tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực hệ cao đẳng, được biết Công ty có chương trình đưa thực tập sinh đi Xuất khẩu lao động nhật bản em đang muốn tham gia.
Em chưa biết tiếng Nhật. Vậy xin hỏi Công ty để đi được em phải thực hiện những gì và bên nhật có Chương trình cho em tham gia không ạ? Nếu có thì họ đào tạo ngành quản trị nhân lực ra sao ạ?
Chuyên gia tư vấn Công ty Châu Hưng xin trả lời bạn như sau:
Hiện nay Công ty đang được Bộ Lao động và Thương binh Xã hội cấp giấy phép phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc theo diện xuất khẩu lao động 3 năm với các lĩnh vực ngành nghề: Xây dựng (giàn giáo, cốp pha, cốt thép, xây chát, mộc), Cơ khí (Hàn, tiện, sơn), nông nghiệp (trồng hoa màu, rau, củ, quả..), In ấn, Nhựa, điện tử, May mặc, thực phẩm, đóng gói sản phẩm…
Bạn học chuyên ngành quản trị nhân lực thì hiện nay chưa có chuyên ngành mà bên Nhật bản cần. Nếu bạn muốn tham gia thì bạn phải đi theo các lĩnh vực ngành nghề như Công ty liệt kê ở trên. Nhưng bạn đã biết quản trị Nhân lực khi sang đó nếu tiếng Nhật bạn tốt bạn có thể được xí nghiệp cất nhắc vào vị trí trưởng nhóm.
Về tiếng Nhật khi bạn muốn tham gia chương trình đi xuất khẩu lao động bạn phải tham gia một khóa đào tạo tiếng trong Công ty trong vòng 3 tháng. Trong 3 tháng chúng tôi sẽ đào tạo cho bạn về: Văn hóa Nhật, Tiếng Nhật, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn với người Nhật bản….
Về chi phí cũng như đơn hàng thì bạn có thể liên hệ trực tiếp để được chúng tôi tư vấn kỹ hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn!

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Xuất khẩu lao động nhật bản khi có bằng đại học ngành điện tử viễn thông

Mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp mà chưa có được việc làm hoặc có việc làm nhưng trái ngành hoặc lương thấp. Với tình hình kinh tế hiện nay thì muốn có lương cao tốt nhất là đi lao động ở nước ngoài. Dưới đây là câu hỏi của một bạn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản.
Em tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử viễn thông, em muốn đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản vậy với bằng cấp của em thì có thể đi theo hình thức nào thì phù hợp?
Chào em! Châu Hưng đưa ra tư vấn như sau:
Hiên nay đi Nhật có những hình thức sau em có thể tham khảo qua:
  1. Hình thức du học: Du học là hình thức vừa học vừa làm, sang bên Nhật em phải học tiếng trong 1-2 năm, khi thi đỗ trường tiếng thì mình sẽ học thêm bằng cao đẳng, đại học bên đó. Trong quá trình em học tập. Em có thể xin đi làm đứng quầy thu ngân, phát báo, làm trong nhà hàng…nhưng điều kiện phải giao tiếp tốt mới có thể đi làm được.
  2. Đi theo hình thức Kỹ sư: Kỹ sư bên Nhật bản đòi hỏi các bạn có bằng Đại học chuyên ngành Cơ khí, điện tử, CNTT…Nhưng để thi được kỹ sư thì tiếng Nhật của bạn phải ở trình độ N2 hoặc N3. Đi kỹ sư thì không giới hạn thời gian làm việc, thu nhập cao nhưng đòi hỏi phải có tay nghề cao và tiếng Nhật tốt.
  3. Đi xuất khẩu lao động: Hiện nay hình thức này được khá nhiều bạn trẻ ở Việt Nam tham gia. Với hình thức này bạn phải tham gia 1 khóa đào tạo tiếng trong Công ty trong 3 tháng và trong quá trình học bạn có được thi tuyển các đơn hàng của Công ty. Về đi xuất khẩu lao động thì không cần các bạn có trình độ chuyên môn và bằng cấp, do đó đi theo hình thức này cũng dễ hơn. Nhưng chi phí bỏ ra để đi xuất khẩu lao động sẽ cao hơn Kỹ sư.
Đơn hàng đi tu nghiệp sinh & xuất khẩu lao động nhật bản.
Trên đây là một số hình thức sang Nhật bản làm việc. Em có thể tham khảo thêm hoặc có thể liên hệ với Công ty để biết thêm chi tiết về mức phí cũng như đơn hàng nhé. Cảm ơn em.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Khi về nước, tu nghiệp sinh nhật bản sẽ được nhà nước hỗ trợ nhiều mặt

Các học viên khi đi xuất khẩu lao động nhật bản theo hình thức tu nghiệp sinh đều được đào tạo chuyên môn và làm việc ngay tại cơ sở. Sau khi hoàn thành thời gian ký hợp đồng, người lao động sẽ được hoàn lại tiền bảo hiểm và thuế.
Sau 3 năm về nước, ngoài việc mang về một số tiền tiết kiệm khá lớn, người lao động còn được nâng cao tay nghề một cách rõ rệt. Được làm việc trên các thiết bị sản xuất hiện đại, được rèn luyện về tác phong làm việc, ý thức kỷ luật, đồng thời được đào tạo về kỹ năng quản lý và biết thêm tiếng Nhật, cơ hội việc làm của những tu nghiệp sinh sau khi về nước là rất rộng mở. Đây sẽ nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngay khi về nước, Tu nghiệp sinh Nhật Bản nhận được 3 quyền lợi sau:
  1. Hoàn lại tiền bảo hiểm thôi việc (nenkin)
– Đối tượng là Tu nghiệp sinh Nhật Bản đã hoàn thành nghĩa vụ thuế ít nhất từ 6 tháng trở lên, và về nước dưới 2 năm.
– Số tiền hoàn thuế thường trên dưới $2000, tùy theo số tiền thuế Tu nghiệp sinh đã đóng nhiều hay ít khi làm việc tại Nhật.
– Lọai này thì thường công ty của Tu nghiệp sinh có hướng dẫn cho Tu nghiệp sinh cách để có thể làm thủ tục.
– Thời gian thủ tục thường từ 3~6 tháng. Và bạn phải tự mình gửi thủ tục đi Nhật
  1. Tiền hoàn thuế từ số tiền trừ thuế của nenkin.
– Đối tượng là Tu nghiệp sinh đã làm xong thủ tục nhận tiền nenkin,và có trong tay giấy tsuchisho, và về nước dưới 5 năm.
– Số tiền hoàn thuế thường từ 4~6 man,tùy theo từng Tu nghiệp sinh. Loại này thì bạn không thể tự làm được mà phải ủy thác cho người Nhật đang sống bên Nhật và có thể giải quyết các thủ tục về thuế. Thời gian thủ tục từ 2~3 tháng.
– Loại này thì phải làm sau khi lọai 1 hoàn thành
  1. Tiền hoàn một phần thuế bạn đã đóng trong suốt thời gian làm việc tại Nhật.
– Đối tượng là tu nghiệp sinh Nhật Bản chưa từng làm bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc xin miễn giảm thuế (như làm giấy chứng nhận gia đình có người thân hết độ tuổi lao động, cần được chu cấp từ bạn) trong thời gian làm việc tại Nhật.
– Đối tượng là tu nghiệp sinh Nhật Bản đã về nước trong vòng 5 năm trở lại.
– Để bổ sung cho thủ tục hoàn thuế lọai này bạn cần có giấy gensenchoshu sho(源泉徴収書). Bạn có thể xin trước khi về nước hoặc sau khi về nước thì phải liên hệ với người quản lý của công ty bạn làm để xin lại.
– Số tiền hoàn thuế này có thể từ 6~13 man, tùy theo từng tu nghiệp sinh Nhật Bản. hoặc nhiều hơn thế nữa.
– Loại này thì không liên quan lọai 1 và 2