Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Quy tắc giao tiếp trong văn hoá ứng xử nhật bản

Nhiều bạn đi xuất khẩu lao động nhật bản 1 phần là vì chế độ đãi ngộ bên đó hấp dẫn, 1 phần cũng là vì muốn tìm hiểu con người đất nước hoa anh đào. Sau khi sang nhật bản, bạn sẽ hiểu và cảm nhận sâu sắc về con người cũng như đất nước Nhật bản.
Nhiều sinh viên tới Nhật bản sẽ khám phá nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, cùng bao cảnh đẹp tự nhiên làm say đắm lòng người. Mặc dù, nền văn hóa Nhật bị ảnh hưởng sâu sắc từ các nước châu Âu và Mỹ, nhưng nơi đây vẫn mang trong mình những nét văn hóa không thể nhầm lẫn được. Nếu bạn lần đầu tới đây, bạn nên nhanh chóng tìm hiểu thật kỹ những điều nên và không nên trong văn hóa ứng xử tại Nhật bản dưới đây:
Không nên:
  • Đi giầy vào trong nhà, tốt nhất hãy để chúng ở cửa ra vào
  • Tự ý ngồi, người Nhật Bản vô cùng trọng quy tắc, họ sẽ xếp chỗ thật cẩn thận trước khi mời bất cứ ai. Cũng không nên đứng lên trong các hội nghị, họp báo khi người điều hành chưa đề cập tới.
  • Ăn uống trên đường phố
  • Boa tiền cho bồi bàn, điều này khác hẳn một số quốc gia tại châu Âu hay châu Mỹ
  • Chụp ảnh mà chưa có sự xin phép của người khác
Nên:
  • Cúi đầu khi chào hỏi người khác, bắt tay thường chỉ phổ biến trong kinh doanh.
  • Tự nhiên ăn uống nhưng đừng nhanh quá, bạn nên thưởng thức từng miếng một
  • Khi tới chơi nhà một người bạn nên mang theo một món quà lưu niệm. Lưu ý bạn hay tránh xa tặng những thứ liên quan đến số bốn.

Khi giao tiếp trong môi trường công sở tại nhật bản cần chú ý gì

Người nhật rất chú trọng giao tiếp, nhất là giao tiếp trong công sở.
Khi bạn đi xuất khẩu lao động nhật bản bạn sẽ thấy, trong quá trình giao tiếp tại nơi làm việc ở nhật bản, phải tuân thủ nghiêm ngặt một vài quy cách cơ bản.
Sau đây là một vài văn hoá giao tiếp trong công sở tại nhật bản mà tôi nghĩ bạn nên biết.
  1. Lần đầu gặp gỡ
1.1. Tôn trọng danh thiếp
Danh thiếp là yếu tố quan trọng hàng đầu khi bạn muốn đặt mối quan hệ với người Nhật trên thương trường. Người Nhật coi danh thiếp như chiếc vé đa năng để có thể đi đến bất cứ đâu họ muốn. Họ coi trọng và quan tâm đến danh thiếp, chú ý đến từng chi tiết trên tấm danh thiếp mà họ nhận được. Ở Nhật cũng có những quy tắc nhất định cho công việc này, từ cách cúi chào, ai trao danh thiếp trước, thời điểm nào thích hợp… Như vậy, bất kể khi nào muốn làm việc lâu dài với người Nhật, trước tiên bạn phải học cách trao và tôn trọng danh thiếp.
1.2. Tôn trọng thứ bậc và địa vị
Nhật Bản là đất nước theo đẳng cấp dọc, vì vậy, thứ bậc là điều luôn được quan tâm và thể hiện rất rõ trong cách ứng xử của họ. Không chỉ quan ngôn ngữ, cách dung từ rất cẩn trọng mà qua cả điệu bộ cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể). Trong công sở Nhật, “sống lâu lên lão làng” là một câu nói quen thuộc, người Nhật luôn đề cao vai trò của người đi trước hơn là khả năng của từng người với công việc (điểm khác biệt cơ bản với người châu Âu).
  1. Khi đã thân quen
2.1. Ý thức tập thể trong thái độ đối với công việc
Để có được thành công như ngày hôm nay đòi hỏi một nước Nhật đoàn kết, có kỉ luật. Quả thật, người Nhật làm việc hăng say, đôi khi có người còn so sánh họ như một cái máy, lúc nào cũng đặt công việc lên trên gia đình. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, chính tinh thần tập thể đã khiến người Nhật có thể đương đầu với thách thức một cách dễ dàng. Trong giao tiếp, người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết quả. Tóm lại, ý thức tập thể là một yếu tố quan trọng để tạo nên thành công cho đất nước hoa anh đào, đây là một tính cách đáng học hỏi với người Việt Nam. Đó là sức mạnh để xây dựng Nhật Bản thành cường quốc lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế.
2.2. Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp
Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Trang phục nói chung và trang phục nơi công sở nói riêng không có nghĩa giấu đi phong cách riêng mà phải tôn tạo vẻ ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp của người mặc. Thực tế cho thấy, những công ty doanh nghiệp Nhật dành nhiều mối quan tâm cho vấn đề ăn mặc của nhân viên, nên công ty luôn được đánh giá cao và tạo được thiện cảm từ phía các đối tác, nhà đầu tư.
2.3. Văn hóa tặng quà
Tặng quà là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh ở Nhật Bản. Ở nước này, ngay tại cuộc gặp gỡ đầu tiên, người ta hay tặng nhau quà. Nhiều người từ phương Tây tới Nhật Bản đều gặp phải khó khăn trong việc tặng quà cho người khác, vì nó rất khác so với việc tặng quà như của người Mỹ. Ở Nhật Bản, tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Nghi thức tặng quà, món quà, số đếm của chúng, cách trang trí… đều được người Nhật hết sức lưu ý khi tặng cho nhau.
2.4. Các đặc điểm khác
Người Nhật đặc biệt coi trọng sự đúng giờ, đây là một trong những mấu chốt quan trọng trong mọi mối quan hệ với người Nhật. Đôi khi chỉ do không hài long về việc hay trễ hẹn, đi muộn của bạn, người Nhật cũng sẵn sang từ bỏ sự hợp tác với bạn. Không bao giờ sai hẹn là điều ta luôn thấy ở mọi người Nhật, dường như nó đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người. Trái lại, người Việt Nam thường có tâm lí “giờ cao su”, khác hẳn với người Nhật.
Trong văn hóa ăn uống, ta cũng thấy đáng học hỏi ở người Nhật tính tiết kiệm với đồ ăn, thức uống, không như người Việt ta, tuy chưa giàu nhưng đã luôn muốn thể hiện mình mà bỏ phí thức ăn.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Nhìn lại tình hình xuất khẩu lao động sang nhật bản năm 2014

Theo thông tin mới nhật được, trong năm 2014, xuất khẩu lao động nhật bản đã đạt được nhiều thành tựu khởi sắc. Số tu nghiệp sinh Nhật bản xuất cảnh đạt 110% chỉ tiêu kỳ vọng đặt ra.
Trong năm 2015 này hứa hẹn sẽ còn xuất cảnh nhiều lao động hơn nữa nhờ xu hướng hội nhập sắp tới và phong trào đi xuất khẩu lao động sang nhật đang lên tại các tỉnh thành như: Thanh Hoá, Hải Dương, Hải Phòng…..
Trong tháng 6/2015, Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 7.505 lao động, tiếp theo là Nhật Bản 2.324 lao động, Hàn Quốc 654 lao động, Malaysia 582 lao động, Saudi Arabia 377 lao động, Qatar 112 lao động và các thị trường khác.
Thực tập sinh tại TMS Nhân Lực thi tuyển
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 56.173 lao động (16.942 lao động nữ), đạt 59,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 101,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng hợp số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp cho thấy, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 6 là 11.777 lao động (3.619 lao động nữ).
Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 7.505 lao động, tiếp theo là Nhật Bản 2.324 lao động, Hàn Quốc 654 lao động, Malaysia 582 lao động, Saudi Arabia 377 lao động, Qatar 112 lao động và các thị trường khác.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ LĐTB&XH đã đàm phán ký kết và triển khai thực hiện Bản ghi nhớ đặc biệt (MOU) với Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Nội dung dự thảo MOU về hợp tác lao động giữa Việt Nam-Thái Lan, Việt Nam-Malaysia đang được hoàn thiện, các thỏa thuận song phương đã ký với các nước cũng được đôn đốc thực hiện.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Arab Saudi, Qatar… đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản đối với lao động trong lĩnh vực xây dựng và đóng tàu từ tháng 4, hướng dẫn về nội dung, chương trình đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)…
Bộ LĐTB&XH Việt Nam vừa ký kết Ý định thư hợp tác đưa lao động sang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già tại Đức.
Ý định thư này là văn bản cam kết để hai bên có cơ sở chỉ đạo các tổ chức liên quan của nước mình. Về phía Đức, với văn bản này, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam sẽ có cơ sở chỉ cấp thủ tục nhập cảnh cho học viên do các tổ chức hai bên hợp tác đưa đi nếu tuân thủ các nguyên tắc trong Ý định thư chung.

Xem chương trình dân hỏi bộ trưởng trả lời cuối tháng 01.2015

Chương trình “Dân hỏi – bộ trưởng trả lời” hiện nay được rất nhiều người quan tâm từ khi bắt đầu lên sóng của VTV.
Chương trình không chỉ đề cập tới những chủ đề nóng hổi mà nó còn là cầu nối tin cậy giữa người dân và những định hướng cho tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
Trong chương trình tối 25/01/2015 vừa qua, ngoài những vấn đề về lương thưởng tết, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội còn được hỏi về một chủ đề rất được quan tâm hiện nay đó là về tình hình xuất khẩu lao động. Sau đây là những thắc mắc từ người dân và trả lời của bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.
Hỏi: đầu tháng 12/2014, một số phụ nữ đi xuất khẩu lao động giúp việc nhà tại một số nước Trung Đông có phản ánh là họ bị ngược đãi ở nước sở tại nên phải chấp nhận nộp một số tiền để có thể phá hợp đồng, về nước. Xin hỏi Bộ trưởng, đến thời điểm này những phản ánh đó đã được Bộ xử lý như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Trước hết, tôi phải nói rằng Trung Đông là một thị trường rất tốt. Chúng ta có khoảng 16.000 người lao động ở đây, trong đó có 4.000 lao động nữ giúp việc gia đình.
Qua phản ánh vừa rồi, chúng tôi đã cho kiểm tra thì có vấn đề là trong quy định khi đưa người lao động ra nước ngoài, doanh nghiệp phải nói rõ về thị trường lao động đó; phải hướng dẫn cho người lao động biết rõ về phong tục, tập quán nước nhận lao động và những quy định “cứng” trong hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.
Trung Đông có một đặc thù riêng và tiếng Ả-rập là rất cần thiết. Nhưng vừa rồi cũng có doanh nghiệp đưa người sang đây đã chuẩn bị không kỹ cho người lao động về tình hình xuất khẩu lao động, yêu cầu của nơi đến làm việc, phong tục tập quán cũng như điều kiện sinh hoạt, ngôn ngữ. Chính vì vậy, có một số chị em sang đến nơi thì không hòa nhập được và đã tự bỏ về.
Theo quy định, doanh nghiệp phải cử cán bộ của mình ở địa bàn đưa lao động sang đó phối hợp với Đại sứ quán thực hiện việc bảo vệ quyền của người lao động theo hợp đồng.


Vừa rồi, cùng với việc tháo gỡ khó khăn đối với người lao động do am hiểu thị trường chưa tốt, không hòa nhập được phải trở về, đại diện quản lý lao động của Bộ, Đại sứ quán đã phối hợp với các doanh nghiệp cùng làm việc thì những vấn đề liên quan cũng đã được giải quyết.
Về trách nhiệm của Bộ, cùng với việc cho phép doanh nghiệp hoạt động, chúng tôi có kiểm tra, xem xét đình chỉ một số doanh nghiệp không chấp hành tốt các quy định.
Hỏi: Thưa Bộ trưởng, sang năm mới, đề nghị Bộ trưởng nói về định hướng các thị trường xuất khẩu lao động để người dân được biết?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Năm 2015, thị trường xuất khẩu lao động có những tín hiệu vui. Thứ nhất, ngoài lao động với tay nghề chưa cao như giúp việc gia đình tại các thị trường Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc thì năm 2015, chúng ta có thể xuất khẩu lao động có tay nghề cao đi Nhật, Đức (như hộ lý, y tá và một số nghề kỹ thuật). Trong năm 2014, có một điểm mới là chúng ta đã xuất khẩu được gần 20.000 lao động có trình độ, có chuyên môn.
Bên cạnh đó, ở thị trường Thái Lan, trước đây chúng ta chưa có một hợp đồng chính thức để bảo vệ quyền cho người lao động, dù có rất nhiều lao động ở các tỉnh biên giới qua đó làm việc. Năm nay, Chính phủ hai nước đồng ý giao cơ quan liên quan hai bên ký hợp đồng chính thức. Nếu thực hiện được thì mục tiêu xuất khẩu 100.000 lao động trong năm 2015 là rất khả quan.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Chữ viết, ngữ âm của người nhật có bí mật gì?

Theo các chuyên gia đánh giá, tiếng nhật là một ngôn ngữ vô cùng phức tạp và có một hệ thống chữ viết đặc trưng nhất trên thế giới. Nó được tổng hợp từ vài ngôn ngữ như: chữ Hán – Trung Quốc, chữ Latin, chữ Hiragana và Katakana được người Nhật sáng tạo ra.

Do đó, nếu bạn đang có ý định đi du học sang nhật, đi xuất khẩu lao động nhật bản,..hoặc làm gì ở bên đất nước nhật thì tốt nhất bạn nên học tốt ngôn ngữ này.
Bạn có muốn biết đặc điểm về hệ thống chữ viết và ngữ âm trong tiếng nhật không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Có thể nói, tiếng Nhật là một ngôn ngữ vô cùng phức tạp và có một hệ thống chữ viết “kỳ dị” nhất thế giới. Điều này đã gây khó khăn cho trên 2 triệu người nước ngoài đang học tiếng Nhật hiện nay, trong đó có 30.000 học viên Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát biểu một cách đầy khôi hài rằng: thật bất hạnh cho người Nhật Bản, khi mà tiếng Trung Quốc đã trở thành thứ chữ viết đầu tiên mà họ bắt gặp, để rồi từ đó họ lại cố gắng biến đổi, đồng hóa nó cho phù hợp với một ngôn ngữ còn phức tạp hơn nữa.
Tuy nhiên, cũng nhờ có điều trớ trêu của lịch sử này mà người Nhật đã tạo ra hệ thống chữ viết độc đáo nhất, một sản phẩm văn hóa kỳ lạ nhất của Nhật Bản. Hiện nay, người Nhật sử dụng tới 4 loại chữ viết trong một văn bản: đó là chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ III và IV, chữ Hiragana và Katakana được người Nhật sáng tạo ra vào khoảng thế kỷ thứ VIII và IX và chữ Latin được các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha truyền vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ XVI và XVII.
Ngữ âm:
Âm tiết trong tiếng Nhật giữ một vị trí rất quan trọng, nó vừa là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất và vừa là đơn vị phát âm cơ bản. Mỗi âm tiết được thể hiện bằng một chữ Kana. Số lượng âm tiết trong tiếng Nhật không nhiều, có tất cả 112 dạng âm tiết. Trong số này, có 21 dạng âm tiết chỉ xuất hiện trong các từ ngoại lai được vay mượn, do đó số lượng âm tiết sử dụng thường xuyên trên thực tế còn ít hơn.
Khác với tiếng Việt, âm tiết trong tiếng Nhật hầu hết đều không mang nghĩa. Nếu như trong tiếng Việt, có rất nhiều từ được cấu tạo bởi một âm tiết, và mỗi âm tiết đều mang ý nghĩa nhất định, VD: cây, hoa, ấm, tôi..., thì đối với tiếng Nhật, phần lớn các từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên và mỗi một âm tiết thường không mang ý nghĩa nào cả.
Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: /a, i, u, e, o/ và 12 phụ âm: /k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r/ một số lượng khá ít so với các ngôn ngữ khác. Ngoài ra còn có hai âm đặc biệt là âm mũi (N) và âm ngắt (Q).
Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt. Ví dụ như từ “hashi” nếu phát âm cao ở âm tiết thứ nhất thì có nghĩa là “đôi đũa”, nếu phát âm cao ở âm tiết thứ hai thì lại có nghĩa là “cây cầu”. Tuy nhiên, các phương ngữ lại có sự phân bố trọng âm không giống nhau. Vì vậy, phương ngữ Tokyo đã được lấy làm ngôn ngữ chuẩn.
Hi vọng với những chia sẻ trên từ Châu Hưng sẽ giúp bạn hiểu phần nào về hệ thống chữ viết và ngữ âm trong tiếng nhật để bạn có định hướng và cách tiếp thu tiếng nhật được tốt hơn.

Chúc bạn sớm thành công

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Cải thiện việc học tiếng nhật của bạn trong môi trường học tập tốt

Học tiếng nhật không phải là điều dễ dàng, nếu bạn muốn học tiếng nhật mang lại hiệu quả nhất thì ngoài việc phải có một phương pháp học hiệu quả, thời gian học hợp lý và môi trường học phù hợp.

Tại sao phải cần một môi trường học phù hợp? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Học ngoại ngữ trong một môi trường chất lượng cao là một trong những tiêu chí quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao của ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng.
Muốn học tốt ngoại ngữ trước tiên cần ý chí cố gắng và tinh thần ham học hỏi của người học. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng dẫn đến thành công của một người học ngoại ngữ. Nếu không có tinh thần học tập thì cho dù có đầy đủ những phương tiện hỗ trợ thì cũng giống như “công dã tràng”. Nhưng nếu bạn được hỗ trợ phương tiện học tập tốt tài liệu học tập phong phú, sinh động, dễ hiểu thì tin chắc bạn cũng sẽ có tinh thần và hứng thú trong việc tiếp thu nguồn kiến thức mới.
Một môi trường học tập tiếng Nhật tốt là môi trường đáp ứng đầy đủ tiêu chí chất lượng về phòng ốc, trang thiết bị nghe nhìn, tài liệu phong phú, giáo viên nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm…Trong những năm gần đây, tiếng Nhật trở thành một ngoại ngữ “hot”, mặc dù tiếng Nhật không phải là một môn ngoại ngữ mới nhưng không phải là một môn học quá cũ cũng như quá phổ biến như tiếng Anh. Tiếng Anh được người ta biết đến khá lâu nên giáo trình cũng như phương tiện học tập hết sức đa dạng và phong phú. Nhưng tiếng Nhật thì khác độ phủ sóng mới chỉ bắt đầu nên về giáo trình cũng như phương pháp vẫn còn được hoàn thiện dần dần.
Trên đây là một vài lời tư vấn của Châu Hưng, hi vọng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn tầm quan trọng của môi trường học ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu kiến thức như thế nào.
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 chuyên nghiệp của chúng tôi.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Điều khiến cho đại đa số các bạn bỏ học tiếng nhật tại Hà Nội


Theo thông tin mà Châu Hưng chúng tôi thống kê được vào cuối năm 2014, trên địa bàn Hà Nội có khoảng gần 30 trường, trung tâm dạy tiếng nhật. Trong số đó có một vài trường có chất lượng rất tốt và số lượng học viên đông.

Do nhu cầu hiện nay nhiều công ty Nhật cần tuyển một lượng lớn kĩ sư, công nhân biết tiếng Nhật vào làm tại các khu công nghiệp của người Nhật, nên nhiều bạn đổ xô đi học tiếng Nhật với mục đích được vào làm các công ty này với mức lương cao hoặc đi xuất khẩu lao động nhật bản với mức đãi ngộ hấp dẫn. Tuy nhiên các bạn không lường trước việc học tiếng Nhật rất khó khăn và tốn rất nhiều thời gian đầu tư vào.
Sau một thời gian theo học tiếng Nhật nhiều bạn đã không theo học vì lí do tiếng Nhật quá khó học, nhưng trong số đó cũng có nhiều bạn quyết tâm theo học và sau khi học xong tìm được cho mình một công việc ổn định tại các công ty Nhật. Vậy điều gì đã làm họ thành công trong việc học tiếng Nhật, theo nhiều bạn học viên trả lời đó là sự quyết tâm, kiên trì, chịu khó nên họ đã cố gắng vượt qua...và họ đã trở thành những người thành công.
Việc học tiếng Nhật khó và dễ gây nản với những bạn mới bắt đầu học. Nhưng một khi bạn đã quyết tâm theo đuổi mục tiêu bạn đã chọn thì bạn phải cố gắng thật nhiều, học ngôn ngữ nào mới cũng có khó khăn lúc đầu nên trước khi học bạn phải xác định rõ tại sao bạn học tiếng Nhật khi có câu trả lời thì bạn phải chuyên tâm học thật sự, cố gắng hết bản thân bạn như vậy mới có hiệu quả cao.
Học tiếng Nhật không phù hợp với các bạn không cố gắng phấn đấu
Nhiều bạn sinh viên khi mới bắt đầu học cũng rất tích cực nhưng sau một thời gian theo học lại không theo kịp vì không quyết tâm cao độ, không phấn đấu với mục tiêu đã chọn chỉ gặp một vài khó khăn đã bắt đầu nghĩ học.
Muốn học được tiếng nhật thì bạn phải có quyết tâm, bố trí thời gian học hợp lý, phương pháp học làm sao để bạn dễ tiếp thu nhất thì mới làm chủ được ngôn ngữ được xem là khó học thứ 2 trên thế giới này.
Khi bạn có thời gian học hợp lý, một quyết tâm cao độ và phương pháp tiếp thu đúng thì bạn sẽ sớm thành công thôi. Cố gắng lên bạn nhé