Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Xuất khẩu lao động làm cho nhiều gia đình khấm khá hơn

Nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ việc đi xuất khẩu lao động, khi về nước rồi thì sẽ được tạo điều kiện có công ăn việc làm ổn định, khiến cho vùng quê nghèo thay đổi đáng kể.
Nhờ đi xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã thoát nghèo, khi về nước có công ăn việc làm,  giúp thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê nghèo.
Đông Tân là xã có số người đi XKLĐ mạnh nhất của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Ngay đầu xã là thôn Vĩnh Ninh, được người dân gọi là “thôn Đài Loan”. Từ đầu thôn đến cuối thôn là hai dãy phố với những ngôi nhà hai, ba tầng khang trang. Đường thôn, ngõ xóm đều được trải nhựa, bêtông hóa gần kín. Nhà hàng, quán xá mọc khắp nơi.

Một cán bộ xã Đông Tân cho biết sự khá giả này là nhờ XKLĐ. Năm 2000, khi làn sóng XKLĐ thổi tới Đông Hưng, lác đác có vài người trong xã tìm đường sang Đài Loan giúp việc gia đình. Đến nay cả xã có gần 500 lượt người ra nước ngoài làm việc.

Anh Phạm Văn Hùng – chủ một hiệu tạp hóa, bia rượu đầu thôn – cho biết trước đây Vĩnh Ninh là thôn thuần nông, mùa vụ khi được khi mất. Vợ anh cũng đi XKLĐ. Trước đây hai vợ chồng làm ruộng. “Vợ tôi đi từ năm 2001, đến nay vẫn còn làm việc tại Đài Loan. Những năm đầu thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng; đến năm 2006 trở đi thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng. Nhờ đồng tiền vợ gửi về mà tôi mở đại lý bia, rượu và tạp hóa như bây giờ” – anh Hùng tâm sự.

Theo thống kê của UBND xã Đông Tân, hằng năm người lao động ở nước ngoài gửi về 12-14 tỉ đồng.

Cũng ở phía Bắc, thị trấn Neo ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có trục đường chính chỉ gần 1km ken đặc những ngôi nhà lầu. Anh Phạm Chí Dũng, nhân viên phòng lao động-thương binh và xã hội huyện, cho biết người dân ở thị trấn Neo gọi trục đường này là phố đại gia hay “phố Hàn Quốc”.

Vợ chồng anh Lưu Văn Hà ở đầu phố có một tiệm vàng bạc nhờ nguồn tiền hai vợ chồng tích góp sau sáu năm làm việc ở Hàn Quốc. “Hai vợ chồng tiết kiệm được từ 2.000-3.000 USD/tháng. Nhờ đó mà sau khi về nước mua được đất, xây nhà và kinh doanh vàng bạc ở thị trấn này”. Theo anh Lưu Văn Hà, nguồn tiền từ nước ngoài chuyển về địa phương thông qua đường không chính thức khoảng 2,5-3 triệu USD/năm.

Ở các tỉnh thành khác cũng có “thôn Đài Loan”, “phố Hàn Quốc” như ở xã Phượng Kỳ (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), “làng Việt kiều Đức” ở xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)… Từ nguồn tiền có được từ mồ hôi của mình, nhiều người đã gầy dựng cơ nghiệp, mở cơ sở làm ăn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác.

Những người thành đạt

Ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có một quán cà phê lớn và một khách sạn tên Lily. Đây là tên của chị Nguyễn Thu Huyền khi sống và làm việc tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), người điều hành Công ty CP Phát triển nhân lực và đào tạo XKLĐ quốc tế ở thành phố Dubai.

Chạy xe hơi thành thục trên đường phố sầm uất Dubai, chị cho biết năm 1992 được Công ty Sona (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) đưa qua Dubai làm thợ may trong xưởng. Hết ba năm làm việc, chị gom góp tiền mở công ty môi giới lao động vì nhận thấy tiềm năng của dịch vụ này.

Những năm tiếp đó, thị trường này hút lao động VN nên công ty làm ăn rất thuận lợi. Không chỉ tuyển lao động VN, công ty của chị còn tuyển lao động tại nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Malaysia… Năm 2006 chị về nước hẳn, giao quyền quản lý công ty cho người khác và thành lập Trường đào tạo XKLĐ ở Hà Nội, kinh doanh thêm về cà phê, khách sạn.

Đinh Quang Nhật (26 tuổi, Hải Phòng), tu nghiệp sinh trở về từ Nhật Bản. Anh đang là giám đốc một công ty xây dựng chỉ với… hai thành viên nhưng hằng năm lãi ròng gần nửa tỉ đồng.

Nhật trước đó là sinh viên Trường cao đẳng nghề Vinashin, năm 2007 Tổ chức IM Japan về trường tuyển sinh tu nghiệp sinh Nhật Bản và Nhật trúng tuyển. Trong ba năm làm việc, Nhật tằn tiện tích góp được gần 700 triệu đồng. Về nước, Nhật vay thêm ngân hàng mua hai máy xúc, máy ủi, tuyển thêm một nhân viên lái xe thành lập công ty xây dựng chỉ với hai người, Nhật vừa là giám đốc vừa là… lái chính. “Mấy năm trước ở quê có nhiều công trình xây dựng nên công ty làm ăn có lãi. Tôi tính mở rộng nhưng năm rồi kinh tế khó khăn, nhiều công trình ngưng trệ nên kế hoạch gặp trục trặc. Có thể chờ thêm thời gian nữa mới đầu tư trở lại” – Nhật nói.

Ngoài những người mở công ty kinh doanh như chị Nguyễn Thu Hiền, anh Đinh Quang Nhật, nhiều lao động chọn cho mình con đường khác ngoài kinh doanh. Như Lê Văn Tiền (quê Bến Tre), tu nghiệp ba năm ở Nhật, nay làm giám đốc Nhà máy Ikeda Watanabe của Nhật tại Bình Dương; là Đỗ Phương Huy (quê Cần Đước) trở về từ Nhật làm giám đốc nhà máy Viptop của Nhật ở Long An; và hàng trăm lao động khác trở về từ Nhật, Hàn Quốc… đã và đang giữ các vị trí quản lý cho các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc tại VN.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Cơ hội trở lại nhật bản lần thứ 2 đối với các lao động đã xuất khẩu

(Theo Tuổi trẻ online) Nhật Bản hiện đang rất cần lao động trong lĩnh vực xây dựng nên có thể mở cửa tiếp nhận trở lại những lao động Việt Nam đã làm việc tại Nhật hết hạn hợp đồng về nước. Ông Nguyễn Gia Liêm, trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cho biết.
Theo dõi tình hình xuất khẩu lao động nhật bản tại doanh nghiệp Châu Hưng
lao-dong-viet-nam-co-the-tro-lai-nhat-ban-lan-2-tuyendungnhatban.net
Những lao động được tiếp nhận trở lại có thể làm việc với hợp đồng hai năm. Riêng các lao động mới (chưa từng làm việc tại Nhật) được kéo dài hợp đồng từ ba năm lên năm năm.
Ngoài ra, ông Liêm cho biết thêm phía Nhật đang có ý định điều chỉnh tỉ lệ lao động nước ngoài tại các nhà máy, xí nghiệp từ 5% lên 15%. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tăng số lượng xuất khẩu lao động Nhật Bản trong thời gian tới.
“Việc tăng số lượng lao động và kéo dài hợp đồng làm việc là do phía Nhật đang cần nhiều lao động trong lĩnh vực xây dựng nhằm phục vụ Olympic 2020 và đẩy nhanh tái thiết các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất và sóng thần vừa qua. Đây chính là cơ hội lớn mà cả doanh nghiệp và người lao động cần phải nắm bắt” – ông Liêm khuyến cáo.

Tìm biện pháp giúp cho các lao động đi xuất khẩu hết hạn về nước

Đầu tháng 4 vừa qua, tại Hà Nội bộ LĐTBXH đã tổ chức hội nghị nhằm triển khai các biện pháp nhằm trợ giúp các lao động xuất khẩu ở nước ngoài đã hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc năm 2014 về nước.
Xem thêm xuất khẩu lao động nhật bản 2015 chuyên nghiệp
giai-phap-giup-lao-dong-het-han-ve-nuoc
Nguyên nhân khiến lao động không chịu về nước
Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lương Đức Long cho biết hạn ngạch cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2014 sẽ không nhiều. Theo yêu cầu của phía Hàn Quốc, cuối tháng 11/2014, trước khi Bản Ghi nhớ đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS hết hiệu lực, căn cứ tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, 2 bên sẽ xem xét tiếp tục hay không việc ký Bản Ghi nhớ bình thường.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, vận động các gia đình có người thân đi làm việc tại Hàn Quốc không về nước.
Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu như: Do chế tài xử phạt chưa cao, vấn đề liên quan đến kinh tế gia đình của người lao động nên việc vận động cũng không thuận lợi, nhất là với chính người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc nên kết quả chưa cao.
Ngoài ra, kết quả việc vận động gia đình người thân ký cam kết về lao động làm việc tại Hàn Quốc về đúng thời hạn cũng không có hiệu quả cao, nguyên nhân là do người lao động chuyển nhà ở, không còn địa chỉ nên không có danh sách chính xác.
Chế tài phải từ hai phía
Các đại biểu cũng đề nghị Bộ LĐTBXH cần phối hợp với Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc để kiến nghị phía bạn cũng có biện pháp và chế tài xử phạt đối với lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc bất hợp pháp. Việc thúc đẩy và tìm ra giải pháp để tác động từ hai phía thì chắc chắn sẽ làm kéo giảm được tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc không về đúng thời hạn với kết quả cao.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa khẳng định, trong năm 2013, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động, tạo hành lang pháp lý làm cơ sở xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Đặc biệt, là trong năm 2013, đã ban hành được văn bản ký quỹ, văn bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động; thành lập được Văn phòng Quản lý lao động ngoài nước và Văn phòng đại diện của Trung tâm lao động ngoài nước…
Thứ trưởng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt trong năm 2014 với các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục thông tin, tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người lao động và chính quyền địa phương nắm rõ các chủ trương, chính sách về lĩnh vực xuất khẩu lao động và các chế tài xử phạt đối với người vi phạm để triên khai có hiệu quả. Đồng thời, các địa phương phải phối hợp tốt với Trung tâm Lao động ngoài nước và Cục quản lý Lao động ngoài nước về xem xét lại vấn đề ký quỹ cho người lao động và cần thiết bổ sung, điều chỉnh các vấn đề gì cần thiết cho phù hợp với thực tiễn.
Đặc biệt, thời gian tới địa phương nào nếu không có biện pháp khắc phục và còn để xảy ra việc lao động bỏ trốn bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì tiếp tục dừng đăng ký. Phía Hàn Quốc nên xem xét việc chi trả trợ cấp cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc ở Việt Nam để khi lao động về nước đúng hạn mới được hưởng, còn nếu không về, sẽ lấy khoản trợ cấp này đưa vào quỹ xuất khẩu lao động. Đồng thời, kiến nghị phía bạn tăng cường việc xử phạt và quản lý lao động nước ngoài.

Cuộc sống thành công nhờ việc đi xuất khẩu lao động về

Sau khi đi xuất khẩu lao động về, người nào cũng có vốn trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh,…”.Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi, TPHCM), chị Nguyễn Thị Kim Dung, cán bộ Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo – Tăng hộ khá của xã, giới thiệu rất nhiều ngôi nhà, chuồng trại chăn nuôi, cửa hàng kinh doanh đã mọc lên thay thế những bãi cỏ mọc um tùm.
thanh-cong-nho-xuat-khau-lao-dong
Anh Trần Văn Thà chăm sóc vườn lan gia đình.
Nơi đầu tiên chúng tôi dừng chân là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Phan Tiến Dũng (41 tuổi, ấp Tháp) với gần 20 con. Anh Dũng nhớ lại: “Lúc ấy, tôi đóng khoảng 50 triệu đồng để đăng ký đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), số tiền không hề nhỏ. Nghe loa phát thanh xã tuyên truyền, ít ai dám đi XKLĐ vì sợ mất tiền mà còn không về nhà được. Thà ở nhà làm thợ xây dựng còn kiếm sống qua ngày mà được gần gia đình. Chỉ khi nhiều bạn bè cùng lứa đi XKLĐ gửi tiền về gia đình xây dựng nhà cửa, mua đất, mọi người mới thay đổi suy nghĩ. Suy nghĩ đi XKLĐ nhen nhóm trong đầu, tôi quyết định vay mượn tiền để đi đổi đời”.
Tìm hiểu thông tin xuất khẩu lao động nhật bản từ Châu Hưng
Trước khi đi, anh đã nung nấu ý định mở trang trại chăn nuôi bò sữa và heo. Sau năm thứ 2 đi XKLĐ, anh trả hết nợ và bắt đầu gửi tiền về mua mảnh đất 1.000m2 để nuôi tiếp ước mơ. Trở về, anh đầu tư hơn 200 triệu đồng mua bò sữa giống, heo và xây dựng cơ sở vật chất. Khó khăn bắt đầu xuất hiện. Thoạt đầu, anh tưởng nuôi dễ nhưng khi thực hiện mới thấy khó. Mới mua 4 con bò sữa giống được vài ngày thì chết 1 con. Lúc ấy, anh như vớ được cái phao cứu sinh. Xã nắm bắt tâm lý người đi XKLĐ về thường mở trang trại chăn nuôi, trồng trọt nên đã mở lớp tập huấn sơ cấp thú y và chăn nuôi. Thế là, anh đăng ký đi học để về chăm sóc cho đàn bò và heo nhà mình. Anh Dũng khoe: “Giờ, tôi có thể chăm sóc và nhận biết bệnh cho đàn bò và tự tay chích thuốc cho chúng”.
Rời trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Dũng, chị Kim Dung dẫn chúng tôi thăm vườn lan của anh Trần Văn Thà (ấp Mỹ Khánh B) với số vốn đầu tư gần cả tỷ đồng. Vốn là bộ đội xuất ngũ, anh được tạo điều kiện đi XKLĐ. Trong năm đầu, anh quyết chí đầu tư chăn nuôi nên gửi tiền về cho vợ nuôi heo nhưng thất bại. Hai lần trắng tay với dịch bệnh tai xanh, gia đình đã mất số tiền khá lớn. Ba lần thất bại không làm anh Thà nản, anh tìm hiểu một số mô hình kinh doanh khác để học hỏi.
Trong một lần thăm vườn lan một hộ dân ở xã bạn, anh bắt tay tìm hiểu mô hình này. Trồng lan cần số vốn rất lớn nên anh quyết định dồn gần hết số tiền tích cóp đầu tư vườn lan rộng 1.000m2. Nhờ có đất của ông bà để lại, anh quyết định đầu tư hơn 700 triệu đồng để mua 6.000 lan giống Thái Lan. Anh Thà kể: “Mất gần 200 triệu đồng nuôi heo, người thân sợ tiếp tục đầu tư trồng lan, tôi sẽ trắng tay nhưng tôi quyết làm bằng được. Lúc đầu, một vài cây giống chết vì bệnh.
May mắn, đúng lúc đó, huyện tổ chức lớp dạy trồng lan cho nông dân nên tôi đăng ký học. Qua mày mò thêm, tôi tự chăm sóc và cho ra số hoa đầu tiên. Hiện nay, hàng tháng tôi đủ tiền trang trải cuộc sống cho gia đình. Giờ tôi đang chiết thêm 2.000 giống cây để mở rộng mô hình”.
Chị Kim Dung chia sẻ thêm, với mức lương từ 30 – 50 triệu đồng/tháng, người đi XKLĐ về thường dư khoảng 1 – 2 tỷ đồng. Vài năm gần đây, Hàn Quốc ngưng tuyển lao động nhưng lại có Nhật Bản, Malaysia tiếp nhận lao động Việt Nam. Có nhà đi XKLĐ hết, thậm chí cả phụ nữ cũng đi. Những người khi về mà còn trong độ tuổi lao động vẫn tiếp tục được đi XKLĐ. Con số hơn 95% người dân đi XKLĐ về có cuộc sống ổn định đã minh chứng cho sự lan tỏa của “chìa khóa” thoát nghèo ở Thái Mỹ

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Thời gian cho cá thực tập sinh ngành xây dựng sang nhật bản được gia hạn thêm

Tin vui cho các bạn thực tập sinh ngành xây dựng khi mới đây, chính phủ nhật bản đã gia hạn thê thời gian cư trú cho các bạn do ngành xây dựng đang thiếu nhân lực trầm trọng bởi nhu cầu tái thiết lại vùng bị động đất và sóng thần và việc xây dựng các công trình phục vụ Olympc Tokyo 2020.
Vào thời điểm này, ai đi xuất khẩu lao động nhật bản nhận được rất nhiều ưu đãi bởi nước nhật đang thiếu nhân lực trầm trọng
Ngành xây dựng Nhật Bản đang thiếu nhân lực để tái thiết đất nước (Ảnh: Hoàng Liên Sơn)
Theo quyết định được đưa ra trong cuộc họp nội các sáng 4/4, thực tập sinh người nước ngoài trong ngành xây dựng sẽ được kéo dài thời gian cư trú từ 3 năm hiện nay lên tối đa 5 năm. Ngoài ra, những thực tập sinh đã hết hạn 3 năm và về nước trên 1 năm được phép quay trở lại Nhật Bản thực tập tiếp thêm một hợp đồng 3 năm nữa.
Theo quy định hiện nay, thực tập sinh nước ngoài hết hạn về nước không được phép quay lại Nhật Bản với cùng tư cách lưu trú thực tập sinh.
Tại cuộc họp nội các, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng với mục tiêu là thành công cho Olympic Tokyo 2020. Chính phủ Nhật Bản dự định thực thi chính sách mới này từ tháng 4 sang năm, nhằm có thêm nguồn nhân lực 70.000 người nước ngoài cho ngành xây dựng nước này.
Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, hiện có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, trong đó ngành xây dựng chiếm khoảng 8% tổng số thực tập sinh.
Quyết định mới của Chính phủ Nhật Bản là cơ hội tốt để Việt Nam gia tăng số thực tập sinh Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng. Ông Liêm cho biết hiện có nhiều nghiệp đoàn của Nhật Bản đang xúc tiến tuyển dụng thực tập sinh Việt Nam trong lĩnh vực này.

Chuyển từ du học sang hình thức tu nghiệp sinh nhật bản có tốt không

Hình thức tu nghiệp sinh nhật bản và du học nhật bản là khác nhau, nhiều bạn không rõ tình hình đã đăng ký đi du học nhật bản. Bây giờ muốn chuyển sang hình thức tu nghiệp sinh mà không biết nên làm như thế nào?
Tôi đăng ký đi du học và đã có COE của trường dạy tiếng ở Nhật gửi về theo diện du học sinh nhưng chưa làm visa. Nay tôi muốn chuyển sang tu nghiệp sinh có được không?
Tư vấn của chuyên gia Công ty Châu Hưng: Nếu bạn đã có tư cách lưu trú theo diện du học mà không đi, việc đầu tiên bạn cần liên hệ với trường tiếng Nhật đã xin tư cách lưu trú cho bạn để thông báo về việc này. Việc trình bày lý do rất quan trọng để trường tiếng Nhật sẽ báo cáo cho Cục Quản lý nhập cảnh Nhật Bản.
Xuat khau lao dong nhat ban có tốt không?
Nếu bạn muốn tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản, bạn phải chọn một trong những ngành nghề phù hợp của chương trình. Trường hợp nam giới thì thường có các ngành tuyển dụng liên quan đến lĩnh vực cơ khí như: tiện, phay, hàn bán tự động, dập kim loại, khuôn mẫu, ép nhựa, lắp ráp cơ khí… Nếu chưa có ngành nghề phù hợp khi tham gia chương trình, bạn sẽ được đào tạo nghề ngắn hạn cho phù hợp.
Một chú ý quan trọng là khi làm hồ sơ tham gia chương trình thực tập sinh, bạn phải nộp tất cả hồ sơ lý lịch đã từng làm hồ sơ xin du học đến công ty phái cử xác nhận và làm căn cứ để làm thủ tục tham gia. Nếu thông tin lý lịch cũng như các thông tin liên quan của bạn có sự khác biệt với hồ sơ trước (hồ sơ du học) thì khả năng không được cấp phép là rất cao.
Chúc bạn có những quyết định chắc chắn và thành công!

Dịch vụ kiều hối ngân hàng nông nghiệp triển khai cho lao động xuất khẩu

Sáng 10/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ kiều hối Agribank, thực hiện chức năng quản lý điều hành các sản phẩm dịch vụ kiều hối, giao dịch ngoại tệ cá nhân.
Châu Hưng là doanh nghiệp chuyên tư vấn xuất khẩu lao động nhật bản 2015 chuyên nghiệp
Trung tâm kiều hối Agribank chỉ đạo gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc hệ thống Agribank thực hiện chuyển tiền ngoại tệ đến khách hàng, đặc biệt là thị trường chuyển tiền lao động xuất khẩu thông qua hệ thống thanh toán online nội bộ theo chuẩn mực dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Hiện nay Agribank có đối tác lớn là ngân hàng tại các thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam như Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga và là ngân hàng nắm giữ phần lớn thị trường chuyển tiền của công nhân xuất khẩu lao động với tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt bình quân 8% năm.
Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức trao thưởng giải đặc biệt trị giá 1 tỷ đồng chương trình dự thưởng tiết kiệm Giải lớn mừng xuân với tổng số tiền huy động gần 15.700 tỷ đồng.